Pham Ton’s Blog

Tháng Một 1, 2022

Trên quê hương yêu dấu (kỳ 1 tháng 1 năm 2022)

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 12:31 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười ba, kỳ 1 tháng 1 năm 2022.

TRÊN QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 31/12/2021

Đóng góp đậm dấu ấn Việt Nam

Chủ đề “Việt Nam: Ðối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” phản ánh rõ mục tiêu và cam kết của Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 về thúc đẩy hợp tác đa phương, tăng cường hiệu quả phương thức giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tiếp theo thành công của nhiệm kỳ 2008-2009, lần thứ hai thực hiện trọng trách quốc tế ghi đậm dấu ấn đóng góp nổi bật của Việt Nam.

Thuận lợi và khó khăn

Việt Nam đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 trong bối cảnh tình hình chính trị-an ninh, kinh tế-xã hội thế giới và quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược, xung đột và bất ổn leo thang ở nhiều nơi, nhiều điểm nóng mới xuất hiện, bất ổn cũ phức tạp hơn. Thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng và khó kiểm soát. Nhất là khi thế giới đương đầu đại dịch Covid-19, với những tác động khó lường.

Tiếp tục đảm trách khối lượng công việc lớn, bao quát tình hình khắp thế giới, Hội đồng Bảo an phải điều chỉnh phương thức hoạt động để thích ứng bối cảnh phức tạp mới. Theo Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, tại Hội đồng Bảo an, căng thẳng giữa các nước lớn có chiều hướng tăng, tỷ lệ nghị quyết được toàn bộ 15 thành viên thông qua ở mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Tình hình quốc tế phức tạp làm nảy sinh những tình huống họp khẩn, bỏ phiếu nhiều lần về một vấn đề, một số dự thảo không được thông qua.

Lần thứ hai tham gia cơ quan quyền lực cao nhất Liên hợp quốc, Việt Nam có thuận lợi, khi vị thế quốc gia ngày càng được nâng cao, với các mối quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 nước ở khắp các châu lục, trong đó có quan hệ đối tác với các nước lớn và tất cả 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Tình hình quốc tế phức tạp, song các nước đề cao vai trò của Liên hợp quốc và thừa nhận cần thiết tăng cường hợp tác đa phương, phối hợp hành động để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Tuy nhiên, khó khăn là bối cảnh quốc tế và khu vực phức tạp, đòi hỏi bản lĩnh, khéo léo xử lý khi có vấn đề khác biệt giữa các thành viên, bảo đảm lập trường nguyên tắc và lợi ích của đất nước. Cũng như các nước thành viên, Việt Nam vừa phải đóng góp giải quyết các vấn đề toàn cầu, vừa phải nỗ lực vượt qua thách thức nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Thúc đẩy hòa bình, an ninh quốc tế

Việt Nam xác định tham gia Hội đồng Bảo an nhằm góp phần vào công việc chung của thế giới, nhất là các vấn đề hòa bình, an ninh quốc tế; mong muốn thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, hành động tập thể, đồng thuận, đề cao luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời chia sẻ quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về nhiều vấn đề. Những mục tiêu ưu tiên Việt Nam theo đuổi trong nhiệm kỳ gồm: Ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực; bảo vệ dân thường, các cơ sở dân sự trong xung đột vũ trang; bảo vệ và nâng cao vai trò của phụ nữ, bảo vệ trẻ em; giải quyết hậu quả xung đột, tái thiết và phát triển; nâng cao hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; xử lý tác động của biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Theo Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, trong suốt nhiệm kỳ, Việt Nam luôn đề cao cách tiếp cận mang tính xây dựng, thúc đẩy đồng thuận, hợp tác và mong muốn các bên liên quan tăng cường trao đổi để giảm khác biệt, tăng điểm chung. Trong nhiều vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, Việt Nam nhấn mạnh cách giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia; thúc đẩy đàm phán, đối thoại tìm giải pháp toàn diện, lâu dài cho các cuộc xung đột.

Với chủ trương rõ ràng, nhất quán và quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, với cách tiếp cận mang tính xây dựng, cùng bản lĩnh, năng lực xử lý khéo léo các vấn đề phức tạp nảy sinh, Việt Nam không chỉ bắt nhịp nhanh, tham gia đầy đủ các cuộc họp, mà còn đóng góp tích cực, hiệu quả trong tất cả các vấn đề, tham gia thương lượng, xây dựng nghị quyết, văn kiện. Trong bối cảnh đại dịch hoành hành, Việt Nam đã linh hoạt xử lý những thách thức, bảo đảm hoạt động bình thường của Hội đồng Bảo an, chuẩn bị và phản ứng nhanh chóng, hiệu quả đối với các vấn đề phát sinh, như diễn biến phức tạp mới tại một số địa bàn, hay các yêu cầu họp khẩn cấp.

Với các nước thành viên Hội đồng Bảo an, Việt Nam duy trì trao đổi, chia sẻ quan điểm, tăng cường phối hợp với 5 nước Ủy viên thường trực (nhóm P5), tích cực đóng góp vào các hoạt động, ủng hộ sáng kiến, đề xuất của 10 nước Ủy viên không thường trực (nhóm E10). Các nước thành viên Hội đồng Bảo an coi trọng và lắng nghe ý kiến của Việt Nam khi tham gia xử lý các vấn đề phức tạp.

Những điểm nhấn đóng góp

Hai “tháng Chủ tịch” là những điểm nhấn đóng góp của Việt Nam trong nhiệm kỳ. Ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ, tháng 1/2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt, khi Liên hợp quốc khởi động các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập, Việt Nam đồng thời bắt đầu Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Các sáng kiến, đề xuất của Việt Nam được tất cả các thành viên tán thành cao. Trong đó, cuộc thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” nhận được mức độ quan tâm cao kỷ lục, với đại diện hơn 100 nước tham gia phát biểu. Hội đồng Bảo an cũng lần đầu thông qua Tuyên bố Chủ tịch về Hiến chương Liên hợp quốc. Phiên họp về chủ đề “Hợp tác giữa Liên hợp quốc và ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” đã tạo diễn đàn đầu tiên về trao đổi, hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và ASEAN. Các sáng kiến của Việt Nam phù hợp mong muốn của cộng đồng quốc tế, ASEAN nói riêng, đó là đề cao Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Tháng 4/2021, lần thứ hai trong nhiệm kỳ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã điều hành công việc của Hội đồng một cách chuyên nghiệp, bản lĩnh, khách quan và cân bằng, đáp ứng tối đa các mối quan tâm và đề nghị chính đáng của các nước, khéo léo xử lý khác biệt giữa các thành viên. Ðiểm nhấn đặc biệt là phiên thảo luận mở cấp cao về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột”, do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Ðây là lần đầu lãnh đạo cấp cao Việt Nam chủ trì một sự kiện quan trọng tại Hội đồng Bảo an. Sự kiện này nâng tầm sáng kiến của Việt Nam về thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với Liên hợp quốc, thể hiện sự gắn kết giữa vai trò thành viên có trách nhiệm của ASEAN với trọng trách tại Hội đồng Bảo an, gửi thông điệp quan tâm của Việt Nam thúc đẩy vai trò các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy phát triển.

Chủ đề các sự kiện do Việt Nam đề xuất và chủ trì làm nổi bật phương châm “Ðối tác tin cậy vì hòa bình bền vững” xuyên suốt nhiệm kỳ, hài hòa với lợi ích và quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Qua các “sự kiện điểm nhấn”, Việt Nam lồng ghép ưu tiên và lợi ích của đất nước gắn với mục tiêu chung. Thành công của nhiệm kỳ thể hiện nổi bật năng lực, bản lĩnh, tư duy định hình và dẫn dắt, ghi dấu ấn đối ngoại đa phương đậm bản sắc Việt Nam ■

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 27/12/2021

Nâng cao hình ảnh, uy tín nghề nghiệp, địa vị của luật sư đối với xã hội

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương dự và phát biểu tại Đại hội Đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ ba.

Cùng dự có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và 349 đại biểu đại diện cho hơn 16 nghìn luật sư trong cả nước.

Theo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2 và phương hướng công tác nhiệm kỳ 3 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, hiện nay, cả nước có hơn 16 nghìn luật sư, hơn 4 nghìn tổ chức hành nghề luật sư. Chất lượng đội ngũ luật sư từng bước được nâng cao, đa số có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc, có ý thức phấn đấu đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; giữ vững và phát huy những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Về kết quả cung cấp dịch vụ pháp lý cho thấy, năm sau đều tăng hơn năm trước. Nhiệm kỳ qua, đội ngũ luật sư Việt Nam đã tham gia vào hơn 81 nghìn vụ án hình sự, hơn 67 nghìn vụ việc dân sự, tư vấn pháp luật hơn 490 nghìn vụ việc, tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí gần 162 nghìn vụ việc.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đổi mới về thể chế, tổ chức, hoạt động của luật sư. Nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp của luật sư.

Nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến luật sư và hành nghề luật sư đã được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng khẳng định cần chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực tư pháp chất lượng cao, trong đó có các nghề bổ trợ tư pháp.

Chủ tịch nước đánh giá đội ngũ luật sư trong cả nước đã nỗ lực hoạt động, cống hiến, góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã trở thành cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội, cộng đồng doanh nghiệp với giới luật sư Việt Nam, góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.

Song, Chủ tịch nước cũng nhìn nhận, nghề luật sư đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức không nhỏ: tỷ lệ luật sư trên số dân ở nước ta vẫn ở mức thấp so các nước phát triển trên thế giới, chất lượng hành nghề luật sư chưa đáp ứng được đòi hỏi của hoạt động tranh tụng, yêu cầu dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế, phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của một bộ phận nhỏ luật sư chưa cao, chưa chuyên nghiệp… Ở một số đoàn luật sư, năng lực tự quản còn hạn chế, việc giám sát, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, công tác quản lý nhà nước về luật sư vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới…

Cho rằng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, nhiệm vụ cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề, Chủ tịch nước nhấn mạnh yêu cầu, đòi hỏi của đất nước, của nhân dân đối với nghề luật sư và đội ngũ luật sư ngày càng cao hơn.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương nhấn mạnh, trước hết, luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động. Luật sư có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước.

Bên cạnh đó, uy tín và danh tiếng nghề nghiệp đòi hỏi mỗi luật sư phải tự giác, gương mẫu tuân thủ pháp luật, đồng thời phải thực hiện trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của mình thông qua việc tích cực tham gia hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp, thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật và các hoạt động xã hội khác.

Luật sư phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phải biết nói không với tiêu cực, tuyệt đối không tiếp tay, không tham gia chạy án, không có hành vi trái với quy định pháp luật. Việc phát triển đội ngũ luật sư cần đặt trọng tâm vào nâng cao chất lượng, không chạy theo số lượng và các luật sư cần nỗ lực học tập, nghiên cứu cả về ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên môn pháp luật quốc tế, luật pháp của các nước để có thể theo kịp và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Chủ tịch nước cũng nêu rõ, để xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ ngang tầm với các luật sự trong khu vực và trên thế giới, Liên đoàn Luật sư Việt Nam chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tranh tụng và tư vấn pháp luật; nâng cao hình ảnh, uy tín nghề nghiệp, địa vị của luật sư đối với xã hội; giữ vững niềm tin của nhân dân, của xã hội, của khách hàng với đội ngũ luật sư nước ta.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót; kiên quyết xử lý các luật sư vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghề nghiệp; loại bỏ khỏi đội ngũ luật sư những cá nhân thoái hóa, biến chất, lợi dụng hoạt động luật sư để trục lợi, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, cần tăng cường hợp tác quốc tế về luật sư, tạo điều kiện để luật sư Việt Nam giao lưu học hỏi kinh nghiệm quốc tế, chủ động và tích cực tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia trong các tranh chấp pháp lý quốc tế.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam phối hợp Bộ Tư pháp xây dựng, đào tạo đội ngũ luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, nghiên cứu xây dựng và đề xuất với Chính phủ về chính sách thu hút luật sư tham gia sâu hơn vào các vụ kiện quốc tế liên quan quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Trước đó, trong ngày làm việc thứ nhất, Đại hội đã tiến hành bầu Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ 3. Tiến sĩ, Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ 2 tái cử Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ 3.

Tuấn Anh

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Giải thưởng Lê-nin, phần thưởng cao quý trao tặng Tổng Bí thư

Giải thưởng Lê-nin của Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên bang Nga ra đời tháng 6 năm 1925, là phần thưởng cao quý nhất dành trao tặng những tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp bảo vệ và hiện thực hóa những giá trị của chủ nghĩa xã hội,… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vinh dự đón nhận giải thưởng cao quý này không chỉ là niềm tự hào đối với cá nhân mà còn là vinh dự của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Buổi lễ trao Giải thưởng Lê-nin tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới được tổ chức trọng thể trong không khí thắm tình đồng chí, anh em tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, không những là một kỷ niệm rất sâu sắc đối với người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta mà còn là sự kiện quan trọng, ghi thêm dấu ấn vào quá trình phát triển bền vững, thủy chung trong quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng Cộng sản và nhân dân hai nước Việt Nam, Liên bang Nga. Đồng chí Lê-ô-nhít Ka-lát-xnhi-cốp, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và Kiều bào của Đu-ma Quốc gia Nga, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga chúc mừng và trân trọng trao tặng Tổng Bí thư Giải thưởng cao quý này.

Tôn vinh những người đóng góp xuất sắc trong hoạt động xã hội

Giải thưởng Lê-nin là một giải thưởng lớn tôn vinh những tập thể, cá nhân có công đóng góp xuất sắc trong hoạt động xã hội, góp phần thúc đẩy công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp bảo vệ và hiện thực hóa những giá trị của chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là phần thưởng dành cho những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn vì đã góp phần làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lê-nin. Giải được xét tặng hằng năm thông qua Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga vào dịp ngày sinh của nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài V.I.Lê-nin (22/4/1870-21/1/1924). Tư tưởng của Lê-nin là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới; và chính tư tưởng của Người đã giúp Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cho cách mạng Việt Nam.

Ra đời gần 100 năm, nhưng số tập thể, cá nhân được nhận Giải thưởng không nhiều. Một số nhà lãnh đạo được vinh danh trong danh sách quý này như các đồng chí: L.Bre-dơ-nhép, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Tối cao Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1973); Phi-đen Ca-xtrô, Chủ tịch Cu-ba, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba (1961),v.v. Ở Việt Nam, Giải thưởng mới trao cho hai người: Tổng Bí thư Lê Duẩn (1980) và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ (1985).

Một điều thật ý nghĩa là phía bạn đã có ý chọn ngày 14/4/2020, đúng kỷ niệm lần thứ 76 ngày sinh (14/4/1944) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thông qua Nghị quyết trao tặng Giải thưởng cho năm tập thể và cá nhân, nhân dịp kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của Lê-nin. Đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nghị quyết nêu rõ: “Đã có những đóng góp cá nhân to lớn vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển phong trào cộng sản trong giai đoạn hiện nay; nhiều năm hoạt động nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê-nin; nghiên cứu khoa học những vấn đề thời sự của chủ nghĩa xã hội khi còn là Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và Chủ tịch Hội đồng Lý luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; có những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị và anh em giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga”.

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được trao tặng Giải thưởng cao quý này thể hiện sự trân trọng, đánh giá cao của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, nhân dân Nga đối với những nỗ lực không ngừng của Đảng và nhân dân ta trong quá trình hiện thực hóa tư tưởng của Lê-nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây không chỉ là sự ghi nhận đối với cá nhân mà còn thể hiện sinh động sự gắn bó giữa của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đất nước và nhân dân Nga đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; thể hiện truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay.

Xứng đáng với niềm tin yêu của hai đảng và nhân dân hai nước

Đánh giá về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng Cộng sản Liên bang Nga trong nghị quyết nêu trên được Đảng, Nhà nước, nhân dân ta ghi nhận và cho rằng rất xứng đáng. Như người xưa nói thì đã thuộc “lớp người xưa nay hiếm”, nhưng Tổng Bí thư vẫn một lòng hết mình với công việc, vì lợi ích chung của dân tộc của Đảng và nhân dân, ở cương vị công tác nào cũng vậy. Đặc biệt là từ khi làm Tổng Bí thư, đến nay là nhiệm kỳ thứ ba, đồng chí có nhiều đóng góp quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho từng bước phát triển toàn diện, bền vững của đất nước.

Dưới sự chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Tổng Bí thư, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã làm nên những kết quả nức lòng nhân dân và sự kính phục của bạn bè quốc tế, nhờ đó mà niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố, phát triển bền vững. Sau 35 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhận định “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đánh giá cao vai trò của người đứng đầu, trên các trang mạng xã hội, các báo những năm gần đây, có nhiều bài viết của người dân ở khắp mọi miền đất nước bày tỏ tình cảm kính trọng và ngưỡng mộ gọi Tổng Bí thư là “Tổng tư lệnh của lòng dân”; là nhà lãnh đạo gần gũi, giản dị, trong sáng, liêm khiết, không màng danh vọng, một lòng, một dạ vì sự nghiệp chung của Đảng, dân tộc.

Đất nước phát triển toàn diện, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, làm lan tỏa niềm tin về chủ nghĩa xã hội ở nhiều quốc gia, khu vực. Vì thế mà Nghị quyết của Đảng Cộng sản Liên bang Nga khẳng định Tổng Bí thư có “những đóng góp cá nhân to lớn vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển phong trào cộng sản trong giai đoạn hiện nay”.

Là nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, Tổng Bí thư không những cùng toàn Đảng, toàn dân ta từng bước hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở một đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậu ngày càng phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội mà còn có nhiều công trình nghiên cứu công phu, xuất sắc, đóng góp thiết thực vào việc bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kết quả, công sức của hàng chục năm dày công nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và trực tiếp lãnh đạo đất nước tiếp tục công cuộc đổi mới, để giải đáp thỏa đáng những vấn đề đặt ra với tư duy, tầm nhìn mới toàn diện và sâu sắc,… Những bài viết ấy thật sự có sức truyền cảm hứng và niềm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội.

Khi bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được công bố trung tuần tháng 5 năm 2021, đến nay đã có hàng trăm bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo trong và ngoài nước, của nhân dân ta ở mọi miền Tổ quốc coi bài viết của Tổng Bí thư như một công trình nghiên cứu khoa học giàu tính lý luận và thực tiễn, rất có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay và cho rằng bài viết đã giúp người đọc nhận thức rõ, đầy đủ, toàn diện hơn về con đường Việt Nam đang đi, đích Việt Nam sẽ đến. Đọc cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam-Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” mới phát hành gần đây thấy rất rõ điều ấy.

50 bài trao đổi, đánh giá của các nhà nghiên cứu, bạn bè quốc tế được tuyển chọn in trong cuốn sách đánh giá rất cao bài viết của Tổng Bí thư. Nhiều tác giả cho rằng, bài viết “được ví như một giáo trình có giá trị khoa học cao, định hướng cho hoạt động của nhà tư tưởng, lý luận, chiến sĩ cách mạng, cán bộ, đảng viên của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa”; “góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; “có giá trị tham khảo cho các quốc gia đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng như công tác nghiên cứu lý luận, thực tiễn”,v.v.

Đối với Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Liên bang Nga ngày nay cũng như Liên Xô trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhiều kỷ niệm sâu sắc từ thời thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Ðảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô (9/1981 – 7/1983); có nhiều đóng góp củng cố và tăng cường mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai đảng cộng sản và nhân dân hai nước.

Khi là Chủ tịch Quốc hội, là Tổng Bí thư, đồng chí đã nhiều lần thăm chính thức đất nước vĩ đại và giàu lòng mến khách này. Những năm gần đây, khi hội đàm trực tiếp, hoặc điện đàm với Tổng thống V.Pu-tin, hai nhà lãnh đạo đều trao đổi thân tình, thúc đẩy đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới, vì sự phát triển của mỗi nước và tiến bộ xã hội của nhân loại.

Vào dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 76 của mình, Tổng Bí thư đang toàn tâm, toàn ý cùng Trung ương Đảng và cả hệ thống chính trị dồn sức chống đại dịch Covid-19, coi tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trước hết, trên hết; tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện, biến Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thành hiện thực sinh động; không thể nghĩ đến sẽ được đón nhận một niềm vinh dự lớn như vậy. Đó là phần thưởng xứng đáng với niềm tin yêu của hai đảng cộng sản và nhân dân hai nước Việt Nam, Liên bang Nga đối với Tổng Bí thư.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Vương quốc Campuchia

Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia nhân dịp chuyến thăm cấp Nhà nước của Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới Vương quốc Campuchia (Từ ngày 21 đến 22-12 -2021).

Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 12 năm 2021.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, thăm Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk; có các cuộc hội kiến với Samdech Vibol Sena Pheakdei Say Chhum, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia; Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia và Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đến thăm Đại Tăng thống Samdech Preah Agga Maha  Sangha Rajadhipati Tep Vong và Đại Tăng thống Samdech Preah Abhisiri Maha Shangharajah Dhipati Bour Kry; dâng hoa tại Tượng đài tưởng niệm Thái Thượng Hoàng Preah Bat Samdech Preah Norodom Sihanouk “Preah Borom Ratanak Kaudh” Norodom Sihanouk, Đài Độc lập và Đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cùng Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin dự lễ khởi công xây dựng tòa nhà hành chính mới của Quốc hội Vương quốc Campuchia, quà tặng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho Nhà nước và nhân dân Vương quốc Campuchia.

  1. Hai bên đánh giá cao ý nghĩa trọng đại của của chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của Ngài Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng là sự kiện mở màn cho “Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam 2022”. Trong bầu không khí thắm tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, các nhà Lãnh đạo của hai nước đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, trao đổi ý kiến sâu rộng về các mặt hợp tác song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và các nhà Lãnh đạo Campuchia nồng nhiệt chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm Campuchia, góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó truyền thống giữa hai nước láng giềng; ca ngợi những thành tựu to lớn mà đất nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; chúc nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, có vai trò và vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ca ngợi những thành tựu quan trọng mang ý nghĩa lịch sử mà Vương quốc và nhân dân Campuchia đã đạt được, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni và sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ Hoàng gia do Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Thủ tướng Hun Sen đứng đầu, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, giữ vững ổn định chính trị xã hội, không ngừng nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia ở khu vực và trên trường quốc tế; chân thành chúc Campuchia tổ chức thành công cuộc bầu cử hội đồng xã, phường năm 2022 và tổng tuyển cử năm 2023, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2050.

  1. Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển toàn diện, gắn bó, ngày càng hiệu quả và thực chất của quan hệ hợp tác Việt Nam – Campuchia trong 55 năm qua, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn không ngừng được củng cố thông qua việc duy trì trao đổi đoàn, tiếp xúc trực tiếp cũng như các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến cấp cao, đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương. Tiếp nối truyền thống tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, hai bên đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Phía Campuchia bày tỏ cảm ơn sâu sắc đối với sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn mà nhiều thế hệ Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho nhân dân Campuchia trước đây cũng như hiện nay, khẳng định Campuchia sẽ luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đối với nhân dân Campuchia trong công cuộc giải phóng đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vào năm 1979.

Phía Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam luôn trân trọng những tình cảm tốt đẹp và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Cố Quốc vương Norodom Sihanouk, Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, các vị lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay.

  1. 4. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải ưu tiên tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ song phương theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Đồng thời, hai bên tiếp tục thực hiện đầy đủ các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố chung Việt Nam – Campuchia các năm 1999, 2005, 2009, 2011, 2014, 2016, 2017 và 2019; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau và giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình.
  2. Để hướng tới kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia (24/6/1967 – 24/6/2022), hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc cấp cao, trao đổi đoàn các cấp; khuyến khích các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa các địa phương giáp biên. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hai nước, về truyền thống đoàn kết, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau giữa hai dân tộc.
  3. Hai bên hoan nghênh hợp tác giữa hai nước thời gian qua trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Đặc biệt, thương mại là một điểm sáng thời gian gần đây với kim ngạch hai chiều duy trì đà tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19. Hai bên nhất trí đẩy mạnh triển khai Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư và Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần; tạo điều kiện phát triển thương mại biên giới thông qua đẩy nhanh ký kết Hiệp định Thương mại biên giới, thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại bên giới, tiếp tục nghiên cứu xây dựng chợ biên giới và đặc khu kinh tế tại khu vực các tỉnh giáp biên hai nước. Hai bên nhất trí đẩy nhanh việc hoàn tất Quy hoạch tổng thể về Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia đến năm 2030 vào cuối năm 2022.
  4. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp ứng phó với những tác động về y tế, kinh tế và xã hội của đại dịch Covid-19. Trên tinh thần đó, hai bên sẽ thúc đẩy trao đổi tiến tới công nhận lẫn nhau về Hộ chiếu vắc-xin/Giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19, tạo thuận lợi đi lại cho công dân hai nước, thúc đẩy sớm mở lại đường bay thẳng giữa hai nước một cách an toàn, đóng góp thiết thực vào quá trình phục hồi kinh tế – xã hội bền vững của mỗi nước trong điều kiện “bình thường mới” và giai đoạn hậu đại dịch.
  5. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh trên nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước mình làm phương hại đến an ninh của nước kia; triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quốc phòng, an ninh hiện có; tăng cường phối hợp duy trì ổn định chính trị, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ở mỗi nước; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới; phát huy các cơ chế hợp tác hiện có và tiếp tục nỗ lực phối hợp tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia.
  6. Hai bên khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ các hiệp ước về hoạch định và phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và các hiệp định, thỏa thuận liên quan đến biên giới giữa hai nước. Hai bên khen ngợi những nỗ lực của Ủy ban liên hợp Phân giới cắm mốc trên đất liền Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa hai nước; hoan nghênh (i) Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 và (ii) Nghị định thư về phân giới cắm mốc trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương Quốc Campuchia bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2020; thúc đẩy Ủy ban liên hợp Biên giới Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam tìm giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận được để giải quyết khoảng 16% đường biên giới trên đất liền chưa hoàn thành phân giới cắm mốc. Phát huy những thành quả đó, hai bên quyết tâm phối hợp, cùng nỗ lực hướng tới hoàn thành xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Hai bên nhất trí về sự cần thiết phải ký kết Hiệp định về cửa khẩu biên giới trên đất liền trong tương lai gần để thay thế các điều khoản trong Hiệp định về Quy chế biên giới năm 1983 liên quan đến quản lý các cửa khẩu. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hiệu quả hoạt động của hệ thống cửa khẩu biên giới thông qua việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu mà hai bên đã thống nhất, đưa cửa khẩu quốc tế Meun Chey – Tân Nam vào danh mục Các cặp cửa khẩu cho phép quá cảnh theo Hiệp định Quá cảnh hàng hóa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Campuchia, ký năm 2013.
  7. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Quốc vương, Thủ tướng và các nhà Lãnh đạo của Campuchia đã luôn quan tâm, hỗ trợ và không phân biệt đối xử đối với người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia trong những năm qua.
  8. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực y tế. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ chăm sóc y tế và điều trị cho bệnh nhân Campuchia tại các bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh tương đương mức dành cho người Việt Nam và theo cơ chế thanh toán viện phí của Việt Nam dành cho người không có bảo hiểm y tế.
  9. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng khác như pháp luật và tư pháp, lạo động và xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), văn hóa, thể thao và du lịch, hàng không, ngân hàng, tài chính, nông-lâm-ngư nghiệp, v.v…
  10. Hai bên chia sẻ quan điểm và nhất trí tiếp tục hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong các khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu và khu vực, cũng như trong các khuôn khổ tiểu vùng, trong đó có các cơ chế hợp tác Mê Công để bảo đảm quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự ủng hộ và hợp tác của phía Campuchia dành cho Việt Nam trong quá trình đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, khẳng định Việt Nam sẽ ủng hộ Campuchia ở mức cao nhất trong quá trình đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022 với chủ đề “ASEAN: cùng nhau giải quyết các thách thức”, cùng đóng góp thúc đẩy thống nhất, đoàn kết, củng cố vai trò trung tâm và năng lực tự cường của ASEAN trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên, vì hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và thịnh vượng ở khu vực.
  11. Hai bên nhấn mạnh lập trường chung của ASEAN về tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thực hiện kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nỗ lực hướng tới hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Hai bên cũng ủng hộ ASEAN và Trung Quốc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 20 năm ký kết DOC.
  12. Nhân dịp chuyến thăm, Samdech Techo Thủ tướng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã phấn khởi chứng kiến Lễ ký kết văn kiện hợp tác, bao gồm: (i) Chương trình hợp tác năm 2022 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Campuchia; (ii) Kế hoạch hợp tác quốc phòng năm 2022 giữa hai Bộ Quốc phòng; (iii) Biên bản Thỏa thuận Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Campuchia về Hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học và Kỹ thuật; (iv) Biên bản cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban liên hợp về biên giới Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam; (v) Bản ghi nhớ hợp tác về giáo dục giai đoạn 2021-2025; (vi) Bản ghi nhớ về việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Campuchia; (vii) Chương trình công tác năm 2022-2023 giữa hai Bộ Tư pháp. Nhân dịp này, các doanh nghiệp hai nước cũng đã ký kết một số hợp đồng và thỏa thuận hợp tác kinh doanh.
  13. Hai bên đánh giá cao kết quả tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Campuchia, là sự kiện mở màn chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia, góp phần tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước và đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác nhiều mặt và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và mến khách mà Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Lãnh đạo và nhân dân Campuchia đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trân trọng mời Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Hoàng Thái hậu Norodom Monineth Sihanouk và các vị Lãnh đạo cấp cao Campuchia thăm Việt Nam. Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, Hoàng Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk và các vị Lãnh đạo cấp Campuchia đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của các chuyến thăm sẽ được các cơ quan chức năng thu xếp qua đường ngoại giao vào thời điểm phù hợp.

Phnom Penh, ngày 22 tháng 12 năm 2021.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 22/12, tại thành phố Đồng Hới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tỉnh Quảng Bình tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2021). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và đọc diễn văn tại buổi lễ. 

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Cùng dự còn có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội Trung ương; các địa phương; tỉnh Quảng Bình; Anh hùng Lực lượng vũ trang, Mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị tướng lĩnh và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Lễ kỷ niệm vinh dự được đón lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Diễn văn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi lễ nêu rõ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhà chỉ huy quân sự có tài thao lược kiệt xuất, bậc thầy về chiến lược, nghệ thuật quân sự, nhất là đường lối chiến tranh nhân dân.

Trong các chiến dịch lớn có tính chất quan trọng quyết định, đồng chí luôn thể hiện sự quyết đoán, sắc bén và có tư duy quân sự đặc biệt. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ của dân tộc Việt Nam đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự.

Trải qua hơn 80 năm hoạt động cách mạng phong phú, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, tuyệt đối trung thành, suốt đời tận tụy hy sinh, một lòng, một dạ phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Dù trong lúc cách mạng gặp thuận lợi hay khó khăn, đồng chí luôn tuyệt đối tin tưởng, thủy chung, son sắt với Đảng, với nhân dân.

Thủ tướng nhấn mạnh, ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta càng thêm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng, tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tự hào về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã giáo dục, rèn luyện nên người chiến sĩ cách mạng kiên trung, vị Đại tướng tài năng và đức độ, người con ưu tú của đất nước và quê hương Quảng Bình, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các bậc tiền bối tiêu biểu, chúng ta nguyện mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương và mong muốn cán bộ, chiến sĩ toàn quân phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiếp tục nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng vươn lên, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức trước mắt, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Tiếp đó, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quốc Thước thay mặt cựu chiến binh cả nước phát biểu cảm nghĩ đã nhắc lại những kỷ niệm về sự quan tâm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như kỷ niệm về Đại tướng trong những lần ông được gặp gỡ, trò chuyện.

Thay mặt thế hệ trẻ, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp Trần Thị Phương Thảo phát biểu những cảm nghĩ về sự tri ân với những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và sự quan tâm của Đại tướng trong giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương đến dâng hương Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ tỉnh Quảng Bình tại thành phố Đồng Hới.

HƯƠNG GIANG

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 20/12/2021

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ, ngày 19/12, tại Phủ Tổng thống Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind (R.N.Cô-vin). Tổng thống Ấn Độ bày tỏ ấn tượng về những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như vị thế ngày càng cao tại khu vực và trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Tổng thống Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi (N.Mô-đi). Chủ tịch Quốc hội chúc mừng những thành tựu vượt bậc mà Ấn Độ đã đạt được về phát triển kinh tế-xã hội, khoa học công nghệ thời gian qua cũng như những nỗ lực kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế-xã hội.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ hai nước được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, nay ngày càng phát triển chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân và gần đây nhất, hai nước đã hỗ trợ nhau kịp thời, hiệu quả trong công tác ứng phó đại dịch Covid-19.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và trên các kênh Đảng, địa phương và giao lưu nghị sĩ hữu nghị, giao lưu nhân dân. Hai bên cũng nhất trí tổ chức các hoạt động có ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2022.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước trong thời gian tới phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt Chương trình hành động 2021-2023 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và Tầm nhìn chung về hòa bình, thịnh vượng và người dân, đã được thông qua tháng 12/2020, để không ngừng tăng cường hơn nữa quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai nước. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên và còn nhiều tiềm năng như kinh tế-thương mại-đầu tư, quốc phòng-an ninh, năng lượng, khoa học-công nghệ, chuyển đổi số, y tế, giáo dục-đào tạo, văn hóa, tôn giáo, du lịch, giao lưu nhân dân trong thời gian tới.

Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực; tiếp tục ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy giải quyết mọi bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Đêm 19/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời thủ đô New Delhi lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ.

Ngay khi đoàn về tới sân bay Nội Bài, Văn phòng Quốc hội phối hợp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Y tế và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ bàn giao vaccine, vật tư, nguyên liệu điều chế thuốc và kinh phí cho các cơ quan, doanh nghiệp của Việt Nam.

Tại lễ bàn giao, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường thay mặt đoàn công tác trao tặng vắc-xin, thiết bị vật tư y tế và tiền mặt do các doanh nghiệp Hàn Quốc và Ấn Độ tặng Việt Nam nhân chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội cho Bộ Y tế và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cụ thể như sau: Bàn giao 200.000 liều vaccine Covaxin cho trẻ em dưới 18 tuổi do Tập đoàn Bharat Biotech (Ấn Độ) ủng hộ; chuyển giao toàn bộ công nghệ và một tấn nguyên liệu điều chế 4.750.000 viên thuốc Movinavir 200 mg điều trị Covid-19 do Công ty Optimus Pharma (Ấn Độ) phối hợp với Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm Mekophar (Việt Nam) thực hiện; bàn giao 2 tỷ won (khoảng 40 tỷ đồng) do Tập đoàn Tài chính Hana (Hàn Quốc) ủng hộ cùng với BIDV để triển khai các hoạt động an sinh xã hội bao gồm Chương trình tặng 65 xe cứu thương và xây nhà văn hóa, nhà tránh lũ.

  • Trang 2 báo Nhân Dân ngày 19/12/2021

Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động tặng học sinh đoạt giải Olympic quốc tế

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng 6 Huân chương Lao động hạng Nhì, 11 Huân chương Lao động hạng Ba cho 17 học sinh THPT có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn học năm 2021.

Chiều 18/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt tuyên dương và tặng Huân chương Lao động cho các học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế.

Cùng dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; 31 học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2021 cùng các thầy, cô giáo.

Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng 6 Huân chương Lao động hạng Nhì, 11 Huân chương Lao động hạng Ba cho 17 học sinh Trung học phổ thông có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi Olympic quốc tế các môn học năm 2021. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 6 học sinh Trung học phổ thông đoạt giải.

Năm nay, cả 7 đoàn học sinh Việt Nam tham gia thi Olympic gồm các kỳ thi Tin học châu Á-Thái Bình Dương, Tin học quốc tế, Vật lý quốc tế, Vật lý châu Á-Thái Bình Dương, Toán học, Hóa học quốc tế đều đoạt huy chương với tổng cộng 12 huy chương Vàng, 13 huy chương Bạc, 10 huy chương Đồng và 2 giải khuyến khích. Các đoàn học sinh Việt Nam tiếp tục nằm trong top 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất tại các kỳ thi Olympic quốc tế với nhiều học sinh đạt điểm số cao nhất.

Còn tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế, năm 2021, lần đầu tiên Việt Nam tham gia dự thi bằng hình thức trực tuyến với 7 dự án, đoạt 3 giải đặc biệt và 1 giải Ba do các tổ chức khoa học-công nghệ và doanh nghiệp trao tặng. Điển hình là dự án “Cánh tay robot cho người khuyết tật liệt cơ tay toàn phần” của 2 em Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An, học sinh Trường Trung học phổ thông Hàn Thuyên, tỉnh Bắc Ninh đoạt giải Ba – giải chính thức của Hội thi.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khen ngợi toàn Đoàn học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế, là niềm tự hào của Việt Nam, mang vinh quang về cho Tổ quốc, đồng thời chúc mừng các thầy giáo, cô giáo và ngành Giáo dục về thành tích này.

Với việc Việt Nam luôn thuộc tốp đầu các quốc gia đoạt giải trong các kỳ thi Olympic, Chủ tịch nước cho rằng điều đó thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam, phản ánh chất lượng giáo dục của nước ta ngày càng nâng cao.

Chủ tịch nước cho biết giai đoạn 2017-2021, Việt Nam giành được 57 huy chương Vàng, nhiều gấp hơn hai lần số Huy chương Vàng giai đoạn 2012-2016. Với việc Việt Nam luôn thuộc tốp đầu các quốc gia đoạt giải trong các kỳ thi Olympic, Chủ tịch nước cho rằng điều đó thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục của Việt Nam ngày càng nâng cao.

Từ những thành công đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục phát động các phong trào học tập, rèn luyện để nhiều học sinh phát triển tài năng, đóng góp cho đất nước.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn các em học sinh đoạt giải tiếp tục bền trí, phấn đấu liên tục. “Sự khiêm nhường sẽ giúp các em luôn giữ tinh thần học hỏi và vì thế bay cao hơn, đi xa hơn, thông tuệ hơn cả về trí óc lẫn tâm hồn. Người ta thường hay nói, muốn bay cao, đi xa thì các em cần có hoài bão, khát vọng vươn lên. Hãy cho những ước mơ nhỏ bé của các em có cơ hội cất cánh,” Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước cũng mong muốn các em học sinh đạt thành tích cao lần này cần đặt mục tiêu phấn đấu trong tương lai năm, mười năm tới để thực hiện được những điều tốt đẹp nhất cho bản thân, gia đình, và đất nước.

Nêu những thách thức và vận hội của dân tộc hiện nay, Chủ tịch nước mong muốn các tài năng của đất nước nỗ lực hơn để góp phần đưa đất nước vươn lên, bắt kịp thế giới về khoa học và công nghệ, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giải quyết các thách thức phát triển của đất nước. Đặc biệt là vấn đề năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giải quyết những bài toán về sức khỏe của con người, nhất là phòng, chống đại dịch, giải quyết hậu quả của dịch bệnh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa vào đổi mới sáng tạo và năng suất lao động.

Để Việt Nam trở thành quốc gia về đổi mới sáng tạo mà thế hệ trẻ có vai trò quan trọng, Chủ tịch nước nhắc lại mới đây Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đã trao Danh hiệu Đại sứ trẻ về sở hữu trí tuệ cho 3 học sinh Việt Nam; đồng thời mong muốn tiếp tục phát động các phong trào đổi mới sáng tạo gắn với các phong trào học tập để có được các giải thưởng như các học sinh hôm nay. Việt Nam phải là nơi đổi mới sáng tạo thì mới phát triển và thế hệ trẻ Việt Nam có khả năng làm điều đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng lưu ý ngành Giáo dục và Đào tạo, nền giáo dục có học sinh ưu tú tạo ra nhiều huy chương Olympic là rất quý, nhưng quan trọng hơn là một nền giáo dục cho toàn dân để tạo ra những kỹ sư giỏi, nhà quản lý tốt, một lực lượng lao động chất lượng cao, phát triển toàn diện Đức-Trí-Thể-Mỹ để đưa Việt Nam cất cánh.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 18/12/2021

Đôi điều về “văn hóa ngoại giao Việt Nam”

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tiếp nối Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Hội nghị đối ngoại toàn quốc họp, trong tôi bỗng nảy sinh đôi điều suy tư về “văn hóa ngoại giao” với cái nghĩa là minh triết ứng xử của người Việt trong mối bang giao với thiên hạ. Ngoại giao vốn được coi là “khoa học và nghệ thuật điều hành quan hệ quốc tế” nên bản thân nó đã mang trong mình nội hàm văn hóa.

Qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã vun đắp nên nhiều giá trị văn hiến độc đáo, trong đó có văn hóa ngoại giao đặc sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là sự kết tinh và phát triển những giá trị vô giá được tích tụ qua các thời đại Lý, Trần, Lê, Tây Sơn… huy hoàng. Không phải ngẫu nhiên UNESCO từng vinh danh Bác Hồ của chúng ta chẳng những là “Anh hùng giải phóng dân tộc” mà còn là “Nhà văn hóa kiệt xuất”!

Nội hàm “văn hóa ngoại giao” rất rộng; ở đây chỉ xin mạo muội chia sẻ về bốn cụm đặc trưng nổi bật; đó là kiên định trong mục tiêu, nhân văn trong cốt cách, rộng mở trong tinh thần và linh hoạt trong hành động.

Trên thế giới hiếm có dân tộc nào như dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử phải đổ biết bao xương máu để gìn giữ giang sơn trước các cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại xâm mạnh hơn gấp bội. Hận mất nước đã góp phần hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường sắt đá bảo vệ cho được quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của quốc gia.

Ý chí ấy của dân tộc đã được khẳng định mạnh mẽ trong Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên đọc vào 76 năm trước: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Gắn liền với ý chí sắt đá bảo vệ độc lập của nước nhà, quyền tự do của nhân dân, văn hóa ngoại giao Việt Nam luôn hàm chứa tinh thần hòa hiếu: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai như Bác Hồ từng khẳng định. Thể hiện tinh thần hòa hiếu ấy, Người đã từng tiến hành hoạt động ngoại giao sôi động nhằm cứu vãn hòa bình thể hiện trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, tiếp đó là Tạm ước 14/9/1946 được ký trong chuyến thăm chính thức nước Pháp trong năm tháng trời nhằm tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược không thể tránh khỏi.

Tinh thần nhân văn là một đặc điểm vốn có nữa trong cốt cách của văn hóa ngoại giao Việt Nam. Trong khi nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, người Việt Nam không bao giờ nuôi hận thù dân tộc, trái lại luôn phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp nhân dân với các thế lực hiếu chiến; sau khi kết thúc chiến tranh luôn bày tỏ thiện chí “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Cốt cách ấy có sức mạnh thu phục lòng người rất mạnh, kể cả những người đã từng bị lôi cuốn vào các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Làm ngoại giao, cá nhân tôi đã từng có nhiều dịp tiếp xúc với họ, trong đó có những người sau này giữ cương vị cao trong chính quyền và giới kinh doanh các nước đó.

Tự hào về nền văn hiến lâu đời và giàu bản sắc của dân tộc mình, người Việt Nam chúng ta không bao giờ khép kín mà luôn mở lòng tiếp nhận tinh hoa văn hóa của cả phương Đông lẫn phương Tây; nhạy bén nắm bắt các xu thế tiến bộ lớn của thời đại; trong thương thuyết luôn kiên định bảo vệ lẽ phải nhưng không ngạo mạn; trong giao tiếp luôn cởi mở nhưng không suồng sã; trong ứng xử luôn khiêm nhường nhưng không quỵ lụy; khi đãi đằng khách quý luôn chu đáo nhưng không gò bó…

Đối với văn minh nhân loại, ngay từ năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: Xét về nguyên tắc, tiến bộ chung phụ thuộc vào việc phát triển chủ nghĩa quốc tế và văn minh chỉ có lợi khi các quan hệ quốc tế được mở rộng và tăng cường. Một minh chứng khác về tinh thần cởi mở của Người là tháng 12/1946, trên ngưỡng cửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đã gửi thư tới Liên hợp quốc bày tỏ “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”, kèm theo những hình thức hợp tác rất rộng mở mà ngày nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế mới thực hiện được.

Quá trình đấu tranh cách mạng nói chung, đấu tranh ngoại giao nói riêng, đã hình thành nên cả một hệ thống phương cách hành động đa dạng về loại hình, tinh tế về tính chất, hiệu quả về tác dụng thể hiện rất rõ đặc sắc văn hóa Việt Nam.

Về mối quan hệ giữa thực lực và ngoại giao, Bác Hồ từng nhấn mạnh: Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn. Điều đó không có nghĩa là ngoại giao đóng vai trò thụ động, trái lại thành công của ngoại giao về phần mình đã đóng góp thiết thực và to lớn vào việc củng cố thực lực.

Khi nói tới “thực lực” có lẽ nên hiểu là sự tổng hòa cả “sức mạnh cứng” lẫn “sức mạnh mềm” thể hiện trong tinh hoa văn hóa dân tộc, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của toàn dân; tính chính nghĩa của sự nghiệp; tính đúng đắn của đường lối và sự sắc bén trong lãnh đạo, điều hành.

Đặt sự nghiệp dân tộc trong dòng chảy của thời đại, ngoại giao Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, qua đó gia tăng gấp bội thực lực bản thân.

Được vận dụng nhuần nhuyễn trong công cuộc cách mạng nói chung, hoạt động ngoại giao nói riêng, những triết lý nêu trên đã góp phần cực kỳ quan trọng vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta suốt 76 năm qua.

Có thể nói, văn hóa ngoại giao do các thế hệ ông cha ta và Bác Hồ để lại là báu vật quốc gia về nền văn minh đất Việt.

Việc vận dụng nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa ngoại giao không chỉ là công việc của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp mà còn là yêu cầu không thể thiếu đối với mọi ngành, mọi cấp, thậm chí cả đối với mỗi người dân trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng chưa từng thấy với thế giới bên ngoài. Thiết nghĩ, khi tiếp xúc với bạn bè gần xa, ở trong nước cũng như khi đi ra nước ngoài, mỗi người chúng ta đều cần phải trở thành những vị “đại sứ” chuyển tải tinh hoa văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa ngoại giao Việt Nam nói riêng tới cộng đồng quốc tế.

Vận dụng ý tưởng của Bác Hồ “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, chúng ta tin rằng, văn hóa ngoại giao sẽ soi đường cho ngoại giao Việt Nam không ngừng tiến bước, góp phần to lớn hơn vào công cuộc hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam lên đài quang vinh, sánh vai cùng bè bạn năm châu như Bác Hồ hằng mong ước.

Vũ Khoan

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 16/12/2021

Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao Giải thưởng Lê-nin tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều 15/12, Lễ trao tặng Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lenin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã được tổ chức trang trọng tại trụ sở Trung ương Đảng.

Ông Leonid Kalashnikov, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề về khối Cộng đồng các quốc gia độc lập, Liên kết Á-Âu và Kiều bào của Duma Quốc gia Nga, đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng cao quý nhất của Đảng Cộng sản Liên bang Nga và Đảng Cộng sản Liên Xô.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan của Việt Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền và lãnh đạo các cơ quan hợp tác về quốc phòng, văn hóa, khoa học của Liên bang Nga tại Việt Nam.

Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Phát biểu tại buổi tiếp và tại Lễ trao tặng Giải thưởng Lenin cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Leonid Kalashnikov khẳng định, Giải thưởng Lenin là phần thưởng cao quý nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm Ngày sinh của Lenin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Tổng Bí thư-nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác-Lenin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga. Thành công của Việt Nam là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa.

Ông Leonid Kalashnikov nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Liên bang Nga luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Đảng Cộng sản Việt Nam và mong muốn hợp tác giữa hai Đảng tiếp tục được tăng cường, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga phát triển toàn diện vì lợi ích của nhân nhân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự xúc động và cảm ơn Đảng Cộng sản Liên bang Nga đã trao tặng Giải thưởng mang tên Lenin cao quý, coi đó không chỉ là sự ghi nhận đối với cá nhân đồng chí mà còn là sự trân trọng và tình cảm của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đất nước và nhân dân Nga đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời thể hiện truyền thống quan hệ đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổng Bí thư đánh giá cao những thành tựu mà Liên bang Nga đạt được trong phát triển đất nước, nâng cao vị thế quốc tế và sự phát triển của Đảng Cộng sản Liên bang Nga.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình, hiệu quả mà nhân dân Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay luôn dành cho nhân dân Việt Nam và khẳng định cùng Đảng Cộng sản Liên bang Nga và các đối tác Nga tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 30/12/2021

Vinh danh 60 nữ doanh nhân Việt nam tiêu biểu

Nhân dịp chào mừng Đại hội Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021-2026, và hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (1963-2023), chiều 29/12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu-Cúp Bông hồng vàng”.

Tới dự, có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Phó Chủ tịch nước.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lẵng hoa chúc mừng.

Danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu-Cúp Bông hồng vàng” năm nay được trao tặng 60 nữ doanh nhân tiêu biểu, nhằm ghi nhận, tôn vinh và biểu dương các nữ doanh nhân đã không ngừng nỗ lực, chủ động, tự tin tìm giải pháp, thích ứng và vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển bền vững và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 và thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu-Cúp Bông hồng vàng” được trao năm nay có ý nghĩa sâu sắc, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Đây không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh, biểu dương những tấm gương vượt khó của các nữ doanh nhân, mà thông qua những câu chuyện thành công là lời hiệu triệu tinh thần khởi nghiệp và phát triển kinh doanh của phụ nữ Việt Nam.

Tại buổi lễ, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp Việt Nam” tặng nguyên Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cũng đã truy tặng danh hiệu “Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu-Cúp Bông hồng vàng” cho nữ doanh nhân Hoàng Thị Minh Hồ và trao Cúp Bông hồng vàng tặng các nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2021.

Sau buổi lễ, đã diễn ra Hội nghị Nữ lãnh đạo doanh nghiệp 2021 với chủ đề “Chủ động thay đổi để thích ứng và phát triển”.

Minh Thủy

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 31/12/2021

Rà soát, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19

Ngày 30/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 17.000 ca nhiễm mới, gồm 20 ca nhập cảnh và 16.980 ca trong nước tại 61 tỉnh, thành phố. Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày 29/12 là: Bình Phước 704 ca, Hải Phòng 567 ca, Trà Vinh 242 ca. Trong ngày có 34.102 người mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh và 225 ca tử vong tại 25 tỉnh, thành phố.

Về triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, Bộ Y tế cho biết: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 11.779.039 liều, trong đó có 7.451.674 mũi một và 4.327.365 mũi hai. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 81,9% và tỷ lệ bao phủ đủ hai liều vaccine là 47,5% dân số từ 12 đến 17 tuổi. Hiện, có 17 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này. Về số liều vaccine phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 136.419.823 liều, trong đó có 69.906.356 mũi một; 62.995.874 mũi hai; 1.170.168 mũi ba (đối với vaccine Abdala); 844.445 liều bổ sung và 1.502.980 liều nhắc lại.

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 bảo đảm tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên. Ðồng thời, tiến hành rà soát, không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine. Các đơn vị có thể bố trí thêm các điểm tiêm chủng lưu động hoặc tiêm chủng tại nhà (trong trường hợp đối tượng tiêm chủng không thể đi lại được..), phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo quy định. Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan, đơn vị Trung ương chủ động liên hệ và lập danh sách đối tượng đã tiêm liều cơ bản gửi về các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được phân công để được tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.Trường hợp các đơn vị có nhân viên ở các địa phương khác thì chủ động liên hệ với Sở Y tế nơi đóng trên địa bàn để được tiêm chủng.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn vừa đại diện Bộ Y tế tiếp nhận 100 nghìn liều vaccine Sputnik Light do Chính phủ Liên bang Nga hỗ trợ phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ðể chủ động giám sát phát hiện sớm biến thể Omicron, nhất là sau khi Bộ Y tế công bố ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến thể Omicron, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã lấy mẫu trên các bệnh nhân có kết quả RT-PCR dương tính gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gien. Kết quả, 15 trên 22 mẫu gửi đều thuộc biến thể Delta, chưa ghi nhận biến thể Omicron (bảy mẫu không đủ tải lượng để giải trình tự gien).

Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tổ chức lễ xuất quân đưa đoàn 32 y, bác sĩ vào chi viện cho Trung tâm hồi sức Covid-19 tỉnh Vĩnh Long. Trước khi lên đường làm nhiệm vụ, các thành viên trong đoàn đã được đào tạo, tập huấn chuyên sâu các kiến thức chuyên môn liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh. Kể từ khi bùng phát đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cử chín đoàn cán bộ y tế vào chi viện tỉnh Vĩnh Long chống dịch

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 29/12/2021

Tôn vinh các sáng kiến vượt khó, phát triển

Sáng 28/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh các điển hình xuất sắc tiêu biểu trong Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết: Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển” được phát động ngay sau thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vào thời điểm cả nước chung sức phòng chống đại dịch Covid-19, thực hiện mục tiêu kép, nhằm góp phần khơi dậy lòng yêu nước, sức sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của công nhân, viên chức, người lao động cả nước, sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống với tinh thần càng khó khăn càng phải thi đua, càng nhiều thách thức thì càng phải đổi mới sáng tạo. Đây là minh chứng sinh động về sự say mê lao động, sáng tạo, tinh thần vượt khó, khát vọng cống hiến của đoàn viên, người lao động cả nước, khẳng định vai trò tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Bằng việc sử dụng nền tảng công nghệ số triển khai Chương trình, sau gần 80 ngày thi đua cao điểm (từ 10/3 đến 31/5/2021) đã có 250.177 sáng kiến tham gia, vượt hơn 300% so với mục tiêu đề ra. Nội dung sáng kiến tham gia Chương trình rất đa dạng, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực, ngành, nghề với sự tham gia của nhiều lực lượng lao động, từ các kỹ sư lành nghề, lãnh đạo doanh nghiệp, các công chức, viên chức, cán bộ khoa học, đến những người công nhân sản xuất trực tiếp ngày đêm gắn bó với máy móc, nhà xưởng. Phần lớn các sáng kiến tham gia chương trình được đánh giá bằng kết quả làm lợi cụ thể, với tổng giá trị ước đạt 148.967 tỷ đồng.

Từ thành công của Chương trình “75 nghìn sáng kiến, vượt khó, phát triển”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục triển khai Chương trình “Một triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” trong đoàn viên, người lao động cả nước từ tháng 9/2021 đến năm 2023. Chương trình nhằm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chúc mừng những tập thể và cá nhân có sáng kiến và thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tôn vinh; ghi nhận và đánh giá cao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có sáng kiến cụ thể hóa nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của tổ chức Công đoàn và đất nước trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội bằng việc tổ chức Chương trình ý nghĩa này.

Thủ tướng nhấn mạnh: Những năm đất nước đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thông qua các phong trào thi đua, cuộc vận động như “Lao động giỏi-Lao động sáng tạo”, “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn”, “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”, “Học tập và làm theo lời Bác”…, đoàn viên, người lao động cả nước đã hăng hái thi đua, lập nhiều thành tích, có những sáng kiến, sáng tạo, kinh nghiệm nhằm cải tiến, hợp lý hóa quy trình, tổ chức công việc, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, điều hành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Thủ tướng nêu rõ: Dù lớn hay nhỏ, mỗi sáng kiến đó, ý tưởng đó, kinh nghiệm đó đều là tấm lòng, sự tâm huyết với cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn và đất nước; là kết quả của sự tìm tòi, trăn trở, lao động hăng say của đoàn viên, người lao động. Đồng thời, Thủ tướng cho biết, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thành công hết sức tốt đẹp, đặt ra mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đất nước chúng ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện được mục tiêu lớn lao này, một trong những định hướng lớn mà Đảng ta xác định là “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”; “Tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp công đoàn cần tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các tiêu chí để Chương trình “Một triệu sáng kiến-nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đoàn viên công đoàn tích cực hưởng ứng, tham gia và có thêm nhiều sáng kiến chất lượng, thiết thực, khả thi, áp dụng được ngay vào lao động sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho các cơ quan, doanh nghiệp và đất nước.

Các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp tăng cường phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động công đoàn, nhất là hoạt động sáng tạo, phát huy sáng kiến trong đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức và người lao động, cùng chung sức, đồng lòng tạo nên một cuộc bứt phá mới trong năng suất lao động để đưa Việt Nam vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền và công đoàn các cấp tiếp tục phát hiện và bồi dưỡng ngày càng nhiều hơn nữa các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến, các tấm gương tiêu biểu để kịp thời khuyến khích, động viên, hỗ trợ, tôn vinh những tấm gương tốt trong phát huy sáng kiến, ý tưởng sáng tạo, ứng dụng khoa học-công nghệ, cải tiến kỹ thuật, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo nên sức mạnh của đất nước, sức mạnh của dân tộc.

Thủ tướng tin tưởng rằng các tập thể, cá nhân xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương hôm nay đã cố gắng rồi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa! đã nỗ lực phấn đấu nhiều rồi sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa! đã hành động quyết liệt rồi sẽ tiếp tục quyết liệt, hiệu quả hơn nữa! đã thành công rồi sẽ thành công, thành công nhiều hơn nữa! tiếp tục trăn trở, không ngừng vươn lên, sáng tạo, cống hiến nhiều hơn, đạt những thành tích cao hơn, xứng đáng là hạt nhân, là tấm gương sáng, lan tỏa đến mọi người như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Tại Chương trình, Thủ tướng Chính phủ, các lãnh đạo bộ, ngành tham dự chương trình đã trao Bằng Lao động sáng tạo tặng 128 tác giả sáng kiến; Bằng khen của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn cho 183 tác giả sáng kiến; bảy tập thể có số lượng sáng kiến tham gia nhiều nhất trên hệ thống phần mềm trực tuyến.

Đặng Thanh Hà

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 29/12/2021

Đà Nẵng cần trở thành nơi đáng sống, đáng đầu tư, cống hiến và đáng trải nghiệm

Sáng 28/12, tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Tọa đàm thành phố Đà Nẵng: Thành tựu và triển vọng. Cùng dự có lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, các chuyên gia trong các lĩnh vực.

Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997 đến nay, Đà Nẵng đã trở thành đầu tàu kinh tế khu vực miền Trung. Những thành tựu sau 25 năm qua là bước chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng liên tục. Khi chưa gặp khó khăn dịch bệnh, năm 2019, quy mô kinh tế của Đà Nẵng đạt gần 69.500 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người hơn 97 triệu đồng một năm. Dù gặp khó khăn do dịch Covid-19, năm nay, quy mô kinh tế của thành phố ước đạt gần 64 nghìn tỷ đồng.

Phát biểu tại Tọa đàm, Chủ tịch nước đánh giá, sau 25 năm, Đà Nẵng từ một đô thị nhỏ, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, thiếu động lực kinh tế, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn, đã vươn mình như một kỳ tích trong phát triển kinh tế-xã hội. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn đã tăng gấp 27 lần, tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng gấp 18 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 7 lần. Từ năm 2004, Đà Nẵng đã là địa phương có đóng góp ngân sách về Trung ương. Thành phố được quy hoạch hướng ra sông, ra biển, xen kẽ đồi núi, vừa hiện đại, vừa quyến rũ, duyên dáng và năng động, là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Thành phố cũng đã có sự cải cách mạnh mẽ để phát triển, như 7 năm xếp vị trí dẫn đầu cả nước về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; 5 năm liền đứng đầu về chỉ số Cải cách hành chính; 12 năm liền đứng đầu về Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin. Trong phát triển, Đà Nẵng vẫn gìn giữ, kế thừa được văn hóa xứ Quảng nhưng cũng đang dung nạp, tiếp thu một số giá trị văn hóa mới trong quá trình phát triển và hội nhập, toàn cầu hóa. Những thành quả phát triển của Đà Nẵng đã lan tỏa để các tỉnh miền Trung vượt khó vươn lên.

Cho rằng dù thành phố phát triển nhưng quy mô tầm vóc còn nhỏ, chưa xứng tầm thành phố loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố trung tâm của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chính vì thế, Chủ tịch nước yêu cầu Đà Nẵng có động lực vươn lên cùng các địa phương và thành phố lớn cả nước và so với tầm khu vực của châu Á-Thái Bình Dương, trong thời gian tới thực hiện thành công các mục tiêu mà Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị đã đặt ra và trở thành đô thị lớn, sinh thái, thông minh; là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, là thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á.

Chủ tịch nước cũng cho rằng, Đà Nẵng cần phát triển thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, du khách; là nơi hội tụ của những người tài cùng các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng phải là một động lực, đầu tàu kéo không chỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, mà còn là một biểu tượng và niềm tự hào về sự vươn mình vượt qua khó khăn, trở ngại, trỗi dậy thành công của Việt Nam.

Đà Nẵng có khả năng và cần định hướng trở thành thành phố quốc tế, nơi tài nguyên du lịch, sinh thái, và văn hóa hòa quyện với nhau để tạo nên sự hấp dẫn và bản sắc riêng. Với mục tiêu này, cần xây dựng chính quyền liêm chính, đoàn kết, hiệu quả và thân thiện. Sớm hoàn thiện các quy hoạch, thúc đẩy sự liên kết phát triển, tương tác sâu sắc với các địa phương lân cận về chiến lược, quy hoạch trong xây dựng và phát triển, đặc biệt là phát triển du lịch trong hành lang kinh tế chung, cả 3 địa phương Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Và rộng hơn là Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đà Nẵng tập trung cao cho phát triển nguồn vốn con người. Phát huy bản sắc văn hóa, phẩm chất vốn có của người dân xứ Quảng, “trung dũng, kiên cường” trong chiến đấu giành độc lập, “đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong dựng xây kiến thiết đất nước, đặc biệt cần khích lệ tinh thần này trong đội ngũ lãnh đạo địa phương và doanh nhân. Chìa khóa cho sự thành công của Đà Nẵng nằm ở khả năng đánh thức tiềm năng về con người, đặc biệt là nguồn nhân lực thông thạo ngoại ngữ, giỏi công nghệ, có tay nghề cao, đón đầu nhu cầu nhân lực bậc cao của Cách mạng công nghiệp 4.0. Chính quyền thành phố phải dự báo nhu cầu và đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường và các nhà đầu tư; coi giáo dục đào tạo, cả đào tạo nghề là vũ khí mạnh nhất thay đổi phát triển Đà Nẵng trong thời đại công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

Nêu một số yêu cầu phát triển khác với Đà Nẵng, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đà Nẵng phải tính toán quy mô sân bay cho phù hợp với yêu cầu phát triển; quy hoạch phát triển đường sắt. Đà Nẵng cũng cần mô hình tăng trưởng mới như trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm vui chơi giải trí quốc tế hiện đại, trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Đặc biệt, Đà Nẵng cần mạnh dạn so sánh với các thành phố trong khu vực để có chiến lược cạnh tranh xứng tầm. Thành phố cần tạo ra sự khác biệt, phải trở thành một thành phố độc nhất-vô nhị không chỉ ở Việt Nam, trong khu vực mà còn trên thế giới. Theo đó thành phố cần xác lập một chương trình nghị sự để trở thành thành phố đáng sống, đáng đầu tư, đáng cống hiến và đáng trải nghiệm.

Nhắc lại Đà Nẵng cần chú trọng gia cường các nền tảng xã hội thông qua việc thực hiện tốt các chính sách người có công, chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng các nội dung chương trình thành phố “năm không”, “ba có”, “bốn an” gắn với xây dựng văn minh đô thị, Chủ tịch nước đề nghị thành phố tăng cường đối thoại và giải quyết thấu đáo những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp, xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị không có người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo. Đây là cái “không” thứ sáu rất quan trọng đối với thành phố.

* Trước đó, chiều 27/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm, động viên lãnh đạo, công nhân viên Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đây là đơn vị điển hình trong việc thích ứng linh hoạt với dịch bệnh để vượt khó khăn, tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, duy trì việc làm cho lao động. Xuất khẩu năm nay đạt 72 triệu USD. Thu nhập bình quân lao động là 8,5 triệu đồng/tháng. Năm nay Công ty thưởng Tết hơn 7 triệu đồng/người. Công ty phấn đấu trở thành đơn vị sản xuất đạt chuẩn xanh, sạch và bảo vệ môi trường vào năm 2023.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, ghi nhận tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 đã vươn lên mạnh mẽ, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Đặc biệt Công ty đã linh hoạt chuyển từ trạng thái sản xuất bình thường sang sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19; chủ động tiêm vaccine cho 4.000 lao động để sản xuất an toàn. Chủ tịch nước hoan nghênh Công ty chuyển hướng sản xuất theo hướng xanh, sạch, bảo vệ môi trường, đồng thời đề nghị Công ty tiếp tục đoàn kết, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tìm kiếm thị trường xuất khẩu để mở rộng thị trường cũng như quy mô sản xuất; tiếp tục chăm lo cho công nhân lao động hơn nữa để lao động gắn bó lâu dài với sự phát triển của Công ty./.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 28/12/2021

Ngành Hải quan thu ngân sách vượt chỉ tiêu

Sáng 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Tổng Cục trưởng Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bám sát chỉ đạo điều hành kịp thời của Chính phủ và Bộ Tài chính với quan điểm kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, thách thức, phát huy sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng với mục tiêu vừa bảo đảm triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch Covid-19, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo đảm công tác quản lý hải quan, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó tập trung: tăng cường công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ, đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Nhờ đó các lĩnh vực công tác của Tổng cục Hải quan đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Nổi bật trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6%, tương đương tăng 123 tỷ USD so với năm 2020. Đây là sự kiện tiêu biểu của ngành hải quan nói riêng và của Việt Nam nói chung, góp phần làm cán cân thanh toán phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

Bên cạnh đó, năm 2021, Tổng cục Hải quan được Quốc hội giao dự toán thu ngân sách Nhà nước là 315 nghìn tỷ đồng, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu phấn đấu thu là 335 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng thu năm 2021 ước đạt 370 nghìn tỷ đồng, bằng 117,46% dự toán thu được Quốc hội giao và bằng bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 19,2% so cùng kỳ năm 2020.

Nguyên nhân số thu năm 2021 tăng là do một số mặt hàng có số thu lớn do giá tăng mạnh làm trị giá nhập khẩu cũng tăng, đồng thời tăng thu ngân sách do giá tăng như: dầu thô xuất khẩu, nhập khẩu, xăng dầu nhập khẩu, khí đốt hóa lỏng nhập khẩu tăng khoảng 7.500 tỷ đồng; sắt thép, quặng sắt, các sản phẩm sắt thép nhập khẩu làm tăng khoảng 11.700 tỷ đồng; chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu tăng khoảng 3.900 tỷ đồng; quặng và khoáng sản nhập khẩu tăng thu khoảng 3 nghìn tỷ đồng; than nhập khẩu tăng thu khoảng 3.600 tỷ đồng; lượng ô-tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu tăng gấp 1,6 lần làm tăng thu từ mặt hàng này khoảng 14.300 tỷ đồng; nhiều dự án điện mặt trời, điện gió được triển khai làm tăng thu đột biến từ linh kiện, máy móc thiết bị phục vụ dự án khoảng 8.300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân số thu tăng còn do việc xác định nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của toàn ngành, ngay từ đầu năm Tổng cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản cho đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chống thất thu ngân sách Nhà nước; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan; triển khai quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, các giải pháp chống gian lận thương mại, chống thất thu…mang lại kết quả đáng kể đóng góp vào số thu ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, trong công tác thu hồi nợ thuế: Tổng số nợ chuyên thu quá hạn tính đến ngày 30/11/2021 là 5.590,74 tỷ đồng, giảm 69,71 tỷ đồng so thời điểm ngày 31/12/2020 (tương đương giảm 1,23%), và chiếm khoảng 1,49%/tổng thu ngân sách Nhà nước. Về công tác quản lý thuế, tính đến ngày 15/11/2021, tổng số tiền thuế điều chỉnh tăng thêm sau tham vấn giá là trên 430 tỷ đồng. Đối với công tác quản lý rủi ro, các đơn vị trong toàn ngành triển khai kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện hơn 15.425 vụ vi phạm (tăng 73,41% so với cùng kỳ 2020) liên quan đến 19 loại rủi ro, trị giá hàng vi phạm ước tính hơn 4.730 tỷ đồng (trong đó nhiều mặt hàng chưa xác định được trị giá) tăng 23,56% so với cùng kỳ năm trước. Từ ngày 16/12/2020 đến 15/12/2021, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ 14.568 vụ, trị giá hàng hóa 2.709 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính 14.200 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước đạt hơn 290 tỷ đồng…

Vĩnh Khang

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 27/12/2021

Tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, tử vong

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19; tăng cường công tác điều trị, giảm ca chuyển nặng, ca tử vong do Covid-19.

Công điện nêu rõ, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như: Delta và Omicron. Tại Việt Nam, tình hình dịch Covid-19 cơ bản đang được kiểm soát; tuy nhiên số ca bệnh mới có xu hướng tăng, số bệnh nhân nặng, số ca tử vong ở một số địa phương chưa giảm, trong đó mức độ bệnh tăng nặng và tử vong vẫn chủ yếu thuộc nhóm nguy cơ cao (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, kể cả người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19).

Để chủ động quản lý, theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm, tăng cường điều trị, giảm ca chuyển nặng và tử vong do Covid-19 nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhất là bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, chuẩn bị đón Tết dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức: Thực hiện quản lý chặt chẽ nhóm nguy cơ cao trên địa bàn, tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ cao, tình trạng bệnh nền đang được điều trị, tình trạng sức khỏe, nhu cầu hỗ trợ.

Tổ chức tiêm vét vaccine, thành lập các tổ tiêm vaccine đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người thuộc nhóm nguy cơ cao, thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 lưu động ngay tại nhà, bảo đảm không để sót ai thuộc nhóm nguy cơ cao mà không được tiêm vaccine đầy đủ (trừ trường hợp chống chỉ định), đặc biệt là những người không di chuyển được.

Tổ chức chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19 thuộc nhóm nguy cơ cao: Theo dõi sức khỏe, xử lý và điều trị ngay khi phát hiện mắc Covid-19 theo đúng hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2. Thực hiện cách ly, theo dõi tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo tình trạng, mức độ bệnh, điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; có sự hỗ trợ, giám sát khoa học, hợp lý, chặt chẽ, hiệu quả của cán bộ y tế và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế: Bảo đảm phân bố kịp thời, đầy đủ vaccine cho các địa phương. Trên cơ sở luật pháp hiện hành, quyết liệt, khẩn trương hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp nhập khẩu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc điều trị Covid-19 trên tinh thần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm nguyên tắc kịp thời, khoa học và hiệu quả; đồng thời có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giá và chống mọi biểu hiện, hành vi lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm.

Hướng dẫn quản lý, chăm sóc người bệnh nền, người có nguy cơ cao; kịp thời cập nhật, hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp diễn biến dịch bệnh và điều kiện thực tế của Việt Nam.

Bộ Công thương phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế và UBND cấp tỉnh có giải pháp quyết liệt, hợp lý, khoa học, hiệu quả, cụ thể và không được để thiếu nguồn cung cấp oxy y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho các bệnh viện, các cơ sở y tế trong mọi tình huống diễn biến dịch bệnh; chịu trách nhiệm chỉ đạo các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất và phân phối tăng cường sản xuất, cung ứng oxy y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng cũng yêu cầu bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả Công điện này.

Thanh Giang

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 26/12/2021

Đưa Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp, nông nghiệp hiện đại

Ngày 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Tham dự cuộc làm việc có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã phân tích làm rõ hơn về các tiềm năng, lợi thế lớn và những khó khăn, thách thức, gợi mở nhiều nội dung, định hướng phát triển cho Hưng Yên. Báo cáo của Hưng Yên và các ý kiến phát biểu cho thấy, tỉnh đang trỗi dậy phát triển mạnh mẽ và với việc đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, Hưng Yên sẽ phát triển đột phá trong những năm tới. Năm 2021, tỉnh đã hoàn thành toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Phát biểu kết luận, cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Hưng Yên và kết quả tích cực phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2021, các chỉ tiêu đều đạt và vượt.

Tuy nhiên, tỉnh Hưng Yên phát triển chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi, với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, truyền thống, di sản lịch sử văn hóa của tỉnh và mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của nhân dân. Việc phát triển còn chưa theo chiều sâu, chưa dựa nhiều vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tỉnh chưa tập trung nghiên cứu, đầu tư thỏa đáng cho công tác quy hoạch. Việc phát triển đô thị còn hạn chế. Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng y tế, hạ tầng xã hội chưa phát triển như mong muốn. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Thủ tướng yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục các hạn chế, yếu kém này. Theo Thủ tướng, Hưng Yên có điều kiện để phát triển toàn diện công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch theo hướng hiện đại. Cùng với đó, Hưng Yên có điều kiện để phát triển cân bằng và hài hòa giữa văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, tỉnh đứng thứ 2 cả nước về di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Thủ tướng nhấn mạnh, tại lễ kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Hưng Yên mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ định hướng lớn là xây dựng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Trung ương và chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sát điều kiện, tình hình, khả năng của Hưng Yên.

Thứ hai, nhanh chóng hoàn thiện các quy hoạch của tỉnh để tìm ra và phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, chỉ ra và khắc phục các hạn chế, yếu kém, giải quyết mâu thuẫn giữa tiềm năng rất lớn và cơ chế, chính sách còn hạn hẹp, hiệu quả chưa cao.

Thứ ba, đa dạng hóa huy động nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực bằng 3 hình thức: Lãnh đạo công, quản trị tư; đầu tư tư, sử dụng công; đầu tư công, quản lý tư.

Thứ tư, phát huy tính tự lực, tự cường, tự chủ, linh hoạt để phát huy tối đa truyền thống lịch sử văn hóa, điều kiện tự nhiên để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển nhanh và bền vững, hiện đại cả về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Thứ năm, phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung vào giao thông kết nối, phát triển đô thị, hạ tầng số để thúc đẩy Chính phủ số, công dân số, kinh tế số, hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu, hạ tầng y tế và giáo dục.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tích cực hơn nữa để thu hút nguồn lực từ bên ngoài.

Thứ bảy, coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ tám, giữ vững đoàn kết, thống nhất trên cơ sở tình cảm chân thành, tin cậy lẫn nhau, tuân thủ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Thủ tướng lưu ý, tỉ lệ tiêm vaccine mũi 2 cho người từ 18 tuổi của Hưng Yên mới đạt gần 80%, trước biến chủng mới Omicron, phải tập trung, thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine để đạt mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.

Về các kiến nghị, Thủ tướng nêu rõ tinh thần chung là tháo gỡ về mặt cơ chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao chất lượng cán bộ. Tỉnh và các bộ, ngành phối hợp trên tinh thần vô tư, trong sáng, vì nhiệm vụ chung để giải quyết các vấn đề đặt ra.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về hướng giải quyết các kiến nghị của tỉnh theo tinh thần “xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo”. Những nội dung  nào thuộc thẩm quyền của Bộ phải xử lý ngay; nội dung nào thuộc thẩm quyền Chính phủ, Chính phủ sẽ sửa đổi ngay; các nội dung vượt quá thẩm quyền thì đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục rất thẳng thắn trong báo cáo về các khó khăn, vướng mắc, nêu các đề xuất, kiến nghị.

* Nhân chuyến công tác tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công các dự án giao thông trọng điểm của tỉnh là dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội-Hưng Yên kéo dài và dự án tuyến đường bên kết nối cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. Thủ tướng cũng dự buổi lễ của tỉnh Hưng Yên trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định thành lập cho một số dự án đầu tư lớn với tổng số vốn khoảng 6 tỷ USD.

Chiều cùng ngày, trong chuyến công tác tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới dâng hoa tưởng niệm tại tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh  trên Quảng trường mang tên ông tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Nhân  dịp  kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2021) và 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2021), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Sắt tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động và gia đình thương binh Đào Đức Sơn tại thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động.

Ngoài chương trình công tác dự kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian thăm hỏi bà con nhân dân xã Hiệp Cường và thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động về tình hình đời sống, sản xuất kinh doanh, công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là về tình hình tiêm vaccine.

Thân tình trao đổi với bà con, Thủ tướng mong muốn người dân tiếp tục chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là đoàn kết, chung sức chung lòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn bà con nhân dân tích cực tiêm vaccine để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, hạn chế lây lan dịch bệnh, giảm tăng nặng, giảm tử vong./.

Minh Tiến

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 19/12/2021

Huy động mọi nguồn lực, phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững nhằm bù đắp những thiệt hại do đại dịch vừa qua gây ra, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của đất nước.

Sáng 18/12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tỉnh (12/8/1991-12/8/2021) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư và đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu qua các thời kỳ.

Phát biểu ý kiến chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong suốt 30 năm qua.

Bằng những quyết sách kịp thời, sự năng động, sáng tạo với tinh thần đổi mới, đoàn kết, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã vươn lên trong tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những địa phương năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực với các ngành kinh tế mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng ngày càng cao, đời sống người dân ngày càng được cải thiện; công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công và các tầng lớp nhân dân được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội của cả nước và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không được chủ quan, lơ là. Phải đặt tính mạng và sức khỏe người dân lên trên hết, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả với những diễn biến của dịch bệnh. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine mũi 2 trong năm 2021 và mũi 3 trong quý I/2022.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững nhằm bù đắp những thiệt hại do đại dịch vừa qua gây ra, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển chung của đất nước.

Với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép-Thị Vải, sân bay Long Thành và các tuyến cao tốc sẽ được hình thành trong tương lai, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần tiếp tục khơi dậy các nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài, thu hút mạnh đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mũi nhọn như công nghiệp chế biến, chế tạo, cảng biển, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, kết nối Bà Rịa-Vũng Tàu với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng kinh tế năng động, đóng góp lớn nhất, hiệu quả nhất vào sự phát triển chung của đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm ghi nhận những thành tựu mà tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đạt được trong 30 năm qua.

Anh Tuấn – Nguyễn Nam

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 19/12/2021

Việt Nam cơ bản đã đạt miễn dịch cộng đồng  đối với Covid-19

Hơn 80% dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19, Việt Nam cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng.

Theo dữ liệu trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến sáng 18-12, cả nước đã tiêm hơn 137,5 triệu liều vắc-xin Covid-19.

Trong đó, số liều vắc-xin Covid-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 128 triệu liều với hơn gần 58 triệu liều cho mũi 2 và 1.098.225 mũi 3. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin là 96,8% và tỉ lệ tiêm đủ 2 liều là 80,8% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Theo kế hoạch Bộ Y tế đặt ra, chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 được triển khai từ tháng 7-2021 tới tháng 4-2022 với mục tiêu ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc-xin trong năm 2021 và hết tháng 1-2022, sẽ phủ vắc-xin trên 70%.

Như vậy, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 của Việt Nam đã về đích sớm hơn dự kiến. Tỉ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc-xin của Việt Nam/dân số xếp thứ 4 trong khu vực (sau Singapore và Campuchia, Brunei). Nếu tính cả số trẻ em từ 12-18 tuổi được tiêm vắc-xin Covid-19 thì tỉ lệ dân số được tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19 ở Việt Nam đã đạt trên 60%.

Bộ Y tế cho biết mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 40% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 đến cuối năm 2021 và 70% dân số của các quốc gia được tiêm đủ liều vắc-xin đến giữa năm 2022.

Như vậy với hơn 60% dân số được tiêm đủ 2 liều vắc-xin Covid-19, Việt Nam đã vượt 20% so với mục tiêu của WHO trong năm 2021.

Hơn 95% dân số trên 18 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19

Tại buổi tọa đàm “Chiến dịch vắc-xin vững niềm tin” do Bộ Y tế tổ chức tối 17-12, PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết tỉ lệ bao phủ đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi đến nay đã đạt trên 80%. “Chúng tôi tin rằng, với tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 như hiện nay, đến hết tháng 12-2021, trên 95% dân số Việt Nam trên 18 tuổi sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin. Về cơ bản, Việt Nam đã đạt được miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19”- PGS Hồng nói.

PGS Hồng cũng cho biết kết quả của việc bao phủ vắc-xin Covid-19 cho người dân có thể nhìn thấy rõ, trong đó đã hạn chế được các ca Covid-19 có triệu chứng nặng phải nhập viện điều trị, hạn chế được bệnh nhân nặng và hạn chế số bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Về việc một số người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 khi mắc Covid-19 vẫn bị bệnh nặng, có ca tử vong, PGS Hồng cho biết không có một vắc-xin nào đạt được hiệu quả bảo vệ 100%. Với vắc-xin Covid-19 hiện nay, theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kinh nghiệm của các quốc gia đã triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 trước chúng ta cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất thì hiệu quả bảo vệ của vắc-xin Covid-19 dao động từ 60-90%.

“Như vậy, dù đã tiêm đủ liều vắc-xin cũng không thể bảo vệ chúng ta hoàn toàn 100%. Những người đã được tiêm vắc-xin Covid-19 thì hiệu quả mang lại là giảm số mắc Covid-19 và giảm bệnh nặng, giảm tử vong ở người mắc bệnh. Với một số ca Covid-19 tử vong đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19, ngoài việc vắc-xin không thể bảo vệ chúng ta 100% thì trong số này cũng có nhiều người là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền”- PGS Hồng giải thích.

Cũng theo PGS Hồng, thực tế qua phân tích các ca Covid-19 tử vong hiện nay ở Việt Nam đa số là người chưa tiêm vắc-xin Covid-19, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Tiêm mũi bổ sung sẽ củng cố khả năng miễn dịch

Về kế hoạch tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại (mũi 3), PGS Hồng cho biết theo nguyên lý sử dụng vắc-xin trong tiêm chủng thì mũi tiêm nhắc lại là rất quan trọng, giúp cho việc tăng cường tính miễn dịch của mỗi người sau khi đã tiêm đủ các mũi vắc-xin cơ bản. Điều này giúp cơ thể củng cố khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2 và những biến thể sau này.

PGS Hồng nhấn mạnh những người cao tuổi, người có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp…) không chống chỉ định với vắc-xin Covid-19 mà thuộc đối tượng phải được tiêm vắc-xin Covid-19 sớm nhất. Vì đây là những đối tượng nếu mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ cao bị bệnh nặng và tử vong.

Những người này được chỉ định tiêm ở các cơ sở y tế, có khả năng xử lý phản ứng nặng sau tiêm (nếu có). Các bác sĩ sẽ khám sàng lọc kỹ hơn, hướng dẫn theo dõi, trước và sau tiêm cẩn thận hơn.

Theo PGS Hồng, vắc-xin Covid-19 đã được khuyến cáo là an toàn với hầu hết mọi người. Chỉ những người nhiễm trùng cấp tính thì sẽ hoãn tiêm, đợi đến khi điều trị khỏi bệnh mới tiêm.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 17/12/2021

Tăng cường hệ thống y tế dự phòng, y té cơ sở: thần tốc tiêm vắc-xin

Chiều 16/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố.

Dự họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Dự họp tại các điểm cầu ở các địa phương có Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đã tiếp nhận gần 169 triệu liều vaccine COVID-19; Bộ Y tế cơ bản đảm bảo đủ nhu cầu các thuốc phòng chống dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trình bày cho biết, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến ngày 15/12/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc, hơn 1 triệu người đã khỏi bệnh.

Từ ngày 9 -15/12 cả nước ghi nhận thêm 106.918 ca mắc mới (64.723 ca cộng đồng, chiếm 60,5% số mắc mới). Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận 71,2% ca mắc mới trong cộng đồng; miền Bắc 12%; miền Trung 15,6% và Tây Nguyên 1,1%.

So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng tăng 15,1%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5%, số bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tăng 8,3%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%…

Bộ Y tế nhận định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng tiếp tục có xu hướng gia tăng do các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường; mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng; biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh; có tâm lý chủ quan trong người dân, không thực hiện quy định 5K về phòng, chống dịch…

Về vaccine và thuốc điều trị COVID-19, đến ngày 14/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận gần 169 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã tiêm được trên 135 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 88%, tỷ lệ tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên trên 127 triệu liều; từ 12 đến 18 tuổi tiêm được trên 7,6 triệu liều.

Đến nay, Bộ Y tế cơ bản đã đảm bảo đủ nhu cầu đối với các thuốc phòng chống dịch, đặc biệt là với 46 thuốc quy định tại Quyết định số 2626 của Bộ Y tế.

Tại cuộc họp, theo đề nghị của Thủ tướng, các đại biểu đã tập trung đánh giá tình hình và công tác phòng chống dịch, nhất là tiến độ tiêm vacccine, bảo đảm thuốc điều trị, tăng cường năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở. Các địa phương cũng trình bày thẳng thắn, cụ thể về những khó khăn, vướng mắc, lúng túng, nêu các đề xuất hỗ trợ liên quan tới vaccine, thuốc điều trị, vật tư y tế, nhân lực…

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố đề xuất tiếp tục bổ sung vaccine, thuốc điều trị cho các địa phương; xem xét, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ cho những địa phương có nhiều ca mắc trong cộng đồng và phải chuyển lên tuyến trên; đề nghị hướng dẫn thêm, điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định 4800 của Bộ Y tế…

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn lưu ý, nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 nhưng không tử vong do COVID-19 mà do bệnh nền, do đó, cần hết sức chú ý xử trí bệnh nền kịp thời cùng với việc điều trị COVID-19

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi và lãnh đạo nhiều địa phương nhấn mạnh cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, kiên trì, đẩy mạnh tuyên truyền để tiêm vaccine cho người dân, tổ chức tiêm ngay tại nhà cho người dân…

Chủ tịch UBND TP HCM cũng cho biết, công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử phạt trên địa bàn chưa đạt yêu cầu, đây là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh còn lây lan.

Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta không có cách nào khác là phải thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa nền kinh tế, khôi phục và phát triển kinh tế xã hội. Cần thống nhất nhận thức và hành động, quyết liệt chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phòng chống dịch.

Các ý kiến tại cuộc họp đều cơ bản thống nhất trong đánh giá tình hình, phân tích các nguyên nhân, một số giải pháp cấp bách cần thực hiện. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128. Bộ Y tế tiếp tục sửa đổi, bổ sung, sớm hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn tại Quyết định 4800.

Dự báo thời gian tới, tình hình dịch bệnh sẽ vẫn diễn biến phức tạp. Các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá biến chủng Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn chủng Delta, trong khi chưa có kết luận cuối cùng về độc lực và khả năng kháng vaccine; có thể tiếp tục xuất hiện các biến chủng mới. Thủ tướng nhấn mạnh, phải kiểm soát rủi ro, giảm ca mắc cộng đồng, ca chuyển nặng và giảm tối đa ca tử vong, đây là mục tiêu rất rõ và cần quyết tâm thực hiện.

Về tổng thể, các nguyên lý, các biện pháp, công thức phòng chống dịch đã cơ bản phù hợp, với 3 trụ cột phòng chống dịch (cách ly, xét nghiệm, điều trị) và công thức “5K+vaccine+thuốc điều trị+công nghệ+đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”…  Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả các nguyên lý, biện pháp, công thức, phương châm phòng chống dịch.

Các địa phương, bộ ngành, cơ quan, đơn vị phải rà soát, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện, xử lý nghiêm các vi phạm. Trong đó, để giảm số ca chuyển nặng thì yêu cầu cốt lõi là bảo đảm người dân được tiếp cận y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở, còn trong công tác phòng chống dịch nói chung thì vấn đề vaccine là yếu tố cốt lõi, chiến lược, quyết định cả trước mắt và dài hạn.

Nhấn mạnh thêm một số nội dung cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, để ngăn chặn ca lây nhiễm, cần tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bám sát tình hình, sớm phát hiện khi các chủng mới xâm nhập vào Việt Nam. Xử lý nghiêm các trường hợp không thực hiện đúng quy định về phòng chống dịch. Tăng cường xét nghiệm tầm soát với đối tượng, địa bàn có nguy cao. Đặc biệt chú ý công tác phòng chống dịch tại các đô thị lớn, khu công nghiệp đông người.

Để giảm số ca chuyển nặng, cần nâng cao năng lực y tế cơ sở, luôn sẵn sàng về trang bị, nhân lực, thuốc điều trị, ô xy… Thủ tướng yêu cầu phải đáp ứng ngay nhu cầu y tế của người dân ngay tại cơ sở; bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc, động viên tinh thần cho người bệnh, kết hợp Đông y và Tây y trong điều trị.

Phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, tổ chức các tổ lưu động để vận động người dân tiêm vaccine COVID-19

Thủ tướng yêu cầu thần tốc hơn nữa trong thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19. Chậm nhất tới cuối tháng 12/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi; trong tháng 1/2021 phải hoàn thành việc tiêm mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi và tiêm mũi 2 cho người từ 12-18 tuổi. Việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi tiến hành theo kết luận của cấp có thẩm quyền và cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế bảo đảm đủ vaccine, bảo quản, hướng dẫn, tổ chức chiến dịch tiêm khoa học, hợp lý, hiệu quả…. Các địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu có đủ vaccine mà không hoàn thành được mục tiêu tiêm chủng thì Ban chỉ đạo phòng chống dịch các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân…

Thủ tướng nêu rõ, phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người, bằng mọi cách như tổ chức các tổ lưu động để vận động người dân và tiến hành tiêm vaccine. Đồng thời, nghiên cứu chế tài xử lý với những người không chịu tiêm vaccine (trừ những người chống chỉ định tiêm), ví dụ như không được ra đường, nếu mắc bệnh thì phải trả tiền điều trị… Thủ tướng cũng yêu cầu tính toán, lên kế hoạch, chuẩn bị vaccine cho năm 2022.

Bộ Y tế bảo đảm đủ thuốc điều trị, không để thiếu thuốc; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các bệnh viện chủ động mua thuốc điều trị; chịu trách nhiệm kiểm định, quản lý chất lượng thuốc được đưa vào sử dụng; tổ chức mua tập trung một số loại thuốc điều trị thiết yếu; phân bổ, hỗ trợ kịp thời thuốc điều trị cho các địa phương; đối với các loại thuốc thiết yếu, phải có cơ số dự phòng phù hợp cho tình huống dịch bệnh diễn biến xấu…

Đồng thời, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị khẩn trương nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị COVID-19; thúc đẩy thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc điều trị COVID-19 trong nước để chủ động nguồn cung và tiết kiệm kinh phí.

Công tác điều trị cần huy động bác sĩ về hưu, hệ thống y tế tư nhân; chỗ nào còn vướng về cơ chế, chính sách thì phải giải quyết và đề xuất xử lý theo thẩm quyền. Bộ Tài chính xem xét đề xuất của các tỉnh còn khó khăn, nhanh chóng tập hợp và báo cáo Chính phủ.

Xây dựng và trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách để tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng

Về tăng cường y tế cơ sở và y tế dự phòng, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh việc tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn về phát hiện, xét nghiệm sàng lọc, điều trị ban đầu, điều trị sớm F0 tại cơ sở, tại nhà.

Những nơi xuất hiện nhiều ca nhiễm, diễn biến phức tạp thì dứt khoát phải thành lập trạm xá lưu động, bảo đảm trang thiết bị y tế cần thiết, đồng thời điều động lực lượng hỗ trợ từ nơi khác. Chúng ta đã có kinh nghiệm và Thủ tướng hoan nghênh nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo trong việc này.

Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành các chế độ, chính sách để tăng mức phụ cấp cho nhân viên y tế cơ sở, y tế dự phòng; nghiên cứu, xây dựng đề án kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng phù hợp với dự báo về tình hình dịch bệnh, nhu cầu chăm sóc điều trị ban đầu.

Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế bảo đảm an toàn, phù hợp tình hình và thông lệ của các nước, không quá thận trọng cũng không chủ quan. Các địa phương tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến của doanh nghiệp, người dân về triển khai các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp và bảo đảm sản xuất kinh doanh an toàn.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quan tâm công tác bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tự giác, tự nguyện, tích cực tham gia công tác phòng chống dịch để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thủ tướng cũng lưu ý cần tổng hợp đầy đủ về kinh phí phòng chống dịch năm 2021, bao gồm từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn hỗ trợ, viện trợ, để dự trù cho năm 2022 trên tinh thần chủ động, tích cực hơn, chuẩn bị kỹ hơn, tránh bị động, lúng túng, bất ngờ

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 30/12/2021

Trao Giải thưởng Kiến trúc quốc gia lần thứ 13 (2020-2021)

Tối 29/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2020-2021 do Bộ Xây dựng phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức đã vinh danh 48 tác phẩm xuất sắc nhất ở 9 thể loại.

Đến dự và trao giải, có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 13 (2020-2021) đề cao tinh thần “Khai thác bản địa – Kết nối công nghệ”, tôn vinh các tác giả và tác phẩm có nhiều sáng tạo kiến trúc theo hướng hiện đại nhưng vẫn gắn với bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền, tạo môi trường sống tốt cho cộng đồng dân cư, thích ứng với biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Đồng thời, Giải thưởng khuyến khích kiến trúc sư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào thiết kế, phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ.

Sau khi phát động, ban tổ chức đã nhận được 212 tác phẩm dự thi, hơn 60 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo. Hội đồng giải thưởng gồm 21 chuyên gia đã bình chọn, trao giải cho 48 tác phẩm xuất sắc nhất.

Kết quả, có 5 giải Vàng được trao, cụ thể: Thể loại Kiến trúc nhà ở – Hạng mục nhà ở nông thôn: Nhà Bình Dương (TP Thuận An, Bình Dương) của hai kiến trúc sư Phan Lâm Nhật Nam và Trần Cẩm Linh. Hai tác giả đồng thời được nhận Bằng khen Kiến trúc sư trẻ tiêu biểu.

Thể loại Kiến trúc công cộng – Hạng mục trường học, bệnh viện: Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), kiến trúc sư Phạm Trung Hiếu.

Thể loại Quy hoạch đô thị và nông thôn: Đồ án Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, nhóm kiến trúc sư: Phạm Thị Huệ Linh, Hà Khánh Linh, Lê Thị Thu Thương và cộng sự.

Thể loại Kiến trúc nội thất: Sojo Hotel “Sự tiên phong mang tâm hồn Việt” (TP Thái Bình), kiến trúc sư Lê Huy Trực và cộng sự.

Thể loại Tác phẩm kiến trúc xuất sắc tại Việt Nam của kiến trúc sư nước ngoài: Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, tác giả Liên danh Công ty TNHH Studio Milou Singapore và Công ty TAD.

Ban tổ chức cũng chọn lựa và trao 16 giải Bạc, 27 giải Đồng, 3 Bằng chứng nhận cho các nhà đầu tư thông minh, 2 bằng khen Kiến trúc sư trẻ tiêu biểu (dưới 35 tuổi), 2 Bằng khen cho các đơn vị tích cực tham gia và đạt nhiều thành tích.

Phát biểu tổng kết tại Lễ trao giải, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho biết, mặc dù diễn ra trong tình hình dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn, nhưng số lượng tham gia vẫn tăng 67% so với kỳ giải thưởng trước, tác phẩm dự giải cũng bao phủ rộng khắp các vùng miền trên cả nước với chất lượng được nâng cao.

Giải thưởng Kiến trúc quốc gia được tổ chức hai năm/lần từ năm 1994, nằm trong hệ Giải thưởng chính thống của Nhà nước, chuyên về lĩnh vực Kiến trúc, là cơ sở để Nhà nước xem xét, trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về lĩnh vực Văn học nghệ thuật.

Mỹ Hạnh

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 28/12/2021

“Ngọn đèn xanh” sẽ tiếp tục thắp sáng

Chỉ mới hơn tháng trước đây thôi, tôi và nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cùng nhà thơ trẻ Đỗ Anh Vũ vừa trò chuyện về nhà thơ Trúc Thông.

Về cuộc đời, sự nghiệp, gia đình và cả về người vợ tảo tần, thủy chung, yêu thương ông hết mực; cùng hai cô con gái nhỏ giỏi giang, chăm ngoan, thành đạt của ông. Một đời người, một đời thơ kể như thế cũng là hạnh phúc, cũng đã trân trọng biết bao.

Nhà thơ Trúc Thông sinh năm 1940, tuổi Canh Thìn, trong một gia đình có gia phong ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mồ côi cả cha từ nhỏ, ông ở với mẹ và chị gái, nhọc nhằn đi qua những tháng ngày thương khó thời bao cấp túng nghèo. Tuổi thơ chật vật đã tôi đúc ông trở thành một người có nghị lực sống kiên cường, khả năng thích nghi và đối đầu với thách thức gian nan, nuôi dưỡng, vun xới cho tâm hồn ông một tình yêu thơ ca say đắm, vô bờ.

Đến với thơ ca từ rất sớm, nhưng Trúc Thông thành danh muộn màng so với thế hệ các nhà thơ cùng trang lứa. Con đường thơ ca nhọc nhằn, đầy gian nan thách thức như chính cuộc đời thi sĩ của ông. Đó là con đường: Tiếng chim rơi tịch mịch/ Nỗi người đi muôn trùng. Nhưng bằng niềm tin và tình yêu tha thiết cuộc sống, yêu con người, yêu cái đẹp, nên ở ông có một Trúc Thông khác biệt và độc đáo. Một thi sĩ đích thực, luôn nhỏ nhẹ, biết lắng nghe, không khuất phục cũ mòn, một mình trên con đường ma-ra-tông thơ: Mới, khác, nghiêm cẩn với mình, nghiêm cẩn với thơ, nghiêm cẩn với cuộc đời, nhân văn và sâu sắc.

Bằng vào bản năng thiên bẩm nhạy cảm và tinh tế, một bản lĩnh thơ ca vững vàng, luôn khao khát tìm tòi cái mới, ông đã cho ra đời năm tập thơ và hai tập tiểu luận phê bình thơ quan trọng, đóng góp một phần đáng kể vào nền thơ ca dân tộc. Mỗi tập thơ của ông là một lời tâm tình, một ý chí sắt đá không thỏa hiệp, là sự chắt lọc tới từng con chữ đến quyết liệt: Xuyên những bức tường/ Ta đã phải tấn công/ Từ ngữ những núi cao vỏ đạn. Nhưng ẩn đằng sau đó chính là sự dịu dàng giấu kín nơi thẳm sâu trái tim thi sĩ thấm đẫm tình người, tình đời của ông.

Những bài thơ “Hy vọng phố mình”, “Đường lưng đèo gió”, “Đêm mùa thu”, “Bờ sông vẫn gió”, “Chầm chậm”, “Khúc trẻ thơ”… của ông thật sự chinh phục bạn đọc và ngay cả các nhà thơ khó tính cùng thời với ông cũng đều thừa nhận. Những bài thơ ấy vừa dịu dàng trong sáng vừa có cái gì ngấm ngầm kiêu hãnh của sự tươi mới, trẻ lạ. Bởi thế ông xứng đáng nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam cho tập “Một ngọn đèn xanh” (2000) và Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật (2016).

Với tư cách một nhà thơ đàn anh, thế hệ đi trước, Trúc Thông có trái tim bao dung và lòng vị tha cao cả với các thế hệ thơ sau mình. Ông trân trọng họ, cởi mở gần gũi, động viên khích lệ nhiều cây bút trẻ có khao khát tìm tòi đổi mới. Từng phụ trách Ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, là người tổ chức chuyên mục tiếng thơ và chương trình đọc truyện đêm khuya, nên ông rốt ráo giới thiệu nhiều cây bút trẻ trên các chương trình văn nghệ của đài.

Trong suốt cuộc đời dấn thân cho thơ ca và văn học, ông trở thành người anh, người bạn đồng hành gắn bó mật thiết với nhiều nhà thơ trẻ thành danh và bạn đọc cả nước. Ông đã truyền đi cảm hứng, khát vọng cống hiến, niềm đam mê sáng tạo, phụng sự vẻ đẹp thanh khiết của thơ ca.

Với tôi, nhà thơ Trúc Thông là một mẫu mực về sự cống hiến cho thơ ca. Sự đam mê trong sáng, nguồn cội của bản tính thiên lương ở ông đã làm nảy sinh trong ông niềm khoái cảm sáng tạo bất tận. Sự tinh tế và nhân bản trong thơ ông chạm đến trái tim của nhiều bạn đọc và đồng nghiệp. Mỗi bài thơ là mỗi khoảnh khắc của đời người. Nó được chiêm nghiệm và chắt lọc qua thời gian, làm cho người yêu thơ sau khi thưởng thức không dễ quên nguôi. Nó thôi thúc con người yêu cuộc sống hơn, sống có khát vọng và có mục đích hơn. Nó đối lập với cái xấu, cái vô cảm. Đề cao niềm tin vào sự thật, vào lẽ phải và phẩm giá con người. Nó khuyến khích con người vượt lên nỗi sợ hãi, nỗi buồn và cả sự bi quan bế tắc để: Trái đất mỉm cười mặt mình ngũ sắc/ cười rung gió cây, hướng tới những điều đẹp đẽ cao thượng.

Vĩnh biệt ông một trái tim đa cảm tinh khôi nhưng luôn bình yên, kiên định. Hơn mười năm mắc bạo bệnh, dù trong lúc đau đớn, bế tắc do những căn bệnh quái ác hành hạ, dù bầm giập trước sự sống và cái chết, ông vẫn luôn tin vào con người, tin vào cái đẹp và sự chiến thắng của thơ. Vẫn không ngừng đốt lên tia sáng hy vọng. Khơi dậy ý chí và nguồn cảm hứng sáng tạo cho người yêu thơ, cho bạn đọc. Rằng cuộc sống có ý nghĩa hơn khi cái đẹp chiến thắng. Tình yêu thương, sự tử tế, lòng bao dung trung thực được tôn vinh.

Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một tài năng văn chương, một nhân cách sống có mục đích chân chính, có lý tưởng nghệ thuật, dâng hiến trọn vẹn mình cho vẻ đẹp của thơ ca, vượt lên mọi nỗi đau, nỗi u uất trần thế bằng trái tim nóng, nụ cười hồn hậu, giọng nói nhỏ nhẹ ân tình, xiết bao ấm áp.

Vĩnh biệt ông, một tâm hồn thơ thuần khiết, trong sáng, rạo rực niềm tin và khát vọng, một lòng đưa thơ ca đến chân trời mới mẻ của cái đẹp. Một trái tim vừa mong manh vừa vững chãi, đầy ắp nhiệt huyết-Một ngọn đèn xanh-Trúc Thông luôn ấm nóng và tỏa sáng: Trời xanh rót xuống tràn ánh sáng/ chị em bé xíu khoác vai nhau.

Tôi biết, trong thẳm sâu con người ông còn chất chứa bao điều trăn trở, bao dự định và khát vọng cống hiến. Nhưng thôi, tất cả đã dừng lại. Nhà thơ Trúc Thông ơi! Gia đình ông, bạn bè, những bạn đọc yêu thơ ông sẽ tiếp tục thắp sáng ngọn đèn xanh trong ông. Đó là ngọn đèn soi sáng sự nhân hậu thủy chung, trọng thơ ca, trọng con người, trọng cuộc đời của ông. Vẻ đẹp và lòng bao dung trong thơ ông vẫn còn đó: Bông hoa trắng đời anh ngát mãi.

Vĩnh biệt thi sĩ Trúc Thông-Một người anh, một người bạn, một người đồng nghiệp yêu quý. Rồi đây: Bờ sông vẫn gió/ Người không thấy về, nhưng những vần thơ tinh tế, trong vắt, tài hoa và cháy khát đến thắt lòng của ông vẫn không ngừng chảy.

Đêm 26/12/2021

Trần Anh Thái

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 27/12/2021

Triển khai thành công kỹ thuật ECMO tại An Giang

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành từ Bệnh viện Bạch Mai, các y, bác sĩ đã vượt qua những khó khăn thách thức về thiếu nhân lực và trang thiết bị can thiệp ECMO để cứu sống một ca mắc Covid-19 nặng tại khu ICU của Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang.

TS, BS Nguyễn Văn Dũng-Phó Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Trưởng đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai tại An Giang cho biết, trung tâm tiếp nhận bệnh nhân nam, 61 tuổi, tiền sử tăng huyết áp mạn tính, ở nhà xuất hiện ho sốt, khó thở.

Bệnh nhân đã được điều trị tại Trung tâm y tế huyện Châu Thành 4 ngày với chẩn đoán viêm phổi nặng do SARS-CoV-2. Tuy nhiên tình trạng bệnh không cải thiện, suy hô hấp nặng và được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang ngày 23/12.

Tại Khoa ICU 2 chuyên thu dung và điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 nặng và nguy kịch, bệnh nhân được tiếp nhận và xử trí theo phác đồ của Bộ Y tế, dùng kháng sinh, kháng virus và lọc máu hấp phụ. Tuy nhiên tình trạng ngày càng tồi hơn, phổi tổn thương nặng cả 2 bên phế trường, oxy máu rất thấp, không đáp ứng với tất cả liệu pháp oxy.

Trong tình cảnh rất khó khăn và thiếu thốn tại Khu điều trị ICU 2, thiếu nhân lực và trang thiết bị vật tư, hệ thống khí nén không bảo đảm… Nhưng trước tình thế bệnh nhân diễn biến rất nặng, và bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn khi vợ của bệnh nhân vừa mất cách đây 2 tháng, chỉ còn 2 con gái, các y, bác sĩ quyết tâm cao nhất để cứu sống bệnh nhân.

Đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai tại An Giang cùng với các y, bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm dưới sự chỉ đạo và động viên của các thầy cô tại Hà Nội đã cố gắng vượt qua những khó khăn và thiếu thốn, thiết lập nhanh một phòng khép kín đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tiến hành can thiệp ECMO, giúp duy trì sự sống để mong chờ bệnh nhân sẽ cải thiện dần qua các ngày tiếp theo.

ThS, BS Nguyễn Bá Cường, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ chính thực hiện kỹ thuật ECMO trên bệnh nhân 61 tuổi này cho biết, ngày thứ 3 sau tiến hành ECMO (sáng 26/12), bệnh nhân đã được rút ống thở HFNC và đang có dấu hiệu hồi phục.

Hiện tại, tình trạng bệnh nhân vẫn còn rất nặng nhưng các y, bác sĩ 2 bệnh viện đều cố gắng không ngừng để cứu sống được bệnh nhân. Đó cũng là lời hứa, là quyết tâm của các y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai trong ngày xuất quân lên đường vào An Giang làm nhiệm vụ.

Chia sẻ về trường hợp này, PGS, TS Nguyễn Văn Chi-Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu trực tiếp hỗ trợ An Giang trong các khu ICU cho biết, kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo hay còn gọi là hoạt động hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao.

ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng và chỉ mới được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Chi, hỗ trợ An Giang vừa là tình cảm vừa trách nhiệm của Bệnh viện Bạch Mai đối với ngành y tế và nhân dân cả nước. Trong các buổi làm việc và trao đổi giữa Ban lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Sở Y tế An Giang, Bạch Mai luôn quyết tâm triển khai kỹ thuật cao tại An Giang để khẳng định trách nhiệm và cam kết hỗ trợ chuyên môn của ban lãnh đạo bệnh viện với nhân dân và ngành y tế An Giang. Điều này cũng là cơ sở để ngành y tế An Giang khẳng định với người dân quyết tâm phát triển chuyên môn chống dịch.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 28/12/2021

Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc H’Mông lần thứ 3

Từ ngày 24 – 26/12/2021 tại tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Lai Châu, sự phối hợp của các Bộ, ngành Trung ương. Ngày hội có sự tham gia của 13 tỉnh (Lai Châu, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk) có đồng bào dân tộc Mông sinh sống và sẽ được truyền hình trực tiếp từ 20h30 – 22h00 ngày 24/12/2021 trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình của các địa phương tham gia Ngày hội.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III năm 2021 có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông – Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”. Ngày hội có 2 phần: Phần lễ và Phần hội. Đặc biệt tại phần hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc. Trong đó, hoạt động văn hóa có nhiều nội dung như thi giã bánh giầy; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông; liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Mông; trưng bày, triển lãm đặc trưng văn hóa dân tộc Mông trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hoạt động thi đấu thể thao truyền thống dân tộc Mông (gồm 4 môn truyền thống là tù lu, bắn nỏ, kéo co và đẩy gậy). Hoạt động du lịch gồm tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Lai Châu và tạo đàm “Đánh giá các sản phẩm du lịch của tỉnh Lai Châu và trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải thiện môi trường du lịch, thu hút các doanh nghiệp lữ hành đưa khách đến với Lai Châu, góp phần tăng doanh thu đưa du lịch Lai Châu phát triển theo hướng bền vững”.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III là một sự kiện lớn, thể hiện sự tôn vinh văn hóa một dân tộc giàu truyền thống văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc anh em; để các tỉnh tham gia có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế-xã hội.

Để Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu diễn ra đảm bảo hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào các dân tộc, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực phối hợp với các tỉnh chuẩn bị tốt các nội dung, chương trình theo kế hoạch đề ra và xây dựng phương án phòng, chống dịch Covid-19.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 25/12/2021

Giáng sinh yên bình trên mọi miền đất nước

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí đón lễ Giáng sinh 2021 của người dân tại các địa phương trong cả nước không nhộn nhịp như những năm trước. Hầu hết các nhà thờ đều tổ chức các buổi lễ theo hình thức trực tuyến hoặc tổ chức thánh lễ trong diện hẹp. Dù vậy, không khí mừng ngày lễ Nô-en vẫn không kém phần ấm áp khi việc chuẩn bị cho ngày lễ khá chu đáo, mọi người dân đều vui mừng đón Giáng sinh, nhiều gia đình giáo dân có hoàn cảnh khó khăn được các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc quan tâm, thăm hỏi, tặng quà…

Theo đại diện Tổng Giáo phận Hà Nội, năm nay thánh lễ đêm Giáng sinh được cử hành bên trong nhà thờ, để tránh việc tập trung đông người. Một số lượng nhất định khách mời và giáo dân trước khi đến nhà thờ dự lễ đều phải tuân thủ các biện pháp 5K, có kết quả test nhanh Covid-19 âm tính.

Thực hiện 5K khi đón Giáng sinh

Tại Hà Nội, không khí rộn ràng, ấm áp của mùa Giáng sinh vẫn hiện diện trên các tuyến phố, trung tâm mua sắm. Các nhà thờ lớn như Cửa Bắc, Hàm Long, Thái Hà, Phùng Khoang… đều được trang trí cây thông, quả châu, dựng hang đá Bê-lem, trang trí khuôn viên bằng hoa, cây cảnh, hệ thống đèn chiếu sáng. Giáo xứ Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, Hà Nội (thuộc giáo phận Hưng Hóa) cũng dừng các hoạt động diễn nguyện, hoan ca trong đêm Giáng sinh, bà con giáo dân dự các buổi lễ bằng hình thức trực tuyến.

Đón chào Giáng sinh 2021, các nhà thờ, giáo xứ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh dù không tổ chức trang hoàng lộng lẫy, hoành tráng như các năm trước nhưng vẫn tạo được sự thích thú cho người dân bằng nhiều tiểu cảnh, vật thể đẹp mắt, có nhiều nét mới. Gia đình chị Phạm Thị Anh, ngụ quận 2, TP Hồ Chí Minh cho biết: “Do công việc ban ngày bận rộn, nên buổi tối cả gia đình mới sắp xếp dạo một vòng quanh quận 1 để vui chơi và chụp hình cho các con”. Ghi nhận tại các điểm vui chơi, nhà thờ khu vực trung tâm thành phố, số người đi chơi lễ ít hơn năm trước và mọi người đều tuân thủ, thực hiện tốt quy tắc 5K để phòng, chống dịch Covid-19. Chị Trần Mai Thảo, một người dân ở xóm đạo tại quận Gò Vấp cho biết, không khí đón Nô-en tuy không tưng bừng như những năm trước, nhưng tất cả mọi người đều vui mừng đón Giáng sinh, cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mong dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để trở lại với cuộc sống bình thường. Chủ tịch Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Từ Đức, thành phố Thủ Đức Nguyễn Văn Hảo cho biết, việc hành lễ của giáo xứ năm nay được rút gọn một số nghi thức và thời gian để bảo đảm công tác phòng, chống dịch.

Không khí Giáng sinh tại các nhà thờ, xóm đạo trong tỉnh Ninh Bình, nhất là ở khu vực Giáo xứ Phát Diệm, huyện Kim Sơn, nơi có 11 giáo họ và hơn 5.000 giáo dân cũng trầm lắng hơn mọi năm. Tại Nhà thờ Phát Diệm, trước đêm Giáng sinh 24/12, cây thông Nô-en, cùng nhiều điểm trong khuôn viên nhà thờ đều gắn thêm các hình ảnh tuyên truyền cho giáo dân, khách du lịch thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn… Ban Chấp hành Giáo xứ Phát Diệm thống nhất rút gọn 50% việc trang trí, nghi lễ đón mừng Giáng sinh năm 2021; đồng thời khuyến cáo các nhà thờ trong vùng thực hiện nghiêm giãn cách giáo dân khi tham gia lễ cầu nguyện. Ông Mai Văn Quý, Chánh trương Giáo xứ Chính tòa Phát Diệm cho biết: Đại lễ Giáng sinh rất quan trọng đối với người công giáo, song đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cho nên Giáo xứ chỉ tổ chức thánh ca và dâng lễ bên trong nhà thờ. 100% giáo dân trong vùng được khuyến cáo giáo dân ở giáo xứ nào nên đón mừng Giáng sinh ở giáo xứ đó và thực hiện nghiêm các biện pháp 5K của Bộ Y tế, để đón mùa Giáng sinh ấm áp và an toàn.

Những ngày này, do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn diễn biến phức tạp, địa phương khuyến cáo người dân hạn chế tập trung đông người, nên đồng bào công giáo trên địa bàn tỉnh đã chủ động các phương án vừa thích ứng với tình hình dịch Covid-19, vừa tạo không khí đón Giáng sinh vui tươi, ấm áp, an lành và an toàn. Bà Nguyễn Thị Linh, một giáo dân ở xã Cư Suê, huyện Cư M’gar cho biết: “Những năm trước, cứ vào đêm Giáng sinh, tôi cùng gia đình đến nhà thờ Chánh tòa Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo phận Ban Mê Thuột làm lễ, cầu nguyện và vui chơi. Còn Giáng sinh năm nay, tôi chỉ ở nhà trang trí nhà cửa cùng bà con giáo dân đón Giáng sinh vui vẻ, ấm áp và tham gia Thánh lễ trực tuyến vừa an toàn cho mình, vừa chung tay cùng chính quyền sớm kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh”.

Quan tâm các gia đình giáo dân khó khăn

Năm nay, bên cạnh các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng, thành phố Hà Nội thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã dành tặng 100 suất quà, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là đồng bào có đạo nhân dịp Giáng sinh. Bà Hoàng Thị Nguyệt, giáo dân ở thôn Nhà thờ, xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây chia sẻ: “Giáng sinh năm nay, gia đình tôi có thêm niềm vui khi nhận được quà tặng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố. Đây là sự động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, nhất là trong điều kiện dịch bệnh khó khăn, bản thân tôi thường xuyên đau ốm bệnh tật, gia đình lại neo người”.

Tại xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk)-địa bàn có đông đồng bào công giáo sinh sống, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Châu Sơn, Giáo phận Ban Mê Thuột Hoàng Thế Phượng cho biết: Toàn bộ giáo xứ có hơn 2.000 hộ dân với hơn 8.000 khẩu, chủ yếu sinh sống trên địa bàn xã Cư Êbur. Trong những năm qua, bà con giáo dân luôn đoàn kết cùng với nhân dân các dân tộc trong xã thi đua lao động, sản xuất, đặc biệt năm nay giá các loại nông sản như cà-phê, tiêu… đều tăng cao, cho nên cuộc sống được cải thiện. Trong năm nay, bà con giáo dân trong giáo xứ đã vận động, quyên góp hàng hóa, lương thực, các nhu yếu phẩm… trị giá hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Giáo xứ vận động các nguồn tài trợ xây dựng 15 nhà tình nghĩa, mỗi nhà trị giá 70-80 triệu đồng hỗ trợ các gia đình gặp khó khăn về nhà ở…

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Đắk Lắk Dương Văn Tuệ chia sẻ: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có đông đồng bào công giáo sinh sống với hơn 262 nghìn người thuộc 49 giáo xứ, 34 giáo họ. Trong năm 2021, đồng bào công giáo đã vận động hàng hóa, lương thực, các nhu yếu phẩm… trị giá hàng tỷ đồng để hỗ trợ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh. Trong đêm Giáng sinh năm nay, các gian hàng 0 đồng tại các nhà thờ được thay bằng các túi quà an sinh và được gửi trực tiếp đến các gia đình giáo dân khó khăn để lan tỏa không khí Giáng sinh an lành.

Cùng đoàn công tác Huyện ủy Mường Chà đến thăm tín đồ tôn giáo ở điểm nhóm Huổi Lóng, xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên (thuộc nhóm Tin lành Việt Nam miền bắc), chúng tôi cảm nhận không khí ấm áp, yên lành bao trùm khắp bản nhỏ. Trưởng điểm nhóm Huổi Lóng Giàng A Tồng cho biết: Cả điểm nhóm có 34 gia đình, 196 nhân khẩu. Đến thời điểm này các gia đình đã xong việc thu hoạch lúa, ngô, bà con có thời gian chuẩn bị Giáng sinh. Phụ nữ, trẻ em thì quét dọn nhà cửa; đàn ông, thanh niên vào rừng lựa cành thông nho nhỏ để trang trí; người trong điểm rất háo hức đợi mong Giáng sinh về ấm áp, yên vui.

Không có điều kiện đến thăm, tặng quà các tín đồ tôn giáo ở từng điểm nhóm như ở huyện Mường Chà, dịp này, Huyện ủy Mường Nhé tổ chức gặp mặt, động viên 74 trưởng, phó các điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn. Trong không khí ấm áp, chân thành, ông Thào A Vàng, trưởng điểm nhóm Chà Nọi, xã Quảng Lâm thông tin cụ thể tình hình đời sống, tâm tư, ước mong của tín đồ trong điểm nhóm và cũng bày tỏ đồng tình với các chủ trương, chính sách, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương dành cho các tín đồ tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện. Chúc đồng bào tôn giáo, nhân dân trong huyện có thêm mùa Giáng sinh an lành, lãnh đạo Huyện ủy Mường Nhé mong muốn, các chức sắc, chức việc, trưởng các điểm nhóm tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền các cấp hướng dẫn, động viên tín đồ tôn giáo thực hiện đúng phương châm đường hướng hành đạo; gắn bó, đồng hành với dân tộc…

Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên Lò Văn Mừng cho biết: Với mong muốn đồng bào tôn giáo đón Giáng sinh an lành, ấm áp, các ngành, các huyện đã tổ chức các đoàn thăm, gặp mặt 337 điểm nhóm tôn giáo. Không chỉ dịp này mà thời gian qua, Điện Biên luôn quan tâm mọi mặt đời sống của đồng bào các tín đồ tôn giáo; cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành ở địa phương còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để tín đồ các tôn giáo hoạt động đúng quy định pháp luật; không để đối tượng xấu lợi dụng gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo hay giữa các dân tộc.

 

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 25/12/2021

Trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 16

Năm nay, Giải thưởng Lương Định Của đã thuộc về 57 cá nhân tiêu biểu, được xét chọn từ 93 hồ sơ trên cả nước. Mô hình kinh doanh, sản xuất của các cá nhân giành Giải thưởng có mức doanh thu mỗi năm nhiều tỷ đồng. Đặc biệt, có 2 mô hình đạt doanh thu lần lượt 144 và 120 tỷ đồng.

Tối 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tổng Công ty cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) tổ chức Lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XVI, năm 2021.

Đến dự, có đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Trần Tuấn Anh khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố, nguồn lực con người. Các nhà nông trẻ được tuyên dương tại Giải thưởng năm nay là những bông hoa đẹp nhất trong số hàng triệu thanh niên tiêu biểu đang ngày đêm góp sức trẻ, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Ghi nhận, đánh giá cao các chương trình, hoạt động của tổ chức Đoàn nhằm đồng hành, hỗ trợ các đối tượng thanh niên tham gia góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tới những diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19.

Đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các cấp bộ Đoàn trên cả nước thường xuyên tổ chức, động viên thanh niên thi đua lao động sáng tạo, làm kinh tế giỏi, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, tham gia tích cực chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” và các hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác kinh tế.

Đồng thời, phối hợp các bộ, ngành trong hỗ trợ những mô hình kinh tế của thanh niên nông thôn trong chuỗi liên kết “4 nhà”; tiếp tục phát hiện, biểu dương, tôn vinh, lan tỏa các tài năng trẻ, gương thanh niên nông thôn tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh và mô hình thanh niên vượt khó, vươn lên làm giàu chính đáng cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Giải thưởng Lương Định Của là phần thưởng của Trung ương Đoàn dành tặng những thanh niên nông thôn giàu nghị lực, vững ý chí, luôn cố gắng phát huy truyền thống, sáng tạo, vượt khó, chủ động ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. 16 năm qua, Giải thưởng đã vinh danh 2.018 cá nhân tiêu biểu.

Trước thềm Lễ trao Giải thưởng, Trung ương Đoàn đã tổ chức Diễn đàn Thanh niên nông thôn toàn quốc với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số trong kết nối cung-cầu” nhằm tổng hợp những đề xuất, kiến nghị của thanh niên nông thôn về các chính sách nông nghiệp; triển khai Triển lãm “Kết nối nông nghiệp số” trên nền tảng số Techfest 247 với hình thức hiện đại, phù hợp, hấp dẫn các bạn trẻ.

Linh Phan

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Trao giải thưởng Cánh diều năm 2020

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Cánh diều 2020. Đây là giải thưởng thường niên của Hội nhằm tôn vinh các tác phẩm phim điện ảnh, truyền hình; công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh và nghệ sĩ xuất sắc.

Giải thưởng Cánh diều 2020 thu hút 141 tác phẩm tham dự, trong đó có: 12 phim truyện điện ảnh, 16 phim truyện truyền hình (586 tập), 60 phim tài liệu, 12 phim khoa học, 20 phim hoạt hình, 18 phim ngắn và 3 công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam Đỗ Lệnh Hùng Tú chia sẻ, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, công tác chấm chọn giải thưởng Cánh diều gặp nhiều khó khăn. Các hội đồng giám khảo phải chia nhóm xem thẩm định phim tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó họp trực tuyến để thảo luận trước khi bỏ phiếu kín.

Theo đánh giá của Ban Giám khảo, nhìn chung các tác phẩm tranh giải có tính đa dạng, phong phú về đề tài, nội dung. Các lĩnh vực: phim truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim ngắn, phim hoạt hình… có sự tiến bộ trong cách kể chuyện, thủ pháp đan cài tình tiết; kỹ thuật và nghệ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, cách diễn khá hiện đại.

Lĩnh vực phim tài liệu và phim khoa học, bên cạnh sự khẳng định của các đơn vị sản xuất có uy tín lâu nay, như: Hãng phim Tài liệu và  Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự-Đài Truyền hình Việt Nam… đã xuất hiện những nhân tố mới với những tác phẩm sinh động, phản ánh những vấn đề nóng bỏng trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nạn ô nhiễm môi trường…

Đa số tác phẩm kết hợp được tính nhân văn trong nghệ thuật thể hiện. Đặc biệt, trong những ngày đỉnh dịch căng thẳng, nhiều đoàn làm phim vẫn quả cảm lao vào tâm dịch, đối mặt với hiểm nguy để vừa hỗ trợ giúp đỡ đồng bào, vừa bám sát tuyến đầu chống dịch, làm nên những bộ phim phóng sự, tài liệu kịp thời phản ánh nỗ lực to lớn và những tấm gương hy sinh quên mình của đội ngũ y-bác sĩ, chiến sĩ và các lực lượng tuyến đầu chống dịch; thể hiện sâu sắc tinh thần công dân và trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ.

Kết quả, giải thưởng Cánh diều vàng được trao cho các tác phẩm: phim truyện điện ảnh “Bố già” (đạo diễn Trấn Thành-Vũ Ngọc Đãng); phim truyện truyền hình “Hồ sơ cá sấu” (đạo diễn-NSƯT Nguyễn Mai Hiền); phim hoạt hình “Truyền thuyết Gươm Thần” (đạo diễn-NSƯT Phùng Văn Hà); phim tài liệu “Phạm Ngọc Thạch, người thầy thuốc trọng nghĩa thương dân” (đạo diễn-NSƯT Hoàng Dũng); phim khoa học “Tắc mạch xạ trị” (đạo diễn Hà Xuân Trường); phim ngắn “Một cõi đi về” (đạo diễn Trần Thị Hà Trang).

Ban tổ chức cũng trao giải thưởng Cánh diều bạc, Bằng khen của Hội Điện ảnh Việt Nam và các giải cá nhân: biên kịch xuất sắc; đạo diễn xuất sắc; quay phim xuất sắc; thiết kế mỹ thuật xuất sắc; âm nhạc xuất sắc; âm thanh xuất sắc; nam/nữ diễn viên chính xuất sắc; nam/nữ diễn viên phụ xuất sắc… cho các nghệ sĩ có thành tích nổi bật, đóng góp cho thành công của các tác phẩm điện ảnh, truyền hình và công trình nghiên cứu lý luận, phê bình điện ảnh.

Tin, ảnh: MAI LỮ

  • Trang 3 báo Nhân Dân ngày 22/12/2021

Khánh thành khu tưởng niệm Đại đội thanh niên xung phong C283

Sáng 21/12, tại bờ nam sông Gianh thuộc xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, Ban Bí thư Trung ương Đoàn phối hợp tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ khánh thành khu tưởng niệm đại đội thanh niên xung phong C283. 

Dự lễ có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương; đại diện lãnh đạo Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, đồng chí Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình, các cựu thanh niên xung phong và nhân dân địa phương.

Tại Lễ khánh thành, đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã nhắc lại sự kiện bi thương diễn ra tại đây. Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại ở miền bắc, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch là mục tiêu đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ nhằm cắt đứt đường giao thông, tuyến vận chuyển lương thực, vũ khí từ miền bắc vào chiến trường miền nam.

Ngày 13/1/1973, hàng trăm thanh niên xung phong thuộc các đơn vị: Thanh niên xung phong Cù Chính Lan Nghệ An, Thanh niên xung phong Hà Tĩnh, Thanh niên xung phong 283 Hải Hưng (nay là Hải Dương và Hưng Yên), công nhân Cảng Gianh 309, Binh trạm 16 bộ đội xăng dầu, bộ đội thông tin và nhân dân hợp tác xã Quyết Thắng, xã Thanh Trạch đang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ các tàu, thuyền vào kho để phục vụ cho chiến trường miền nam thì các tốp máy bay Mỹ ném bom bắn phá cảng Gianh, trạm xá dã chiến tại thôn Quyết Thắng.

Vụ tập kích của máy bay địch khiến 156 người chết, trong đó có 32 người dân ở thôn Quyết Thắng. Riêng Đại đội Thanh niên xung phong C283 tỉnh Hải Hưng có 35 chiến sĩ anh dũng ngã xuống.

Để tri ân sự anh dũng hy sinh của các Thanh niên xung phong và nhân dân địa phương, năm 2019, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đầu tư xây dựng công trình khu tưởng niệm đại đội Thanh niên xung phong C283 với kinh phí 27 tỷ đồng.

Khu tưởng niệm đại đội Thanh niên xung phong C283 tại Quảng Bình được xây dựng với diện tích 9.942 m2, gồm các hạng mục: đền tưởng niệm, đài tưởng niệm, hồ nước, cổng chính, sân hành lễ, khuôn viên cây xanh… Nhìn tổng thể, khu tưởng niệm trang trọng, hài hòa về cảnh quan tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, phong thủy và phong tục địa phương và được nhân dân đánh giá cao.

Sau lễ cắt băng khánh thành khu tưởng niệm, các đại biểu đã tặng quà cho cựu Thanh niên xung phong, gia đình chính sách, trồng cây trong khuôn viên khu tưởng niệm.

Dịp này, Ban Bí thư Trung ương đoàn thực hiện nhiều hoạt động nghĩa tình tại Quảng Bình như: tặng nhà nhân ái, sổ tiết kiệm cho cựu chiến binh, cựu Thanh niên xung phong, tặng quà các bậc lão thành cách mạng, gia đình người có công trên địa bàn tỉnh, thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường Trung học phổ thông Chuyên Võ Nguyên Giáp, thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại thành phố Đồng Hới.

Hương Giang

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Xòe Thái được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại

UBND thị xã Mường Lay và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên vừa tổ chức Lễ trao chứng nhận “Nghệ thuật xòe Thái”, “Lễ Kin Pang Then” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. “Lễ Kin Pang Then” của người Thái trắng là nét sinh hoạt văn hóa độc đáo đã có từ lâu đời, diễn ra dịp đầu xuân, cầu mưa thuận, gió hòa; “Nghệ thuật xòe Thái” giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái. Qua vòng xòe, mối quan hệ làng bản, quan hệ người với người gắn bó, đoàn kết hơn. Xòe đã trở thành nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào Thái Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.

Trưng bày “Không gian văn hóa Việt Nam” tại Đức

Nhận lời mời của Học viện Quốc tế Béc-lin (Đức), Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày “Không gian văn hóa Việt Nam” tại Béc-lin (Đức) từ ngày 23-12-2015 đến ngày 10-1-2016. Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ, họa sĩ thể hiện trên chất liệu sơn dầu, sơn mài và một số hiện vật thủ công của các làng nghề truyền thống như: gốm sứ, sơn mài, mây tre đan, thêu ren và thổ cẩm…, trong đó, chú trọng giới thiệu nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến văn hóa, du lịch tại các nước châu Âu.

Ga-la xiếc quốc tế kỷ niệm 60 năm Liên đoàn Xiếc Việt Nam

Tại Hà Nội, Liên đoàn Xiếc Việt Nam họp báo giới thiệu Ga-la xiếc quốc tế chào Xuân 2016 nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Liên đoàn Xiếc Việt Nam. Chương trình diễn ra từ ngày 14 đến 17-1, tại Rạp xiếc Trung ương (Trần Nhân Tông, Hà Nội) với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ xiếc hàng đầu đến từ các đơn vị nghệ thuật xiếc Việt Nam và các nước Mông Cổ, Lào. Trong tối khai mạc ga-la 14-1, Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ tổ chức màn biểu diễn “Vũ đài các vì sao”, tôn vinh các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên đã có nhiều cống hiến cho ngành xiếc Việt Nam.

Trình diễn múa đương đại Nhật Bản

Chương trình biểu diễn múa đương đại mang tên “Một câu chuyện khác”, “Chuyện xảy ra trong một đêm” của các nghệ sĩ của vũ đoàn Derashinera Nhật Bản diễn ra tối 9 và 10-1 tại Nhà hát Tuổi trẻ, 11 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội. Trong lần biểu diễn đầu tiên tại Việt Nam, vũ đoàn trình diễn hai vở múa ngắn với phong cách múa sử dụng các kỹ thuật của kịch câm.

Hội nghị thường niên của BCH Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam

Chiều 8-1, tại Hà Nội, Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Năm 2016, Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam sẽ đẩy mạnh phong trào TDTT trong các tầng lớp nhân dân và ở các vùng, miền, hỗ trợ nâng cao thành tích của các môn thể thao trọng điểm; phấn đấu đạt thành tích cao tại các giải đấu vòng loại Ô-lim-pích, Pa-ra-lim-pích năm 2016 và tại nhiều giải thể thao quốc tế khác của châu lục và khu vực.

Chợ phiên sách cũ năm 2016

Trong hai ngày 9 và 10-1, tại Trường đại học Văn hóa Hà Nội diễn ra Chợ phiên sách cũ năm 2016. Ban tổ chức sẽ xây dựng chợ phiên thành một điểm văn hóa của Hà Nội và mỗi phiên chợ sẽ có những chương trình mới lạ thu hút độc giả. Ở chợ phiên lần này, bên cạnh việc sắp xếp không gian các cửa hàng để thuận tiện hơn với bạn đọc, đã phục dựng hình ảnh quán trà của Hà Nội những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Dự kiến chợ phiên sách cũ được tổ chức định kỳ thường xuyên trong năm 2016, góp phần đem đến một nét đẹp văn hóa, kết nối độc giả yêu sách và các đơn vị kinh doanh sách cũ trên cả nước.

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 27/12/2021

Nhiều sai phạm tại Khu Công nghiệp Điền Thụy B, tỉnh Thái Nguyên

Dự án Ðầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B nằm trên địa bàn huyện Phú Bình và thị xã Phổ Yên (Thái Nguyên) do Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP làm chủ đầu tư bị Thanh tra Chính phủ xác định là có nhiều sai phạm, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch, thu hồi.

Với quy hoạch rộng 170 ha, Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B được tỉnh Thái Nguyên kỳ vọng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp đến xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau cho nên đến nay, dự án này mới giải phóng mặt bằng được hơn 40 ha để xây dựng hạ tầng và đã thu hút được sáu nhà đầu tư thứ cấp, với diện tích cho thuê được gần 10 ha. Nguyên nhân chủ yếu sau nhiều năm không hoàn thiện được hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B, do nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP có năng lực yếu và không giải phóng được mặt bằng. Sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp, từ năm 2020, Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP đẩy mạnh thực hiện Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B.

Ngày 15/7, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra số 1113/TB-TTCP về công tác quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng và khai thác tài nguyên, khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 1/1/2010-31/12/2018), kiến nghị điều chỉnh quy hoạch, thu hồi dự án xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B.

Thông báo Kết luận thanh tra số 1113/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ khẳng định, tiến độ của Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B chậm 75 tháng theo Giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm Luật Ðất đai, thuộc trường hợp phải thu hồi đất của dự án; giá trị tiền cho thuê đất tính thiếu là hơn 4,6 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét điều chỉnh, thu hồi dự án này. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư vẫn tiếp tục xây dựng nhiều hạng mục công trình hạ tầng, khu dịch vụ khu công nghiệp. Cụ thể, khi chưa có giấy phép xây dựng, nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP tiến hành xây dựng năm nhà cao tầng tại khu dịch vụ trong Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B, bị Thanh tra Sở Xây dựng Thái Nguyên xử phạt 40 triệu đồng và đình chỉ thi công. Mặt khác, đến nay vẫn chưa có quyết định thành lập Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B.

Ðể xảy ra sai phạm nêu trên, Thanh tra Chính phủ xác định, trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan thời điểm sai phạm. Với sai phạm xây dựng năm căn nhà cao tầng tại Khu dịch vụ trong Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B gần đây khi chưa có giấy phép xây dựng, Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP đã bị xử phạt, đình chỉ thi công, nhiều khả năng tới đây sẽ phải dỡ bỏ toàn bộ công trình. Lẽ ra, để ngăn ngừa sai phạm, các cơ quan có chức năng quản lý khu công nghiệp, đầu tư, xây dựng cần hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định, ngăn chặn từ khi đào móng để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Bên cạnh đó, sau nhiều năm vẫn chưa có quyết định thành lập Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B là có phần trách nhiệm của các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn APEC GROUP Nguyễn Quang Huy chia sẻ: “Ðến nay, chúng tôi đã đầu tư vào Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B khoảng 300 tỷ đồng. Nguyên nhân chậm là do những năm qua không giải phóng được mặt bằng và bản thân công ty không tích cực triển khai dự án”.

Dự án trong diện phải thu hồi và trên thực tế nhà đầu tư đã thu hút được một số dự án đầu tư thứ cấp, thời gian qua một số hạng mục hạ tầng khu công nghiệp vẫn tiếp tục triển khai. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết: “Thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ, thời gian vừa qua, tỉnh đã chỉ đạo nhà đầu tư tạm dừng xây dựng các hạng mục hạ tầng, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh xem xét toàn diện đối với Dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Ðiềm Thụy B để có quyết định phù hợp nhất”.

Thế Bình

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 25/12/2021

Kỳ họp thứ mười của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

 Từ ngày 22 đến ngày 24/12/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 10. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

     Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

     I- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và đồng chí Vũ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Than Quảng Ninh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

     Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh và Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức đảng, lãnh đạo và cán bộ các đơn vị cấp dưới vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian dài; nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, một số bị xử lý hình sự.

 Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách và quản lý cấp phép khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.

     Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong ban hành và tham mưu ban hành văn bản, cơ chế, chính sách có nội dung trái pháp luật; trong cấp phép khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.

     Những vi phạm của các tổ chức, cá nhân nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, để tình trạng khai thác than trái phép diễn ra phức tạp, kéo dài, thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây khó khăn cho hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:

     – Cảnh cáo các tập thể: Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020. Cảnh cáo các đồng chí: Vũ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Than Quảng Ninh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Bùi Văn Ngợi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Than Quảng Ninh, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Than Hạ Long; Đỗ Cảnh Dương, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Lại Hồng Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

     – Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 và các đồng chí: Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Than Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (giai đoạn từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2016); Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cao Hoàng Phương, Đảng ủy viên Tổng cục, Bí thư Chi bộ, Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Trịnh Minh Cương, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

     Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chỉ đạo và xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm nêu trên.

     Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, làm rõ vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và một số cá nhân có liên quan.

     II- Thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ tám về vi phạm của Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022; xem xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định:

     – Cảnh cáo các đồng chí: Nguyễn Thị Xuân Thu, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội; Trần Quốc Hùng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; Đặng Minh Châu, nguyên Ủy viên kiêm Chánh Văn phòng Đảng đoàn, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

     – Khiển trách đồng chí Nguyễn Hải Anh, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

     – Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Đinh Bá Tuấn, Bí thư Chi bộ, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhân đạo và Đời sống.

     Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Đảng đoàn Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2017-2022.

     III- Sau khi xem xét đề nghị của Tỉnh ủy Hà Giang về thi hành kỷ luật, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

     Đồng chí Sùng Minh Sính, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang đã vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài chính; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều cán bộ cấp dưới vi phạm, bị xử lý kỷ luật. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Sùng Minh Sính.

     IV- Xem xét kết quả giám sát một số tổ chức đảng và đảng viên, bên cạnh những ưu điểm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

     1- Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016-2021 có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác tổ chức cán bộ; tham mưu xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách; biên soạn sách giáo khoa; đầu tư công,… Những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng cần được tiếp tục kiểm tra, làm rõ.

     2- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đồng chí Trần Đức Quận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Trần Văn Hiệp, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong quản lý nhà nước về lâm nghiệp, đầu tư, đất đai, nhà ở, bảo vệ môi trường.

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng và đồng chí Trần Đức Quận, đồng chí Trần Văn Hiệp nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục, chỉ đạo kiểm tra, xem xét, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

     V- Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm điểm, đánh giá công tác năm 2021; xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng 2 trường hợp và quyết định một số nội dung quan trọng khác.

                                                             Ủy ban Kiểm tra Trung ương

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 23/12/2021

Xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất kinh doanh kit xét nghiệm Covid-19

Vừa qua, trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của tình hình dịch bệnh Covid-19, lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu xét nghiệm Covid-19 tại các địa phương trong cả nước, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã có dấu hiệu cấu kết với các tổ chức, cá nhân liên quan, vi phạm nghiêm trọng quy định sản xuất, đấu thầu kit xét nghiệm Covid-19 nhằm trục lợi. Về việc này, Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo:

Biểu dương Bộ Công an và các cơ quan chức năng liên quan đã thực hiện nghiêm Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021, Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 6/8/2021 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản Thông báo của Văn phòng Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 7668/CĐ-VPCP ngày 20/10/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19; trong đó, Bộ Công an đã tích cực chủ động vào cuộc cùng các địa phương và các ngành liên quan, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tiến hành điều tra xác minh hành vi vi phạm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan, các địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, mở rộng vụ án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt và thất thoát, sớm đưa các đối tượng ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan khẩn trương, chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiêu cực và “lợi ích nhóm”, tuyệt đối không để xảy ra vi phạm pháp luật; trường hợp khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, kịp thời trao đổi, báo cáo Bộ Y tế và các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, giải quyết.

Thanh Giang

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 22/12/2021

Sập công trình cầu chuẩn bị hoàn thành ở Cà Mau

Chiều 22/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi ký ban hành công văn hỏa tốc, truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo thành lập tổ điều tra, làm rõ nguyên nhân sự cố sập cầu vượt bắc ngang sông Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

Theo đó, sau khi xem xét báo cáo về vụ việc của UBND huyện Phú Tân và Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông về sự cố sập cầu Cái Đôi Vàm (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân), Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo tạm dừng thi công phần cầu chính thuộc công trình cầu Cái Đôi Vàm, xem xét xử lý, giải quyết sự cố công trình.

Ban Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông khẩn trương phối hợp UBND huyện Phú Tân, thực hiện các biện pháp rào chắn, báo hiệu, điều tiết bảo đảm an toàn giao thông.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau được giao ủy quyền thành lập Tổ điều tra sự cố, giám định nguyên nhân sự cố công trình; lãnh đạo Sở Giao thông vận tải làm tổ trưởng, lãnh đạo Sở Xây dựng làm tổ phó, thành viên gồm đại diện các sở, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan.

Tổ điều tra sự cố có trách nhiệm thực hiện việc giám định nguyên nhân sự cố công trình đúng theo quy định hiện hành; đồng thời, xem xét, đề xuất việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình và các công trình lân cận.

Việc phá dỡ, thu dọn phải bảo đảm không ảnh hưởng công tác giám định nguyên nhân sự cố và lập hồ sơ sự cố. Trong trường hợp cần thiết, Tổ điều tra sự cố được xem xét, lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định, phục vụ công tác giám định nguyên nhân sự cố công trình.

UBND huyện Phú Tân được giao chủ trì, phối hợp chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thành lập Tổ công tác, thực hiện việc quan trắc, theo dõi tình trạng công trình; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư bảo vệ hiện trường và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông; có phương án sơ tán khi cần thiết, kịp thời bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, khoảng 9 giờ 15 phút ngày 21/12, công trình xây dựng cầu vượt nối từ bờ nam với bờ bắc ngang sông Cái Đôi Vàm bất ngờ bị lún phần trụ chính (trụ T7), đoạn gần giữa sông.

Đến khoảng 12 giờ trưa cùng ngày, phần trụ bị lún đã sát mặt nước, sau đó kéo sập phần nhịp giữa của cầu. Sự cố không gây thiệt hại về người.

Cầu Cái Đôi Vàm dài hơn 100m, giá trị xây lắp hơn 30 tỷ đồng. Công trình do Ban quản lý dự án xây dựng công trình giao thông Cà Mau làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần tập đoàn TPM, đơn vị giám sát là Công ty cổ phần TVXD 533 phía Nam. Công trình khởi công vào năm 2020, đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục sau cùng để đưa vào sử dụng thì gặp sự cố nêu trên.

Tin, ảnh: HỮU TÙNG

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 16/12/2021

Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 15/12/2021, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật một số cán bộ.

Các cán bộ bị kỷ luật bao gồm: Cao Minh Quang, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Thứ trưởng Y tế; Đại tá Phạm Thái Sơn, Phó Chủ nhiệm Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh; Đàm Quang Vinh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai; Lê Hùng Sơn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy:

  1. Đồng chí Cao Minh Quangkhi giữ các chức vụ Đảng ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Y tế đã vi phạm các nguyên tắc của Đảng, Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng Bộ Y tế, Quy định những điều đảng viên không được làm; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lưu hành thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ, để nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước và xã hội, ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, ngành Y tế và cá nhân đồng chí.
  2. Đồng chí Đại tá Phạm Thái Sơnkhi giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh đã vi phạm chức trách, nhiệm vụ được giao, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương, Luật Phòng, chống tham nhũng, Quy định của Bộ Quốc phòng về trách nhiệm người chỉ huy, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Quân đội và cá nhân đồng chí.
  3. Đồng chí Đàm Quang Vinh, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai đã sử dụng Bằng tốt nghiệp Phổ thông Trung học không hợp pháp để được tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch và được bổ nhiệm, bầu vào chức vụ lãnh đạo trong các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước; thiếu trung thực trong báo cáo, kê khai lý lịch để được kết nạp vào Đảng, vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên, vi phạm về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Quy định về những điều đảng viên không được làm. Suy thoái về tư tưởng chính trị, trong kiểm điểm tự phê bình còn giấu giếm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận khuyết điểm. Những vi phạm của đồng chí Đàm Quang Vinh là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng bộ, chính quyền, ngành Thanh tra tỉnh Lào Cai và cá nhân đồng chí.
  4. Đồng chí Lê Hùng Sơnvới cương vị là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, đồng chí chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm của Ban Thường vụ Huyện ủy Cô Tô; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương; thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sống buông thả, quan hệ bất chính với nhân viên dưới quyền, vi phạm tiêu chuẩn đảng viên và tiêu chuẩn cấp ủy viên. Những vi phạm của đồng chí Lê Hùng Sơn gây dư luận rất xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí.

Vi phạm của các cá nhân nêu trên là rất nghiêm trọng, làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị công tác và của mỗi cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm theo Quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định:

– Thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Lê Hùng Sơn và Đàm Quang Vinh.

– Thi hành kỷ luật bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Cao Minh Quang và Đại tá Phạm Thái Sơn.

Giao các cơ quan chức năng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm minh, kịp thời, đồng bộ đối với các cá nhân nêu trên theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

 

Advertisement

Gửi bình luận »

Không có bình luận

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Blog tại WordPress.com.

%d người thích bài này: