Pham Ton’s Blog

Tháng Ba 17, 2023

Trên quê hương yêu dấu

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 4:53 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 1 tháng 3 năm 2023.

TRÊN QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

  • Trang 2 báo Nhân Dân ngày 15/3/2023

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma – Trường Sa Việt Nam (14/3/1988-14/3/2023), sáng 14/3, tại Đà Nẵng, Hội Cựu chiến binh Công binh Hải quân thành phố Đà Nẵng tổ chức gặp mặt các thân nhân liệt sĩ và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ Gạc Ma.

Tham dự, có các cựu chiến binh Công binh Hải quân thành phố Đà Nẵng, gia đình, thân nhân các Anh hùng, liệt sĩ và người dân địa phương.

Buổi lễ được tổ chức trang nghiêm, đầm ấm, nhằm tri ân công lao của các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc và ôn lại truyền thống, lịch sử hào hùng của dân tộc, của lớp lớp các thế hệ cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung.

Tại buổi Lễ, Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83), Trưởng Lan liên lạc Hội Cựu chiến binh Công binh Hải quân thành phố Đà Nẵng và các thân nhân liệt sĩ, đại diện lãnh đạo địa phương, đơn vị cùng ôn lại sự kiện lịch sử Gạc Ma. Tri ân và biết ơn tinh thần quả cảm, quyết tâm vô hạn, dũng cảm phi thường của 64 chiến sĩ đã hy sinh tại Gạc Ma, để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn lãnh thổ, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Trong số 64 liệt sĩ đã ngã xuống, có 10 người con của mảnh đất Đà Nẵng-Quảng Nam anh hùng.

Trong không khí trang nghiêm, với lòng thành kính và biết ơn vô hạn, các đại biểu đã dâng hương, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và các Anh hùng, liệt sĩ Gạc Ma. Trước anh linh các liệt sĩ, thế hệ hôm nay nguyện đoàn kết một lòng, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, góp sức dựng xây quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Trong chương trình này, Hội Cựu chiến binh Công binh Hải quân thành phố Đà Nẵng đã trao tặng nhiều suất quà cho các gia đình, thân nhân các Anh hùng, liệt sĩ Gạc Ma.

  • Trang 2 báo Nhân Dân ngày 10/3/2023

Chung sức, đồng lòng, quyết liệt đấu tranh phòng, chống ma túy

Sáng 10/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống ma túy do Bộ Công an tổ chức. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an chủ trì hội nghị.

Theo Bộ Công an, dưới sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia, sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, công tác phòng, chống ma túy năm 2022 đã đạt được những kết quả quan trọng; hoàn thành đa số chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác trọng tâm đề ra.

Nổi bật là:

Công tác đấu tranh chống tội phạm về ma túy đã chú trọng vào các tuyến, địa bàn trọng điểm.

Các lực lượng chuyên trách của Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan đã phối hợp, hiệp đồng hiệu quả, phát hiện, triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, hoạt động liên tuyến, liên tỉnh, xuyên quốc gia.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm ma túy được tiến hành kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được ngăn chặn.

Công tác kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan ma túy có nhiều chuyển biến tích cực.

Công tác rà soát, thống kê, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy; lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc được quan tâm, chỉ đạo và thực hiện thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy được tăng cường mở rộng, góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Với vai trò chủ công, nòng cốt, Bộ Công an đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Phương án nghiệp vụ số 02 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm, tập trung là tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền trung-Tây Nguyên và Tây Nam. Triển khai thực hiện các Hiệp định song phương, đa phương và các Bản ghi nhớ hợp tác phòng, chống ma túy với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có chung đường biên giới gồm: Trung Quốc, Lào, Campuchia, tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ ngăn chặn ma túy thẩm lậu vào nước ta từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát… góp phần tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn xã hội, kiên quyết không để Việt Nam trở thành địa bàn trung chuyển ma túy quốc tế.

Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo tăng cường kiểm soát, mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới và trên biển, xác lập đấu tranh chuyên án triệt phá các các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.

Bộ Lao động Thương binh và xã hội tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy; Luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy. Chỉ đạo triển khai công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định mới.

Bộ Y tế ban hành Thông tư và triển khai các quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy; công bố danh sách cơ sở y tế trực thuộc đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy.

Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Hải quan tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đối tượng, hàng hóa, loại hình xuất-nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ cất giấu, vận chuyển trái phép các chất ma túy, tiền chất. Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng chức năng và các địa phương thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, quản lý, sử dụng hóa chất, tiền chất công nghiệp của các doanh nghiệp nhằm phát hiện, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp tập trung làm tốt công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về ma túy, nhất là các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp. Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, triển khai Dự án “Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án nhân dân các cấp trong công tác xét xử các vụ án ma túy và áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tại các địa phương: Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tham mưu Tỉnh ủy, Thành ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo, ban hành các nghị quyết, chương trình kế hoạch cụ thể để triển khai công tác phòng, chống ma túy; tập trung giải quyết những vấn đề, vụ việc phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy; chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy; thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại cộng đồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm tình hình địa bàn, đối tượng, xây dựng, củng cố nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự, đấu tranh quyết liệt với tội phạm và tệ nạn ma túy.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và quyết tâm cao độ, năm 2022, các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm ma túy của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính đã phối hợp, hiệp đồng phát hiện hiện, bắt giữ 26.967 vụ, 41.308 đối tượng phạm tội về ma túy. Thu giữ 809kg heroin; 6,1 tấn ma túy tổng hợp, 867kg cần sa và trên 1 tấn ma túy khác; triệt xóa 417 điểm, 43 tụ điểm phức tạp về ma túy; đấu tranh 1.563 vụ lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và dịch vụ nhạy cảm để sử dụng ma túy.

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nhìn lại hơn 1 năm qua, chúng ta triển khai Luật Phòng, chống ma túy trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, chịu tác động sâu sắc của nhiều yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống, nhất là sau đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của xung đột tại Ukraine và các vấn đề thế giới khác. Các tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, thường lợi dụng khó khăn này để hoạt động. Hơn nữa, tình hình ma túy trên thế giới và khu vực với “điểm nóng” về ma túy là vùng Tam giác vàng diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy ở nước ta…

Mặc dù vậy, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, chủ trì phối hợp các cấp, các ngành, địa phương khắc phục khó khăn, vượt qua nhiều thách thức, thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy với những kết quả nổi bật như đã được nêu tại Báo cáo và các ý kiến phát biểu của các đại biểu.

Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ công tác phòng, chống ma túy thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế; đồng thời chia sẻ một số quan điểm để tạo chuyển biến mạnh mẽ công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy thời gian tới:

Phải nâng cao hơn nữa nhận thức về hiểm họa, nguy hiểm sâu xa về ma túy đối với sự phát triển bền vững của đất nước; công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó lực lượng Công an nhân dân là nòng cốt, sự đồng hành, ủng hộ của quần chúng nhân dân cùng hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng liên quan, sự hợp tác quốc tế.

Ma túy là hiểm họa của nhân loại, là vấn đề toàn cầu nên phòng chống ma túy phải có cách tiếp cận toàn cầu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế; đồng thời, đây cũng là vấn đề toàn dân nên phải có những giải pháp toàn dân, phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị xã hội. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm, quyết liệt, đấu tranh mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu; và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị-xã hội. Phòng, chống tội phạm về ma túy phải “phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, từ xa, từ nơi xuất phát, ngay tại cơ sở; đánh cả đường dây, không đánh khúc giữa; bắt được đối tượng chủ mưu, cầm đầu và các đối tượng nguy hiểm”.

Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phòng và chống, giữa đấu tranh quyết liệt để giảm cung, đến đấu tranh, ngăn ngừa quyết liệt để giảm cầu và giảm tác hại; công tác phòng ngừa và đấu tranh phải kết hợp chặt chẽ với nhau, trong đó coi trọng công tác phòng ngừa là cơ bản, quyết định. Muốn giảm nguồn cầu thì phải coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ cơ sở và tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Do đó, cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ sở có vai trò hết sức quan trọng; xã, phường, thị trấn mà không có ma túy thì không có cung. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế với người dân, chia sẻ với người không may dính vào ma túy.

Đề cập các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng lưu ý thêm một số nội dung: Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, cấp ủy, chính quyền cơ sở tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống ma túy; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ về công tác phòng, chống ma túy; khẩn trương kiện toàn các tổ chức theo quy định, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các cấp; tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là các nước có chung đường biên giới và các quốc gia có tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống ma túy, thực hiện tốt các cam kết quốc tế; đẩy mạnh triển khai Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025; trong đó: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương hướng dẫn cân đối, bố trí kinh phí từ các nguồn phù hợp cho các dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình theo đúng quy định và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Các bộ: Công an, Quốc phòng, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thông tin truyền thông; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành, phê duyệt các dự án đã được giao thuộc Chương trình theo Quyết định 1452 của Thủ tướng Chính phủ (hoàn thành trước ngày 30/3/2023).

Bộ Công an: Thực hiện tốt chức năng là cơ quan thường trực, là lực lượng nòng cốt về phòng, chống ma túy; tập trung đấu tranh, triệt xóa các cơ sở, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường phối hợp các cơ quan liên quan quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, ngăn chặn để họ không trở thành người nghiện và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Bộ Quốc phòng: Quản lý chặt chẽ tuyến biên giới; phối hợp lực lượng Công an để phòng, chống ma túy từ xa, nhất là khu vực biên giới, trên biển.

Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, nghiên cứu ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan; chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, nhất là các hành vi mua bán, vận chuyển, lưu hành các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, bị lợi dụng để ma túy “núp bóng”.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức đánh giá hiệu quả các biện pháp cai nghiện, nhất là biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy công lập; sớm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện. Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, sử dụng các nền tảng số; huy động học sinh, sinh viên vào công tác tuyên truyền; giáo dục phòng, chống ma túy, nhất là tại các “điểm nóng” về ma túy và với nhóm nguy cơ cao (học sinh, sinh viên…).

UBND các tỉnh, thành phố tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phòng, chống và kiểm soát ma túy; thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và ban hành Kế hoạch phòng, chống ma túy; ưu tiên, bố trí kinh phí phù hợp; sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới cơ sở cai nghiện ma túy công lập đáp ứng yêu cầu; tăng cường công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai nghiện; tăng cường hợp tác công tư trong các cơ sở cai nghiện; cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo nắm chắc tình hình, chỉ đạo xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma túy.

Thủ tướng nhấn mạnh, cuộc đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy còn rất nhiều cam go, nguy hiểm và khó khăn thách thức phía trước đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn nữa, cùng chung sức, đồng lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương, sự ủng hộ của nhân dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma túy…

Tin: THANH GIANG – Ảnh: TRẦN HẢI

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 11/3/2023

Đề cập đến mục tiêu của Báo Nhân Dân trong năm 2023, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh nêu rõ, Báo Nhân Dân tiếp tục thúc đẩy sự liên kết giữa báo in, báo điện tử và truyền hình để tạo sự khác biệt trong làng báo Việt Nam; đồng thời định hướng tham gia nhiều hơn vào các vấn đề mang tính khu vực, quốc tế.

Sáng 10/3, tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức Lễ mít-tinh kỷ niệm 72 năm ngày ra số đầu (11/3/1951-11/3/2023).

Dự buổi lễ có đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các đồng chí Phó Tổng Biên tập: Quế Đình Nguyên, Phan Văn Hùng, Đinh Như Hoan; các đồng chí trong Ban Biên tập, Đảng ủy, Ban Chấp hành Liên chi hội, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Báo Nhân Dân; lãnh đạo Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội; cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên trong cơ quan.

Báo Nhân Dân là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, là ngọn cờ chính trị-tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) về “xuất bản một tờ báo, lấy tên là Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng” thay tờ Sự Thật, ngày 11/3/1951, giữa núi rừng chiến khu Việt Bắc, Báo Nhân Dân ra số đầu.

Kể từ đó đến nay, trải qua hơn 7 thập kỷ, Báo Nhân Dân luôn gắn liền với lịch sử cách mạng vẻ vang của dân tộc, với lịch sử chiến đấu vinh quang của Đảng ta, và với sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước ngày nay.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Ban Biên tập, Đảng ủy Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, công nhân viên cơ quan nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày báo ra số đầu.

Đồng chí bày tỏ tự hào về bước phát triển của báo Đảng trong năm vừa qua khi vai trò của tờ báo ngày càng được thể hiện rõ nét trong công chúng độc giả. Những nỗ lực, thành tựu của Báo Nhân Dân được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá cao.

Đồng chí cho biết, ngày 9/3, Báo Nhân Dân đã ra 2 trong số 6 chuyên trang về các vùng kinh tế-xã hội trọng điểm, thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường thông tin tuyên truyền về 6 khu vực này.

Việc Báo Nhân Dân tiên phong trong thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bằng việc ra chuyên trang trên báo in, tiến tới là truyền hình, điện tử, thể hiện rõ nét định hướng dẫn đầu của báo Đảng trong mọi lĩnh vực.

Thời gian qua, Báo Nhân Dân đã tiến hành chuyển đổi số với những bước đi đầu tiên, tuy được đánh giá tốt trong làng báo, song theo đồng chí Lê Quốc Minh, đây vẫn là những bước đi còn khiêm tốn.

Đồng chí nhấn mạnh, chuyển đổi số là “con đường dứt khoát phải đi”, chuyển đổi số không chỉ ở khâu sản xuất nội dung, số hóa nội dung, mà phải thực hiện trong toàn bộ quy trình tòa soạn.

“Chuyển đổi số tạo ra một văn hóa mới trong tòa soạn, tạo ra những sản phẩm mới và tạo ra sự thay đổi chung trên con đường mà chúng ta đang hướng tới” – đồng chí Lê Quốc Minh nói.

Đề cập đến mục tiêu của báo Đảng trong năm 2023, đồng chí nêu rõ Báo Nhân Dân tiếp tục thúc đẩy sự liên kết giữa báo in, báo điện tử và truyền hình để tạo sự khác biệt trong làng báo Việt Nam; đồng thời định hướng tham gia nhiều hơn vào các vấn đề mang tính khu vực, quốc tế.

Nhấn mạnh thời gian tới bên cạnh rất nhiều khó khăn cũng có rất nhiều cơ hội, bên cạnh những lợi ích mà công nghệ mang lại cũng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh đề nghị đội ngũ những người làm Báo Nhân Dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, kiên định theo con đường dẫn dắt của Đảng, Nhà nước, phát huy sự sáng tạo dẫn đầu của báo chí hiện đại để đưa tờ báo ngày càng phát triển hơn nữa.

Tại lễ kỷ niệm, 31 cán bộ, công chức, viên chức Báo Nhân Dân và các công ty in Báo Nhân Dân đã được trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Báo Nhân Dân”.

VĂN TOẢN – THÀNH ĐẠT

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 10/3/2023

Khánh thành Nhà bia di tích Báo Nhân Dân

Ngày 9/3, tại thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, Báo Nhân Dân long trọng tổ chức Lễ khánh thành Nhà bia di tích Báo Nhân Dân.

 

Dự lễ, có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang.

Cùng dự, có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Báo Nhân Dân; lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc Báo Nhân Dân; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh và đông đảo học sinh, nhân dân xã Kim Quan.

Từ tháng 9/1953 đến tháng 7/1954, Ban Biên tập Báo Nhân Dân đã ở và làm việc tại thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tại đây, Báo Nhân Dân đã phát hành định kỳ các số báo phản ánh tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Báo đã đưa tiếng nói của Đảng, Chính phủ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cả nước, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.

Công trình Nhà bia di tích Báo Nhân Dân được xây dựng trên diện tích 1.170m2, gồm các hạng mục nhà bia truyền thống; hàng rào phân khu, kè chắn đất; bia đá, lư hương đá, bàn đá; cây xanh, đất trồng cây lưu niệm và bãi đỗ xe ô-tô.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, công trình được xây dựng nhằm tiếp tục khai thác và phát huy giá trị lịch sử của Khu di tích An toàn khu Kim Quan, là nơi tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành báo chí và tri ân các thế hệ đi trước; là điểm đến cho cán bộ, công nhân viên chức đã và đang công tác trong ngành báo chí nhớ về cội nguồn, nơi các thế hệ nhà báo thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã làm việc và cống hiến cho sự nghiệp báo chí, đóng góp công sức phát triển và xây dựng đất nước. Đồng thời, đây cũng là sự kiện thiết thực kỷ niệm 72 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11/3/1951-11/3/2023).

Đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang bày tỏ niềm vui mừng khi đến dự Lễ khánh thành công trình Nhà bia di tích Báo Nhân Dân, nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11/3/1951-11/3/2023). Đồng thời nhấn mạnh, Tuyên Quang là quê hương giàu truyền thống cách mạng, vinh dự được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm “Thủ đô khu giải phóng”, lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và “Thủ đô kháng chiến”, lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, An toàn khu Kim Quan là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, Ban Biên tập Báo Nhân Dân và một số cơ quan của Đảng, Chính phủ.

Cùng các điểm di tích lịch sử trong Cụm di tích An toàn khu Kim Quan, di tích Báo Nhân Dân là địa điểm có ý nghĩa đặc biệt đối với các thế hệ những người làm báo Đảng, là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Sự hiện hữu của công trình Nhà bia di tích Báo Nhân Dân sẽ làm sâu sắc thêm những giá trị to lớn của cụm di tích An toàn khu Kim Quan, gắn với quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, góp phần xây dựng Tân Trào trở thành trung tâm giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng gắn với phát triển du lịch của cả nước.

Đồng chí đề nghị cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, trực tiếp là xã Kim Quan và huyện Yên Sơn tiếp tục làm tốt nhiệm vụ giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng, trong đó có di tích của Báo Nhân Dân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhân dịp này, Báo Nhân Dân và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tặng tỉnh Tuyên Quang 10 nhà tình nghĩa; Công đoàn Báo Nhân Dân tặng 35 suất quà mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo vượt khó của xã Kim Quan; Công ty cổ phần Giấy và bột giấy An Hòa tặng 1 bộ máy chiếu cho xã Kim Quan.

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 8/3/2023

Việt Nam ủng hộ IAEA bảo đảm an ninh an toàn hạt nhân

Tại cuộc họp định kỳ của Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia phát biểu, thảo luận tại nhiều đề mục của kỳ họp, cùng các thành viên Hội đồng thống đốc IAEA thảo luận đóng góp hoàn thiện các dự thảo báo cáo về an ninh, an toàn và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân năm 2023.

Từ ngày 6 – 10/3, tại Vienna, Cộng hòa Áo, Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tổ chức cuộc họp định kỳ với sự tham dự của Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cùng đại diện 35 quốc gia thành viên Hội đồng thống đốc, các nước thành viên IAEA và tổ chức quốc tế là quan sát viên.

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Nguyễn Trung Kiên, Thống đốc – Đại diện thường trực của Việt Nam tại IAEA, làm Trưởng đoàn. Cùng tham dự có Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng Hóa học – Bộ Quốc phòng kiêm Tổng giám đốc Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET), và các đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các đơn vị chuyên môn của Bộ Ngoại giao.

Trong 5 ngày làm việc, Đại sứ Ivo Sramek, Trưởng Phái đoàn Cộng hòa Czech, Chủ tịch Hội đồng thống đốc IAEA, chủ trì với chương trình nghị sự tập trung vào xem xét các dự thảo báo cáo của Tổng giám đốc IAEA nhằm rà lại tình hình về an ninh, an toàn và ứng dụng khoa học kỹ thuật hạt nhân năm trong năm 2022; các xu thế chính và quan tâm của cộng đồng quốc tế cũng như các ưu tiên triển khai trên các lĩnh vực này của IAEA trong năm 2023; rà soát việc thực hiện Hiệp định về thanh sát giữa IAEA với một số nước như: Iran, Syria, CHDCND Triều Tiên.

Bên cạnh đó, trước những diễn biến phức tạp thời gian gần đây, cuộc họp Hội đồng thống đốc lần này cũng xem xét và thảo luận các vấn đề đang nổi lên như: Tình hình an ninh, an toàn nhà máy điện hạt nhân tại Ukraine, vấn đề thỏa thuận quân sự giữa Mỹ – Anh – Australia (AUKUS).

Cuộc họp cũng thảo luận một số vấn đề liên quan đến nhân sự của tổ chức, trong đó có chỉ định Tổng giám đốc IAEA nhiệm kỳ 2023 – 2027.

Phát biểu khai mạc, Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi điểm qua các nhiệm vụ trọng tâm của IAEA trong năm 2023, nổi bật hơn cả là kết quả chuyến thăm làm việc với Iran của Tổng giám đốc ngay trước thềm Cuộc họp trong vấn đề thực thi các nghĩa vụ theo Hiệp định thanh sát cũng như triển vọng giải quyết các vấn đề thanh sát còn tồn đọng.

Tổng giám đốc Mariano Grossi nhấn mạnh, các hoạt động ứng dụng khoa học hạt nhân tiếp tục là trọng tâm của IAEA, đặc biệt dành sự quan tâm hỗ trợ thiết yếu cho các nước chịu tác động của thảm họa động đất vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria.

Trong thời gian diễn ra cuộc họp, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia phát biểu, thảo luận tại nhiều đề mục, cùng các thành viên Hội đồng thống đốc thảo luận đóng góp cho việc hoàn thiện các dự thảo báo cáo về an ninh, an toàn và ứng dụng kỹ thuật hạt nhân năm 2023.

Bên cạnh đó, Việt Nam tái khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán ủng hộ cả 3 trụ cột chính của IAEA là bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, thanh sát và ứng dụng năng lượng nguyên tử hạt nhân vào mục đích hoà bình; đánh giá cao sáng kiến của IAEA trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân phục vụ các hoạt động dân sự vì mục đích hòa bình.

Việt Nam khẳng định ủng hộ vai trò then chốt của IAEA, nhấn mạnh trách nhiệm của các quốc gia và ủng hộ cách tiếp cận cân bằng trong công tác bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân; chia sẻ quan tâm trước những diễn biến phức tạp về an ninh hiện nay; đề cao nguyên tắc đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Bên lề cuộc họp, đoàn Trung tâm NACCET cũng sẽ có các buổi làm việc với lãnh đạo và đại diện các tổ chức quốc tế và đối tác quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình như: Ban ứng dụng và khoa học hạt nhân IAEA, Cơ sở nghiên cứu hạt nhân của IAEA tại Seibersdorf (Áo), Ban thư ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) và Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO)…

Mỗi năm, Hội đồng thống đốc IAEA tổ chức 4 kỳ họp vào các tháng 3, 6, 9 và 11.

Việt Nam được bầu làm Thành viên Hội đồng thống đốc IAEA từ tháng 9/2021 trong nhiệm kỳ 2021 – 2023./.

KL (Theo ĐSQ Việt Nam tại Áo)

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 7/3/2023

Kỷ niệm 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta kho tàng lý luận vô giá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những di huấn sâu sắc, toàn diện trên các mặt công tác, chiến đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với lực lượng Công an nhân dân.

Ngày 11/3/1948, trong thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu nội dung về “Tư cách người Công an cách mệnh”, đó là:

“Ðối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.

Ðối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.

Ðối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Ðối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Ðối với công việc, phải tận tụy.

Ðối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.

Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân giản dị, ngắn gọn, nhưng đã khái quát toàn diện bản chất đặc trưng của người “Công an cách mạng”, trở thành kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong các thời kỳ cách mạng.

Nhận thức sâu sắc ý nghĩa cách mạng và khoa học của Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, ngay từ năm 1948, lực lượng Công an nhân dân đã tổ chức tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, mở đợt sinh hoạt chính trị học tập, quán triệt, thực hiện tốt những lời dạy của Bác, mưu trí, dũng cảm, đánh bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của “thù trong, giặc ngoài”; bảo vệ an toàn các căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, tích cực chi viện cho chiến trường miền nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Cán bộ, chiến sĩ Công an kiên cường “bám đất, bám dân, diệt ác, phá kìm”, bảo vệ Ðảng, chính quyền và phát huy sức mạnh của nhân dân trong “diệt ác, trừ gian”, “bảo mật, phòng gian”, góp phần quan trọng đấu tranh làm thất bại các chiến lược chiến tranh của địch, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

  1. Qua 75 năm, phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân ngày càng được đổi mới, đẩy mạnh, trở thành phong trào thi đua lớn, xuyên suốt trong thời kỳ hòa bình, xây dựng, hội nhập và phát triển đất nước, góp phần giúp lực lượng Công an nhân dân làm tốt vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận bảo đảm an ninh trật tự, tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống của nhân dân, luôn nắm chắc tình hình, giữ vững thế chủ động chiến lược, kịp thời tham mưu với Ðảng, Nhà nước nhanh chóng đổi mới các chủ trương, quyết sách chiến lược, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại nhiều âm mưu hoạt động chống phá và phá thế bao vây, cấm vận, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ, bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, lợi ích quốc gia, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Ðặc biệt, trong thời kỳ hội nhập, thời đại internet, cách mạng khoa học, công nghiệp 4.0, lực lượng Công an nhân dân đã quán triệt lời Bác dạy: “Ðối với địch phải cương quyết, khôn khéo”, áp dụng phương châm “chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động chống phá từ sớm, từ xa, từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia”, không để hình thành tổ chức phản động, tổ chức chính trị đối lập, không để xảy ra khủng bố trong nước; kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ, việc phức tạp về an ninh trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân trên cơ sở thế trận lòng dân vững chắc.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được tổ chức đạt hiệu quả: Hằng năm đã phấn đấu kéo giảm ít nhất 5% số vụ phạm tội về trật tự xã hội; tập trung triệt phá những chuyên án lớn về ma túy theo phương châm “không đánh khúc giữa, bắt giữ cả đường dây, nhất là đối tượng cầm đầu”, phòng, chống ma túy theo ba lớp (bên kia biên giới, khu vực biên giới, trong nội địa); tăng cường phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm kinh tế, tham nhũng với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực” theo đúng tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, trong đó, đã tập trung điều tra, khám phá nhiều đại án kinh tế; nhiều vụ án lớn về môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao; đánh mạnh, triệt phá nhiều băng ổ nhóm tội phạm.

Công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự có nhiều dấu ấn quan trọng, lực lượng Công an nhân dân không ngừng đổi mới ứng dụng khoa học-công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trên các lĩnh vực quản lý xã hội, quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần bảo đảm sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, như: Tham mưu triển khai hiệu quả Ðề án 06 của Chính phủ, với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm”; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; thực hiện tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, nhất là quản lý người nước ngoài; kiềm chế sự gia tăng tai nạn giao thông và cháy nổ, làm giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và các vụ cháy, nổ lớn; các cơ sở giam, giữ được bảo đảm an ninh, an toàn; tỷ lệ tái phạm tội trong số người đặc xá giảm.

Công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân cũng đạt được những thành tựu đáng kể: Công tác chính trị, tư tưởng thường xuyên được quan tâm bằng việc tổ chức sâu rộng, lan tỏa đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong Công an nhân dân; giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sĩ rèn luyện đạo đức, tác phong, lề lối làm việc, giữ gìn uy tín của lực lượng. Bộ Công an đã chủ động tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018 về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”; gắn với điều chỉnh phân công, phân cấp nghiệp vụ, cơ cấu cán bộ theo tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí ở bốn cấp công an; quyết liệt thực hiện giải pháp trọng tâm đột phá xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; xây dựng thí điểm “Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị”, góp phần giải quyết hiệu quả tình hình an ninh trật tự từ cơ sở với phương châm “Công an tìm đến dân”, “gần dân, hiểu dân”, “lúc dân cần, lúc dân khó có công an”. Ðặc biệt, Ðảng ủy Công an Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 về “Ðẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, với mục tiêu đến năm 2025, xây dựng lực lượng Công an nhân dân tinh, gọn, mạnh, các lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm tiến thẳng lên hiện đại; đến năm 2030, xây dựng toàn lực lượng Công an nhân dân hiện đại.

Suốt 75 năm thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, đã có rất nhiều tập thể, cá nhân cán bộ, chiến sĩ Công an chiến đấu dũng cảm, mưu trí, lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu biểu như: Khám phá vụ án tại số 7 phố Ôn Như Hầu (Hà Nội); đánh chìm Thông báo hạm A-my-ô đanh-vin (Amyot d’Inville) của Pháp tại Sầm Sơn (Thanh Hóa); chống do thám, bắt gián điệp, biệt kích, tiễu phỉ; công tác điệp báo, an ninh đô thị, diệt ác, trừ gian, phá ấp chiến lược, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử; đấu tranh, trấn áp, bóc gỡ nhiều tổ chức phản động, bắt giữ, xử lý các đối tượng phản cách mạng trong Kế hoạch CM12 và đấu tranh chống FULRO…; hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ đã được huy động tăng cường giải quyết những vụ việc gây phức tạp về an ninh trật tự như: Các vụ bạo loạn, phá rối an ninh tại Tây Nguyên (năm 2001, 2004, 2008), Mường Nhé – tỉnh Ðiện Biên (năm 2011); vụ việc liên quan Formosa, Hà Tĩnh (từ năm 2016-2018)…; có hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ không quản ngại hy sinh, gian khổ tình nguyện tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh (dịch Covid-19), tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cho nhân dân các tỉnh miền trung, miền núi phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, xung phong tham gia Ðoàn cứu hộ, cứu nạn thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia giữ gìn hòa bình tại Liên hợp quốc, tại Nam Sudan…; tổ chức các hoạt động tình nguyện, an sinh xã hội, hiến máu, cứu trợ các hộ nghèo, những người gặp khó khăn, thăm hỏi gia đình chính sách, người có công…

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ bình yên, hạnh phúc của nhân dân, đã có hơn 14.800 liệt sĩ Công an nhân dân, gần 6.000 thương binh, bệnh binh và hàng nghìn tấm gương chiến sĩ Công an nhân dân dũng cảm, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hiến dâng cuộc sống của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiêu biểu như các đồng chí Bửu Ðóa (Khánh Hòa), Bùi Thị Cúc (Hưng Yên), Võ Thị Sáu (Bà Rịa), Nguyễn Thị Lợi (An Giang), Phạm Ngọc Thảo (Thành phố Hồ Chí Minh), Trần Văn Việt (Cần Thơ), Phạm Văn Chiến (Hà Giang), Lê Thanh Á (Hải Phòng), Phạm Văn Cường (Ðiện Biên), Thao Văn Súa (Thanh Hóa), Hoàng Văn Yên (Khánh Hòa), Ðặng Anh Quân, Ðỗ Ðức Việt, Nguyễn Ðình Phúc (Hà Nội), Lê Chí Phước (Quảng Ngãi)… được nhân dân tôn vinh, góp phần xây dựng hình ảnh người Công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Những thành tích, chiến công và kết quả học tập Sáu điều Bác Hồ dạy của lực lượng Công an nhân dân đã được Ðảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, tặng thưởng 16 Huân chương Sao vàng, 102 Huân chương Hồ Chí Minh; hàng nghìn lượt tập thể và cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và rất nhiều phần thưởng cao quý khác.

  1. Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, tác động đến công tác bảo đảm an ninh trật tự. Ðể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Ðảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng được yêu cầu chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế, bảo vệ vững chắc an ninh, lợi ích quốc gia-dân tộc, bên cạnh việc tham gia xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, thì việc thấm nhuần và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân là hết sức quan trọng và cần thiết. Ðể đạt được mục tiêu trên, lực lượng Công an nhân dân tiếp tục tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

Một là, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ðảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước đối với lực lượng Công an nhân dân. Lực lượng Công an nhân dân luôn tuyệt đối trung thành với Ðảng, với Chính phủ, xứng đáng là “thanh bảo kiếm” của Ðảng, là lực lượng bảo vệ Ðảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; kiên định nguyên tắc Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng Công an nhân dân nói riêng. Ðặc biệt, phải thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Ðẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Hai là, tăng cường công tác chính trị tư tưởng, đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải thường xuyên tu dưỡng, “tự soi, tự sửa”, rèn luyện bản thân “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, thật sự trong sạch, vững vàng, không bị sa ngã, “thoái hóa, biến chất”. Ðối với đồng chí, đồng đội, phải có tinh thần tương thân, tương ái, chân tình, giúp đỡ trong cuộc sống, công tác và chiến đấu; xây dựng và giữ gìn đoàn kết nội bộ, chú trọng bảo vệ uy tín, gìn giữ danh dự và truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân.

Ba là, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, chủ động nắm chắc tình hình, nghiên cứu, đánh giá dự báo chiến lược, chủ động tham mưu với Ðảng, Nhà nước ứng phó “cương quyết, khôn khéo”, có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống, không để “bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm với phương châm “lấy phòng ngừa làm trọng; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với quyết tâm tấn công, đánh mạnh, đánh trúng, đánh đúng, đánh vào gốc các loại tội phạm” theo tinh thần “tích cực, khẩn trương, hiệu quả”.

Bốn là, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an cần làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tự giác, tự nguyện, hết lòng, hết sức, toàn tâm, toàn ý, tận tụy với công việc nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự với mục tiêu “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm”; đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng khoa học-công nghệ trong công tác công an. Bảo đảm hoàn thành tiến độ các nhiệm vụ của Ðề án 06; tham mưu xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn và ùn tắc giao thông. Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ; Làm tốt công tác quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân, làm giảm nguy cơ tái phạm tội sau chấp hành án phạt tù.

Năm là, chú trọng xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân”, luôn phát huy tinh thần “kính trọng, lễ phép”, vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Ðây là giải pháp chiến lược, lâu dài, bền vững nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh trật tự; thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, chiến sĩ.

Trong suốt 75 năm qua, Sáu điều dạy của Bác Hồ kính yêu về “Tư cách người Công an cách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị, nhất là vào thời điểm toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết liệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng hình ảnh đẹp về người Công an cách mạng “Vì nước quên thân-Vì dân phục vụ” trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế; góp phần phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tô Lâm

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 7/3/2023

Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam vừa công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 10 Gương mặt trẻ triển vọng năm 2022.

Ngày 5/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam tổ chức họp Hội đồng lần 2, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về từng đề cử và tiến hành bỏ phiếu qua phần mềm chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, 10 Gương mặt trẻ triển vọng năm 2022.

Dựa trên kết quả tham khảo từ hệ thống bình chọn trực tuyến của 20 đề cử, Hội đồng đã phân tích, thảo luận kỹ về từng trường hợp, cân nhắc trên nhiều yếu tố. Qua thảo luận khách quan, công tâm và trách nhiệm, Hội đồng tiến hành bỏ phiếu qua phần mềm đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất đề trao giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022” và 10 “Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022” thuộc 9 lĩnh vực (lĩnh vực Quản lý hành chính Nhà nước không có đề cử). Trong đó, lĩnh vực Học tập có 2 đề cử được Hội đồng bỏ phiếu chọn là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022.

10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Stt Họ và tên Lĩnh vực
1 Ngô Quý Đăng Học tập
2 Võ Hoàng Hải Học tập
3 Tiến sĩ Trương Thanh Tùng Nghiên cứu khoa học – Sáng tạo
4 Nguyễn Như Thành Lao động sản xuất
5 Nguyễn Văn Thiên Vũ Kinh doanh khởi nghiệp
6 Thượng úy Lê Hảo Quốc Phòng
7 Trung úy Thào A Khư An ninh trật tự
8 Huỳnh Như Thể dục thể thao
9 Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà Myo) Văn hóa nghệ thuật
10 Trung úy Dương Hải Anh Hoạt động xã hội

10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022

Stt Họ và tên Lĩnh vực
1 Trần Xuân Bách Học tập
2 Tiến sĩ Chu Đức Hà Nghiên cứu khoa học – Sáng tạo
3 Tiến sĩ Lê Thị Phương Nghiên cứu khoa học – Sáng tạo
4 Đặng Dương Minh Hoàng Lao động sản xuất
5 Nguyễn Thị Thu Hoa Kinh doanh – Khởi nghiệp
6 Thượng úy Vũ Trung Kiên Quốc phòng
7 Đại úy Vũ Ngọc Trường An ninh trật tự
8 Nguyễn Thiên Ngân Thể dục thể thao
9 Hà Lệ Diễm Văn hóa nghệ thuật
10 Nguyễn Thị Ngọc Tâm Hoạt động xã hội

Cùng với những phần thưởng danh giá là Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Kỷ niệm chương Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022… phần thưởng bằng tiền mặt dành tặng các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 là 50 triệu đồng/người và 20 triệu đồng/người đối với Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng.

Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 dự kiến diễn ra vào tối 23/3 tại Đài Truyền hình Việt Nam (43 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội).

Ngoài ra, trong khuôn khổ Lễ tuyên dương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam và các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng nhiều thời kỳ dự kiến sẽ có chuỗi hoạt động tri ân, hành trình về nguồn tại Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh, thành phía bắc.

Năm 2022, Thường trực Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhận được 156 hồ sơ từ 57 đơn vị gửi về; 2 ứng cử tự gửi hồ sơ giới thiệu.

Trong số 156 hồ sơ có 117 nam, 39 nữ; học hàm cao nhất là Giáo sư tập sự (1); học vị cao nhất: Tiến sĩ (8), Thạc sĩ (7); người nhiều tuổi nhất: 37 tuổi (1 đề cử, sinh năm 1985); ít tuổi nhất: 14 tuổi (1 đề cử, sinh năm 2008); dân tộc thiểu số: 15 (trong đó dân tộc Tày: 5; Mường: 3; Mông: 1; Nùng: 2; Thái: 1; Khmer: 1; Thổ: 1; Tà Ôi: 1)

156 hồ sơ thuộc 10 lĩnh vực, gồm: Học tập; Nghiên cứu khoa học – Sáng tạo; Lao động sản xuất; Kinh doanh – Khởi nghiệp; Quốc phòng; An ninh – Trật tự; Thể dục – Thể thao; Văn hóa nghệ thuật; Hoạt động xã hội; Quản lý hành chính.

Giải thưởng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm ghi nhận, tôn vinh những điển hình thanh niên tiêu biểu, dưới 35 tuổi, có thành tích nổi trội, xuất sắc trên 10 lĩnh vực nói trên.

Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam là cơ quan thường trực Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”.

Giải thưởng đã tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng về sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên của các bạn trẻ. Qua đó tạo động lực phát triển tài năng trẻ và thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, lao động, sáng tạo… trong thanh thiếu nhi.

Giải thưởng góp phần củng cố và phát triển tổ chức đoàn, hội, đội cũng như thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ./.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 5/3/2023

Đổi mới sáng tạo, hội tụ trí tuệ, tiếp tục sản sinh nguồn lực

Chiều 4/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng đi có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Trung tâm đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Trung tâm đã cơ bản hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột chính Nhà nước-Viện trường-Doanh nghiệp và các chủ thể liên quan bao gồm: các trung tâm hỗ trợ, ươm tạo, đổi mới sáng tạo; các mạng lưới chuyên gia, trí thức, cố vấn; các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính.

Những đối tác lớn và quan trọng của Trung tâm như các tập đoàn công nghệ Google, Meta, Amazon, Siemens, Hitachi, Viettel, FPT, CMC; các viện nghiên cứu, trường đại học lớn trong nước, quốc tế; các trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo tại các nước như: Station F (Pháp), Brainport (Hà Lan), IMEC, Hub.brussels (Bỉ), Adlershof (Đức),…cùng gần 200 quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đã tham gia hệ sinh thái.

Trung tâm cũng đã hình thành và phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam với gần 1.600 chuyên gia, trí thức người Việt đang làm việc tại các tập đoàn công nghệ, các viện-trường hàng đầu trên thế giới.

Mạng lưới hiện nay đã phát triển 8 Mạng lưới thành phần tại Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu và 2 mạng lưới tại Mỹ. Đây là nguồn lực trí thức rất lớn, sẵn sàng tham gia, đóng góp vào các hoạt động, dự án công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bao gồm các hỗ trợ về cơ sở vật chất, hỗ trợ ươm tạo, nâng cao năng lực, hỗ trợ về tiếp cận vốn, hỗ trợ về cố vấn, tư vấn các giải pháp.

Một số chương trình tiêu biểu gồm như: Phối hợp Quỹ đầu tư ADB Ventures hỗ trợ tài chính và đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; phối hợp Google tập huấn cho các startups; phối hợp tổ chức chương trình VietChallenge tại Hoa Kỳ lựa chọn startup Việt tiềm năng để kết nối đầu tư; tổ chức các chương trình trao đổi startups; các chương trình, hội thảo tư vấn, cố vấn khởi nghiệp sáng tạo trong nhiều lĩnh vực…

Trung tâm đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực về đổi mới sáng tạo tại các viện-trường, địa phương, phối hợp liên kết các Đại học quốc tế lớn cung cấp các khóa đào tạo về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thương mại hóa nghiên cứu công nghệ; phối hợp đối tác Google tổ chức Chương trình Nhân tài số với hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam tham gia; phối hợp USAID triển khai các hoạt động Phát triển nguồn nhân lực; phối hợp Tổ chức STEAM for Vietnam tổ chức đào tạo hơn 20.000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở về lập trình máy tính và STEM, tổ chức cuộc thi Robotics cho sinh viên; xây dựng hệ thống quản trị đào tạo trực tuyến…

Như vậy, với những kết quả như trên, Trung tâm đã từng bước khẳng định vai trò, vị thế tiên phong để hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

NIC trở thành hạt nhân liên kết, thúc đẩy sự phát triển đầy đủ của các thành tố hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước.

Cùng với đó, NIC cũng trở thành đầu mối quốc gia về kết nối các hoạt động đổi mới sáng tạo với nhiều đối tác lớn trên thế giới.

Cuối cùng, NIC còn trở thành đơn vị tiên phong nghiên cứu, đề xuất các cơ chế hợp tác, các mô hình ươm tạo, hỗ trợ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta có thuận lợi là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ, phát triển đất nước bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vấn đề là cần thể chế hóa, cụ thể hoá đường lối này. Chúng ta đang đi đúng hướng, đúng đường, do đó có thể yên tâm, mạnh dạn mà đi, mà làm để tổ chức thực hiện thành công.

Thủ tướng cho rằng Trung tâm cần hội tụ trí tuệ người Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài để làm ra của cải vật chất, nguồn lực, rồi lan toả ra để tiếp tục phát triển.

Theo Thủ tướng, những cái đã và đang hình thành thì rất cần các văn bản pháp lý. “Chúng ta có Nghị định 94 rồi thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại Nghị định để sửa theo hình thức rút gọn, nếu sửa lâu thì ban hành ngay Nghị quyết để thực hiện rồi hoàn thiện tiếp” – Thủ tướng nói.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hình thành một quỹ để phát triển việc này nhanh như khi hình thành Quỹ Vaccine.

“Chúng ta phải có chính sách để hội tụ trí tuệ, tiếp tục sản sinh ra nguồn lực; muốn vậy phải có vốn mồi; có cơ chế ưu tiên nguồn lực để sinh ra nguồn lực. Nhà nước sẽ dành nguồn lực cho trung tâm này bởi đầu tư cho việc này là đầu tư cho phát triển, miễn là đừng có tham nhũng, lãng phí” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu nguồn lực con người là quan trọng, do đó phải kêu gọi tập hợp trí tuệ con người không phân biệt biên giới.

Thủ tướng nêu rõ, cơ sở dữ liệu là rất quan trọng, muốn có Trí tuệ nhân tạo (AI) phải có cơ sở dữ liệu lớn (Big Data); Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với Bộ Công an khai thác tốt cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc phối hợp các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, các trung tâm nghiên cứu sẽ tạo ra hệ sinh thái; phải có chính sách hỗ trợ các startups bởi họ có trí tuệ, quyết tâm, do đó phải có hỗ trợ ban đầu.

Thủ tướng đề nghị phải hoàn thiện các khung khổ pháp lý phù hợp tình hình, hoàn cảnh Việt Nam, trước hết là Nghị định, cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực, phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị; có quỹ để thực hiện; phối hợp của các bộ, ngành tạo ra hệ sinh thái khai thác những cái chúng ta có, thế giới có.

*Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lên thăm Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia đang được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.

Tại công trường, sau khi nghe các đơn vị báo cáo tiến độ xây dựng, Thủ tướng chỉ đạo yêu cầu quan trọng nhất là phải bảo đảm tiến độ, chất lượng, các yếu tố kỹ mỹ thuật; quy hoạch phải tổng thể, bài bản, tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, bảo đảm công năng phù hợp.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 5/3/2023

Đóng góp ý kiến để hoàn thiện Luật Đất đai

Theo Bộ TN&MT, tính đến ngày 13/3, đã có 7.979 lượt ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề về: Chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất…

Theo thống kê của Bộ TN&MT, tính đến 13/3, đã có 7.979 lượt ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua website lấy ý kiến nhân dân của bộ, tại địa chỉ https://luatdatdai.monre.gov.vn.

Nội dung góp ý của các tổ chức, cá nhân tập trung nhiều nhất vào các nội dung: Chế độ sử dụng các loại đất; quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; thu hồi đất, trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.

Ngoài ra, từ giữa tháng 2 đến nay, Bộ TN&MT cũng đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho biết, qua tổng hợp nội dung tại các hội nghị, hội thảo, phần lớn ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề: Quy định chung; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cơ chế, chính sách tài chính đất đai, giá đất; đất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ biên tập dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã thảo luận để thống nhất các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu tại 3 hội nghị, hội thảo, trong đó tập trung vào các nội dung, như giá đất; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; đất cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Dựa trên các ý kiến góp ý, Tổ biên tập dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật trước ngày 27/3; trình Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và dự thảo luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến góp ý trước ngày 1/4/2023; báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 5/4.

Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT sẽ tham mưu cho Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ V, trước ngày 25/4.

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 4/3/2023

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống và phục hồi sau đại dịch

Ngày 2/3, tại thủ đô Baku của Azerbaijan, diễn ra Hội nghị cấp cao Nhóm liên lạc Phong trào Không liên kết (NAM) về ứng phó Covid-19, dưới sự chủ trì của Tổng thống Azerbaijan I.Aliyev. Đoàn Việt Nam do Đại sứ Việt Nam tại Nga kiêm nhiệm Azerbaijan Đặng Minh Khôi dẫn đầu tham dự và phát biểu tại Hội nghị.

Tham gia Hội nghị, có các đoàn cấp Nguyên thủ, Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ từ 80 quốc gia thành viên Phong trào Không liên kết, các tổ chức quốc tế, quan sát viên và khách mời.

Tại Hội nghị, các nước ghi nhận đóng góp của NAM trong phòng, chống dịch Covid-19 ngay từ giai đoạn bùng phát dịch bệnh. Trong 3 năm qua, dịch Covid-19 đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tác động nghiêm trọng tới phát triển kinh tế-xã hội ở các nước đang phát triển, nhất là tại khu vực châu Phi và các quốc đảo nhỏ.

Trong bối cảnh các hệ lụy từ đại dịch ngày càng đa chiều, chịu ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các thách thức phi truyền thống…, các nước nhấn mạnh vai trò của hợp tác đa phương nói chung và NAM nói riêng trong phục hồi sau đại dịch.

Các đại biểu kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu vaccine, tăng cường nâng cao năng lực y tế, chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ sinh học. Đồng thời, Hội nghị tái khẳng định cam kết thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 và đề cao tính cấp thiết của việc xây dựng một tầm nhìn và chiến lược của NAM nhằm bảo đảm lợi ích chung của các nước thành viên hậu đại dịch.

Hội nghị đánh giá cao sáng kiến của nước chủ nhà Azerbaijan về việc thành lập Hội đồng cấp cao Liên hợp quốc về phục hồi sau đại dịch. Ngoài ra, Azerbaijan cũng kêu gọi ủng hộ toàn cầu cho các nước châu phi và quốc đảo nhỏ đang phát triển, cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc theo hướng tăng cường sự hiện diện của các nước đang phát triển.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Nga kiêm nhiệm Azerbaijan Đặng Minh Khôi chia sẻ về kinh nghiệm của Việt Nam trong phòng, chống và phục hồi sau đại dịch; nhấn mạnh việc lấy người dân làm trung tâm, vừa chống dịch vừa thúc đẩy các mục tiêu phát triển quốc gia, qua đó đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng 8% năm 2022.

Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào những nỗ lực quốc tế về phòng, chống dịch Covid-19 thông qua việc hỗ trợ vật tư y tế cho các nước, cũng như đóng góp vào Quỹ ứng phó dịch Covid-19 của Liên Hợp Quốc.

Để thúc đẩy phục hồi sau đại dịch, Việt Nam đề nghị hợp tác NAM thời gian tới cần củng cố đoàn kết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và sự đa dạng các thành viên, đề cao tiếng nói các thành viên tại những diễn đàn quốc tế, kết nối các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ NAM và triển khai các chính sách phục hồi lấy người dân làm trung tâm.

Hội nghị kết thúc với việc ra Tuyên bố tóm tắt của nước Chủ tịch. Azerbaijan sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Chủ tịch NAM tới hết năm 2023 trước khi chuyển giao cho nước Chủ tịch kế nhiệm là Uganda.

Thanh Thể

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 3/3/2023

Quốc hội bầu đồng chí Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước

Sáng 2/3, tại Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, với đa số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội khóa XV đã bầu đồng chí Võ Văn Thưởng giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng khẳng định: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, Tôi – Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tặng hoa chúc mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Phát biểu trước Quốc hội, đồng bào, đồng chí và cử tri cả nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng cảm ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin cậy tiến cử đồng chí đảm nhận cương vị này. Đây là vinh dự lớn lao và cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề đối với cá nhân.

“Trong giờ phút quan trọng này, tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” – Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hứa sẽ nguyện không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Mãi mãi ghi ơn những hy sinh công lao to lớn của các bậc lãnh đạo tiền bối, của các thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và người Việt Nam yêu nước để đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Trong bài phát biểu, đồng chí Võ Văn Thưởng nêu rõ: Tự hào về cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, càng nhận thức sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, quyết tâm để hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đồng chí nhấn mạnh: Để thực hiện được mục tiêu đó, bản thân nhận thức sâu sắc rằng, vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn, nền tảng vững chắc đối với đất nước ta, chế độ ta là phải kiên định vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định sẽ luôn tâm niệm phải nỗ lực, cố gắng để làm nhiều hơn nữa những điều có ích, kiên trì theo đuổi những giá trị tốt đẹp.

Trong hành trình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức phấn đấu vì Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí cũng khẳng định sẽ không ngừng chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chân thành lắng nghe các ý kiến vì dân, vì nước của mọi người Việt Nam yêu nước; quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc, lấy lợi ích hợp pháp và chính đáng của nhân dân là điểm xuất phát, là mục tiêu quan trọng của các quyết sách; việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải rất sức tránh.

Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; cổ vũ cho tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc; trân trọng mọi khát vọng vươn lên của người dân, tạo môi trường để mọi người, nhất là thế hệ trẻ được tiếp cận công bằng, minh bạch với những cơ hội phát triển và cống hiến cho đất nước.

Trong thông điệp của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh việc kiên trì, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về mọi mặt, thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc, tích cực đóng góp cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới, trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế…

Theo trình tự thủ tục quy định, tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trình Quốc hội danh sách để Quốc hội bầu Chủ tịch nước đối với đồng chí Võ Văn Thưởng.

Sau đó, đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn đại biểu Quốc hội về nội dung này. Kết quả thảo luận tại đoàn đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, báo cáo Quốc hội để Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách nhân sự bầu Chủ tịch nước và thành lập Ban Kiểm phiếu.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi nghe Ban Kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với 487/488 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành; tỷ lệ tán thành đạt 98,38% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận lời tuyên thệ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Thay mặt Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi bó hoa tươi thắm và lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đồng chí Võ Văn Thưởng.

Đầu giờ sáng nay, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Trình bày Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, căn cứ Hiến pháp, các quy định của pháp luật, kết quả kiểm phiếu, Quốc hội quyết nghị: Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

Kết thúc chương trình làm việc sáng nay, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc Kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội Khóa XV.

VĂN CHÚC

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 2/3/2023

Tôn vinh 51 nữ trí thức tiêu biểu ngành y tế

Sáng ngày 2/3, Bộ Y tế phối hợp Hội Nữ Trí thức Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh 51 nữ trí thức tiêu biểu ngành y giai đoạn 2019-2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lễ tôn vinh nữ trí thức tiêu biểu ngành y là khẳng định tinh thần thi đua yêu nước và ý chí quyết tâm vượt lên chính mình của các nữ trí thức, các bác sĩ, dược sĩ. Các nữ trí thức ngành y có những người đã nghỉ hưu hay đang công tác nhưng họ vẫn đam mê với công việc chung của hội, của ngành y tế, quyết tâm vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, cống hiến ngày càng nhiều cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

“Nhân dịp này, tôi cũng đánh giá những nỗ lực của các đồng chí lãnh đạo nữ, nữ trí thức Bộ Y tế trong đó có đồng chí Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo quyết liệt để chỉ trong ngày hôm nay hoặc ngày mai các văn bản sẽ được ban hành, mở ra cơ chế tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của ngành hiện nay”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu.

Trong thời gian qua, đội ngũ nữ trí thức Việt Nam đã nỗ lực trong nghiên cứu khoa học, đạt nhiều giải thưởng lớn, trong đó phải kể đến giải thưởng danh giá Kovalevskaia (giải thưởng cao quý dành cho tập thể, cá nhân nữ khoa học xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống, đem lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội).

Ngành y tế và cán bộ y tế nói chung và lực lượng cán bộ khoa học nữ nói riêng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đặc biệt trong phòng, chống đại dịch Covid-19 những năm qua.

Cùng với không khí tri ân, tôn vinh những thầy thuốc nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 và Ngày Quốc tế Phụ nữ Việt Nam 8/3, lễ tôn vinh nữ trí thức tiêu biểu ngành y giai đoạn 2019-2022 đã khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của đội ngũ nữ trí thức nói chung và nữ trí thức ngành y nói riêng; đồng thời khích lệ chị em tiếp tục phấn đấu cống hiến nhiều hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Buổi lễ đã biểu dương 51 nữ trí thức tiêu biểu đến từ 20 tỉnh, thành phố, đơn vị trong cả nước, trong đó có 1 Giáo sư, 15 Phó Giáo sư, 17 Tiến sĩ, 9 Thạc sĩ, 1 điều dưỡng. Trong đó có 3 Thầy thuốc nhân dân, 10 Thầy thuốc ưu tú. Nữ trí thức cao tuổi nhất là 65 tuổi, ít tuổi nhất là 34 tuổi.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương mong muốn Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Nữ Trí thức Việt Nam duy trì việc tôn vinh này trở thành hoạt động thường niên những năm sau nhằm không chỉ ghi nhận những đóng góp cống hiến mà còn có ý nghĩa khích lệ, động viên các chị em nữ cán bộ ngành y tế khác tiếp tục phấn đấu cống hiến nhiều hơn nữa vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Thu Phạm

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 2/3/2023

Xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch chăm sóc sức khỏe

Thừa Thiên Huế đang triển khai xây dựng đề án mang tính chiến lược toàn diện để khơi nguồn cho sự phát triển của loại hình du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh sản phẩm thế mạnh là du lịch văn hóa di sản, ngành du lịch Thừa Thiên Huế đang hướng đến dòng sản phẩm du lịch mới với nhiều tiềm năng khai thác lĩnh vực du lịch khám, chữa bệnh.

Du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình du lịch mới của thế giới nhằm cải thiện, cân bằng con người bận rộn trong xã hội công nghiệp (bao gồm: thể chất, tinh thần, tình cảm, nghề nghiệp, trí tuệ và tâm linh). Với cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử có sức thu hút du khách trên toàn thế giới, Thừa Thiên Huế còn là vùng đất có bề dày truyền thống về y học bao gồm cả đông y và tây y với nguồn nhân lực y tế mạnh, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây là lợi thế để Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám, chữa bệnh (du lịch chăm sóc sức khỏe).

Từ du lịch nghỉ dưỡng…

Năm 1928, bác sĩ A.Sallet đã khám phá ra suối khoáng nóng Alba Thanh Tân tại chân núi Mã Yên (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Alba trong tiếng Latin có nghĩa là rạng đông, ban mai tinh khôi. Năm 1957, bác sĩ Fontaine mang mẫu nước sang Pháp xét nghiệm, kết quả cho thấy rằng nước khoáng tại đây có tổng chất rắn hòa tan (TDS) 860 cao nhất tại Việt Nam lúc ấy, tương đương với các mỏ nước khoáng hàng đầu châu Âu. Gần một thế kỷ qua, nước khoáng nóng Thanh Tân trở thành điểm đến tham quan du lịch và chữa bệnh ở Thừa Thiên Huế.

Suối khoáng nóng Alba

Thanh Tân đã được khai thác, hình thành các khu nghỉ dưỡng phục vụ sức khỏe và du lịch, điển hình là Khu nghỉ dưỡng Alba Wellness Valley by Fusion. Theo một kết quả khảo sát, Thừa Thiên Huế có tới 7 nguồn nước khoáng nóng. Cùng với Alba Thanh Tân còn có nước khoáng nóng Mỹ An (được các nhà khoa học của Trường đại học Y Dược Huế so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng thế giới, như Koundour của Nga hoặc Paven Banis của Bungary). Tại đây đã ra đời Khu nghỉ dưỡng Mỹ An Onsen Resort (xã Phú Dương, thành phố Huế) và trong nhiều năm nay đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn và chữa bệnh của du khách.

Nằm ở sát Cố đô, Khu du lịch nghỉ dưỡng Mỹ An Onsen Resort được thiết kế theo lối kiến trúc đặc trưng truyền thống Huế, mang lại cho du khách cảm giác ấm cúng khi tắm nước khoáng nóng nơi đây. Phó Tổng quản lý Khu nghỉ dưỡng Mỹ An Onsen Resort, ông Sato Ikuo cho biết, suối khoáng nóng Mỹ An được phát hiện từ năm 1979, với nhiệt độ tự nhiên 520C và nhiệt độ tại bể là 420C, chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng lưu huỳnh lên tới 64,5mg/l.

Thừa Thiên Huế có dãy núi Bạch Mã xứng đáng để trở thành trung tâm du lịch-nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế với những địa chỉ được người Pháp phát hiện và xây dựng cách nay hơn 100 năm. Thừa Thiên Huế còn có hệ thống các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp được xây dựng ở những không gian yên bình, thoải theo triền đồi, ven hai bờ sông Hương, hay trải dài trên các bãi biển, để du khách dễ dàng hòa mình với thiên nhiên, thích hợp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh như: Laguna Lăng Cô, Vedana Lagoon, Lăng Cô Beach; Làng hành hương, Hue Riverside Boutique, Hue Ecolodge…

Đến kết hợp khám, chữa bệnh

Loại hình du lịch khám, chữa bệnh trong những năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn ở Thừa Thiên Huế và đã có những khởi động trong thực tế. Bệnh viện Quốc tế Huế (thuộc Bệnh viện Trung ương Huế) đã đi đầu trong xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất và các quy chế tương đối hoàn chỉnh liên quan đến khám, chữa bệnh cho người nước ngoài, mang tính chất đột phá và đón đầu mô hình du lịch y tế. Lượng khách đến khám, chữa bệnh tăng qua các năm, chứng tỏ chất lượng khám, chữa bệnh, cơ cấu khách cũng ngày càng đa dạng, từ những người khám, chữa bệnh đến từ Quảng Bình, Quảng Nam… mà còn đến từ Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực. Thành công bước đầu của mô hình này rất đáng phấn khởi và cần được nhân rộng.

Nhằm đón đầu xu hướng du lịch mới, Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã hợp tác xây dựng chương trình kết hợp chăm sóc sức khỏe với du lịch chữa bệnh cho du khách. Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và quốc tế – Bệnh viện Trung ương Huế với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại, chi phí hợp lý…, đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám, chữa bệnh. PGS, TS, Bác sĩ Nguyễn Văn Hỷ, Giám đốc Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và quốc tế, cho biết: “Các gói khám từ cơ bản đến nâng cao tại trung tâm không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân mà còn giải quyết được xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe của du khách. Đặc biệt, với ba đơn vị (Nha khoa thẩm mỹ, Nội khoa thẩm mỹ và Phẫu thuật thẩm mỹ), Trung tâm có thể đáp ứng những yêu cầu cao hơn về chăm sóc sắc đẹp của người dân, du khách”.

Là kinh đô của triều Nguyễn, Huế có Thái Y viện – cơ quan y tế cấp trung ương hình thành từ thời vua Gia Long và hoàn chỉnh dưới thời vua Minh Mạng. Thái Y viện có tổ chức quy mô và hoạt động nghiêm cẩn. Nhiệm vụ chính của Thái Y viện là chăm sóc sức khỏe cho Vua, Hoàng gia và nội cung; ngoài ra, còn khám, chữa bệnh cho các đại quan tại kinh thành Huế, những người phụng trực tại các điện miếu, lăng tẩm và binh lính, dân phu ở các công trường của triều đình; tham gia chống dịch bệnh ở các địa phương, mở trường dạy thuốc, tư vấn cho Thượng thiện sở (bếp của hoàng cung) khi chế biến thức ăn cho Vua cùng Hoàng gia. Thái Y viện triều Nguyễn là một di sản độc đáo, hiện đang từng bước được phục hồi và phát huy giá trị. Nhiều chuyên gia, các nhà quản lý xem Thái Y viện như là một địa chỉ, một sản phẩm văn hóa tinh thần riêng có của Huế, phù hợp với mô hình gắn kết du lịch với khám, chữa bệnh.

Tại Thừa Thiên Huế còn có Bệnh viện Y học cổ truyền cùng các trung tâm đào tạo ứng dụng y học cổ truyền như: Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức… Và hầu hết các trung tâm y tế trong tỉnh đã thành lập khoa Y học cổ truyền, các trạm y tế đều triển khai khám, chữa bệnh bằng châm cứu, dùng thuốc nam dược cổ truyền, thu hút nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh. Ngay trong nội đô Huế cũng có hệ thống khách sạn kết hợp lưu trú và dịch vụ khám, chữa bệnh theo đông y cổ truyền.

Tạo thương hiệu khác biệt

Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch Nguyễn Lê Phúc, ở Việt Nam, du lịch chăm sóc sức khỏe là loại hình du lịch khá mới mẻ, chỉ bắt đầu phát triển trong vài năm gần đây và được đánh giá phù hợp, có tiềm năng. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe tại nước ta chưa thật sự hấp dẫn; hoạt động trải nghiệm chưa phong phú, kỹ năng phục vụ thiếu chuyên nghiệp. Thừa Thiên Huế có hệ thống nghỉ dưỡng cao cấp, thân thiện với thiên nhiên cùng nguồn tài nguyên nước khoáng nóng, hệ thống đầm phá, bãi biển đẹp –

đó là những thế mạnh để địa phương phát triển loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe.

Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển thành một trung tâm du lịch khám, chữa bệnh của cả nước, nhưng hiện tại chưa tận dụng, khai thác triệt để và xứng tầm. Du lịch khám, chữa bệnh chưa mang về nguồn thu tương xứng cho Thừa Thiên Huế. Hiện, ở Huế mới chỉ có Bệnh viện Trung ương Huế đang thu hút một số thị trường khách, chủ yếu là du khách tự tìm đến. Theo ông Trương Thành Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Thừa Thiên Huế, điểm yếu của Huế là chưa quảng bá được nhiều về thương hiệu du lịch khám, chữa bệnh. Tiêu chuẩn của dịch vụ khám, chữa bệnh ở Huế được đánh giá cao, nhưng chưa áp dụng quy chuẩn theo thông lệ quốc tế trong khai thác, phục vụ khách du lịch.

Để nhìn nhận và đánh giá đúng, đủ tiềm năng và định hướng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở Du lịch chủ trì tổ chức Diễn đàn Du lịch Huế 2022 với chủ đề “Du lịch chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình khẳng định, thông qua diễn đàn này, Thừa Thiên Huế mong muốn không chỉ giới thiệu những tiềm năng để khai thác, phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe trên địa bàn, mà còn là cầu nối giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Thừa Thiên Huế – địa phương có thế mạnh về văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, xanh và thông minh.

Để Huế trở thành một trung tâm du lịch khám, chữa bệnh đích thực, theo ông Nguyễn Thanh Bình, trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung vào một số công việc cụ thể, như: Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp (đặc biệt là đào tạo những người có đầu óc tổ chức); liên kết nguồn nhân lực trong các lĩnh vực khác nhau phục vụ cho loại hình du lịch khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiếp thị, giới thiệu các kỹ thuật chuyên sâu, phổ biến các thành tựu y học hiện đại… Và quan trọng nhất vẫn là xây dựng được tour tuyến riêng, kết hợp tham quan, trải nghiệm Huế cùng với khám, chữa bệnh.

Thừa Thiên Huế đang có rất nhiều tiềm năng để đón đầu dòng khách nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe – một xu hướng du lịch nổi lên sau hơn 2 năm thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Ngành du lịch tỉnh đang có kế hoạch quảng bá các lợi thế này nhằm thu hút du khách trong giai đoạn bình thường mới và kêu gọi các nhà đầu tư nghiên cứu, xây dựng dự án du lịch, trong đó có mảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo các mô hình thực sự đẳng cấp để tạo thương hiệu khác biệt cho hình thức du lịch này.

Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phúc cho biết, ngành du lịch tỉnh đã xác định, định hướng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe như một dòng sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm du lịch di sản-văn hóa-lễ hội, nhằm tăng thêm sự hấp dẫn, sự mới mẻ của điểm đến Huế. “Ngành du lịch sẽ vận động chính quyền và nhân dân thành phố Huế cùng các sở, ngành liên quan, phối hợp các cơ sở nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… tham gia hưởng ứng Cuộc vận động World Wellness Weekend (Kỳ nghỉ cuối tuần chăm sóc sức khỏe toàn cầu), nhằm kích cầu du lịch gắn với loại hình Wellness (chăm sóc sức khỏe) và thu hút du khách quan tâm đến Huế cùng tham gia hoạt động này với cộng đồng địa phương”, ông Phúc chia sẻ ■

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 15/3/2023

Chủ động tham gia cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với mức thuế suất 15% áp dụng cho các tập đoàn xuyên quốc gia, những nỗ lực thu hút vốn ngoại thông qua việc ưu đãi thuế sẽ không còn tác dụng.

Từ năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu. Ngay từ lúc này, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến chuyển động chính sách tương ứng tại Việt Nam để tính toán, cân nhắc ra quyết định đầu tư cho năm 2023 và những năm tiếp theo.

Cơ hội và thách thức

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, đến nay có hơn 140 quốc gia đồng thuận. Theo quy tắc này, các tập đoàn đa quốc gia có doanh thu từ 750 triệu euro trở lên sẽ bị áp dụng mức thuế suất tối thiểu 15%. Như vậy, khi các công ty này đi đầu tư ở nước ngoài nhưng nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước cư trú, nơi công ty có trụ sở chính.

Cập nhật tiến độ triển khai thuế tối thiểu toàn cầu trên thế giới, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết Liên minh châu Âu (EU), Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua kế hoạch áp thuế suất tối thiểu 15% từ năm 2024; Thụy Sĩ dự kiến tháng 6/2023 tổ chức trưng cầu ý dân về việc áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu trong khi Nhật Bản cũng đang xây dựng dự thảo luật thuế sửa đổi với các nội dung triển khai quy tắc thuế này…

Để ứng phó với bối cảnh mới, một số quốc gia đang nghiên cứu áp dụng cơ chế thuế suất tối thiểu nội địa (QDMT). Khi áp dụng cơ chế QDMT, các nước có thể bảo vệ quyền đánh thuế của mình bằng cách thu thuế bổ sung là phần chênh lệch giữa mức thuế tối thiểu nội địa với mức thuế ưu đãi dành cho các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia trước khi số thuế này bị nộp về cho chính phủ nơi công ty mẹ đặt trụ sở.

Tại Đông Nam Á, Chính phủ Malaysia đã ban hành cơ chế QDMT vận hành song song với chính sách thuế tối thiểu toàn cầu; Chính phủ Indonesia ban hành một nghị định cho phép thuế tối thiểu toàn cầu được triển khai dựa trên hệ thống quy định về các biện pháp chống thất thu thuế và các thỏa thuận thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài; Thái Lan cũng đang ưu tiên nghiên cứu triển khai cơ chế QDMT nhằm nắm quyền chủ động thu thuế…

Theo TS Cấn Văn Lực, việc áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có những tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với kinh tế Việt Nam. Tác động tích cực là góp phần giúp Việt Nam cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và đặc biệt là giúp tăng nguồn thu từ thuế, hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế, chuyển giá của các tập đoàn đa quốc gia. Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy năm 2021 có 14.293 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) báo lỗ, chiếm 55% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp thua lỗ triền miên nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Ngược lại, Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu được dự báo cũng sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam, khiến sức cạnh tranh thu hút FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi chính sách thuế thay đổi. Một trong những lợi thế giúp Việt Nam thu hút vốn FDI là chính sách ưu đãi thuế.

TS Cấn Văn Lực dẫn lại số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của khu vực FDI ở mức khoảng 12,3%, thấp hơn so với mức thuế chung 20%. Thậm chí, các tập đoàn nước ngoài chỉ chịu thuế 2,75%-5,59% nhờ được hưởng ưu đãi thuế. Vì vậy, các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam có thể sẽ phải chịu một số hình thức thuế bổ sung tại quốc gia đặt trụ sở chính nếu được hưởng thuế suất tại Việt Nam thấp hơn 15%. Như vậy, chính sách ưu đãi thuế sẽ không còn tác dụng và Việt Nam mất đi một khoản ngân sách khá lớn, có thể tác động đến môi trường đầu tư.

Không thể chậm trễ

Tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu đối với Việt Nam đã rất rõ ràng và cấp bách. Tháng 8/2022, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế suất tối thiểu toàn cầu của OECD. Hiện, Tổ công tác đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu nhằm bảo đảm các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả.

Theo ông Thomas McClelland, Phó Tổng Giám đốc phụ trách dịch vụ tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam, Chính phủ Việt Nam có thể cân nhắc giải pháp trước mắt về áp dụng QDMT để giành quyền thu phần thuế bổ sung trước các quốc gia khác. Bên cạnh đó, cần ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi theo chi phí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang áp dụng ưu đãi thuế chịu tác động từ Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu.

“Với sự thành lập của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về thuế tối thiểu toàn cầu, nên sớm triển khai đánh giá tác động và nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý nội luật liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu nhằm bảo đảm các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được thực thi hiệu quả”, ông Thomas McClelland đề xuất. Bà Hương Vũ, đồng Trưởng nhóm công tác thuế và hải quan Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho biết, trong thời gian gần đây, VBF nhận được ý kiến và câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư về phản ứng của Việt Nam trong việc áp dụng chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Chính sách thuế mới này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp có mong muốn đầu tư mở rộng mà cả các nhà đầu tư tiềm năng đang cân nhắc lựa chọn địa điểm cho hoạt động đầu tư vì ưu đãi đầu tư luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Với việc áp dụng các nguyên tắc thuế tối thiểu toàn cầu, các ưu đãi miễn, giảm thuế hiện nay của Việt Nam sẽ không còn phát huy tác dụng, không còn có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài như trước và Việt Nam sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu không hành động ngay, Việt Nam sẽ không kịp đưa ra các chính sách phù hợp để có thể áp dụng từ năm 2024.

TS Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất Chính phủ cần nhanh chóng đánh giá để xác định mức độ bị tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, rà soát toàn bộ quy định hiện hành về chính sách ưu đãi, làm cơ sở xác định chính xác phạm vi và mức độ bị tác động theo ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

“Chỉ khi chúng ta xác định đầy đủ bức tranh toàn cảnh về tác động của chính sách mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp. Khi các chính sách ưu đãi thuế không còn tác dụng, chúng ta phải thu hút đầu tư bằng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch và ít rủi ro, coi đây là biện pháp thu hút đầu tư quan trọng nhất, hiệu quả nhất để ứng phó với thách thức từ chính sách thuế tối thiểu toàn cầu”, TS Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Thuế tối thiểu toàn cầu đem lại cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít thách thức vì đây là chính sách mới. Chủ động tham gia vào “cuộc chơi” sẽ là cách tốt nhất để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau.

Tô Hà

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 8/3/2023

Phát triển mạnh mẽ quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam – Nhật Bản

Nhấn mạnh rằng Việt Nam và Nhật Bản là 2 nước có quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở tin cậy chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, 2 nước hoàn toàn có cơ hội tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư.

Tại cuộc tiếp đại diện Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng, với quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nước, sự ủng hộ, góp sức của các doanh nghiệp Nhật Bản, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư song phương sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và các doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng châu Á Việt Nam-Nhật Bản ngày càng phát triển.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Quốc hội Việt Nam và cá nhân Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao vai trò của Keidanren cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản trong thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước; đánh giá cao kết quả chương trình hành động giai đoạn 8 trong khuôn khổ sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản với việc đã triển khai thực hiện được 84 tiểu mục, trong đó có những nội dung liên quan tới luật pháp như sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Nhấn mạnh rằng Việt Nam và Nhật Bản là 2 nước có quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở tin cậy chính trị, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, 2 nước hoàn toàn có cơ hội tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư, đặc biệt là trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định lại cam kết của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam là tiếp tục kiên định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện khung khổ pháp luật, chính sách, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư sản xuất, kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam.

Thời gian qua, Quốc hội Việt Nam đã có những quyết sách rất kịp thời trong ban hành chính sách, đặc biệt trong phòng, chống dịch Covid-19; quyết định các gói kích thích phục hồi, phát triển kinh tế cả về tài khóa và tiền tệ với quy mô hơn 8% GDP.

Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi, tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong cả nước. Cùng với đó, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức nhiều kỳ họp bất thường để quyết định nhiều vấn đề cấp bách đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian tới, Quốc hội Việt Nam sẽ xem xét, thông qua một số luật rất quan trọng, như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phát triển công nghiệp… Chủ tịch Quốc hội đề nghị Keidanren cùng các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm và đóng góp ý kiến để Quốc hội Việt Nam hoàn thiện các dự án luật quan trọng này.

Để triển khai giai đoạn 9 khuôn khổ sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội đề xuất 4 nhóm vấn đề. Đó là kết nối chiến lược phát triển 2 nền kinh tế, các khung khổ luật pháp và chính sách của 2 nước; hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng cho chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, hạ tầng giao thông…; kết nối tăng cường năng lực sản xuất của mỗi nước thông qua kết nối doanh nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; kết nối trong phát triển nguồn nhân lực.

Dịp này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn Keidanren, các doanh nghiệp Nhật Bản có tiếng nói với Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác về lao động giữa hai nước.

Việt Nam và Nhật Bản chưa có hợp tác về lao động đúng nghĩa theo quy định của pháp luật về lao động mỗi nước, mà mới chỉ hợp tác về tu nghiệp sinh, trong khi nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản rất lớn. Việt Nam cũng đã hợp tác rất thành công với nhiều nước trong lĩnh vực lao động.

Đại diện Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản cảm ơn Chủ tịch Quốc hội dành thời gian tiếp đón. Thông báo về kết quả cuộc Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam-Nhật Bản, đại diện Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản cho biết, hội thảo đã xem xét, đánh giá một cách toàn diện những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản, đặc biệt là trong giai đoạn 8; và cho rằng có được những kết quả đó là nhờ sự sát sao của Quốc hội Việt Nam và cá nhân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đại diện Keidanren cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã rất quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Điều đó giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam ngày càng phát triển. Các tổ chức kinh tế Nhật Bản mong Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tiếp tục đồng hành, ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.

Cho rằng doanh nghiệp 2 nước đang cùng phải đứng trước thách thức, khó khăn rất lớn trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, đại diện Keidanren nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Đây là 2 vấn đề mà cả Việt Nam và Nhật Bản đều rất quan tâm. Các doanh nghiệp Nhật Bản coi Việt Nam là đất nước rất hấp dẫn với nguồn nhân lực trẻ, có trình độ cao; thị trường lớn.

Đại diện Keidanren hứa sẽ cùng các doanh nghiệp Nhật Bản nỗ lực hết sức mình đóng góp cho sự phát triển của cả Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới, góp phần cùng Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Được biết, đại diện Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) dịp này có mặt tham dự Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam-Nhật Bản nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023).

Dự buổi tiếp có Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà; đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan của Việt Nam.

Về phía đoàn Nhật Bản có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio; ông Ichikawa Hideo, Cố vấn cấp cao Tập đoàn Resonac Holdings; ông Fujimoto Masayoshi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Sojitsu; ông Hyodo Masayuki, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Sumitomi; đại diện các tổ chức kinh tế Nhật Bản…

VĂN CHÚC và CTV

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 8/3/2023

Trồng hoa, kiểng công nghệ cao ở Tây Nam Bộ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều hộ trồng hoa, kiểng (cây cảnh) tại các địa phương Tây Nam Bộ mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào thực tế sản xuất. Nhờ đó, nhiều sản phẩm chất lượng cao, “độc, lạ” xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần nâng tầm giá trị hoa, kiểng.

Thực tế cũng cho thấy, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa, kiểng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Một số địa phương vùng Tây Nam Bộ đã đề ra lộ trình, mục tiêu cụ thể để nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm mới nhằm khẳng định vị thế ngành hàng hoa, kiểng ở vùng châu thổ Cửu Long…

Đáp ứng nhu cầu thị trường

Sản xuất, kinh doanh hoa, kiểng là nghề truyền thống của nhiều bà con ở các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Châu Thành (tỉnh Bến Tre). Hiện, Bến Tre có hơn 7.900 hộ trồng hoa, kiểng, trong đó, huyện Chợ Lách chiếm hơn 80% tổng số hộ. Hằng năm, Bến Tre cung ứng cho thị trường khoảng 15 đến 18 triệu sản phẩm hoa, kiểng các loại. Gần đây, nhiều hộ trồng hoa, kiểng mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm cung ứng cho thị trường các sản phẩm chất lượng cao, hạ giá thành sản xuất.

Gia đình bà Nguyễn Thị Nga ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách có 1,8ha trồng kiểng treo các loại, mỗi năm đưa ra thị trường hàng nghìn chậu. “Gia đình tôi sản xuất hoa treo đã 12 năm và gần chục năm nay sử dụng nhà lưới, hệ thống tưới tự động để chăm sóc cây hằng ngày, từ đó giảm chi phí nhân công, tránh được sâu bệnh cho hoa kiểng”, bà Nguyễn Thị Nga cho biết.

Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Lợi ở xã Long Thới, huyện Chợ Lách là một trong những đơn vị điển hình của tỉnh Bến Tre về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống, hoa kiểng. Giám đốc hợp tác xã Bùi Hồng Khánh cho biết: “Hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giá thể sạch bệnh để sản xuất cây giống, hoa kiểng và túi tự hủy. Với hai sản phẩm này, nông dân sản xuất cây giống không phải trồng ngoài đất rồi bứng vô chậu tốn nhiều chi phí, công lao động và rút ngắn được thời gian sản xuất”.

Mới đây, Hợp tác xã nông nghiệp Thắng Lợi đã ký hợp đồng cung ứng 2.000 cây cúc mâm xôi sạch bệnh ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô từ Trung tâm Giống và Hoa kiểng tỉnh Bến Tre. Khi có cây giống sạch bệnh, chất lượng cao được trồng trên giá thể sạch bệnh chắc chắn sẽ nâng cao năng suất, giá trị. Dự kiến, Hợp tác xã sẽ cung ứng nguồn cây giống, giá thể này cho bà con sản xuất cây giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm để cung ứng ra thị trường.

Đồng Tháp xác định hoa kiểng là một trong năm ngành hàng chủ lực của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có hơn 2.841ha hoa kiểng với hơn 2.000 chủng loại hoa, kiểng, trong đó, diện tích trồng hoa các loại gần 2.398ha. Thành phố Sa Đéc được nhiều người xem là “thủ phủ” hoa miền Tây Nam Bộ. Hiện, Sa Đéc có hơn 946ha hoa, kiểng với hơn 1.150 chủng loại, diện tích tăng hơn hai lần so với năm 2015. Không chỉ mở rộng diện tích, nhiều hộ dân, nhất là thành viên các hợp tác xã hoa, kiểng tại thành phố Sa Đéc đã tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc được thành lập từ năm 2007, hiện có 103 thành viên với 40ha sản xuất. Hơn 10 năm trước, một số thành viên Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đến nay, có khoảng 50% thành viên đầu tư nhà lưới và 10% thành viên đầu tư nhà màng để sản xuất các giống hoa hồng, lan, cúc… “Về kỹ thuật thuần giống, ứng dụng công nghệ, bà con chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm để sản xuất hoa, kiểng đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường”, Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông Trần Thanh Khang khẳng định.

Tại Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp, việc nhân giống, lưu giữ giống gốc, nuôi giữ nguồn gen với hàng chục loại hoa, kiểng luôn duy trì thường xuyên để hằng năm cung cấp hàng trăm nghìn cây giống hoa cấy mô cho nhu cầu sản xuất. Trưởng phòng Công nghệ sinh học, Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp Ngô Thị Hồng Hương cho biết, trung tâm đã hoàn thiện quy trình nhân giống 17 các loại.

Hoa đồng tiền là một trong bốn loại cây giống chủ lực của trung tâm đang được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô. Nhu cầu cây giống hoa đồng tiền tại làng hoa Sa Đéc là rất lớn, riêng trung tâm cung ứng khoảng 300.000 cây mỗi năm, góp phần giảm tỷ lệ nhập cây từ nơi khác, hạn chế được chi phí vận chuyển, giảm hao hụt cho người trồng…

Nâng cao chất lượng, tạo thêm sản phẩm mới

“Điều mà người trồng hoa chúng tôi trăn trở nhất hiện nay là giống và giá thể. Chúng tôi rất muốn đa dạng dòng sản phẩm hoa, kiểng, đề nghị Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh lai tạo thêm giống hoa mới, “độc lạ” nhiều hơn để thành viên hợp tác xã và bà con trồng hoa ít rủi ro, có lợi nhuận cao hơn”, Giám đốc Hợp tác xã hoa kiểng Tân Quy Đông Trần Thanh Khang bày tỏ.

Để nâng tầm giá trị của hoa kiểng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Đồng Tháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cùng với đó, phát triển ngành hàng hoa kiểng gắn với thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phấn đấu đến năm 2025, ngành hàng này của tỉnh Đồng Tháp đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp Lê Quốc Điền cho biết, việc xây dựng, nâng cấp Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trở thành “đầu tàu” của tỉnh trong việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ trong nông nghiệp sẽ được thực hiện quyết liệt trong giai đoạn 2022-2025.

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tỉnh Đồng Tháp đang tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ hoa kiểng. Trong đó, xây dựng kế hoạch hợp tác với Hiệp hội Hợp tác kinh doanh nông nghiệp Hà Lan-Việt Nam trong việc nghiên cứu, chuyển giao giống mới có bản quyền nhằm nhân giống, khảo sát đặc tính sinh trưởng và đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế trước khi triển khai ứng dụng, mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với đó, tiếp nhận nguồn giống và nhân giống cho giai đoạn 2 của đề tài “Cải thiện giống hoa hồng Lửa và giống hoa cúc Tiger phù hợp với làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” của Viện Cây ăn quả miền nam.

Thực hiện đề án phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách tầm quốc gia của tỉnh Bến Tre, Trung tâm Giống và Hoa kiểng tỉnh Bến Tre được giao nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển các giống cây, hoa kiểng ứng dụng công nghệ cao. Hiện, một số sản phẩm nuôi cấy mô của trung tâm đã được các hộ dân, hợp tác xã trên địa bàn đặt hàng để sản xuất. Trung tâm cũng đã đặt hàng Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài xử lý ra hoa mai vàng, hoa giấy để ứng dụng, nhân rộng trong thực tế.

Phó Giám đốc Trung tâm Giống và Hoa kiểng tỉnh Bến Tre Bùi Trường Thọ cho biết, trung tâm chú trọng phát huy vai trò của nhà khoa học trong việc nghiên cứu, hỗ trợ đẩy nhanh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và triển khai đầy đủ, đồng bộ, kịp thời các chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho nông dân và doanh nghiệp.

Đề án phát triển cây giống và hoa kiểng Chợ Lách tầm quốc gia là một trong 11 công trình, dự án trọng điểm của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2020-2025 với tổng kinh phí đầu tư gần 85 tỷ đồng. Theo đó, sẽ tiến hành xây dựng vùng sản xuất chuyên canh tập trung từ 300 đến 500ha trên diện tích 1.500ha cây giống, hoa kiểng của huyện Chợ Lách gắn với phát triển chuỗi giá trị cây giống, hoa kiểng.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết thêm, mục tiêu của Đề án là phát triển sản xuất giống cây trồng, hoa kiểng theo hướng công nghiệp nhằm cung cấp cho việc sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững…

Bài và ảnh: LÂM NGHĨA TRUNG

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 6/3/2023

Các giải pháp bảo đảm thanh toán bảo hiểm y tế, thuốc, trang thiết bị y tế

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân.

Thực hiện Công điện hỏa tốc số 72/CĐ-TTg ngày 25/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân, Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Công văn số 544/BHXH-CSYT gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân (gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) chỉ đạo khẩn trương triển khai quyết liệt các giải pháp trong Công điện.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh chủ động, kịp thời phối hợp với Sở Y tế báo cáo, tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức đấu thầu mua thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh theo quy định, bảo đảm tiến độ.

Căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc, tình hình và năng lực thực tế đấu thầu thuốc của các cơ sở y tế để đề xuất với UBND tỉnh quyết định mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương cho phù hợp (bao gồm danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BYT và danh mục đề xuất, bổ sung), giảm bớt khó khăn cho các cơ sở khám, chữa bệnh do phải tự đấu thầu thuốc, tăng cường hiệu quả của công tác đấu thầu tập trung cấp địa phương.

Đối với công tác tham gia đấu thầu thuốc, quản lý, sử dụng và thanh toán chi phí thuốc, vật tư trang thiết bị y tế, Bảo hiểm xã hội các tỉnh chủ động rà soát, theo dõi tiến độ đấu thầu của gói thầu tập trung tại Sở Y tế, gói thầu do cơ sở khám, chữa bệnh tự tổ chức đấu thầu để phối hợp và có ý kiến kịp thời với Sở Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh, tránh tình trạng chậm tổ chức đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ người bệnh.

Có giải pháp đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ các thuốc trong danh mục thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Chủ động làm việc với Sở Y tế và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế về đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho người bệnh nói chung và bệnh nhân bảo hiểm y tế nói riêng.

Thực hiện việc tạm ứng và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Công văn số 1576/BHXH-CSYT về việc đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Công văn số 224/BHXH-CSYT về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế năm 2023, nhằm bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế.

Thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội luôn đồng hành cùng ngành Y tế, các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tích cực chủ động đề xuất và triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở khám, chữa bệnh như: Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; tổ chức Hội nghị phối hợp với ngành Y tế để trao đổi, thống nhất, giải quyết các vướng mắc trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng thành lập các đoàn công tác do Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc làm Trưởng đoàn làm việc với 63 Bảo hiểm xã hội tỉnh để đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu, thu nợ, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội và công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế…

Theo đó, nhiều khó khăn, vướng mắc trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã từng bước được giải quyết, tạo thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham gia bảo hiểm y tế theo Luật định.

Mặt khác, nhằm đảm bảo kinh phí cho các cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh thực hiện quyết toán hằng quý để chuyển tiền thanh toán và tạm ứng kinh phí cho hoạt động quý sau.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, với quan điểm luôn đặt quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế lên hàng đầu, với những vướng mắc không phải xuất phát từ cơ chế chính sách, mà do phát sinh trong triển khai phối hợp thực hiện chính sách, cơ quan này luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để xử lý dứt điểm, kịp thời nhằm góp phần cung ứng đủ thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh, đảm bảo kịp thời quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế./.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 2/3/2023

Trao thưởng tặng các tập thể, cá nhân, vì có thành tích phá đường dây buôn lậu xăng dầu

Ngày 1/3, Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng thưởng Huân chương Chiến công cho tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh, triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu (chuyên án 920G) xảy ra trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh, thành phố khác.

Theo đó, tập thể Công an tỉnh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì được trao tặng cho 3 tập thể: Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Ngoại tuyến, Công an tỉnh; 4 tập thể được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba, gồm: Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Kỹ thuật hình sự và Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh.

Đại tá Nguyễn Ngọc Quang, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Thượng tá Võ Thanh Hải, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất; Đại tá Trần Anh Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh và Thiếu tá Nguyễn Thành Hưng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Thành phố Hồ Chí Minh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Ngoài ra, còn có 7 cá nhân thuộc Công an tỉnh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng chúc mừng, biểu dương và ghi nhận những chiến công mà lực lượng Công an tỉnh đạt được thời gian qua, đặc biệt trong chuyên án 920G đấu tranh, triệt phá đường dây buôn lậu xăng dầu.

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, việc tặng thưởng Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những nỗ lực, cố gắng của tập thể, cá nhân thuộc Công an tỉnh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

920G là chuyên án đặc biệt lớn mà Công an Đồng Nai phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an triệt phá, bẻ gãy được đường dây buôn lậu xăng, dầu xuyên quốc gia và có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố. Đến nay, đã có 97 bị can bị khởi tố với nhiều tội danh khác nhau. Cơ quan Công an đã tạm giữ trên 3 triệu lít xăng, dầu giả, 18 tàu thủy, 18 ô tô, trên 100 tỉ đồng, nhiều ngoại tệ và phong tỏa 51 tài khoản. Khi giám định, hầu hết mẫu xăng, dầu đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Nguyễn Văn Việt (TTXVN)

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 15/3/2023

Khẳng định vị thế của bóng đá nữ Việt Nam

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang hướng tới những mục tiêu quan trọng là vượt qua vòng loại thứ nhất Olympic 2024, bảo vệ ngôi vô địch tại SEA Games 32 và tập trung chuẩn bị cho vòng chung kết World Cup bóng đá nữ 2023 lần đầu tham dự.

Mở đầu năm 2023, đội tuyển nữ Việt Nam đã tập trung đợt đầu tiên từ ngày 10/3, với 31 cầu thủ nhằm chuẩn bị lực lượng cho vòng loại Olympic 2024 tại Paris (Pháp). Các cầu thủ có một tuần rèn luyện thể lực với các bài tập bổ trợ về sức bền, tốc độ, kỹ chiến thuật tại thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh).

Huấn luyện viên Mai Đức Chung cho biết: “Để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các giải đấu quan trọng này, đặc biệt là vòng chung kết World Cup bóng đá nữ 2023 sau SEA Games 32, chúng tôi đã gọi nhiều gương mặt trẻ tập trung đội tuyển. Tất cả các cầu thủ phải thật nỗ lực và luôn cố gắng để hoàn thiện mình, đáp ứng yêu cầu cũng như phong cách huấn luyện của ban huấn luyện đề ra. Vòng loại thứ nhất Olympic 2024 sắp tới, tuy chúng ta gặp những đối thủ có thứ hạng thấp hơn, nhưng phải tập trung tối đa để có thành tích tốt nhất”.

Theo Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), tại vòng loại thứ nhất Olympic nữ 2024 đầu tiên, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ có hai trận đấu gặp đội tuyển nước chủ nhà Nepal vào ngày 5/4 và 8/4, đội thắng chung cuộc sẽ giành quyền đi tiếp vào vòng hai. Trước đó, AFC xếp đội tuyển nữ Việt Nam ở bảng C với các đội Nepal, Palestine và Afghanistan, nhưng sau đó hai nước rút lui, cho nên đội tuyển nước ta chỉ phải đá với một đội. Sau khi kết thúc vòng loại thứ nhất Olympic 2024, thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung sẽ có chuyến tập huấn tại Nhật Bản từ ngày 17/4 đến 30/4 chuẩn bị cho SEA Games 32 tại Campuchia trong tháng 5/2023.

Sau khi kết thúc chiến dịch bảo vệ Huy chương vàng tại SEA Games 32, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ tập huấn tại Đức từ ngày 5/6 đến 25/6. Đây là cơ hội để các tuyển thủ nữ nước ta thi đấu giao hữu với các đội bóng hàng đầu tại quốc gia này, đồng thời cũng là đợt cọ xát quan trọng nhằm củng cố đội hình cũng như điều chỉnh chiến thuật thi đấu. Nhiệm vụ nặng nề, khó khăn nhất của đội tuyển nữ trong năm 2023 là vòng chung kết World Cup bóng đá nữ 2023 tổ chức tại New Zealand và Australia vào tháng 7 và tháng 8/2023.

Trong lần đầu giành quyền tham dự vòng chung kết vô địch bóng đá thế giới, thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung sẽ phải đối đầu với những đội bóng rất mạnh ở bảng E, trong đó có đội tuyển nữ Mỹ từng vô địch cả hai kỳ World Cup 2015 và 2019 trong khi đội tuyển nữ Hà Lan từng vào đến tận trận chung kết kỳ giải năm 2019. Bởi thế, tham dự World Cup lần này được xem là cơ hội để cọ xát với những đối thủ mạnh nhất thế giới của đội tuyển nữ Việt Nam. Để thích nghi với khí hậu và các điều kiện tại New Zealand, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam dự kiến tới nơi thi đấu trước khoảng hai tuần. Quá trình tập huấn, các cầu thủ sẽ có một số trận đấu giao hữu, trong đó nhiều khả năng có trận đấu với đội tuyển nữ chủ nhà New Zealand.

Sau khi hai đội tuyển nữ Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) đều bị loại khỏi vòng play-off, đội tuyển nữ Việt Nam là đội duy nhất của Đông Nam Á được sánh vai với các cường quốc tại World Cup 2023. Nối tiếp các đàn chị, đội tuyển bóng đá nữ U20 cũng vừa xuất sắc vượt qua vòng loại đầu tiên của Giải bóng đá nữ U20 châu Á 2024.

Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Nhật Bản Akira Ijiri, đội tuyển nữ U20 Việt Nam đã có chiến thắng vang dội, trong đó thắng U20 Indonesia 3-0 và thắng U20 Singapore 11-0, nhờ đó chỉ cần hòa Ấn Độ 1-1 các cầu thủ nữ của chúng ta đã giành ngôi đầu bảng để đi tiếp. Với việc U20 nữ Thái Lan thua 0-3 trước U20 nữ Đài Loan (Trung Quốc) ở bảng E của vòng loại này khiến Đông Nam Á chỉ còn hai đại diện là U20 nữ Việt Nam (bảng F) và U20 nữ Myanmar (bảng G) được đi tiếp. Thành tích của bóng đá nữ trẻ Việt Nam là sự khẳng định vị thế bóng đá nữ Việt Nam trong tương lai.

Minh Nguyệt

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 14/3/2023

Thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang

Chiều 13/5, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Đại học Thái Nguyên đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo thành lập Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang. Đến dự có đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo; Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang.

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên được thành lập trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang. Có chức năng đào tạo trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế, tham gia nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách phát triển bền vững kinh tế, xã hội cho tỉnh Hà Giang và khu vực.

Trong giai đoạn 1, từ năm 2023 đến 2026, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang sẽ tuyển sinh, đào tạo nhóm ngành sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu giáo viên cho tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực; giai đoạn 2, từ năm 2026 sẽ tuyển sinh, đào tạo thêm các nhóm ngành mới như kinh tế, công nghệ thông tin, nông lâm nghiệp, tiến tới sẽ thành lập Đại học Hà Giang trực thuộc Đại học Thái Nguyên.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khu vực các tỉnh miền núi biên giới phía bắc có ít cơ sở giáo dục đại học, trong khi đó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn.

Do đó, việc tỉnh Hà Giang có cơ sở giáo dục đại học cho thấy tầm nhìn chiến lược và hướng đi đúng của cấp ủy, chính quyền tỉnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên thể hiện tinh thần trách nhiệm để phân hiệu Đại học Thái nguyên tại Hà Giang hoạt động tốt, ngày một nâng cao chất lượng đào tạo. Mong muốn các thầy, cô giáo Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trước mắt là các nhóm ngành sư phạm cũng cần tham gia tích cực vào công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các địa phương.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết: Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Hà Giang sẽ góp phần quan trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tại chỗ trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nông, lâm nghiệp, du lịch, khoa học và công nghệ.

Cùng với đó là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn chính sách cho tỉnh và các tỉnh trong khu vực.

Từ đây, con em đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp cận giáo dục đại học thuận lợi hơn, giảm thiểu chi phí đi lại, sinh hoạt. Từ đó thoát nghèo, có việc làm, thu nhập, trở thành những người giáo viên, bác sỹ, kỹ sư, cán bộ, công chức, viên chức phục vụ, cống hiến cho quê hương.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 14/3/2023

Trao giải và triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam

Chiều 13-3, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam năm 2023 (VN-23) tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội).

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2023), tiền thân của hai ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh ngày nay.

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 12 tại Việt Nam năm 2023 (VN-23) do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức với sự bảo trợ nghệ thuật của Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế (FIAP), Hiệp hội Hình ảnh không biên giới Pháp (ISF). Cuộc thi được phát động từ ngày 12-9-2022 và kết thúc nhận ảnh ngày 10-1-2023.

Phát biểu tổng kết cuộc thi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam Trần Thị Thu Đông nhấn mạnh, nhằm có bộ ảnh đẹp triển lãm kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam, Ban tổ chức phát động cuộc thi ngắn hơn những lần tổ chức trước, chỉ 6 tháng, nhưng đã thu hút được 10.336 tác phẩm của 1.073 tác giả thuộc 32 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 4 chủ đề: Tự do cho ảnh màu, Tự do cho ảnh đơn sắc, Trẻ em và Ý tưởng. Sự ủng hộ mạnh mẽ của các tác giả đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng, đã chứng tỏ sức hấp dẫn và khẳng định thương hiệu của cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam.

Cuộc thi có 4 Hội đồng giám khảo uy tín, có tước hiệu cao của Việt Nam và quốc tế, thẩm định theo phương thức trực tuyến độc lập. Các Hội đồng giám khảo đã tiến hành chọn ra bộ ảnh triển lãm và trao giải theo 2 tiêu chí. Bộ 1.159 ảnh ban đầu chọn theo tiêu chí quốc tế (áp dụng với 2 tổ chức FIAP và ISF). Sau đó, các Hội đồng giám khảo tiếp tục rà soát theo tiêu chí VAPA, chọn ra bộ 499 ảnh triển lãm VAPA và trao 71 giải thưởng cho cả 3 hệ thống VAPA, FIAP và ISF. Trong số 71 tác phẩm đoạt giải, có 45 tác phẩm của các tác giả Việt Nam.

Giải thưởng Tác giả xuất sắc của cuộc thi VN-23 thuộc về nhiếp ảnh gia đến từ Bồ Đào Nha André Boto. Tác giả này có 10 tác phẩm được chọn, trong đó có 5 Huy chương vàng, 1 Huy chương đồng, 1 bằng Danh dự và 3 tác phẩm triển lãm.

Ngay sau khi có kết quả, Ban tổ chức đã gửi huy chương và bằng chứng nhận cho các tác giả quốc tế đoạt giải. Tại Hà Nội, Ban tổ chức đã trao giải cho các tác giả của Việt Nam. Trong đó, các tác giả Việt Nam nhận Huy chương vàng gồm: Nguyễn Anh Tuấn với tác phẩm “Ký ức thời gian”, Đặng Kế Đức với tác phẩm “Một đời gắn bó”, Lê Thanh Sơn với tác phẩm “Trẻ em và mùa xuân”, tác giả Nguyễn Thị Vân với tác phẩm “Ngày hè”.

Triển lãm đem đến công chúng một “bữa tiệc” thị giác hấp dẫn, đa dạng, sinh động, đầy màu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị, là nơi chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các nhà nhiếp ảnh của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 19-3.

Nhân dịp này, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đã phát động cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 13 tại Việt Nam (VN-25), hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Cuộc thi dành cho tất cả các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên trên toàn thế giới tham gia với 4 đề tài: Tự do cho ảnh màu, Tự do cho ảnh đơn sắc, Cuộc sống hằng ngày và Việt Nam – qua góc nhìn của các nhà nhiếp ảnh. Ban tổ chức sẽ tổng kết, trao giải thưởng và khai mạc triển lãm vào dịp 30-4-2025.

  • Trang 3 báo Nhân Dân ngày 12/3/2023

Gần 30.000m2 đất nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa đã được xử lý

Ngày 7/3, tại sân bay Biên Hòa (TP Biên Hòa, Đồng Nai), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã bàn giao 29.383m2 mặt bằng khu vực đã xử lý dioxin ở phía tây nam sân bay Biên Hòa cho Quân chủng Phòng không-Không quân (Bộ Quốc phòng Việt Nam).

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; Thượng tướng Phùng Sỹ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; ông Marc Knapper, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam; bà Samantha Power, Tổng Giám đốc USAID toàn cầu; bà Aler Grubbs, Giám đốc USAID tại Việt Nam đã tham dự lễ bàn giao.

Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa được khởi công từ tháng 4/2019, có quy mô gấp 4 lần so với dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng đã được USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam hoàn thành vào năm 2018. Dự kiến, thời gian hoàn thành dự án 10 năm.

Tại lễ bàn giao, USAID cho biết, kết quả xử lý giai đoạn 1 đạt 29.383m2, tương đương khối lượng 19.320m3 đất hoàn thổ có hàm lượng dioxin nhỏ hơn 21.5 ppt theo đúng thiết kế được phê duyệt.

Đồng thời USAID công bố bản hợp đồng mới, tài trợ thêm 73 triệu USD, nâng tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2 lên 300 triệu USD để xử lý và làm sạch đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa. Theo USAID, khoản tài trợ mới này, thể hiện rõ cam kết của Hoa Kỳ với Việt Nam khi hai nước đang hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện trong năm 2023.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa đặc biệt quan trọng. Với việc gần 3ha đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa đã được làm sạch, phục hồi sinh thái, hình thành công viên tươi xanh đã cho thấy thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây cũng là dự án điển hình của sự hợp tác giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh.

Và để thực hiện có hiệu quả những nội dung đã cam kết trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến mong Đại sứ quán Hoa Kỳ và USAID quan tâm, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục tăng nguồn vốn ODA không hoàn lại cho Việt Nam. Bên cạnh đó, từng bước hoàn thành việc xử lý toàn bộ diện tích đất bị ô nhiễm chất độc hóa học dioxin tại các sân bay Biên Hòa, Phù Cát và hỗ trợ chăm sóc nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà thầu Hoa Kỳ vào Việt Nam thực hiện dự án, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Tại buổi lễ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho rằng tấm gương về nỗ lực hòa giải của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ mãi mãi là bài học sâu sắc cho các nước khác trên thế giới về những gì có thể đạt được khi cùng tiến về phía trước, như những người bạn tin cậy. Đồng thời mong rằng quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn và bền chặt hơn trong thời gian tới.

ũng trong khuôn khổ hợp đồng được công bố hôm nay, công ty xử lý môi trường của Hoa Kỳ là Nelson Environmental Remediation USA sẽ thiết kế, xây dựng và vận hành một khu xử lý để làm sạch đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hoà. Giai đoạn 1 sẽ xử lý hơn 100.000 mét khối đất và trầm tích trong tổng số khoảng 500.000 mét khối đất và trầm tích ô nhiễm dioxin.

Dịp này, USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức khánh thành và bàn giao khu đất công viên thuộc sân bay Biên Hòa vừa được xử lý sạch dioxin.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 12/7/2023

Chương trình nghệ thuật “Trái tim biển đảo”

Tối 11/3, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Trái tim biển đảo”. Tới dự, có Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các ban, bộ, ngành Trung ương.

“Trái tim biển đảo” là chương trình thường niên do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, nhằm tri ân những con người cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp bảo vệ biển đảo, khích lệ tinh thần những người con yêu quý của Tổ quốc đang kiên cường làm nhiệm vụ ở các vùng biển đảo. Đó là lực lượng Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Bộ đội Biên phòng, cùng các ngư dân, những người làm giàu từ biển và là những “cột mốc sống” về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Chương trình gồm 3 phần, giới thiệu đến khán giả nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu; trong đó phần 1 có tên gọi “Khúc tráng ca biển”; phần 2 có chủ đề “Tình biển”, phần 3 mang chủ đề “Khát vọng và niềm tin”; với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ tên tuổi: Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Minh Tâm, Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hưng, các ca sĩ Quang Hà, Tân Nhàn…

Tại chương trình, đại diện Báo Người Lao động đã trao 20 nghìn lá cờ Tổ quốc từ hợp phần Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển cho Hội Nhà báo Việt Nam để trao tặng các ngư dân nhằm tiếp sức, động viên tinh thần ngư dân cả nước.

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 11/3/2023

Nghệ thuật Họa kim sa tôn vinh nét đẹp văn hóa dân gian

Bị thu hút bởi vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng của các trang trí pháp lam trên cung điện, lăng tẩm ở Huế, Nguyễn Hoàng Anh và nhóm Họa Gấm đã tìm hiểu, khôi phục kỹ thuật chế tác pháp lam, sáng tạo nên kỹ thuật mới mang tính ứng dụng, phù hợp thị hiếu và thẩm mỹ hiện đại.

Hồi sinh nghệ thuật đã thất truyền

Kỹ nghệ chế tác pháp lam xuất hiện thời nhà Nguyễn và chỉ tồn tại trong khoảng 60 năm, sau đó thu hẹp dần và gần như thất truyền. Vẻ đẹp lộng lẫy, sắc sảo của các di sản pháp lam Huế vẫn còn lưu giữ trên bờ mái, bờ nóc, mảng trang trí ở các lăng tẩm, tam quan, quần thể di tích tại Cố đô Huế. Ấn tượng bởi sự tinh xảo, cầu kỳ của các sản phẩm pháp lam này, từ năm 2017, Nguyễn Hoàng Anh, một cô gái trẻ tốt nghiệp khoa Thiết kế đồ họa, Trường đại học Mỹ thuật công nghiệp (Hà Nội) tập trung tìm hiểu nguồn gốc, dịch tài liệu nước ngoài, tham khảo video về các phương pháp chế tác với mong muốn hồi sinh kỹ thuật làm pháp lam.

Là kỹ thuật tráng men trên cốt kim loại, rồi đem nung ở nhiệt độ cao, kỹ thuật chế tác pháp lam Huế bắt nguồn từ Trung Quốc, với hai kỹ thuật phổ biến là họa pháp lam và ngăn ô chia hộc kháp ty pháp lam (hay còn gọi là Cảnh Thái Lam). Tuy phương thức chế tác và tên gọi khác nhau, những tác phẩm trang trí còn lưu lại cho thấy sự sang trọng, xa xỉ của một dòng men chỉ xuất hiện ở cung vua, phủ Chúa.

Tiếp cận và tìm hiểu cách thức chế tác kỹ nghệ Cảnh Thái Lam, Nguyễn Hoàng Anh nhận thấy kỹ thuật truyền thống vô cùng phức tạp, cầu kỳ, phải trải qua 7 công đoạn chính và 108 bước phụ, trong đó khó khăn nhất là gia nhiệt 6000C ở lò nung để hoàn thiện sản phẩm. Nếu muốn đưa nghệ thuật đã thất truyền quay trở lại thì cách thức thực hiện phải đơn giản và hiện đại, dễ tiếp cận và thực hiện.

Dành thêm hai năm tiếp tục thử nghiệm, chọn ra nguyên liệu tốt nhất, đồng thời cải tiến, biến đổi kỹ thuật gốc, Nguyễn Hoàng Anh đã tối giản thành nghệ thuật mô phỏng với ba công đoạn: uốn tơ đồng, điểm lam và tráng men, định hình được kỹ thuật mới với tên gọi Họa kim sa, trong đó họa là vẽ, kim là nguyên liệu kim loại tạo nên cốt bức tranh và sa là cát mầu tạo nên linh hồn bức tranh.

Cải tiến quan trọng nhất để đưa môn nghệ thuật này phổ biến rộng rãi và tiếp cận được với giới trẻ, chính là thay thế bước gia nhiệt ở 6000C bằng tráng men với keo mềm epoxy resin. Sự thay thế này không làm mất đi vẻ đẹp của các sản phẩm làm theo kỹ thuật cổ mà còn giúp các bước thực hiện trở nên dễ dàng hơn, nhiều người có thể tự tay làm những sản phẩm trang trí ứng dụng trong cuộc sống.

Với suy nghĩ nghệ thuật chỉ có thể tồn tại khi được nhiều người biết đến, thực hành và ứng dụng, Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ về quá trình cải biến, phát triển kỹ thuật mới: Tuy giản lược một số bước nhưng ở trong từng công đoạn, người làm cần có sự khéo léo và tỉ mỉ. Thí dụ, để làm một vật dụng nhỏ theo kỹ thuật Họa kim sa cần 5 đến 7 ngày; để hoàn thiện một chiếc ốp điện thoại cần từ 10 đến 15 ngày.

Ðam mê với Họa kim sa, năm 2020 Nguyễn Hoàng Anh đã thành lập nhóm Họa Gấm với mong muốn tôn vinh nét đẹp văn hóa và nghệ thuật cổ truyền Việt Nam thông qua kỹ thuật mới này. Cô bắt đầu ứng dụng Họa kim sa trong trang trí các sản phẩm lưu niệm, kết hợp trên các chất liệu gỗ, nhựa như ốp điện thoại, lót cốc, bưu thiếp, lịch, quạt giấy, túi…, tổ chức các tọa đàm ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trực tiếp hướng dẫn các bạn trẻ tiếp cận, thực hành và trải nghiệm.

Lấy cảm hứng tranh dân gian Ðông Hồ, tranh Hàng Trống, những chiếc ốp điện thoại, hộp gương, quạt giấy, móc chìa khóa trở nên sinh động với hình ảnh Em bé ôm gà, Em bé ôm vịt, Gà đàn, Lợn đàn, Lý ngư vọng nguyệt… Không chỉ xuất hiện mỗi dịp Tết đến xuân về, mà hoa văn, hoạ tiết, hình ảnh văn hóa dân gian truyền thống thường xuyên đồng hành cùng các bạn trẻ trên túi xách, điện thoại, trang sức, góp phần lan tỏa, quảng bá nét đẹp văn hóa Việt Nam.

Với niềm tin mạnh mẽ, những giá trị nghệ thuật cổ truyền sẽ được người trẻ lưu giữ và tạo nên những giá trị mới hiện đại, hài hòa, Nguyễn Hoàng Anh đã dần khẳng định bước đầu thành công với những thành quả nhỏ bé của mình.

Hình hài mới trên nền giá trị xưa

Ðầu tháng 3, sự kiện ra mắt bức tranh dân gian Ngũ Hổ thần tướng thuộc dòng tranh Hàng Trống được chuyển thể và hoàn thiện bởi kỹ thuật Họa kim sa, đánh dấu một hướng đi đúng của môn nghệ thuật này. Trên tinh thần tôn trọng nguyên gốc từ bố cục đến mầu sắc, 10 thành viên nhóm Họa Gấm thực hiện trong hơn 300 giờ, bức tranh Ngũ Hổ thần tướng rất oai nghiêm, đường bệ, sinh động và cuốn hút với mầu sắc rực rỡ, nổi bật. Kỹ thuật uốn dây đồng tỉ mỉ đã tạo hiệu ứng nổi 3D cùng sự chuyển sắc độ sáng tối góp phần tăng tính uyển chuyển, mềm mại và giá trị nghệ thuật cho bức tranh.

Yêu thích và nghiên cứu dòng tranh dân gian Hàng Trống nên ngay khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Hoàng Anh đã tìm đến Nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống Lê Ðình Nghiên để tìm hiểu, lắng nghe, học hỏi và chụp ảnh lưu trữ toàn bộ các bức vẽ này.

Ấp ủ một kỹ thuật chế tác đơn giản, phù hợp với thị hiếu và thẩm mỹ hiện đại, góp phần phổ cập và nhân rộng các dòng tranh dân gian cùng với niềm đam mê nghệ thuật đã dẫn dắt Nguyễn Hoàng Anh biết đến pháp lam Huế, rồi tham khảo, cải tiến, biến đổi để định hình ra kỹ thuật Họa kim sa có tính ứng dụng cao. Ðến nay Họa kim sa đã tiếp cận loại tranh thờ của dòng tranh dân gian Hàng Trống. Không giấu được xúc động khi giới thiệu thành quả của nhóm Họa Gấm, Nguyễn Hoàng Anh chia sẻ: Sự tinh tế của tranh dân gian Việt Nam thể hiện qua các nét vẽ và mầu sắc.

Từ bức tranh gốc, nhóm dựng đồ họa, chuyển nét và thực hiện các bước của nghệ thuật Họa kim sa. Những sợi dây đồng mảnh, dẹt được dính bằng keo chuyên dụng lên bề mặt phẳng nhằm tạo nên các vách ngăn để đưa cát mầu vào. Cát được giã nhỏ, mịn từ đá thạch anh rồi nhuộm mầu, sau đó dùng keo chuyên dụng hòa với nước tạo dung môi trộn với cát mầu. Thay vì phải gia nhiệt lên đến 6000C, nhóm đã dùng chất liệu mới epoxy resin để tráng bóng, giữ được mầu sắc nguyên bản của dòng tranh Hàng Trống.

Bộc lộ sự ngạc nhiên khi xem bức tranh Ngũ Hổ thần tướng do các bạn trẻ thế hệ 9X thực hiện bằng kỹ thuật mới, Nghệ nhân tranh dân gian Hàng Trống Lê Ðình Nghiên vô cùng hào hứng.

Ông không giấu nổi niềm vui: “Bức tranh Ngũ Hổ thần tướng rất đẹp, trung thành với tranh gốc cổ xưa các cụ làm. Tôi thấy vui vì nhiều năm trở lại đây, các bạn trẻ ngày càng quan tâm đến nghệ thuật truyền thống, biết khai thác các yếu tố, văn hóa và chất liệu dân gian trong sáng tạo nghệ thuật”.

Sinh ra trong gia đình đã nhiều đời làm tranh Hàng Trống, nhiều năm làm công tác bảo tàng, phục dựng tranh cổ và là người kế nghiệp giữ gìn nghề ông cha qua nhiều thế hệ, ông thấy vững tâm vì không còn lo sợ yếu tố ngoại lai làm “bay” mất văn hóa dân tộc. Sức sống văn hóa Việt Nam vô cùng mãnh liệt, không dễ bị lấn át và sẽ được các bạn trẻ gìn giữ, phát huy.

Có thể thấy, kho tàng văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam vô cùng và dồi dào, vừa là chất liệu, vừa là nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều người làm nghệ thuật. Những người trẻ hiện nay đang xâu chuỗi, liên kết, phát huy các giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng trong các dòng tranh dân gian để sáng tạo những sản phẩm đặc sắc.

Chất liệu dân gian đã góp phần tạo nên thành công cho họa sĩ trẻ Xuân Lam với triển lãm Vẽ lại tranh dân gian; Nguyễn Việt Nam thành công với chuỗi cửa hàng Tired City – thương hiệu sáng tạo dành cho giới trẻ, giới thiệu các sản phẩm quần áo thời trang, tranh in, phụ kiện lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên yếu tố mới lạ trong âm nhạc…

Và đây, Nguyễn Hoàng Anh cùng các bạn trẻ nhóm Họa Gấm mang tham vọng không chỉ tiếp tục phát triển nghệ thuật Họa kim sa ứng dụng trên các dòng tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, mà còn mong muốn đưa nghệ thuật cổ của các quốc gia kết hợp với văn hóa Việt Nam, tạo nên những sản phẩm mới mang nét đẹp hài hòa của sự giao thoa ■

Bài và ảnh: NGỌC LIÊN

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 6/3/2023

Đưa không gian văn hóa Tây Nguyên lên sân khấu xiếc

“Lửa tình cao nguyên” là vở xiếc mới nhất vừa được Liên đoàn Xiếc Việt Nam hoàn thành dàn dựng và ra mắt công chúng theo đặt hàng sáng tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thông qua ngôn ngữ xiếc kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác, vở diễn đưa người xem đến với không gian văn hóa thấm đẫm hơi thở núi rừng Tây Nguyên, để thêm yêu, tự hào về sự đặc sắc của văn hóa truyền thống dân tộc.

Vở xiếc “Lửa tình cao nguyên” được đạo diễn Nguyễn Ngọc Anh dàn dựng dựa trên kịch bản của Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Duy Ánh. Với thời lượng hơn một giờ, khán giả như được tham gia vào tua du lịch nghệ thuật đầy kỳ thú để khám phá sắc mầu văn hóa Tây Nguyên với nhà rông, những bức tượng nhà mồ, những màn diễn tấu cồng chiêng, vũ điệu giã gạo dưới đêm trăng, hay những lễ hội văn hóa tín ngưỡng đặc trưng mang đậm bản sắc Tây Nguyên… Ðiều thú vị là những nét đẹp văn hóa dân gian của một vùng đất còn mang nhiều kỳ bí này đã được làm sống dậy qua ngôn ngữ xiếc kết hợp với ca, múa, nhạc, nghệ thuật sắp đặt cùng sự tài tình trong cách tạo hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, mang đến những trải nghiệm vừa mãn nhãn, vừa giàu cảm xúc cho người xem.

Thế mạnh biểu diễn của các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã có cơ hội được “khoe” ra trọn vẹn cùng những tổ hợp động tác có độ khó cao, giàu tính mạo hiểm như: Nhào lộn, đu dây lụa trên cao; chồng người, thăng bằng trên dây căng cao; tung hứng; lắc vòng lửa; xiếc thú… Ðặc biệt, với “Lửa tình cao nguyên”, đạo diễn Nguyễn Ngọc Anh – người từng giành Giải Dàn dựng xuất sắc tại Liên hoan Xiếc quốc tế 2022 đã thể hiện được sự tài tình trong xử lý không gian sân khấu khi kết hợp linh hoạt, khéo léo cả sân khấu tròn rộng nhất và các sân khấu nhỏ trên cao phía sau, bên trái và bên phải, từ đó tạo độ sâu, rộng khi tái hiện không gian khoáng đạt, hùng vĩ của Tây Nguyên, cũng như điều hướng sự chú ý liên tục của khán giả ở từng lớp diễn đúng ý đồ dàn dựng.

Nữ đạo diễn chia sẻ, trước khi xây dựng vở diễn, ê-kíp sáng tạo đã dành nhiều thời gian đi tới các tỉnh Tây Nguyên tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng nơi đây để có thể tái hiện chân thực, sống động trên sân khấu. Hơn 50 diễn viên, nghệ sĩ diễn chính trong “Lửa tình cao nguyên” mất hơn hai tháng tập luyện miệt mài mới có thể hoàn thành vở diễn vì phải làm quen, thực hiện những động tác cùng những đạo cụ hoàn toàn mới. Chẳng hạn như động tác đu trên cối giã gạo của ba nữ nghệ sĩ xiếc; hay việc kết hợp động tác với những đạo cụ phụt lửa thật để tạo ấn tượng cho khán giả…

Ðạo diễn Nguyễn Ngọc Anh cho biết, với vở diễn này, ê-kíp sáng tạo mong muốn có thể mở rộng, chinh phục nhiều đối tượng người xem khác nhau, không chỉ là khán giả thiếu nhi mà còn là học sinh những cấp học lớn hơn, không chỉ là khán giả trong nước mà còn thu hút khách quốc tế tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Vì thế, ngôn ngữ vở diễn đã được dụng công đầu tư để đạt độ tinh tế, chỉn chu, với sự đồng hành của những biên đạo múa chuyên nghiệp. Bên cạnh chú ý đến kỹ thuật xiếc, các diễn viên, nghệ sĩ còn được học về cách diễn, vũ đạo, hình thể để ngày càng hoàn thiện hơn các kỹ năng, có thể diễn bằng tất cả nhiệt huyết sáng tạo trên sân khấu và từ đó truyền cảm xúc tới khán giả.

Cảm nhận sau khi xem vở diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Ngoạn Hợp, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Xiếc Việt Nam chia sẻ, đã lâu lắm rồi ông mới được xem một vở xiếc mà nghệ sĩ diễn như “lên đồng” như vậy: “Ðây là điểm đáng trân trọng và ghi nhận của ê-kíp sáng tạo khi thổi hồn vào vở diễn, giúp nghệ thuật xiếc và nghệ sĩ có cơ hội thăng hoa. Với “Lửa tình cao nguyên”, Liên đoàn Xiếc Việt Nam càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của một đơn vị nghệ thuật quốc gia khi sáng tạo thành công không chỉ về mặt nội dung, hình thức mà ngay cả ở các động tác kỹ thuật trong xiếc”.

Khán giả Vũ Minh Trà (30 tuổi ở Ðống Ða, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi vô cùng bất ngờ và tự hào khi chất liệu văn hóa Tây Nguyên được khai thác vừa đặc sắc, vừa hào hùng trong vở diễn. Tôi ấn tượng nhất với những màn biểu diễn cùng khói, lửa của các nghệ sĩ cùng những pha biểu diễn ấn tượng và mạo hiểm đến nghẹt thở, nhất là những màn nhào lộn trên cao. Tôi mong sẽ có thật nhiều người biết đến vở diễn này để tới thưởng thức, thêm yêu văn hóa Việt Nam, yêu nghệ thuật xiếc và trân trọng hơn những vất vả, hy sinh cho lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ”…

Sự đón nhận từ giới chuyên môn và khán giả là bằng chứng khẳng định “Lửa tình cao nguyên” đã tìm được “chìa khóa” để mở cánh cửa đến với công chúng hiện đại, bằng cách trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc, cũng như vận dụng thế mạnh của nhiều ngôn ngữ nghệ thuật khác để làm nổi bật vẻ đẹp của xiếc, mang đến những trải nghiệm nghệ thuật ấn tượng cho người xem. Ðây cũng là hướng đi đã được Liên đoàn Xiếc Việt Nam khẳng định bằng sự thành công của một số vở diễn lớn gây tiếng vang trước đó như “Sông trăng” từng lưu diễn ở Ðức suốt gần hai năm giai đoạn trước dịch, nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả quốc tế…

Bài và ảnh: TRANG ANH

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 1/3/2023

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những dấu ấn lịch sử”

Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, các nghệ sĩ đã tái hiện, khẳng định những dấu ấn lịch sử và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa trong suốt chặng đường 80 năm qua.

Tối 28/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam- Những dấu ấn lịch sử. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình có sự tham dự của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ qua những thăng trầm lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và cả nhân loại. Văn hóa dân tộc là hồn cốt của mỗi dân tộc, là những giá trị vật chất, tinh thần mà dân tộc đó sáng tạo ra trong lịch sử.

Thủ tướng cho biết, 80 năm trước, trong bối cảnh chế độ thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua vào tháng 2/1943, là Văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng ta về văn hóa. Đề cương thể hiện tầm vóc tư tưởng chính trị của Đảng trong việc xác định vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong cuộc đấu tranh “phản đế”, “phản phong”, đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phát xít, thực dân, phong kiến tay sai, xóa bỏ mọi áp bức bất công, giành chính quyền về tay nhân dân.

Những tư tưởng lớn, dân tộc, khoa học, đại chúng, với tinh thần cách mạng mạnh mẽ, đột phá, tính nhân văn sâu sắc trong Đề cương đã thổi một luồng gió mới có tác dụng thức tỉnh, thu hút, tập hợp đội ngũ các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ và đông đảo quần chúng nhân dân. Từ chỗ khủng hoảng, mất phương hướng, hoài nghi, bế tắc, nhiều văn nghệ sĩ đã được định hướng về trách nhiệm xã hội, đi theo ngọn cờ chính nghĩa của Đảng, tham gia cách mạng, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

80 năm qua, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, với ba nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học”, “đại chúng” Đề cương về văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng lý luận của Đề cương được thể hiện xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng; đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã cụ thể hóa, ban hành và triển khai hiệu quả nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa, phục vụ thiết thực công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

 80 năm qua, đặc biệt là gần 40 năm đổi mới, chúng ta có quyền tự hào về phát triển văn hóa dân tộc và những đóng góp to lớn của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vào công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Truyền thống văn hóa như suối nguồn nuôi dưỡng tạo nên nét đẹp, cốt cách của con người Việt Nam, là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; sự hội tụ của lòng yêu nước, nhân ái, sẻ chia; tính cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe, chịu thương, chịu khó và khả năng sáng tạo, ứng phó, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Văn hóa, văn học, nghệ thuật nước nhà đã trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng, như danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu đã viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Văn hóa góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh với cái xấu, cái ác, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực; truyền cảm hứng, cổ vũ, lan tỏa các giá trị cao đẹp của dân tộc, của con người trong xã hội. Văn hóa Việt Nam đang dần vươn ra thế giới với nhiều sản phẩm, giá trị độc đáo được bạn bè quốc tế trân trọng và đón nhận.

Những thành tựu to lớn đó là nhờ có sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý sát sao của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và quảng đại quần chúng nhân dân, mà trực tiếp, nòng cốt là đội ngũ các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân trên cơ sở kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo, hiệu quả Đề cương về Văn hóa Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng khác nhau.

Thủ tướng chỉ rõ, giai đoạn phát triển mới với tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, mang lại những cơ hội, vận hội mới nhưng cũng không ít thử thách đối với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ. Những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa đang diễn biến hết sức phức tạp. Cạnh tranh trong lĩnh vực văn hóa trở nên khốc liệt hơn; việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức mới khó khăn hơn.

Trong dòng chảy của xã hội, chúng ta đã chứng kiến biết bao tấm gương cao đẹp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội với khát vọng đóng góp xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng chúng ta cũng trăn trở, băn khoăn khi những “luồng khí độc” văn hóa tác động tiêu cực đến xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ. Giải pháp nào để “gạn đục, khơi trong” trong bối cảnh công nghệ, các nền tảng mạng xã hội phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay là thách thức và trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Để vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, chúng ta cần chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

Theo đó Thủ tướng yêu cầu: “Tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ những định hướng lớn, quan điểm xuyên suốt, đồng thời phát triển, bổ sung, làm phong phú, sâu sắc hơn nữa những nội dung trong Đề cương về văn hóa Việt Nam. Quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”; “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”.

Nâng cao hơn nữa nhận thức và hành động để văn hóa thực sự thẩm thấu sâu sắc vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường huy động, phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển toàn diện văn hóa, để văn hóa, con người thực sự là sức mạnh nội sinh của dân tộc.

Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về văn hoá; đầu tư thích đáng cả nguồn lực con người, vật chất cho phát triển văn hóa theo chiều sâu, nhanh, bền vững. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới.

Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh phục vụ Nhân dân, môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số, công dân số trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cải thiện nhiều hơn nữa điều kiện hưởng thụ văn hoá của Nhân dân. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình văn hoá, văn nghệ, văn học nghệ thuật; bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo, khác biệt của văn hóa dân tộc. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo sự đột phá trong phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, phát huy tối đa sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam.

Gắn kết chặt chẽ văn hóa với các hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao giá trị gia tăng, khai thác tối đa các giá trị của chiều sâu văn hóa Việt Nam. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hoá, đưa văn hoá Việt Nam đến với thế giới. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại; chủ động nâng cao sức đề kháng của nhân dân đối với các văn hoá phẩm độc hại.

Đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về văn hóa, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc thù, đặc trưng của Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế như Vịnh Hạ Long, Cao nguyên đá Đồng Văn, Phong Nha, Kẻ Bàng, Nhã nhạc Cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Ninh, hát Xoan Phú Thọ, hát Then, Xòe Thái, Tín ngưỡng thờ Mẫu, Đờn ca tài tử Nam Bộ…

“Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam – với lịch sử hàng nghìn năm – đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc; như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người Anh hùng Dân tộc vĩ đại, Danh nhân Văn hóa Thế giới đã từng khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, Thủ tướng nêu rõ.

“Mỗi người chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn tự hào về truyền thống và các giá trị văn hóa Việt Nam, về các danh nhân văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương… Chúng ta có nghĩa vụ, trách nhiệm, vinh dự được gìn giữ, bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân tộc bền vững, phù hợp với xu thế thời đại. Đó là nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, tất cả vì con người và vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng; Nhân dân được ấm no, hạnh phúc”.

Với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, diễn viên, Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam- Những dấu ấn lịch sử  được chia thành 3 chương: Chương 1: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Chương 2: Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa. Chương 3: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Chương trình gồm những tiết mục ca, múa, nhạc được dàn dựng công phu, hoành tráng, với sự góp mặt của những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng: NSND Quốc Hưng, Trọng Tấn, Viết Danh, Phạm Thu Hà, Thu An, Thu Hằng, Đào Tố Loan, Xuân Hảo, Đức Tuấn, Đinh Trang, Hoàng Tùng…

Trong đó hai ca khúc được Ban tổ chức đặt hàng nhạc sĩ viết riêng cho chương trình là “Ngọn đuốc soi đường” (lời: NSND Trần Bình, nhạc: Đức Trịnh) và “Văn hoá trường tồn cùng dân tộc” (Trọng Đài).

  • Trang 1 báo Nhân Dân ngày 8/3/2023

Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 7/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.

Cụ thể, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Thanh, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, nguyên Phó Bí thư Thị uỷ, nguyên Chủ tịch UBND thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; ông Nguyễn Văn Hải, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh; ông Hà Công Thẻ, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư, Phó Bí thư Huyện uỷ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư nhận thấy các ông Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Văn Hải, Hà Công Thẻ đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng, bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo Quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Văn Hải, Hà Công Thẻ.

Đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật Đảng.

Nguyễn Hoàng

·         Trang 8 báo Nhân Dân ngày 7/3/2023

Khám xét nhiều chi nhánh của Công ty cổ phần kinh doanh F88 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 6/3, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công an quận Gò Vấp thực hiện việc khám xét trụ sở của Công ty cổ phần Kinh doanh F88 (đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp).

Trụ sở của công ty này đặt tại tầng 7 và 8 của tòa nhà với quy mô diện tích mỗi tầng chừng 600m2.

Thời gian qua, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã triệt phá các đường dây tổ chức, đường dây tội phạm hoạt động núp bóng dưới hình thức các công ty để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, các cơ quan chức năng đã khởi tố 2 vụ án, khởi tố 26 bị can là các nhân viên của Công ty Tài chính về tội vu khống.

Hình thức hoạt động của các công ty này là thành lập công ty kinh doanh tài chính, văn phòng luật sư, tuyển dụng hàng trăm nhân viên để thu hồi nợ thông qua thủ đoạn gọi điện, nhắn tin quấy rối, khủng bố tinh thần.

QUANG QUÝ

  • Trang 8 báo Nhân Dân ngày 4/3/2023

Quyết liệt xử lý, truy thu tiền tham ô tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng

Liên quan vụ án tham ô xảy ra tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng (trực thuộc Đại học Đà Nẵng), đến thời điểm này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đã phong tỏa, kê biên số tài sản trị giá hơn 25 tỷ đồng từ bà trùm Phạm Thị Huỳnh Như và nhiều bất động sản, vàng, sổ tiết kiệm, tiền trong tài khoản ngân hàng trị giá hàng chục tỷ đồng từ các bị can khác.

Ngày 3/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng cho biết: Mở rộng điều tra vụ án tham ô xảy ra tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an thành phố Đà Nẵng đã bắt giữ đối tượng Phạm Thị Huỳnh Như (sinh năm 1987, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng), về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng khởi tố bị can và bắt tạm giam bốn tháng đối với Phạm Thị Huỳnh Như về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phạm Thị Huỳnh Như chính là người phụ nữ đã cùng Hùng gặp gỡ Tâm, sau đó dựng màn kịch “hùn vốn” để chiếm đoạt của nữ thủ quỹ Lâm Thị Hồng Tâm hàng chục tỷ đồng tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Kết quả xác minh bước đầu cho thấy, Lâm Thị Hồng Tâm đã chuyển hơn 65 tỷ đồng trong số tiền tham ô từ tài khoản của Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đến hai tài khoản mang tên N.K.D tại ngân hàng Agribank, Techcombank và một số tài khoản khác. Số tiền này tiếp tục chuyển qua nhiều tài khoản trung gian và cuối cùng được chuyển về tài khoản của đối tượng Phạm Thị Huỳnh Như.

Theo Cơ quan điều tra, Phạm Thị Huỳnh Như trước đây từng làm dịch vụ môi giới bất động sản và nhân viên spa. Như khai nhận tại Cơ quan điều tra, sau buổi gặp mặt đầu năm 2021, biết Lâm Thị Hồng Tâm là thủ quỹ của Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng và nắm giữ số tiền lớn, nên Như đã nảy sinh ý định lừa đảo. Để thực hiện toan tính này, Như mua sim rác, lập tài khoản Zalo lấy tên và hình đại diện là L.T.Hùng và một số tài khoản Zalo khác.

Tiếp đó, Như mạo danh Hùng thăm hỏi, rủ rê Tâm góp vốn làm ăn. Như cố ý chỉ nhắn tin trao đổi công việc qua Zalo chứ không gọi điện, không gặp nhau trực tiếp. Tuy vậy, với “mồi nhử” là lợi nhuận 100 triệu đồng từ việc góp vốn mua bán lô gỗ đầu tiên, Như đã khiến Tâm “sập bẫy”. Sau đó, Như tiếp tục sử dụng các chiêu thức lừa đảo khác để tiếp tục rút tiền của Lâm Thị Hồng Tâm. Số tiền chiếm đoạt từ Lâm Thị Hồng Tâm được Phạm Thị Huỳnh Như sử dụng để mua nhiều lô đất, mua ô-tô Mercedes và chi tiêu cá nhân.

Theo điều tra, đầu năm 2021, Huy và Tâm thực hiện hành vi ký khống séc (séc không ghi đầy đủ số tiền và các nội dung theo quy định), sau đó điền thông tin số tiền để rút tiền từ tài khoản ngân hàng của Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng và chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân.

Cụ thể, để thực hiện việc rút tiền, Lâm Thị Hồng Tâm sử dụng quyển séc ngân hàng được giao quản lý, không điền đầy đủ thông tin vào mà đưa cho Huy ký xác nhận mục “kế toán trưởng”, sau đó trình cho ông Đoàn Quang Vinh (lúc đó là Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa) ký duyệt. Huy đồng ý và ký duyệt trước trên các tờ séc không có nội dung để bà Tâm trình ông Vinh.

Khi ông Vinh hỏi về số tiền sao không được ghi rõ, Tâm trình bày đã bàn với Huy và đợi Huy cân đối số tiền còn trong tài khoản rồi ghi vào cho phù hợp. Ông Vinh đã nhiều lần ký vào các tờ séc khống theo đề nghị của bà Tâm. Có được chữ ký của chủ tài khoản ngân hàng, bà Tâm đã rút hơn 86 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Thông tin mới nhất liên quan đến vụ án tham nhũng rúng động này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng cho biết số tiền bị bòn rút và chiếm đoạt tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng được xác định lên đến 136 tỷ đồng, vượt xa số tiền 86 tỷ đồng vào thời điểm khởi phát vụ việc. Trong số tiền này có tiền lương của giảng viên, tiền học phí, học bổng của sinh viên…

Đại tá Nguyễn Văn Tăng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng cho biết, cùng với quá trình điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, Ban Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Kinh tế tập trung xác minh, thu hồi tài sản, ngăn chặn đối tượng tẩu tán.

Đến nay, cơ quan chức năng đã phong tỏa giao dịch, kê biên số tài sản trị giá hơn 25 tỷ đồng từ Phạm Thị Huỳnh Như và nhiều bất động sản, vàng, sổ tiết kiệm, tiền trong tài khoản ngân hàng trị giá hàng chục tỷ đồng từ các bị can khác. Tổng số tài sản đã kê biên, phong tỏa, tạm giữ khoảng 100 tỷ đồng. Đối với các vụ án kinh tế, việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt luôn gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trong vụ án này, với sự vào cuộc khẩn trương, thực hiện các bước đi quyết liệt, đồng bộ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng đã phong tỏa được số tài sản có giá trị lớn, không để đối tượng phạm tội kịp tẩu tán, qua đó xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật, đồng thời góp phần khắc phục hậu quả vụ án “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Trao đổi với phóng viên, Thiếu tá Nguyễn Kim Trung, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Đà Nẵng cho biết, ngoài số tiền bòn rút từ tài khoản của Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, với chiêu thức đưa séc ngân hàng để cựu Hiệu trưởng trường là ông Đoàn Quang Vinh ký khống, Tâm còn trực tiếp thu tiền học phí của sinh viên nhưng không nộp vào quỹ tiền mặt của trường, hoặc đề nghị sinh viên chuyển tiền học phí vào tài khoản ngân hàng của Tâm để chiếm dụng…

Nhiều cán bộ, giảng viên bị nợ lương. Nhiều sinh viên ra trường gần một năm vẫn chưa nhận được học bổng. Ngay sau khi Công an Đà Nẵng vào cuộc điều tra, Đại học Đà Nẵng đã hỗ trợ Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng giải quyết trả lương dứt điểm cho cán bộ, viên chức bị nợ lương; giải quyết xong toàn bộ học bổng cho sinh viên cùng các chế độ liên quan khác cho cán bộ, viên chức và sinh viên kịp thời.

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng đã khởi tố, bắt giữ Hoàng Quang Huy (sinh năm 1989), Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính của Trường đại học Bách khoa và Lâm Thị Hồng Tâm (sinh năm 1973), thủ quỹ trường này về tội “tham ô tài sản”; bắt ông Đoàn Quang Vinh (sinh năm 1962; nguyên Hiệu trưởng Nhà trường), về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hiện Cơ quan Công an đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ trách nhiệm của nhiều cá nhân liên quan đến vụ án này.

  • Trang 5 báo Nhân Dân ngày 1/3/2023

Vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam

Ngày 27/2, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam theo nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại văn bản số 2613/VPCP-V.I ngày 10/9/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Theo đó, việc quản lý sử dụng vốn nhà nước, chấp hành các quy định của pháp luật tại từ khi cổ phần hóa đến nay đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm.

Việc chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần cụ thể việc cổ phần hóa công ty thể dục thể thao Việt Nam (Vinasport) được thực hiện từ năm 2006 từ thời điểm trực thuộc Ủy ban Thể dục thể thao.

Tuy nhiên, Ủy ban Thể dục thể thao vẫn chưa thực hiện việc kiểm tra, xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần là không thực hiện đúng quy định của Chính phủ.

Tại thời điểm cổ phần hóa, Công ty chưa thực hiện việc nộp tiền thủ tục cổ phần hóa về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính; khi cổ phần hóa không có phương án quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất; việc tổ chức bàn giao doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần chưa được thực hiện… là chưa thực hiện đúng Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực này.

Trách nhiệm thuộc về Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao, Trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và Vụ Kế hoạch – Tổ chức thuộc Ủy ban giai đoạn năm 2005-2008.

Thanh tra Chính phủ cho biết: Đến thời điểm thanh tra, tháng 12/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn chưa thực hiện: quyết toán giá trị doanh nghiệp phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần; quyết toán chi phí cổ phần hóa; lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu; kế toán thuế, báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa; bàn giao công ty nhà nước sang công ty cổ phần… Trách nhiệm trước những vi phạm nêu trên thuộc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Giám đốc và người đại diện phần vốn tại Vinasport, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa qua từng thời kỳ… để xảy ra sai phạm.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước, có trách nhiệm thực hiện quản lý sử dụng vốn đầu tư vào doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật đã có những hạn chế, vi phạm về các nội dung: việc cử, miễn nhiệm người đại diện, việc đánh giá và ban hành các văn bản quản lý người đại diện, công tác công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Thanh tra Chính phủ nêu rõ, tuy đã có chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Vinasport sang Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước nhưng đến thời điểm thanh tra vẫn chưa được thực hiện. Trách nhiệm này thuộc về Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động của Vinasport từ sau cổ phần đến 30/6/2021 có nhiều tồn tại, hạn chế, như: Đại hội đồng cổ đông nhiều năm không tổ chức họp định kỳ; Hội đồng Quản trị không tổ chức họp định kỳ từ năm 2018 đến nay; Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2022 chưa được bầu… Người đại diện nhiệm kỳ nêu trên không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Bộ Tài chính, không thực hiện Báo cáo giám sát tài chính quý, thực hiện không đầy đủ báo cáo giám sát tài chính năm, mất đoàn kết giữa những người đại diện với nhau, không phối hợp được với Tổng Giám đốc và không tổ chức thực hiện được ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .

Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra những vi phạm khác trong công tác quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại Vinasport, đáng chú ý trong đó là vi phạm quản lý, sử dụng vốn và tài sản; vi phạm trong quản lý và sử dụng nhà, đất.

Việc tổ chức thực hiện quyết định thanh tra và hoạt động của Đoàn thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn nhiều tồn tại và hạn chế khác nhau. Trách nhiệm trước những thiếu sót nêu trên thuộc thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Đoàn Thanh tra theo quyết định của Bộ…

Từ những nội dung kết luận thanh tra nêu trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể lãnh đạo bộ qua từng thời kỳ, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2021 về những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, việc chấp hành các quy định của pháp luật… Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan liên quan thực hiện sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất của Vinasport theo chỉ đạo của Chính phủ.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Cục Thuế thành phố Hà Nội xử lý các hành vi vi phạm của Vinasport đối với đất chưa kê khai; đất cho thuê sai mục đích và truy thu số tiền thuê đất phải nộp theo đúng quy định… Kiểm tra, xử lý truy thu, xử phạt hành chính về thuế đối với việc không ghi giảm nguyên giá tài sản, trích khấu hao tài sản đã bị phá dỡ vào chi phí được trừ (nếu có).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì và phối hợp các cơ quan chức năng, giao Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các đơn vị liên quan thuộc Bộ Xây dựng phương án bàn giao nguyên trạng vốn nhà nước tại Vinasport sang Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Khẩn trương thay thế, kiện toàn nhân sự người đại diện phần vốn nhà nước tại Vinasport, bảo đảm người được cử đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc Bộ đang quản lý.

Việc xử lý trách nhiệm, Thanh tra chính phủ nêu rõ: Căn cứ vào từng thời kỳ, giai đoạn để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các cá nhân là lãnh đạo Bộ trong việc thiếu trách nhiệm, để xảy ra những tồn tại, thiếu sót, sai phạm đã nêu trong kết luận. Làm rõ trách nhiệm trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện, để xảy ra những tồn tại, sai phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân sau: Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra bộ.

Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Vinasport nộp số tiền cổ tức hằng năm và số tiền bán cổ phần thu được về ngân sách Nhà nước. Phối hợp Bộ Công an trong việc thu hồi những khoản tiền thất thoát liên quan tới từng vụ việc đã được nêu trong kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển thông tin đến Bộ Công an để tiếp tục điều tra làm rõ 7 vụ việc liên quan việc gây thất thoát vốn nhà nước, chi tiền không đúng quy định không có khả năng thu hồi, cho thuê mặt bằng, nhà xưởng không đúng quy định của pháp luật.

Song Linh

  • Trang 4 báo Nhân Dân ngày 1/3/2023

Lấp khoảng trống không để sự thật bị xuyên tạc

Tham nhũng, tiêu cực không chỉ gây phương hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị mà còn gây ra những tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, phá hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây chính là tiền đề, là điều kiện để phát triển kinh tế-xã hội được tốt hơn.

Thực tế cho thấy sau 10 năm hoạt động, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban đã có những chỉ đạo quyết liệt, có những bước đột phá trong cuộc chiến với “quốc nạn” với “giặc nội xâm”. Với quan điểm, chủ trương xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, trong giai đoạn này đã có hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý bị trừng phạt nghiêm khắc dưới “thanh bảo kiếm” kỷ luật Đảng.

Khi Đảng và Nhà nước càng chống tham nhũng quyết liệt bao nhiêu thì những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ cuộc chiến chống “giặc nội xâm” lại xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều bấy nhiêu.

Mỗi khi có vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn được phát hiện, cán bộ lãnh đạo cấp cao bị xử lý kỷ luật thì trên nhiều trang mạng của các tổ chức phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, các hãng truyền thông nước ngoài không có thiện cảm với Việt Nam như: RFA, VOA, RFI, BBC News Tiếng Việt, Tiếng Dân… cùng các đối tượng cơ hội chính trị đã lợi dụng triệt để vào công nghệ truyền thông, internet và các trang mạng xã hội phát tán bài viết, hình ảnh xuyên tạc, bịa đặt cuộc chiến chống “giặc nội xâm” của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là “thanh trừng nội bộ”, là “cuộc đấu đá phe phái, triệt hạ lẫn nhau”, “Cộng sản Việt Nam đang đánh trận giả chứ không phải thực sự là để chống tham nhũng”… reo rắc sự hoài nghi trong nội bộ, trong dư luận, chia rẽ cán bộ, đảng viên, chính quyền với nhân dân, gây ảnh hưởng tới quá trình hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Từ đó kêu gọi muốn chống tham nhũng thì phải “thay đổi chế độ, phải đa nguyên, đa đảng, phải xây dựng xã hội dân sự…”.

Đây không chỉ là cuộc chơi “con chữ” mà là “cuộc chiến thông tin” trên không gian mạng. Các thủ đoạn chống phá này ngày càng bài bản hơn, thâm hiểm hơn, có sự phối hợp giữa cá nhân, tổ chức ở trong nước với nước ngoài. Không chỉ có người dân bị tác động tới suy nghĩ, nhận thức, mà ngay cả một số cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị kém cũng dễ bị rơi vào dòng xoáy của hiện tượng suy thoái về tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã trở thành vấn đề không nhỏ và rất nguy hiểm.

Hiện nay, trong đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ về cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đang lộ rõ một “khoảng trống” rất lớn. Đó là chúng ta đang thiếu một hệ thống tuyên truyền phản kích lại việc phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch. Các cơ quan truyền thông, báo chí rất lúng túng, rơi vào thế bị động không biết phải xử lý thông tin đó thế nào, dẫn tới gần như bỏ ngỏ thông tin, không kịp thời đưa ra tiếng nói phản bác.

Việc tự tạo “khoảng lặng, khoảng trống” về thông tin, tuyên truyền đã tạo điều kiện cho sự phản tuyên truyền của các đối tượng thù địch, bất mãn, cơ hội chính trị tự do tung hoành, lèo lái thông tin, dẫn dắt độc giả đi từ hoang mang đến hồ nghi, dần dà suy giảm niềm tin và không tin vào những nguồn tin chính thống. Mặc dù những điều đó là không chính xác, không đúng bản chất của sự việc, nhưng vẫn được đông đảo người dân tìm đọc.

Tất nhiên, giữa thông tin xuyên tạc và thông tin phản bác bao giờ cũng có độ trễ nhất định về thời gian, nhưng không thể đến hằng tuần được? Vì sau đó, sự quan tâm của công chúng đã chuyển qua vấn đề khác và xã hội đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các loại thông tin xuyên tạc, bịa đặt, hiệu quả của các thông tin chính thống sẽ mất tác dụng, đồng nghĩa với niềm tin của người dân bị suy giảm.

Như vậy, để những thông tin chính thống, đúng sự thật không được đi sau mạng xã hội để không tạo ra những “khoảng lặng, khoảng trống” trong thông tin, tuyên truyền thì cần phải xây dựng ngay một hệ thống tuyên truyền phản kích có khả năng tác nghiệp trên không gian mạng, dựa trên cơ sở lấy các cơ quan truyền thông, báo chí cùng đội ngũ các nhà xã hội học, chuyên gia lý luận chính trị làm lực lượng nòng cốt.

Đây luôn phải được coi là nhiệm vụ chính trị đặc biệt cần thiết và cần tập trung cải cách để có tư duy lý luận mới theo tinh thần “cọ xát và đối thoại”, “phân tích và tranh luận” thì mới đủ sức cạnh tranh và đè bẹp nhưng thông tin thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt.

Các cơ quan chức năng, đơn vị, địa phương phải loại bỏ các rào cản, tạo môi trường cho thông tin được công khai, minh bạch, kịp thời cho truyền thông, báo chí thông báo công khai các kết quả xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực để giải tỏa những băn khoăn cho người dân, cộng thêm với việc áp dụng chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi cản trở, bưng bít thông tin.

Các cơ quan truyên thông, báo chí, đội ngũ trí thức, các học giả cần đi trước một bước, chủ động tiếp cận, khai thác thông tin và phối hợp các cơ quan chức năng sử dụng công nghệ mạng, truyền thông mạng để kịp thời công bố tin, bài viết đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái có tầm lý luận, mang ý nghĩa thực tiễn, có tính thuyết phục, góp phần củng cố và bảo vệ đời sống tinh thần của xã hội; kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân tích cực, lan tỏa những điều tốt đẹp ra toàn xã hội; phải lưu ý, các bài viết phản bác không phải chỉ để “dành tặng” các thế lực thù địch mà còn để giáo dục, thuyết phục đông đảo quần chúng, bạn đọc nhận rõ bản chất, sự nguy hại của quan điểm sai trái, thù địch, cùng đấu tranh, ủng hộ, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Cũng rất cần xây dựng, thiết lập các diễn đàn để trao đổi, thảo luận trên các phương tiện truyền thông, nhất là lập diễn đàn trên không gian mạng để tạo môi trường thuận lợi, phát huy dân chủ để cán bộ, đảng viên và nhân dân chủ động thể hiện, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, quan điểm, đề đạt kiến nghị… nhằm huy động trí tuệ, sáng kiến, tâm huyết, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân vào quá trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đối với cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải tự rèn luyện, tu dưỡng liêm chính từ suy nghĩ tới hành động để quần chúng nhân dân cùng phấn đấu, học tập làm theo. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cũng phải là một tuyên truyền viên tích cực cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống các luận điệu sai trái, thù địch.

Mỗi người dân không nên hùa theo những quan điểm mang tính trào lưu, cần phải tỉnh táo, cần biết “gạn đục khơi trong”, nhận rõ tính hai mặt của dư luận xã hội, cảnh giác với những thông tin xấu độc, không chia sẻ bừa bãi trên mạng xã hội một cách vô cảm, thiếu trách nhiệm để rồi vô tình vi phạm pháp luật, tiếp tay cho các hoạt động chống phá.

CÙ TẤT DŨNG

Vụ V, Ban Nội chính Trung ương

Advertisement

Gửi bình luận »

Không có bình luận

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.

%d người thích bài này: