Pham Ton’s Blog

Tháng Một 1, 2023

Trên quê hương yêu dấu (kỳ 2 tháng 1 năm 2023)

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 10:03 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười bốn, kỳ 2 tháng 1 năm 2022.

TRÊN QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 31/12/2022

Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2023

Sáng 29/12, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023, tại Hà Nội và trực tuyến tới 65 điểm cầu trên cả nước.

Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và có bài phát biểu. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Cùng dự có nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Báo cáo tại hội nghị, do Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính trình bày, nêu rõ, năm 2022, năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, với quyết tâm chính trị, tinh thần trách nhiệm, toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã có nhiều nỗ lực tham mưu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Năm 2022, toàn ngành triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các mặt công tác tổ chức xây dựng Đảng; hoàn thành 100% các đề án theo Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Đáng chú ý là việc tham mưu chiến lược Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 21 về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và Nghị quyết số 28 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo chuyển biến trong công tác tổ chức xây dựng Đảng.

Công tác cán bộ bám sát nguyên tắc, quy định của Đảng, kịp thời, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của Đảng, tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Các quy định về công tác cán bộ tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền, nêu cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong công tác xây dựng Đảng tại địa phương, bộ, ngành.

Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất, đạo đức, gương mẫu, khách quan, công tâm, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, trong thành tích chung mà đất nước đạt được trong năm 2022, có sự đóng góp tích cực của ngành Tổ chức Xây dựng Đảng.

Nổi bật là toàn ngành tập trung làm tốt công tác tham mưu chiến lược về tổ chức xây dựng Đảng. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành.

Bước đầu ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần củng cố niềm tin của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, toàn ngành đã tập trung tham mưu cho cấp ủy việc triển khai nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát triển đảng viên mới, rà soát sàng lọc đảng viên.

Việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu Nghị quyết 18 của Trung ương đề ra.

Ngành tiếp tục tham mưu công tác tinh giản biên chế, chấm dứt việc giao biên chế không đúng thẩm quyền, tự giao biên chế vượt quá số lượng cho phép trước đây.

Trong xây dựng đội ngũ các cấp, nhất là cấp chiến lược, toàn ngành đã bám sát 2 nội dung trọng tâm, 5 đột phá, tiếp tục thực hiện đột phá trong công tác cán bộ để chuẩn bị nguồn nhân sự trước mắt và lâu dài; thực hiện nghiêm công tác bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, giới thiệu cán bộ…

Hội nghị đã thống nhất xác định những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng Đảng năm 2023, theo đó: tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu cấp ủy các cấp triển khai thực hiện các đề án, báo cáo về công tác tổ chức xây dựng Đảng, nhất là 17 đề án được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao trong năm 2023, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

Ngành tập trung tham mưu xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XIII) “Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu”; Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031”.

Ngành tiếp tục tham mưu thực hiện đồng bộ 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Kết luận số 21-KL/TW tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị; các đề án được Ban Tổ chức Trung ương cụ thể hóa tại Kế hoạch số 52-KH/BTCTW; hoàn thành, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư 3 nội dung triển khai từ năm 2022, 2 nội dung triển khai trong năm 2023…

Ngành tổ chức tốt Lễ trao Giải Búa liềm vàng lần thứ VII-năm 2022; phát động, triển khai Giải Búa liềm vàng lần thứ VIII-năm 2023…

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, năm 2022 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng và Ngành Tổ chức xây dựng Đảng đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhiều vấn đề khó, mới như tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng bộ cơ sở, chi bộ có tính chất đặc thù, hoàn cảnh đặc biệt và chi bộ đông đảng viên; sắp xếp, bố trí công tác cho cán bộ bị kỷ luật; giải quyết dứt điểm sai phạm trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ; công tác kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, khắc phục hạn chế, tạo được niềm tin của cán bộ, của nhân dân…

Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, kinh nghiệm cho thấy, người đứng đầu các địa phương, tổ chức, đơn vị nếu gương mẫu, công tâm, khách quan, công bằng, công tác cán bộ sẽ đạt được yêu cầu đề ra.

Đồng chí Trương Thị Mai cũng chỉ rõ tầm quan trọng của việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ, phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương với địa phương, giữa các cơ quan liên quan để nâng cao chất lượng công tác, nhất là trong xây dựng các đề án, sơ kết, tổng kết các chủ trương, nghị quyết của Đảng; hoạch định nhân sự để tham mưu bố trí đúng người, đúng việc, bảo đảm yêu cầu của Đảng và niềm tin của nhân dân; đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; đổi mới phương pháp, lề lối, tác phong làm việc; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng chí cũng nhấn mạnh, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, với yêu cầu bám sát nhiệm vụ được giao, toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng cần tiếp tục chủ động hơn trong triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyết tâm xây dựng Ngành Tổ chức xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

*Tại Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Tô Huy Rứa, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương vì đã có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

Đồng chí Trương Thị Mai trao Cờ thi đua của Ban Tổ chức Trung ương Đảng tặng một số đơn vị có thành tích tiêu biểu xuất sắc ngành Tổ chức Xây dựng Đảng năm 2022.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 27/12/2022

Nhân tài trẻ khát khao chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, góp sức xây dựng đất nước hùng cường

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt, tuyên dương 33 học sinh đoạt giải Olympic và Giải khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022.

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cử 7 đoàn học sinh giỏi Việt Nam với 38 lượt học sinh tham gia dự các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế. Kết quả, 100% học sinh Việt Nam dự thi đều đoạt giải, gồm 13 Huy chương Vàng, 12 Huy chương Bạc, 8 Huy chương Đồng và 5 Giải Khuyến khích.

Trân trọng trao 10 Huân chương Lao động Hạng Nhì, 7 Huân chương Lao động Hạng Ba tặng các em học sinh có thành tích xuất sắc kỳ thi Olympic quốc tế năm 2022, phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng gặp gỡ các học sinh mang về vinh quang cho Tổ quốc.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, truyền thống của dân tộc ta luôn chú trọng “chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí”, “Xem trọng hiền tài” cũng là một tư tưởng xuyên suốt từ thời phong kiến đến thời đại Hồ Chí Minh.

Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục.

Chủ tịch nước cho rằng, buổi gặp mặt và tuyên dương 33 học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 cùng các thày cô giáo là một trong những dấu mốc cho một quá trình dài liên tục đầu tư, bồi dưỡng, và phát huy những tài năng trẻ đất Việt.

Chủ tịch nước cũng đánh giá, chất lượng giáo dục ở nước ta ngày càng được nâng lên ở tất cả các cấp học. Một số trường đại học đã cải thiện vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng khu vực và quốc tế.

Học sinh nước ta đạt được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, thể hiện trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam.

Trong giai đoạn 2017-2021, Việt Nam đã giành được 57 Huy chương Vàng, nhiều gấp hơn hai lần số Huy chương Vàng so với giai đoạn 2012- 2016.

Năm 2022, 38 lượt học sinh Việt Nam tham gia các kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế đều đoạt giải cao và Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia đạt kết quả cao nhất.

Việt Nam cũng có bảy dự án nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2022 và có hai dự án đoạt giải đặc biệt do các tổ chức khoa học-công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Biểu dương, khen ngợi và đánh giá cao các học sinh đoạt giải Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế, Chủ tịch nước cũng hoan nghênh các thầy giáo, cô giáo và chúc mừng ngành giáo dục về thành tích đặc biệt này.

Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và hành động cụ thể để phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho những công dân trẻ, những chủ nhân ưu tú của đất nước phấn đấu, dấn thân xây dựng nước nhà.

Chủ tịch nước nhắn nhủ, các thầy cô hãy đi đầu, là nhân vật trung tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục, trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, là những tấm gương sáng để học sinh noi theo.

Chủ tịch nước mong muốn, các học sinh, đặc biệt là các em có thành tích cao nỗ lực không ngừng học tập với tinh thần: “thắng không kiêu, bại không nản”; tiếp tục rèn luyện phẩm chất, đạo đức, các kỹ năng cần thiết để trở thành công dân ưu tú, công dân trách nhiệm, công dân toàn cầu, đóng góp xây dựng đất nước.

Nhấn mạnh tinh thần “học, học nữa, học mãi’, Chủ tịch nước lưu ý các em cần học đi đôi với hành; có tài phải đi liền với có đức, từ những nét cụ thể nhất như văn hóa ứng xử hằng ngày với thầy cô, cha mẹ, với bạn bè; tinh thần nhân văn, nhân ái; giúp đỡ người khác…

            Đề cập bối cảnh hội nhập sâu rộng của đất nước và đứng trước sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, nhất là về nguồn nhân lực, Chủ tịch nước mong muốn các em chuẩn bị cho mình những hành trang tri thức mà Việt Nam và thế giới đang và sẽ cần đến.

Cùng với đó, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải chuyển dần từ dựa vào đầu tư, sức lao động thông thường sang dựa vào đổi mới sáng tạo và năng suất lao động.

Những thành tựu của khoa học công nghệ như internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn (big data), siêu máy tính di động, robot thông minh, xe tự lái, in 3D, công nghệ sinh học… đang mang đến cả cơ hội và thách thức.

Do đó, Chủ tịch nước mong rằng, thế hệ trẻ, các nhân tài của đất nước ta với khát khao chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ sẽ nắm bắt thành tựu và các xu hướng mới để xây dựng đất nước thịnh vượng và giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến.

Chủ tịch nước cũng nhắc lại ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Theo đó, cần chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, học đi đôi với hành; lý luận gắn thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; tập trung để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn đào tạo với công tác nghiên cứu, với thị trường; gắn đào tạo trong nước với liên kết quốc tế…

Thay mặt các học sinh giỏi tại buổi gặp mặt, em Ngô Quý Đăng, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (đạt điểm tuyệt đối 42/42 Olympic Toán học quốc tế lần thứ 63, điểm tuyệt đối tại một kỳ Olympic Toán học quốc tế mà cách đây 19 năm học sinh Việt Nam từng đạt năm 2003) bày tỏ cảm ơn Chủ tịch nước, lãnh đạo các bộ, ngành và các thầy cô giáo dành sự quan tâm đặc biệt.

Chia sẻ về hoài bão và khát vọng của mình, Ngô Quý Đăng cho biết, sau khi được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và thành công thực tế, sẽ cùng các bạn trở thành lực lượng nòng cốt, xung phong hỗ trợ, định hướng cho các thế hệ khóa sau, từ đó góp một phần cùng các thế hệ cha anh đưa đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường.

Tuấn Anh

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 27/12/2022

Gần 36,5 triệu người lao động, người dân được hỗ trợ theo Nghị quyết 68

Sau gần một năm triển khai, Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đã hỗ trợ cho khoảng 36,4 triệu người lao động, 394 nghìn đơn vị sử dụng lao động và 508 nghìn hộ kinh doanh. Tổng ngân sách dành để hỗ trợ là khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng.

Hỗ trợ số lượng lớn người lao động trong thời gian ngắn

Sáng 26/12, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 ngày 1/7/2021 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 của Chính phủ.

            Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ở nước ta thời gian vừa qua, với “mục tiêu kép” vừa khống chế, ngăn chặn đại dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế và trên cơ sở các bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ người lao động, người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 năm 2020 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021.

Nghị quyết gồm 12 chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 6/11/2021.

Các nguyên tắc cơ bản của các chính sách này là: hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; xây dựng các tiêu chí, điều kiện dễ tiếp cận; bảo đảm chính sách có tính khả thi, hiệu quả và mỗi đối tượng chỉ hưởng một lần trong một chính sách.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tính đến ngày 30/6/2022 cho thấy, cả nước đã hỗ trợ cho khoảng 36,4 triệu người lao động, 394 nghìn đơn vị sử dụng lao động và 508 nghìn hộ kinh doanh. Tổng số tiền hỗ trợ là khoảng 45,6 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Thanh cũng chỉ rõ, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trên có một số hạn chế.

Trước hết, trong giai đoạn đầu, có nội dung còn chưa sát thực tiễn nên phải sửa đổi, bổ sung do yêu cầu xây dựng nhanh. Nhiều nội dung chính sách chưa có tiền lệ và trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo, thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ phân tích, dự báo dẫn tới việc đánh giá tác động chính sách, dự liệu đối tượng, nguồn lực triển khai một số chính sách chưa thực sự phù hợp.

Bên cạnh đó, trong tổ chức thực hiện, một số địa phương còn thiếu nhất quán trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, việc rà soát đối tượng, cấp phát kinh phí chưa kịp thời. Điều này dẫn đến việc giải quyết, chi trả chế độ còn chậm do phạm vi thực hiện rộng, đối tượng thụ hưởng đa dạng, phức tạp trong khi nguồn lực có hạn, phải tổ chức triển khai trong bối cảnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và có lúc, có nơi sự phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả.

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ còn nhiều hạn chế, dẫn đến độ chính xác trong việc lập danh sách, rà soát, xác minh đối tượng ở nhiều địa phương chưa cao.

Song nhìn chung, các chính sách hỗ trợ đã được ban hành nhanh chóng, kịp thời. Nội dung các chính sách được xây dựng bám sát theo yêu cầu thực tiễn. Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ được thiết kế đơn giản, linh hoạt; công tác tổ chức thực hiện được triển khai đồng bộ. Kết quả đã thực hiện hỗ trợ được một số lượng lớn đối tượng trong thời gian ngắn, góp phần tích cực cho việc duy trì ổn định cuộc sống của người lao động, hỗ trợ cho người sử dụng lao động sớm ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm cho người lao động, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, ổn định, trật tự, an toàn xã hội.

Để có được thành công trong xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP chính là nhờ sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương; sự ủng hộ, đồng tình và tích cực tham gia của người lao động, người sử dụng lao động và người dân; phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt , tự chịu trách nhiệm, có sự hướng dẫn cụ thể, kịp thời của các bộ, ngành.

Hơn nữa, công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, giúp cho các đối tượng thụ hưởng chính sách và người dân, cơ quan tổ chức triển khai hiểu được chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, nội dung tư tưởng của từng chính sách, trình tự thủ tục các bước triển khai thực hiện.

Chính sách ban hành sát với thực tiễn

Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh đánh giá, Nghị quyết số 68/NQ-CP ban hành sát với tình hình thực tiễn. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tích cực với các bộ, ban, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)… làm tốt công tác tham mưu. Vì vậy, khi triển khai Nghị quyết vào thực tế, việc tổ chức thực hiện đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh, đến nay, đại dịch Covid-19 ở nước ta đang được kiểm soát tốt và đang trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Các chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP được thiết kế mang tính chất ngắn hạn, áp dụng mang tính tạm thời trong thời gian diễn ra dịch bệnh, đến nay về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Thời gian kết thúc thực hiện các chính sách đã được xác định trong Nghị quyết số 68/NQ-CP.

Những chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, phục hồi thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 được chuyển sang thực hiện theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kiến nghị Chính phủ cho phép không tiếp tục kéo dài thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 126/NQ-CP.

Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh mong muốn, nếu dừng triển khai các chính sách của Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tiếp tục đề xuất với Chính phủ một chính sách tương tự để hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động ở các địa phương. Bởi hiện nay, đang xảy ra tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động,… do giảm đơn hàng tại một số tỉnh, thành phố.

Còn bà Vi Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Giới thiệu sử dụng lao động (VCCI) quan tâm tới chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Bà cho hay, trong chuyến đi nắm bắt tình hình của doanh nghiệp và người lao động ở các địa phương hai tuần trước, cục bộ ở một số vùng, xuất hiện tình trạng có những doanh nghiệp gặp khó khăn do cắt giảm đơn hàng. Về tổng thể, chưa thấy nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng như trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, nhưng có thể trong quý I và quý II năm sau, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng.

Vì vậy, bà đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu chính sách cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất 0% để có cơ hội trả lương cho người lao động nhằm giữ nguồn nhân lực. Đồng thời, kết nối với chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Khi đơn vị sử dụng lao động cho người lao động ngừng việc có thể là giai đoạn phù hợp cho doanh nghiệp tổ chức đào tạo duy trì việc làm, cũng như giữ chân người lao động.

            Ngân Anh

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 17/12/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại châu Âu

Ngày 16/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại châu Âu, tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-EU, thăm chính thức Ðại công quốc Luxembourg, Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Bỉ, từ ngày 9 đến 15/12, theo lời mời của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (S.Mi-sen), Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel (D.Bê-ten), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte (M.Ru-tơ) và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo (A.Ðề Cru).

Trước đó, tối 15/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Thượng viện Bỉ Stephanie D’Hose (X.Ð. Hô-xê). Hai bên hoan nghênh kết quả tích cực mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đem lại sau 2 năm triển khai; nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác hai nước trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và ứng phó thách thức chung về môi trường, biến đổi khí hậu…

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nghị viện Bỉ sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước, ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam. Chia sẻ về ấn tượng tốt đẹp khi thăm Trung tâm đổi mới sáng tạo IMEC tại vùng Flanders, Thủ tướng đề nghị Thượng viện Bỉ hỗ trợ Việt Nam phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình IMEC. Thủ tướng cũng đề nghị Thượng viện Bỉ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Bỉ, phát huy vai trò cầu nối hai nước.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 17/12/2022

Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh lần thứ XII thành công tốt đẹp và bế mạc

ĐTN: Sau 05 phiên làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 -2027 đã bế mạc vào sáng 16/12, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Phiên làm việc thứ năm diễn ra vào sáng 16/12 với các nội dung chính: Ra mắt Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XII; Ký kết Nghị quyết liên tịch ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản giai đoạn 2022 – 2021; công bố kết quả biểu quyết các nội dung Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI và Điều lệ Đoàn sửa đổi, bổ sung; thông qua Nghị quyết đại hội và bế mạc đại hội.

Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XII gồm 144 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 33 đồng chí, Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa XII gồm 6 đồng chí đã ra mắt Đại hội.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Bùi Quang Huy – Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn khóa XII trân trọng cảm ơn sự tín nhiệm, kỳ vọng của Đại hội dành cho 144 ủy viên Ban Chấp hành. Đồng chí Bùi Quang Huy hứa trước Đại hội, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XII sẽ là một tập thể đoàn kết, làm việc trách nhiệm, sáng tạo để cụ thể hóa, hiện thực hóa những tư tưởng, quan điểm mà Đại hội đã xác lập; thực hiện thành công các nội dung mà Nghị quyết Đại hội đã quyết định.

Nhiệm vụ phát triển đất nước đến 2030 – 2045 có vai trò rất lớn của thanh niên

Phát biểu tại Đại hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúc mừng các đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, Ban Chấp hành khoá XII sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, là hạt nhân dẫn dắt công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi theo đúng chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra.

Phó Thủ tướng cũng nêu, nhiệm kỳ qua, việc thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và T.Ư Đoàn đã đạt được những kết quả toàn diện, là tiền đề để hôm nay Chính phủ tiếp tục ký kết với T.Ư Đoàn, trong đó có thực hiện việc phối hợp, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, phát huy năng lực thanh niên trong các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra các nhiệm vụ phát triển đất nước đến 2030 – 2045, Nghị quyết liên tịch góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đặt ra, trong đó có vai trò rất lớn của thanh niên.

Theo Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình khởi nghiệp sáng tạo. “Tinh thần quốc gia khởi nghiệp là khát vọng khởi nghiệp cho mình, khởi nghiệp kiến quốc của tuổi trẻ, để đất nước chúng ta giàu mạnh. Không nhất thiết phải có thu nhập cao nhất, không thể nghèo, nhưng có cuộc sống an lành, nhiều tình yêu thương. Tinh thần Khởi nghiệp phải lan toả chính từ thanh niên, thế hệ trẻ ra toàn xã hội”, Phó Thủ tướng nói.

Đề cập đến vấn đề chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, đây là thời cơ của chúng ta, nhưng như một đoàn tàu sẽ qua đi nếu chúng ta không lên tàu kịp. Dù thời gian qua có nhiều nỗ lực, nhưng xếp hạng Chính phủ điện tử Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh “Vậy ai có thể đi đầu trong chuyển đổi số? Cũng chỉ có thanh niên thôi. Chúng ta phải làm sao để trở thành một phong trào xoá mù công nghệ trên toàn xã hội, giống như chúng ta đã xoá mù chữ thời bình dân học vụ, và những người thầy đầu tiên chắc chắn phải từ các bạn trẻ. Làm sao ngay trong lực lượng trẻ phải sử dụng thật tốt công nghệ thông tin và lan ra toàn xã hội”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khẩu hiệu của Đại hội Đoàn toàn quốc XII đặt “Khát vọng” là thành tố đầu tiên, cho thấy Khát vọng của tuổi trẻ đã mãnh liệt hơn. “Chúng ta đặt mục tiêu phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Việc này chỉ có thể làm với khát vọng mãnh liệt, sáng tạo, đột phá. “Chữ ‘Tiên phong’ hôm qua Tổng Bí thư phát biểu tại đại hội cần phải được quán triệt sâu sắc bằng hành động, mở ra cách làm mới trong từng việc làm, từng chương trình”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Tạo tâm thế chủ động cho một nhiệm kỳ mới với những thắng lợi mới

Trong diễn văn bế mạc Đại hội, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, để thực hiện những mục tiêu đề ra, Đại hội xác định cần kiên trì và tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi; tiếp tục tập trung triển khai thường xuyên, hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai 3 phong trào hành động cách mạng rộng khắp, bền vững, hiệu quả, sáng tạo, trong đó lấy thanh niên là trung tâm, chủ thể của hoạt động; cùng 3 chương trình đồng hành với thanh niên.

Đại hội đã đề ra 3 nhiệm vụ đột phá; 12 chỉ tiêu trọng tâm; 10 đề án trọng điểm và các nhiệm vụ quan trọng trong công tác phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho thanh niên Việt Nam.

Khẳng định Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ CHí Minh lần thứ XII đã thành công tốt đẹp, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kêu gọi tất cả các cấp bộ đoàn, toàn thể đoàn viên, thanh niên Việt Nam ở trong nước và ngoài nước nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, khát vọng phát triển, tinh thần tự tôn dân tộc, giá trị văn hóa con người Việt Nam, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ để khẩn trương triển khai ngay những nội dung đã được Đại hội thông qua, tạo tâm thế chủ động cho một nhiệm kỳ mới với những thắng lợi mới. /.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 22/12/2022

Chạy thử nghiệm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

Sáng 21/12, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – Chủ đầu tư dự án và nhà thầu Hitachi long trọng tổ chức Lễ chạy thử nghiệm đoàn tàu từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thái thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên).

Dự sự kiện ý nghĩa này có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ngài Watanabe Nobuhiro – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình thi công sang thử nghiệm, đánh giá chuẩn bị cho công tác vận hành thương mại cuối năm 2023.

Lộ trình thử nghiệm của đoàn tàu gồm 3 toa tàu, hành trình 9km, từ ga Suối Tiên, đi qua ga Đại học quốc gia, đến ga Công nghệ cao. Sau đó, tàu tiếp tục di chuyển qua ga Thủ Đức và kết thúc tại ga Bình Thái.

Lễ chạy thử nghiệm đoàn tàu từ ga Bến xe Suối Tiên đến ga Bình Thái thuộc tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên hoàn thành trong sự vui mừng của khách mời tham dự và toàn thể đội ngũ kỹ sư và công nhân.

Tàu Metro 1 có 17 đoàn tàu, sản xuất tại Nhật Bản, vỏ tàu làm bằng hợp kim nhôm, sơn màu chủ đạo xanh dương. Mỗi đoàn tàu có 3 toa, chứa 930 khách. Tốc độ tối đa tàu là 110km/giờ (đoạn trên cao) và 80km/giờ (đoạn ngầm). Tuy nhiên, với khoảng cách trung bình giữa các ga chỉ hơn 1km nên khi khai thác, các tàu dự kiến chạy khoảng 40 km/giờ.

Tuyến Metro số 1 khởi công năm 2012, dài 20km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình (Thành phố Thủ Đức) gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Hiện nay dự án hoàn thành 93% khối lượng.

            Quý Hiền

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 30/12/2022

Trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2021

Tối 29/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng giao Hội đồng thực hiện.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và và chỉ đạo, trao giải cho các tác giả nhận tặng thưởng. Cùng dự có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương và các hội chuyên ngành, đơn vị xuất bản văn chương, báo chí…

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, với tư cách là một bộ phận rất quan trọng và đặc biệt tinh tế của văn hóa, văn học, nghệ thuật có vai trò to lớn trong chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng chân, thiện, mỹ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ban Bí thư Trung ương Đảng từ nhiều năm qua giao Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức xét chọn, trao tặng thưởng hằng năm cho các tác phẩm có chất lượng tốt, có giá trị lý luận và thực tiễn cao đã tác động tích cực đến hoạt động sáng tác, quảng bá và tiếp nhận tác phẩm; thể hiện sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng đối với lĩnh vực quan trọng và đặc biệt tinh tế này.

Để tiếp tục khẳng định và nâng cao hơn nữa uy tín, sức lan tỏa của tặng thưởng trong đời sống văn học, nghệ thuật và đời sống xã hội, trong thời gian tới, Hội đồng cần tiếp tục phát huy những kết quả và bài học đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của tặng thưởng; phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp các Hội văn học, nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành Trung ương và địa phương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan báo chí, xuất bản để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phê bình, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng hơn nữa về tặng thưởng, thu hút ngày càng nhiều tác giả, tác phẩm, cơ quan, đơn vị tham gia…

Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhận định, bên cạnh kết quả đã đạt được, vẫn còn những hạn chế được Hội đồng thẳng thắn đánh giá, nhìn nhận, như: vẫn còn không ít tác phẩm chỉ mới dừng ở mức độ nêu vấn đề; phần phân tích, lý giải còn tản mạn, cảm tính; chưa đi sâu vào bản chất của đối tượng nghiên cứu để trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề khoa học có tính lý luận. Còn thiếu những công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khái quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu nào đó; không ít các cuốn sách là sự tập hợp, tuyển chọn một cách cơ học các bài viết riêng lẻ, rời rạc, thiếu tính logic và hệ thống của vấn đề; thiếu những tác phẩm có tính thuyết phục bằng chiều sâu lý luận văn nghệ; thiếu sự thẳng thắn, trực diện trong phê bình; một số tác phẩm bộc lộ những hạn chế trong tư duy và thao tác nghiệp vụ.

Năm 2021, có 95 tác phẩm (gồm 39 cuốn sách và 56 bài viết) được các cơ quan, đơn vị gửi đề nghị Hội đồng xét tặng thưởng. So với những năm gần đây, số lượng tác phẩm năm 2021 vẫn duy trì ở mức cao (năm 2019 có 93 tác phẩm gửi đến Hội đồng đăng ký xét tặng thưởng, trong đó có 38 cuốn sách, 53 bài báo, hai chương trình phát thanh; năm 2020 có 95 tác phẩm trong đó có 46 cuốn sách, 32 bài viết và 17 chương trình). Điều đó phần nào cho thấy sự trân quý mà đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật dành cho tặng thưởng quan trọng và có ý nghĩa của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng như tâm huyết của họ đối với sự phát triển của lý luận, phê bình – một lĩnh vực rất quan trọng và đang đứng trước nhiều thách thức. Cả ba lĩnh vực, gồm: lý luận chung; lý luận, phê bình văn học; lý luận, phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, nghiêm túc, có giá trị khoa học và thực tiễn; đề cập kịp thời những vấn đề thiết thực trong đời sống văn học, nghệ thuật, có tác dụng định hướng công tác lý luận, sáng tác; đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, lệch lạc trong đời sống văn học, nghệ thuật.

Kết quả, tặng thưởng mức A duy nhất được trao cho tác phẩm “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” thuộc lĩnh vực kiến trúc của nhóm tác giả: TS.KTS Trần Minh Tùng (chủ biên); các kiến trúc sư: Phan Tiến Hậu, Chu Ngọc Huyền, Phạm Thị Mỹ Lan, Nguyễn Thành Hưng, Trần Anh Tuấn, Huỳnh Thị Bảo Châu, Phạm Thùy Linh. Hội đồng cũng trao tặng thưởng mức B cho 9 tác phẩm; mức C cho 8 tác phẩm và mức Khuyến khích cho hai tác phẩm. Bên cạnh đó, Hội đồng quyết định trao tặng thưởng cho 12 cơ quan, đơn vị xuất bản, báo chí đã công bố nhiều tác phẩm, có thành tích tuyên truyền về công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2021. Ban Văn hóa – Văn nghệ, Báo Nhân Dân là tập thể được trao tặng thưởng đợt này.

Lữ Mai

  • Trang 7 báo Nhân Dân ngày 30/12/2022

Nguyễn Thị Oanh dẫn đầu danh sách vận động viên tiêu biểu năm 2022

Trong cuộc bầu chọn diễn ra ngày 29/12, cô gái vàng làng điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh (Bắc Giang) đã về nhất trong Cuộc bầu chọn vận động viên thể thao Việt Nam tiêu biểu năm 2022. Trong khi đó, HLV Mai Đức Chung nhận danh hiệu huấn luyện viên thể thao Việt Nam tiêu biểu năm 2022.

Cuộc bầu chọn diễn ra vào sáng 29/12 theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và bầu chọn qua email. Kết quả bầu chọn được Ban tổ chức công bố ngay trong chiều tối cùng ngày với chiến thắng thuyết phục cho vận động viên điền kinh Nguyễn Thị Oanh.

Ở SEA Games 31, Nguyễn Thị Oanh xuất sắc đoạt 3 Huy chương Vàng điền kinh ở các cự ly “khắc nghiệt” 1.500m, 3.000m vượt chướng ngại vật, 5.000m.

Ở Đại hội thể thao toàn quốc vừa qua, cô gái nhỏ nhắn quê Bắc Giang tiếp tục thể hiện sức mạnh khi đoạt 4 Huy chương Vàng. Tổng số điểm mà Nguyễn Thị Oanh đạt được trong cuộc bầu chọn là 1.638 điểm.

Trong khi đó, nam kình ngư số 1 Việt Nam Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình), người đoạt 5 Huy chương Vàng SEA Games 31 về nhì với 1.288 điểm. Không bất ngờ khi Huy Hoàng cùng Nguyễn Thị Oanh chiếm số điểm áp đảo bởi đây là đại diện của 2 môn thể thao cơ bản Olympic.

Góp công đưa tuyển bóng đá nữ Việt Nam đoạt vé tham dự World Cup bóng đá nữ 2023 đồng thời khẳng định được tài năng khi xuất ngoại thi đấu ở Bồ Đào Nha, Huỳnh Như về hạng Ba trong cuộc bầu chọn.

Xếp hạng tư là nhà vô địch xe đạp nữ châu Á Nguyễn Thị Thật (An Giang) và hạng 5 là nhà đương kim vô địch cử tạ thế giới, châu Á lẫn SEA Games Lại Gia Thành (Hà Nội).

Từ hạng 6 đến hạng 10 lần lượt là Lý Hoàng Nam (quần vợt, Tây Ninh), Trần Hưng Nguyên (bơi, Quân đội), Đỗ Hùng Dũng (bóng đá, Hà Nội), Nguyễn Thị Tâm (boxing, Hà Nội), Dương Thúy Vi (wushu, Hà Nội).

Ở hạng mục Huấn luyện viên tiêu biểu, huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung của tuyển nữ Việt Nam về nhất với 618 điểm, hơn 1 điểm so với HLV Trần Văn Sỹ (điền kinh).

Từ hạng 3 đến hạng 5 lần lượt là HLV Nguyễn Hoàng Vũ (bơi), HLV Park Hang-seo (bóng đá), HLV Lưu Văn Thắng (cử tạ).

Ở hạng mục vận động viên thể thao người khuyết tật tiêu biểu, vận động viên (VĐV) Đỗ Thanh Hải (bơi) xếp nhất với 884 điểm, Lê Văn Công (cử tạ) xếp nhì với 816 điểm, Vi Thị Hằng (bơi) xếp 3 với 568 điểm, Nguyễn Thị Hồng (cờ vua) hạng tư với 430 điểm, Nguyễn Thị Hải (điền kinh) hạng 5 với 388 điểm.

Top 3 HLV thể thao người khuyết tật tiêu biểu lần lượt thuộc về Nguyễn Đăng Viễn (bơi), Lê Quang Thái (cử tạ), Bùi Quang Vũ (cờ vua).

Theo kế hoạch, các vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu của thể thao Việt Nam năm 2022 sẽ được tôn vinh, nhận khen thưởng chính thức tại buổi lễ vinh danh thể thao Việt Nam, tổ chức vào dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2023).

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 28/12/2022

Thắng Malaysia 3-0, Việt Nam vươn lên đầu bảng

Tối 12/12, với thế trận áp đảo, đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng 3-0 trước đội tuyển Malaysia tại bảng B AFF Suzuki Cup 2020 với các pha lập công của Quang Hải, Công Phượng, Hoàng Đức.

Bước vào trận đấu, HLV Park Hang-seo đánh giá không hề thấp đội tuyển Malaysia khi lựa chọn đội hình ra sân với những cái tên tốt nhất. Ngay khi tiếng còi khai cuộc, đôi bên đã nhập cuộc với tốc độ cao. Tuy nhiên, Việt Nam mới là đội gây áp lực tầm cao và tỷ lệ kiểm soát bóng.

Miệt mài tấn công, bàn mở tỷ số đến với đội tuyển Việt Nam ở phút 32. Tuấn Anh chuyền căng ngang cho Quang Hải dứt điểm tung lưới Malaysia. Thủ thành Fahmid chỉ có thể đứng “chôn chân” nhìn bóng vào lưới.

Hưng phấn dâng cao, chỉ 4 phút sau, tiếp tục là Quang Hải với vai trò kiến tạo, giật gót đưa bóng tới Công Phượng, sau đó tiền đạo chơi cao nhất hàng công xử lý tinh tế để vượt qua một trung phong Malaysia, dứt điểm về sát cột dọc khiến thủ thành Fahmi không thể cản phá.

Thế trận ép sân được Việt Nam duy trì đến cuối hiệp 1. Nhưng không có thêm bàn thắng được ghi và hiệp đấu tạm kết thúc với tỷ số 2-0.

Sang hiệp 2, đội tuyển Việt Nam chủ động giảm nhịp độ trận đấu, cùng với đó, HLV Park chủ động thay người để bảo đảm đội hình cho vòng sau. Malaysia vì thế mà có thêm khoảng trống để tấn công, nhưng cũng không thể làm khó thủ thành Nguyên Mạnh và hàng phòng ngự thi đấu tập trung.

Phút 68, Văn Toàn mới vào sân căng ngang thuận lợi cho Tiến Linh nhưng chân sút sinh năm 1997 lại xử lý rườm ra để vụt mất cơ hội ngay trước vòng cấm. Về cuối hiệp, đội tuyển Việt Nam chơi nhàn nhã nhưng vẫn tổ chức những đường tấn công đa dạng, tiềm tàng nguy hiểm với khung thành Malaysia.

Phút 89, Hoàng Đức có pha xử lý qua người đẳng cấp, rồi từ ngay sát ngoài vòng cấm, anh tung cú sút chìm hiểm hóc khiến thủ môn Malaysia chỉ biết chôn chân nhìn bóng vào lưới, ấn định thắng lợi 3-0.

  • Trang 2 báo Nhân Dân ngày 27/12/2022

Trao di vật của liệt sĩ Phạm Tuấn Tài cho gia đình

Ngày 26/12, tại UBND xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, Báo Nhân Dân phối hợp UBND huyện Tam Nông tổ chức lễ trao hiện vật của liệt sĩ Phạm Tuấn Tài cho gia đình. Đó là cuốn sổ nhật ký và 30 bức ảnh đen trắng và ảnh tô màu, một tờ bản đồ Việt Nam khổ nhỏ, một tờ lịch năm 1967.

Trước đó, trong buổi gặp gỡ hữu nghị các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ được Báo Nhân Dân tổ chức tại tòa soạn ngày 8/11, ông Steve Edmunds – Giám đốc dự án và điều phối các nỗ lực nhân đạo của cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã trao lại Báo Nhân Dân một số hiện vật được cựu chiến binh Mỹ Clay Andrews thu trên thi thể liệt sĩ và lưu giữ hơn 50 năm qua.

Cuối tháng 7/2022, ông Steve Edmunds gửi cho phóng viên Báo Nhân Dân hình ảnh một số trang nhật ký và những bức ảnh chân dung, cùng một số thông tin về ngày hy sinh, tọa độ trận đánh, vị trí chôn cất liệt sĩ, đề nghị tìm chủ nhân của các di vật. Báo Nhân Dân gửi công văn đến cơ quan lao động-thương binh và xã hội các địa phương có tên trong cuốn sổ nhật ký, đề nghị phối hợp xác minh thông tin liệt sĩ và tìm kiếm thân nhân.

Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Tam Nông đã đăng nội dung văn bản này cùng hình ảnh các di vật của liệt sĩ trên trang facebook Tam Nông Lao động, kêu gọi cộng đồng mạng chia sẻ, hỗ trợ tìm kiếm thông tin.

Chỉ vài tiếng sau đã có hơn 300 lượt chia sẻ nội dung này với rất nhiều bình luận, cung cấp nhiều thông tin có giá trị, giúp cơ quan chức năng nhanh chóng xác minh được thông tin về liệt sĩ Phạm Tuấn Tài và gia đình.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Báo Nhân Dân đã đánh giá cao và bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến UBND, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị huyện Tam Nông đã phối hợp chặt chẽ, khẩn trương, trách nhiệm, biến những thông tin của các cựu chiến binh Mỹ, những nỗ lực của Báo Nhân Dân và các cựu chiến binh Việt Nam thành hiện thực, thỏa lòng mong mỏi của gia đình liệt sĩ.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông khẳng định: “Cuốn sổ nhật ký, những bức ảnh người thân của liệt sĩ Phạm Tuấn Tài mà Báo Nhân Dân trao lại cho gia đình hôm nay không chỉ là những kỷ vật vô giá mà còn là manh mối quý giá giúp gia đình liệt sĩ có thêm cơ sở và hy vọng tìm được mộ của liệt sĩ trong thời gian tới.”

Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn Báo Nhân Dân, Ban Liên lạc cựu chiến binh tìm đồng đội Sư đoàn 1 đã tiếp nhận, tìm kiếm, xác minh thông tin, tổ chức lễ trao trả di vật của liệt sĩ Phạm Tuấn Tài.

Ông Phạm Văn Lịch, đại diện gia đình liệt sĩ phát biểu cảm ơn Báo Nhân Dân, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, các cựu chiến binh Mỹ đã lưu giữ và trao lại kỷ vật của liệt sĩ cho gia đình.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 27/11/2022

Việt Nam có hai bãi biển trong danh sách nổi tiếng nhất thế giới

Hai bãi biển ở Việt Nam gồm bãi biển Nha Trang và bãi biển Vũng Tàu đã lọt vào danh sách 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới tính theo số lượt xem trên mạng xã hội TikTok. Kết quả này được công bố trên trang mạng https://www.cnbc.com ngày 25/12.

Công ty cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng hạng sang Destination2 của Anh đã thực hiện cuộc bầu chọn các bãi biển nổi tiếng nhất thế giới thông qua số lượt xem trên TikTok. Kết quả cho thấy bãi biển Bondi ở Sydney của Australia đứng đầu tiên trong danh sách 10 bãi biển đẹp nhất thế giới.

Hai bãi biển của Việt Nam là bãi biển Nha Trang ở tỉnh Khánh Hòa và bãi biển Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần lượt đứng vị trí thứ ba (với 64,6 triệu lượt xem) và thứ tư (với 61,9 triệu lượt xem) trong danh sách này. Theo bài viết, bãi biển Nha Trang với làn nước trong vắt được biết đến là một trong những bãi biển nổi tiếng nhất Việt Nam với hoạt động lặn biển.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 26/12/2022

Khai mạc Triển lãm mỹ thuật “Dấu xưa văn hiến”

Hình ảnh công trình kiến trúc như Khuê Văn Các, cổng Văn Miếu, hay cảnh lều chõng đi thi, những hoa văn cổ… được các nghệ sĩ khai thác đưa vào những sáng tạo nghệ thuật vừa giàu chất truyền thống, vừa có tính hiện đại. Điều đó gợi mở những tiềm năng sáng tạo nghệ thuật từ vốn văn hoá truyền thống.

Chiều 25/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm mỹ thuật có chủ đề “Dấu xưa văn hiến”.

Triển lãm đã giới thiệu 19 tác phẩm của 8 nghệ sĩ được sáng tác theo nhiều phong cách, chất liệu với bút pháp mới về những giá trị văn hiến.

Khai thác chất liệu văn hóa truyền thống vào sáng tác nghệ thuật đương đại không phải điều quá mới mẻ. Song gần đây, khi ý thức về văn hóa dân tộc, về giá trị di sản ngày càng được nâng cao, ngày càng nhiều nghệ sĩ khai thác vốn văn hóa cổ truyền trong những sáng tác của mình.

Nhưng nhóm nghệ sĩ: Phạm Hùng Anh, Nguyễn Tuấn Dũng, Khúc Đình Dương, Vũ Xuân Đông, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Đức Hùng, Vũ Mười, Lê Thị Thanh lại tạo ra một dấu ấn riêng. Dù mỗi người theo đuổi một phong cách nghệ thuật khác nhau nhưng họ “gặp nhau” ở điểm cùng khai thác những giá trị của di sản Văn Miếu – Quốc Tử Giám và những hình tượng văn hóa những yếu tố liên quan đến đạo học của Việt Nam để đưa vào sáng tác của mình.

Mỗi tác phẩm là một cách nhìn độc đáo về giá trị của di sản, tạo nên những xúc cảm đặc biệt đối với khách tham quan. Qua triển lãm, người xem hiểu thêm, cảm nhận sâu sắc những giá trị văn hóa của các thế hệ trước lưu lại cho hiện tại và tương lai, từ đó thêm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc, tiếp thêm động lực trong cuộc sống hôm nay.

Cụ thể, tác phẩm Cổ thư 1 và Cổ thư 2 của nghệ sĩ Vũ Xuân Đông được sáng tác trên chất liệu hộp đồng và sơn mài, như một cuốn sách mở về kiến trúc, điêu khắc, lễ hội, đời sống sông nước, hoa văn cổ, mây nước cỏ cây xưa…, cho người xem hồi tưởng về những giá trị truyền thống của người Việt.

Tác giả Phạm Hùng Anh sáng tác theo loại hình khắc gỗ. Tác phẩm Bóng nước, cho ta thấy hình ảnh khác của Khuê Văn Các qua cách nhìn cá nhân hay hình ảnh Lều và Lọng gợi nên nét văn hóa xưa về khoa bảng.

Tác giả Lê Thị Thanh tạo hình bằng bút pháp tổng hợp: In độc bản, in nổi, in lưới cho ta thấy một Văn Miếu – Quốc Tử Giám đặc biệt được tạo hình bởi những hoa văn, kiến trúc tiêu biểu.

Về phần mình, nhà điêu khắc Nguyễn Trường Giang tham gia triển lãm với hai tác phẩm Độc hành bằng chất liệu sắt hàn, thể hiện hình tượng con người mạnh mẽ nhưng không kém phần mềm mại, sống động. Người xem có thể thấy trong hai tác phẩm này bóng dáng của chữ Đại và chữ Nhân, những giá trị cao đẹp mà người xưa thường hướng tới.

Triển lãm sẽ mở cửa đón công chúng tại khu Tiền đường thuộc Nhà Thái học từ nay đến hết 5/2/2023.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam với, nơi kết tinh những giá trị văn hiến của dân tộc gắn với đạo học. Tất cả những giá trị sâu lắng ấy đã trở thành nguồn cảm hứng đặc biệt với những nghệ sĩ mong muốn tạo nên các tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống đương đại, song vẫn mang đậm những dấu ấn xa xưa.

Đó cũng là một xu hướng mà Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang hướng tới, là trở thành một trung tâm hoạt động văn hóa, một không gian sáng tạo của thành phố Hà Nội, nơi bảo tồn, tôn vinh những di sản văn hóa của dân tộc một cách sáng tạo, độc đáo nhất. “Dấu xưa văn hiến” cùng với nhiều triển lãm, trưng bày khác được tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, sẽ đem lại cho khu di tích một sức sống mới, một diện mạo mới. Đó là cách tốt nhất để phát huy giá trị di tích, nuôi dưỡng tình yêu và sự trân trọng đối với di sản quý giá mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta.

GIANG NAM

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 31/12/2022

Đội tuyển Việt Nam chia điểm với Singapore

Không thể thắng đội chủ nhà Singapore như mong muốn để sớm vào bán kết ở trận đấu tối 30/12, nhưng đội tuyển nước ta vẫn giữ vững ngôi đầu bảng và có quyền quyết định vị trí này ở trận cuối cùng với Myanmar trên sân Mỹ Đình. Cũng trong chiều qua, đội tuyển Lào đã có một điểm danh dự trước khi chia tay giải.

Huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã không đánh giá cao đối thủ Singapore khi chỉ giữ lại ba cầu thủ tốt nhất trong đội hình vào sân ở hiệp một là thủ môn Văn Lâm, hậu vệ Quế Ngọc Hải và tiền vệ Hùng Dũng, đồng thời đưa vào sân đến tám cầu thủ không thường xuyên đá chính. Mặc dù được xem là chỉ đá với đội hình dự bị, song các cầu thủ Việt Nam vẫn áp đảo đội chủ nhà, thể hiện bằng số thời gian kiểm soát bóng lên tới 75%, tạo ra tám cú dứt điểm.

Đội chủ nhà xác định mục tiêu thủ hòa bởi thế đã bố trí đội hình 5-4-1 với số đông cầu thủ phòng ngự bên phần sân nhà. Họ cũng không có được khả năng phản công tốt, vì thế thủ môn Văn Lâm thi đấu rất nhàn nhã. Vốn không mạnh ở hàng tiền đạo, lại có sự chênh lệch giữa các chân sút chủ lực và lứa cầu thủ kế cận, cho nên trong suốt hiệp một, các cầu thủ Việt Nam chỉ có ba cú dứt điểm trúng cầu môn, song không thể thành bàn thắng.

Sang hiệp hai, HLV Park Hang-seo đã tung hàng loạt cầu thủ trụ cột vào sân: Quang Hải và Văn Đức thay thế Ngọc Quang và Hùng Dũng, sau đó Tiến Linh và Hoàng Đức được gia tăng trên hàng công. Tuy nhiên, trước lối chơi phòng ngự với số đông của Singapore, các chân sút của đội tuyển Việt Nam vẫn không thể xuyên thủng lưới đối phương. Pha dứt điểm của Tiến Linh ở phút thứ 65 bị thủ môn Hassann Sunny bắt gọn, còn cú sút ở phút thứ 75 thiếu sự chính xác, trong khi cú đánh đầu ở phút bù giờ cũng chệch cột dọc. Đáng tiếc nhất là pha dứt điểm trúng cột dọc của Hoàng Đức ở phút thứ 84.

Trận hòa 0-0 của đội tuyển Việt Nam với đội chủ nhà Singapore khiến cho bảng B sẽ hấp dẫn đến vòng đấu cuối. Loạt trận cuối với hai cặp đấu Việt Nam-Myanmar và Malaysia-Singapore sẽ xác định chính xác thứ hạng các đội và cơ hội dẫn đầu bảng của đội tuyển Việt Nam vẫn cao nhất.

* Trong trận đấu cùng bảng B chiều qua, mặc dù đã bị loại sớm ở vòng bảng sau ba trận thua liên tiếp, nhưng đội tuyển Lào vẫn thi đấu quyết tâm trước đội chủ nhà Myanmar để có điểm danh dự. Đoàn quân của HLV Michael Weiss đã nhập cuộc nhanh chóng và phút thứ 12, từ một pha đánh biên bên trái, bóng được chuyền vào khu vực cấm, Vongchiengkham dứt điểm cận thành mở tỷ số cho Lào. Tuy nhiên, chỉ bốn phút sau, Kyaw Min Oo đã cân bằng tỷ số 1-1 cho đội chủ nhà bằng một pha đánh đầu. Cuối hiệp một, Myanmar lấy lại thế trận và tung ra hàng loạt pha tấn công gây sóng gió cho khung thành đội tuyển Lào.

Sau một số thay đổi nhân sự trong hiệp hai, Lào lại có bàn thắng dẫn trước ở phút 47 bằng một cú sút đẳng cấp từ ngoài vòng cấm của Ratxachak, nâng tỷ số lên 2-1. Tiếp tục bị dẫn trước, các cầu thủ Myanmar thi đấu có phần nôn nóng, không tận dụng được các cơ hội. Thủ môn Xaysavath của Lào chơi rất xuất sắc khi cản phá thành công nhiều cú dứt điểm nguy hiểm của đối phương. Đáng tiếc, phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, Xaysavath lại bị Lwin đánh bại bằng cú sút phạt hàng rào hiểm hóc, gỡ hòa 2-2 cho Myanmar. Chỉ có thêm một điểm, Myanmar cũng bị loại sớm tại vòng bảng.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 25/12/2022

Tưởng niệm 50 năm Ngày hy sinh của 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915

Tối 24/12, tại Khu di tích lịch sử quốc gia địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái ở thành phố Thái Nguyên, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm Ngày hy sinh của 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái( 24/12/1972- 24/12/2022).

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương dự và phát biểu ý kiến.

Cùng dự, có Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đại diện các ban, Bộ, ngành, Quân khu I, tỉnh Bắc Kạn; đại diện cựu thanh niên xung phong, thân nhân liệt sĩ Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái dự.

Trình bày diễn văn tại Lễ tưởng niệm, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên nêu rõ: Đầu tháng 9/1972, Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái được điều động làm nhiệm vụ rải cấp phối, sửa chữa và bảo đảm giao thông tuyến đường ngã ba Chùa Hang đến thị trấn Trại Cau.

Sáng 13/9/1972, máy bay Mỹ ném bom, bắn phá tuyến đường, làm một đội viên hy sinh tại chỗ và tám đội viên bị thương. Dù bị tổn thất, nhưng Đại đội 915 không hoang mang, dao động mà còn khắc sâu lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược, kiên cường bám đường, bám cầu, bảo đảm giao thông vận tải kịp thời thông suốt.

Từ nửa cuối tháng 12/1972, đế quốc Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 nhằm hủy diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền bắc, hạn chế sự chi viện cho cách mạng miền nam, thành phố Thái Nguyên trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt, tổn thất lớn về người, cơ sở kinh tế, xã hội, hạ tầng, nhưng Đại đội 915 vẫn kiên cường bám trụ làm nhiệm vụ với tinh thần “Tất cả vì tiền tuyến”, “Tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước”.

Với yêu cầu cấp bách cần giải toả gấp hàng vạn tấn vũ khí, hàng hoá tại ga Lưu Xá trước sự đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ trong thời gian ngắn nhất, cấp trên yêu cầu huy động 60 thanh niên xung phong đến “cảng cạn” Lưu Xá để giải toả hàng hoá. Nhưng với tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, nhiều anh chị em xung phong nên sáng sớm 24/12/1972 có tổng số 66 thanh niên xung phong từ nơi đóng quân lên đường đến làm nhiệm vụ tại ga Lưu Xá.

Cán bộ, đội viên Đại đội 915 làm việc miệt mài quên ăn, quên nghỉ để giải toả hàng hoá nhanh nhất. Tối 24/12/1972, hàng hoá cơ bản đượng giải toả hết, thanh niên xung phong Đại đội 915 chuẩn bị ăn cơm tối thì nhiều tốp máy bay Mỹ ào ạt trút bom xuống ga Lưu Xá, mặc dù cán bộ và đội viên đã kịp vào hầm trú ẩn mà bom Mỹ vẫn ném trúng làm Đại Đội phó Nguyễn Thế Cường, 59 thanh niên xung phong và hai thủ kho Ty Lương thực Bắc Thái hy sinh tại chỗ, trong đó có nhiều người tuổi đời còn rất trẻ, chưa lập gia đình.

Ghi nhận cống hiến, hy sinh của thanh niên xung phong, Đại đội 915 được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày nay, Khu di tích lịch sử quốc gia địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái trở thành “địa chỉ đỏ”, ghi dấu sự biết ơn của các tầng lớp nhân dân, nơi giáo dục truyền thống cách mạng đối với các thế hệ.

Phát biểu ý kiến tại Lễ tưởng niệm, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương tri ân sự hy sinh quên mình của 60 liệt sĩ thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái và 2 thủ kho của Ty Lương thực Bắc Thái, các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, thân nhân các gia đình liệt sĩ, người có công.

Đồng chí Trương Thị Mai nêu rõ, đêm 24/12/1972, 60 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái và 2 cán bộ thủ kho Ty Lương thực Bắc Thái anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại ga Lưu Xá, thành phố Thái Nguyên đã trở thành tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng không thể phai mờ, là tấm gương của quá khứ, hiện tại và tương lai về lòng yêu nước nồng nàn.

Việc tri ân các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc phải bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để chăm lo tốt hơn cả về đời sống vật chất và tinh thần cho các thương, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng.

Đồng chí Trương Thị Mai vui mừng nhận thấy, phát huy truyền thống cách mạng, trong những năm qua, Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và phát triển nhanh hơn, bền vững hơn; thu ngân sách, thu hút đầu tư, giá trị xuất khẩu tăng nhanh; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng an ninh được giữ vững, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực.

Đồng chí tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền, quân dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp, người dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Trước đó, đồng chí Trương Thị Mai và các đại biểu dâng hương tưởng niệm 60 liệt sĩ thanh niên xung phong tại Nhà tưởng niệm Khu di tích lịch sử quốc gia địa điểm lưu niệm các thanh niên xung phong Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái.

Buổi Lễ kết thúc bằng Chương trình nghệ thuật sử thi “Đại đội 915 – Những người con bất tử” nhằm tri ân 60 liệt sĩ thanh niên xung phong.

Thế Bình

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 24/12/2022

Người đẹp Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2022

Thí sinh Huỳnh Thị Thanh Thủy đến từ Đà Nẵng đã xuất sắc vượt qua 34 thí sinh còn lại để giành danh hiệu Hoa hậu Việt Nam 2022.

Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh năm 2003, đến từ Đà Nẵng, sở hữu chiều cao 1,76m và có số đo 3 vòng 80-63-94 cm, với gương mặt xinh xắn, trẻ trung.

Cô là sinh viên năm 2 khoa Ngôn ngữ Anh, Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng. Huỳnh Thị Thanh Thủy từng đoạt danh hiệu hoa khôi Đại học Ngoại ngữ trực thuộc Đại học Đà Nẵng, Á khôi 1 cuộc thi Học sinh-Sinh viên thanh lịch thành phố Đà Nẵng năm 2021.

Danh hiệu Á hậu 1 thuộc về thí sinh Trịnh Thùy Linh (21 tuổi, quê ở Thanh Hóa, là sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân), và danh hiệu Á hậu 2 được trao cho thí sinh Lê Nguyễn Ngọc Hằng (19 tuổi, sinh viên Đại học Western Sydney-cơ sở đào tạo ở Việt Nam).

Ban Tổ chức cũng công bố một số giải thưởng phụ, như danh hiệu Người đẹp Biển thuộc về thí sinh Phan Phương Oanh, Người đẹp Thể thao là thí sinh Huỳnh Thị Thanh Thủy, Người đẹp Thời trang thuộc về thí sinh Trần Lê Mai Chi, Người đẹp Tài năng thuộc về thí sinh Lê Nguyễn Ngọc Hằng, Người đẹp Truyền thông là Nguyễn Thị Thanh Tâm, Người đẹp Áo dài là Trần Thị Bé Quyên.

Một số giải phụ khác gồm Người đẹp do khán giả bình chọn thuộc về Lê Minh Anh, Người có gương mặt khả ái là thí sinh Hoàng Hương Giang, Người có làn da đẹp nhất là Trịnh Thùy Linh.

Danh hiệu Người đẹp nhân ái thuộc về Nguyễn Ngọc Mai, cô cũng là thí sinh đầu tiên lọt Top 5 cuộc thi và bước ngay vào phần ứng xử.

Các thí sinh còn lại lọt vào Top 5 lần lượt là Trịnh Thùy Linh, Lê Nguyễn Ngọc Hằng, Huỳnh Thị Thanh Thủy và Hoàng Hương Giang.

Các thí sinh Top 5 trả lời những câu hỏi liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, gia đình, đặc biệt là liên quan đến giới trẻ.

Tân Hoa hậu nhận giải thưởng gồm chiếc vương miện cùng giải thưởng 350 triệu đồng. Trong khi đó, Á hậu 1, Á hậu 2 cũng được trao tặng vương miện và lần lượt nhận được giải thưởng là 250 triệu đồng và 200 triệu đồng. Các giải thưởng phụ nhận mỗi giải 50 triệu đồng.

Đêm thi chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2022 vừa chính thức diễn ra tại nhà thi đấu Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh vào 20 giờ ngày 23/12 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2.

Đây là cuộc thi có truyền thống do Báo Tiền Phong tổ chức. Những năm gần đây, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã có sự phối hợp giữa Báo Tiền Phong và Công ty Sen Vàng tổ chức, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng, và là một trong những cuộc thi lớn, có uy tín trong số các cuộc thi nhan sắc hiện nay.

35 cô gái xuất sắc nhất đã bước vào đêm thi cuối cùng sau hành trình gần 2 tháng kể từ buổi chung khảo toàn quốc, tích cực tập luyện và hoàn thiện các kỹ năng.

Các cô gái đã cùng nhau trải qua các phần thi phụ như “Người đẹp nhân ái”, “Người đẹp tài năng”, “Người đẹp truyền thông”, “Người đẹp thể thao”… trước khi bước vào vòng chung kết.

Trước khi kết thúc nhiệm kỳ, Hoa hậu Đỗ Thị Hà đã có bài phát biểu xúc động, và cô đã rơi nước mắt rất nhiều khi đi những bước đi cuối cùng trên cương vị Hoa hậu Việt Nam.

Linh Khánh

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 23/12/2022

Tôn vinh di sản văn hóa qua thời trang

Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam-VIFW 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội đã khép lại một năm với nhiều sự kiện khá sôi động của ngành thời trang sau dịch Covid-19. Không ngoài xu hướng chung của thế giới, thời trang Việt cũng ngày càng chú trọng yếu tố dấu ấn văn hóa và các chất liệu thân thiện với môi trường.

Trong lần thứ 14 được tổ chức, Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam có chủ đề “Taste of Heritage” (tạm dịch: “Cảm hứng di sản”) nhằm tiếp tục lan tỏa tinh thần tôn vinh các giá trị truyền thống tới công chúng trong nước và quốc tế. Theo thống kê của Ban tổ chức, khoảng 10.000 lượt khán giả đã tới dự trực tiếp các buổi trình diễn thời trang của 18 nhà thiết kế Việt Nam và nước ngoài.

Sân khấu chính được đánh giá là đẹp mắt, đúng chủ đề, với hình ảnh mô phỏng Tháp Rùa-một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Các thiết kế ra mắt khán giả trên nền nhạc có yếu tố truyền thống, sử dụng nhiều tác phẩm thuộc thể loại ca trù, ả đào, nhạc cụ dân tộc qua phần trình diễn của các nghệ sĩ như Ngọc Khuê, Trần Xuân Hòa…

Hầu hết các bộ sưu tập đều truyền tải tốt “cảm hứng di sản”, dù giữ nguyên bản hay chỉ lấy cảm hứng. Được chọn mở màn, bộ sưu tập “Sương” của nhà thiết kế Hoàng Minh Hà mang đến loạt trang phục kết hợp nhiều di sản của vùng đồng bằng Bắc Bộ, như: nón quai thao, áo yếm, khăn mỏ quạ, hình ảnh hoa gạo đỏ, nghệ thuật xếp giấy cổ…

Đặc biệt, toàn bộ các thiết kế sử dụng chất liệu tơ sống, tơ tằm và vải sợi làm từ bã cà-phê, tơ sen, xương rồng, vỏ hàu… với những đặc tính ít gây hại tới người dùng và môi trường sinh thái. Màn trình diễn đáng chú ý khác là bộ sưu tập kết thúc sự kiện mang tên “Ký gửi người H’Mông vào tương lai” của nhà thiết kế Vũ Việt Hà với 33 thiết kế được truyền cảm hứng từ trang phục của đồng bào dân tộc H’Mông đen ở thị xã Sa Pa (Lào Cai). Không chỉ gây ấn tượng bởi mầu sắc và phụ kiện cầu kỳ, trang phục của người H’Mông còn giống như một “kho tàng” kể nhiều câu chuyện về văn hóa, lịch sử.

Bộ sưu tập “Hoa cúc và mặt trời Đại Việt” của nhà thiết kế Vũ Lan Anh đưa lên tà áo dài truyền thống các hoa văn, họa tiết cổ được chọn lọc từ nhiều nghiên cứu của các nhà nghiên cứu như Trần Hậu Yên Thế (họa sĩ, giảng viên Trường đại học Mỹ thuật Việt Nam), nghệ nhân Vũ Kim Lộc (Hưng Yên)…

Nhiều bộ sưu tập khác cũng bám sát “đề bài” di sản văn hóa Việt Nam. Cùng chọn chất liệu nhung gắn liền với hình ảnh Hà Nội xưa, nhưng trong khi nhà thiết kế Đức Hùng chọn kỹ thuật chần bông cổ điển thì nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn đưa nhung lên các loại váy dạ hội hiện đại, cá tính. Một số nhà thiết kế quốc tế như Frederick Lee (Singapore), Priyo Oktaviano (Indonesia), Jovana Benoit (Haiti)… tham dự Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2022 với các bộ sưu tập mới nhất, góp thêm sự đa dạng.

Thương hiệu Metiseko (Pháp) thì chinh phục người xem với bộ sưu tập đậm đà cảm hứng Hà Nội, từ hình ảnh Tháp Rùa, cầu Long Biên, chợ hoa Quảng Bá cho đến những hàng cây phượng rực đỏ chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Các nhà thiết kế người Pháp cho biết, lần đầu tiên sử dụng lãnh Mỹ A (làng lụa Tân Châu, An Giang) cho bộ sưu tập này và bày tỏ yêu thích, ngưỡng mộ đối với loại lụa đặc biệt của Việt Nam.

Hoa đào, hoa sen, chim hạc, rồng, phượng hoàng, tranh Đông Hồ, cây lúa, ruộng bậc thang… cũng được nhiều nhà thiết kế như Thảo Nguyễn, Hoàng Quyên dùng làm cảm hứng, để làm bật lên tinh thần bảo tồn và phát huy văn hóa, di sản. Cùng một hình ảnh mang tính biểu tượng, mỗi nhà thiết kế lại có cách lựa chọn, xử lý chất liệu và mầu sắc, phom dáng khác nhau, tạo nên sự phong phú và không trùng lặp. Không chỉ tại sự kiện này mà nhiều nhà thiết kế Việt Nam từ trước đó đã theo đuổi các giá trị bền vững như sử dụng chất liệu bản địa hoặc kể chuyện văn hóa qua thời trang.

Trong năm 2022, nhiều chương trình thời trang lớn đều chọn kết hợp trình diễn thời trang với tôn vinh di sản thiên nhiên hoặc văn hóa dân tộc, chẳng hạn như Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam 2022, VC Show – Bước chân di sản, Ký ức tuổi thơ, Elle Fashion Show 2022… Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Chia sẻ về thông điệp “Cảm hứng di sản”, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thiết kế thời trang Đông Nam Á kiêm Chủ tịch Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Lê Thị Quỳnh Trang cho biết: “Sau những thành công và sự chuyển mình rõ rệt của thời trang Việt Nam trong thời gian qua. Chúng tôi tin rằng, đây chính là thời điểm để chúng ta khẳng định bản sắc thiết kế riêng để tiếp tục đưa thời trang Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế với tinh thần “hòa nhập không hòa tan”, truyền cảm hứng cho các nhà thiết kế sáng tạo và thổi hồn văn hóa Việt vào trong những thiết kế của mình theo ngôn ngữ thời trang”.

Theo MỸ HẠNH

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 20/12/2022

Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới

Ngày 19/12, tại tỉnh Hà Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị Quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) “về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong cả nước.

Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Chặng đường 15 năm qua, với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các lĩnh vực, các ngành nghệ thuật đều có những tác phẩm với chất lượng tốt, có giá trị tư tưởng nghệ thuật, tiếp tục khơi thông dòng chảy của chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với dân tộc.

Nội dung các tác phẩm có sự sáng tạo, phương thức biểu hiện có nhiều tìm tòi, đổi mới, đa dạng, hiện đại hơn. Đó là những nỗ lực rất đáng ghi nhận và biểu dương, là thành quả chung của đội ngũ văn nghệ sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật cả nước.

Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo đề nghị: Cấp ủy, chính quyền các cấp nghiêm túc tổ chức tổng kết Nghị quyết, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý về bản chất, đặc trưng, vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung đẩy mạnh thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật thành luật, cơ chế, chính sách và các quy định phù hợp thực tiễn; huy động nguồn lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam, tạo cơ sở xây dựng hệ giá trị văn học, nghệ thuật Việt Nam.

Đồng chí đồng thời yêu cầu tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tài năng văn học, nghệ thuật; cải thiện môi trường sáng tạo, môi trường làm nghề của văn nghệ sĩ, phát huy tiềm năng, kích thích tiềm năng sáng tạo, giáo dục định hướng, bồi đắp lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho thế hệ trẻ;

Cấp ủy, chính quyền các cấp đồng thời cần phát huy vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục, định hướng, bồi đắp lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh cho thế hệ trẻ; tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ chú trọng phát triển các lĩnh vực dịch vụ văn học, nghệ thuật, tạo cơ sở vững chắc xây dựng thị trường các sản phẩm văn học, nghệ thuật phát triển đồng bộ, hiện đại trong bối cảnh mới.

Đã có 20 trên 160 tham luận được trình bày tại Hội thảo. Các tham luận và bài viết gửi đến Hội thảo tập trung vào 3 nhóm vấn đề chính gồm: Đánh giá kết quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân của những ưu điểm, thành tựu, hạn chế, khuyết điểm sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) trong các lĩnh vực: sáng tạo, nghiên cứu, phát triển lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; Công tác củng cố, đổi mới hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật; công tác giao lưu và hợp tác quốc tế về văn học, nghệ thuật; công tác xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật quần chúng… ở các ngành, hội, đơn vị Trung ương và địa phương. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X).

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, triển khai Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), đề xuất, kiến nghị phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Kết luận hội thảo, PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định, dù tiếp cận chủ đề hội thảo theo nhiều góc độ, bình diện và điểm nhìn khác nhau, đánh giá và thể hiện có những điểm khác nhau nhưng tựu trung đều bám sát chủ đề và các yêu cầu hội thảo nêu ra, đó là: Đánh giá những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền Nghị quyết 23-NQ/TW; Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW.

Các đề xuất, kiến nghị từ hội thảo làm cơ sở cho các luận cứ khoa học để Hội đồng xây dựng báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương đưa vào nội dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, trong đó có nội dung tư vấn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới.

Đào Phương

  • Trang 3 báo Nhân Dân ngày 19/12/2022

Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ 9-năm 2022

Đêm khai hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX-năm 2022, bằng các hình thức nghệ thuật trình diễn kết hợp nghi lễ cổ truyền mang đậm bản sắc các dân tộc địa phương, cùng các hình thức nghệ thuật đương đại.

Tối 18/12, tại Quảng trường Lâm Viên, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX – năm 2022 chính thức công bố khai mạc.

Tham dự, có các đồng chí: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trương Mỹ Hoa, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương; các tỉnh, thành phố trong nước; các đoàn khách quốc tế và hơn 14 nghìn người dân địa phương cùng du khách.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cho rằng, đã từ lâu, hoa và người Đà Lạt đã mang đến những cảm xúc nồng nàn cho hàng triệu người yêu mến vùng đất này.

Với chủ đề và cũng là thông điệp “Đà Lạt – Thành phố bốn mùa hoa”, với con người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, Festival hoa Đà Lạt lần thứ 9 là sự nối tiếp, khẳng định và tôn vinh người trồng hoa, quảng bá những giá trị về hoa, cùng các mặt hàng nông sản nổi tiếng và đặc sắc của tỉnh Lâm Đồng, như rau, trà, cà phê, tơ lụa… Đồng thời, khẳng định các giá trị nhân văn to lớn đang được lớp lớp người Đà Lạt tạo dựng, cống hiến, để hoa Đà Lạt không chỉ thưởng lãm, mà thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng đất Nam Tây Nguyên kiên cường trong quá khứ, bản lĩnh trong hiện tại và sáng tạo trong tương lai, với quyết tâm trở thành tỉnh khá vào năm 2025.

Phát biểu ý kiến tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng, Đà Lạt thành phố của ngàn hoa, sau gần 130 năm hình thành và phát triển, không chỉ khẳng định vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Lâm Đồng, mà còn góp phần tích cực phát triển vùng Tây Nguyên nhanh và bền vững.

Sau 8 lần tổ chức thành công, để lại ấn tượng đẹp, sâu sắc trong lòng du khách, bạn bè trong nước và quốc tế, Festival hoa Đà Lạt là sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch, đã vươn tầm trở thành không gian văn hóa, nghệ thuật, thương mại và đầu tư, góp phần đưa Đà Lạt-Lâm Đồng ra với thế giới.

Festival hoa Đà Lạt là lễ hội đặc sắc của thành phố cao nguyên thơ mộng, có tác động thiết thực, vừa tôn vinh vẻ đẹp riêng có của Đà Lạt và thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hoa, nông sản, đã được công nhận thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh vùng đất Đà Lạt xinh đẹp, con người Đà Lạt “hiền hòa, thanh lịch, mến khách”; góp phần phát triển du lịch, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch nước tin tưởng, với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng và những giá trị văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt tiếp tục phát huy sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh địa phương; chủ động liên kết vùng để phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của vùng Tây Nguyên và cả nước.

Chương trình nghệ thuật công bố khai hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX, được thực hiện bằng các hình thức nghệ thuật trình diễn kết hợp giữa các nghi lễ cổ truyền, mang đậm bản sắc các dân tộc địa phương, tới các hình thức nghệ thuật đương đại, cùng sự kết hợp của những công nghệ sân khấu tân tiến nhất. Với sự tham gia của khoảng 400 diễn viên, gồm các nghệ sĩ nổi tiếng, các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và bán chuyên nghiệp, diễn viên quần chúng.

Chương trình đã tái hiện các không gian văn hóa, nghệ thuật đa dạng của Đà Lạt-Lâm Đồng; giới thiệu thiên nhiên, con người cùng các ngành nghề đặc thù và các sản vật địa phương song hành cùng sự đổi mới, phát triển của thành phố trẻ trên cao nguyên Langbiang hùng vĩ. Trong đó, làm nổi bật chủ đề của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX-năm 2022: “Đà Lạt – Thành phố bốn mùa hoa”.

Đêm khai hội “đại tiệc hoa” Đà Lạt gồm hai phần, chương trình nghệ thuật đặc biệt mở đầu bằng “Trầm tích Lang Biang”, với lửa thiêng, đất, nước và cồng chiêng đại ngàn để định danh tên gọi “Đà Lạt, trầm tích tạo sinh”; chương “Bốn mùa hương sắc”, nội dung thể hiện chủ đề “Đà Lạt – Thành phố bốn mùa hoa” và chương cuối là “Miền đất thăng hoa”, với thông điệp “Đà Lạt, nơi hội tụ của tinh hoa và sáng tạo”.

Phần hai là chương trình đại nhạc hội, gồm các ca khúc gắn với hình ảnh thành phố hoa Đà Lạt. Với sự tham gia của các ca sĩ Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Dũng, Hà Anh Tuấn, Tấn Minh, Võ Hạ Trâm… Đêm khai mạc còn có chương trình Carnaval Đà Lạt rực rỡ sắc hoa, cùng pháo hoa nghệ thuật tầm thấp.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ IX – năm 2022 được tổ chức thành chuỗi các sự kiện xuyên suốt, tập trung cao điểm từ tháng 11 đến hết tháng 12, gồm 9 chương trình chính chủ yếu tại không gian TP Đà Lạt và Bảo Lộc; 12 chương chương trình hưởng ứng và hơn 30 sự kiện khác.

Festival diễn ra đến ngày 31/12.

Mai Văn Bảo

  • Trang 4 báo Nhân Dân ngày 31/12/2022

Nhiều khuyết điểm, vi phạm trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế tại Bộ Y tế

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế.

Theo đó, việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế còn có thiếu sót trong quá trình thực hiện, sai phạm trong công tác quản lý và tổ chức mua sắm.

Trong đó, Bộ Y tế chưa thực hiện mua sắm tập trung đối với danh mục tài sản do Bộ ban hành theo quy định của Chính phủ và Luật Đấu thầu, có thiếu sót khi ban hành Quyết định số 1367 bỏ danh mục tài sản mua sắm tập trung của Bộ nhưng không gửi các đơn vị trực thuộc và Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi, dẫn đến một số gói thầu bệnh viện trực tiếp mua sắm chưa được Kho bạc Nhà nước chấp nhận thanh toán, nhà thầu đề nghị tính lãi chậm trả.

Việc chỉ đạo, hướng dẫn mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế có trường hợp còn chậm, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn tại các bệnh viện khi thực hiện; việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm kéo dài, dẫn đến tình trạng mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm bị chậm, ảnh hưởng công tác phòng, chống dịch bệnh.

Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ những thiếu sót, khuyết điểm khác nhau đối với các đơn vị thuộc Bộ Y tế trong quá trình mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.

Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra các nguyên nhân chủ quan dẫn đến những thiếu sót, khuyết điểm vi phạm nêu trên. Trong đó, có việc phối hợp giữa các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế trong mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc chữa bệnh còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy được hiệu quả cao.

Công tác chỉ đạo của Bộ Y tế trong quản lý mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm, thuốc chữa bệnh còn chưa đồng bộ, còn có trường hợp vi phạm trong việc thực hiện mua sắm.

Tại thời điểm thanh tra, hầu hết các bệnh viện vẫn đang thực hiện đấu thầu mua hóa chất, công ty trúng thầu hóa chất đặt máy hoặc cho mượn máy để làm xét nghiệm.

Mặc dù hình thức này không có trong quy định hiện hành của pháp luật về quản lý tài sản công, nhưng không phải là hình thức cấm không được thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn nảy sinh vấn đề giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ngành y tế về thanh toán dịch vụ kỹ thuật đối với hình thức nêu trên.

Trong khi đó, gần 4 năm qua, Bộ Y tế chưa tham mưu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể về quyền tự chủ trong liên doanh, liên kết, góp vốn, thuê tài sản để thực hiện các hoạt động chuyên môn theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu, đáp ứng nhu cầu xã hội hóa của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Công tác quản lý giá trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm còn chưa chặt chẽ, chưa có quy định cụ thể trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh lúng túng trong việc thực hiện, xảy ra sai sót, vi phạm. Một số bệnh viện, nhà thầu cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kit xét nghiệm thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật trong việc đấu thầu mua sắm.

Căn cứ kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, thực hiện chấn chỉnh khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm vi phạm tại phần kết quả kiểm tra xác minh.

Trong đó, cần tập trung một số vấn đề chủ yếu sau: Sớm trình Chính phủ kế hoạch xây dựng Luật Quản lý trang thiết bị y tế; rà soát, sửa đổi, bổ sung ban hành Thông tư thay thế Thông tư của Bộ Y tế về quá trình thực hiện đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập; sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết, thuê tài sản, thuê đơn vị cung ứng dịch vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực y tế để thực hiện các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao và hoạt động dịch vụ theo yêu cầu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, khắc phục những bất cập trong việc đặt máy, mượn máy tại các cơ sở y tế công lập.

Chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý bảo đảm đúng quy định; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra; kiểm tra, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giải đáp vướng mắc của các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc…

Về xử lý hành chính, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo Bộ về những thiếu sót, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt mua sắm trang thiết bị y tế, việc quản lý tiếp nhận, phân bổ, tiêm chủng, giữ lại vaccine, công bố giá sinh phẩm, thực hiện mua sắm và bãi bỏ danh mục tài sản mua sắm tập trung…..

Bộ Y tế chỉ đạo về kiểm điểm và xử lý đối với tập thể, cá nhân, đơn vị thuộc Bộ có liên quan đến những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine…

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chính phủ cho chuyển thông tin sang Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định việc thẩm định, phê duyệt giá gói thầu và phê duyệt kế hoạch của Bộ Y tế đối với một số gói thầu có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Hình sự.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Bộ Công an điều tra việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2020-2021 có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Hình sự; đồng thời, trong đó có một số doanh nghiệp cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh mượn hàng hóa…

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ đề xuất Bộ Công an vào cuộc xử lý việc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ kỹ thuật Tài Lộc mua bán thiết bị y tế qua nhiều trung gian, làm tăng giá thiết bị y tế khi bán cho các bệnh viện, có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh Covid-19 để nâng giá bán cao bất thường…

  • Trang 7 báo Nhân Dân ngày 30/12/2022

Vụ án Alibaba: Tuyên phạt Nguyễn Thái Luyện mức án chung thân

Chiều 29/12, sau 21 xét xử, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên mức phạt đối với các bị cáo trong vụ án Nguyễn Thái Luyện cùng 22 đồng phạm về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Alibaba. Trong đó, toà tuyên bị cáo Nguyễn Thái Luyện mức án chung thân.

Theo Hội đồng Xét xử, bị cáo Nguyễn Thái Luyện trong vai trò là chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ hoạt động Công ty Alibaba và 22 pháp nhân liên quan…

Đối với các mức án đã tuyên, trừ Nguyễn Thái Luyện, các bị cáo còn lại đều được hưởng tình tiết giảm nhẹ, thậm chí có bị cáo được xem xét mức án dưới khung hình phạt.

Ngoài các hình phạt, Hội đồng Xét xử cũng tuyên về phần dân sự và các tài sản đang bị kê biên. Theo đó, bị cáo Võ Thị Thanh Mai và Nguyễn Thái Luyện có trách nhiệm bồi thường hơn 2.445 tỷ đồng cho 4.548 bị hại.

  • Trang 7 báo Nhân Dân ngày 30/12/2022

Nhiều khuyết điểm, vi phạm trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra chuyên đề công tác quản lý Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Theo đó, bên cạnh nhiều kết quả đạt được, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều khuyết điểm, thiếu sót, vi phạm khác nhau.

Trong đó, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, về công tác quản lý Nhà nước về sách giáo khoa, Bộ không cung cấp được bản mẫu sách giáo khoa được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để làm cơ sở đối chiếu sách giáo khoa hiện hành với bản thảo mẫu sách giáo khoa đã được phê duyệt, vi phạm các quy định trong Luật Thanh tra, Pháp lệnh về lưu trữ quốc gia, Luật Lưu trữ, thể hiện việc buông lỏng trong công tác lưu trữ. Khi biên soạn sách giáo khoa đã thiết kế một số bảng số liệu để trống cho nên học sinh có thể viết vào sách giáo khoa. Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành được ba văn bản, trong đó có nội dung hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách giáo khoa, nhưng chưa ban hành được cơ chế, chính sách quy định về sử dụng lại sách giáo khoa, việc sử dụng lại sách giáo khoa mới đạt 35%….

Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Quá trình điều chỉnh tăng giá sách lần ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có giải pháp kiểm soát chặt chẽ để yêu cầu Nhà xuất bản phải thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Bộ.

Tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, về biên soạn sách giáo khoa, Thanh tra chính phủ cho biết, quá trình biên tập, thiết kế sách giáo khoa, Nhà xuất bản chưa tham mưu cho Bộ điều chỉnh thiết kế, biên tập sách giáo khoa để hạn chế việc học sinh viết vào sách giáo khoa. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Nhà xuất bản có nhiều điều bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Kết quả kiểm tra, xác minh tại Nhà xuất bản cho thấy, giai đoạn 2014 -2018, quá trình xây dựng giá thành in sách giáo khoa, hạch toán của Nhà xuất bản có sai sót dẫn đến gia đình học sinh phải mua sách giáo khoa bằng giá Nhà xuất bản đã đăng ký giá từ năm 2011, cao hơn giá sách giáo khoa phải đăng ký đúng giá, với số tiền khoảng hơn 85 tỷ đồng. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in, nhà thầu in, phát hành, kinh doanh sách giáo khoa còn một số thiếu sót, vi phạm dẫn đến giá sách giáo khoa đã được Nhà xuất bản đăng ký từ năm 2011 cao bất hợp lý.

Nhà xuất bản chưa thực hiện rà soát cơ cấu chi phí và giá thành, định mức, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ chiết khấu của sách giáo khoa cao, chưa thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sách giáo khoa, chưa thực hiện tái cấu trúc và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp.

Kết quả thanh tra tại chín đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý, triển khai, thực hiện một số dự án đào tạo cho thấy còn một số hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm.

Kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ tại 5 bộ, 12 tỉnh về đội ngũ nhà giáo, biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục cũng cho thấy còn có hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm.

Từ nội dung kết quả thanh tra, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều nội dung công việc khác nhau. Trong đó, yêu cầu Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa khi thẩm định phải thực hiện nghiêm túc nội dung không tạo cơ hội cho học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa và để sách giáo khoa được sử dụng lâu dài, nhằm khắc phục, hạn chế tối đa việc học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa. Trước khi phê duyệt thông qua nội dung sách giáo khoa, yêu cầu các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa, thực hiện triệt để các ý kiến góp ý của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa mới đồng ý cho phát hành. Nghiên cứu, ban hành ngay cơ chế, chính sách quy định về sử dụng lại sách giáo khoa để hạn chế tối đa lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội. Tổ chức thanh tra chuyên đề diện rộng, đồng thời thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn tài liệu tham khảo của cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi cả nước. Chỉ đạo nhà xuất bản thực hiện đúng, nghiêm túc các nội dung kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần thực hiện nhiều nội dung công việc khác nhau, trong đó nghiên cứu, phân tích, tính toán đồng thời làm việc với các đối tác để xác định, thống nhất giảm tỷ lệ chiết khấu, ban hành văn bản về tỷ lệ, điều kiện hưởng chiết khấu hằng năm để áp dụng giảm trừ giá bán khi ký kết hợp đồng mua bán sách giáo khoa, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sách giáo khoa.

Đối với 9 đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai thực hiện dự án đầu tư cho giáo dục, đào tạo. Chủ đầu tư các dự án tổ chức rà soát lại hồ sơ các gói thầu; kiểm tra, kiểm toán, căn cứ khối lượng thi công thực tế, kết quả thanh tra cụ thể đối với từng gói thầu, xác định lại giá trị công trình trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán. Chủ đầu tư các dự án có văn bản yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra thiết kế dự toán, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, đơn vị được ủy thác quản lý dự án kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra và phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Về xử lý hành chính, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ được phân công phụ trách theo từng thời kỳ. Tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ theo từng thời kỳ có liên quan những thiếu sót, khuyết điểm vi phạm thuộc trách nhiệm của đơn vị đã nêu trong kết luận thanh tra. Chấn chỉnh công tác quản lý, có giải pháp khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm đã được chỉ ra sau thanh tra.

Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an để xem xét xử lý theo quy định, cụ thể: Nội dung hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo có dấu hiệu “lợi ích nhóm” giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập; Nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có nhiều điểm bất thường, chưa bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Song Linh

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 22/12/2022

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 24 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 20 và 21/12/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 24. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.

Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

I- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 – 2026, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giảm uy tín của tổ chức đảng và Ngành Ngoại giao.

Liên quan đến những vi phạm trên còn có trách nhiệm của một số cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tại các Đảng bộ: Bộ Ngoại giao; Văn phòng Chính phủ; Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Cục Quản lý xuất, nhập cảnh, Bộ Công an và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

– Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao.

– Cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

– Khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Nguyễn Hồng Hà, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; Lý Tiến Hùng, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nga; Nguyễn Lê Ngọc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia; Vũ Ngọc Minh, nguyên cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola.

– Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với đồng chí Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

– Cảnh cáo đồng chí Nguyễn Hoàng Linh, Nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

– Khiển trách các đồng chí: Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ; Vũ Bình, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản; Phạm Như Ý, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ.

UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao các nhiệm kỳ 2016 – 2021, 2021 – 2026; đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và đồng chí Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao phối hợp với Đảng ủy Bộ kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

UBKT Trung ương sẽ tiếp tục xem xét, xử lý; đồng thời, yêu cầu các tổ chức đảng có trách nhiệm liên quan xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

II- Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2016 – 2021, UBKT Trung ương nhận thấy:

Ban cán sự đảng UBND tỉnh Thái Nguyên đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh, một số sở, ngành, UBND huyện, thành phố, thị xã, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, thực hiện các dự án đầu tư công, quản lý khu công nghiệp, các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; một số cán bộ bị khởi tố, bắt tạm giam.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, một số nội dung khó khắc phục; gây bức xúc trong dư luận; làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định:

– Cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Thái Nguyên các nhiệm kỳ 2011 – 2016, 2016 – 2021 và các đồng chí: Dương Ngọc Long, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Hồng Bắc, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nhữ Văn Tâm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Đoàn Văn Tuấn, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

– Khai trừ ra khỏi Đảng đồng chí Nguyễn Thế Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

– Khiển trách các đồng chí: Nguyễn Khắc Lâm, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Đảng đoàn, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Lê Quang Tiến, Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Quang, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính; Hoàng Đức Khánh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng; Hoàng Thái Cương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sông Công, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phan Thanh Hà, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các đồng chí: Nguyễn Thanh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Ngô Quyết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Phú Bình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan, báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

III- Thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 22 đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:

– Cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy nhiệm kỳ 2010 – 2015 và đồng chí Vũ Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.

– Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy nhiệm kỳ 2015 – 2020 và đồng chí Cao Thành Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.

UBKT Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy.

IV- Xem xét kết quả giám sát, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện các nguyên tắc và quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số tổ chức, cá nhân có vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ; trong tham mưu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; trong thực hiện một số dự án đầu tư công và trong công tác kiểm tra, thanh tra.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc; kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan; báo cáo kết quả về UBKT Trung ương.

V- Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng và quyết định một số nội dung quan trọng khác.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 28/12/2022

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật tổ chức và đảng viên

Ngày 27/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao và các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; Nguyễn Thanh Tuấn, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Ngô Quyết, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Phú Bình, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Ngọc Sự, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam/Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ.

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

  1. Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021 đãvi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức, cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, tổ chức thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19; một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, nhận hối lộ.

Vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã gây hậu quả nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội; làm sai lệch chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành ngoại giao.

  1. Đồng chí Bùi Thanh Sơn cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021.
  2. Đồng chí Vũ Hồng Nam suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nhận hối lộ; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Vi phạm của đồng chí Vũ Hồng Nam đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành ngoại giao.

  1. Các đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Ngô Quyết đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Vi phạm của các đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Ngô Quyết đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước.

  1. Đồng chí Nguyễn Ngọc Sự đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Vi phạm của đồng chí Nguyễn Ngọc Sự gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định phê bình nghiêm khắc đồng chí Bùi Thanh Sơn, yêu cầu đồng chí nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để các vi phạm đã được chỉ ra, báo cáo Bộ Chính trị.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021, Khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Vũ Hồng Nam, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Ngô Quyết, Nguyễn Ngọc Sự.

Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với tập thể và các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.

 

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.