Pham Ton’s Blog

Tháng Một 25, 2024

Số May Mắn

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 9:59 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 1 tháng 2 năm 2024.

SỐ MAY MẮN

Phạm Tôn

Tôi đã bắt quí bạn phải đọc bài Số ăn mày thảm thương quá. Nay nghĩ lại, mình cũng có số may mắn, nhiều lần gặp may mắn…

Chiều 17/10/1979, tôi đi họp về đến cơ quan, thấy tổ trưởng tổ phóng viên Đặng Minh Dang Minh PhuongPhương viết trên bảng: Thành chuẩn bị đi học nghị quyết 6.15:30 đã có trong túi cái vé máy bay khứ hồi Sài Gòn-Hà Nội. Sáng thứ bảy 20/10 anh Phan Văn Quyền lái xe đưa chú Vượng theo lệ đi tiễn và tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất, đi sớm một chút để tránh trục trặc. Đến nơi thì biết chuyến bay 8 giờ của tôi bị hoãn không biết đến bao giờ. Tại đường băng, chuyến bay đưa khách quốc tế 7:30 còn lại một chỗ. Anh soát vé nói giọng Hà Nội với khách đang chen đến: Ai có giấy hoặc thẻ gì dặc biệt thì đưa ra. Một anh giơ thẻ thương bình, một anh đưa thẻ cảnh sát hình sự. Tôi nói to, tất nhiên bằng giọng Hà Nội: Tôi có thẻ nhà báo. Thế là tôi được lên ngay máy bay. Chưa bao giờ may đến như thế.Ton That Dai Pham Thanh Dao Tien Ich

Còn những chuyện may mắn tôi kể sau đây là chuyện lớn, nhưng là chuyện của gia đình, liên quan đến tôi.

Hôm anh Phạm Thanh bí thư chi bộ và anh Đào Tiến Ích thư ký công đoàn Cơ quan thường trực báo Nhân Dân tại thành phố Hồ Chí Minh cùng anh Tôn Thất Đại là anh ruột tôi thay mặt nhà trai đến nhà 302 Đường Thành Thái xin hỏi cưới Cu Le Van Nghiemcô Lê Thị Đông cho tôi. Anh Phạm Thanh hỏi: Nhà ta được bao nhiêu anh chị em, thì cụ Lê Văn Nghiêm là thân phụ cô Đông dí dỏm trả lời: Tôi theo kiểu Tây kiêng con số 13 nên sinh 14 cháu. Bao giờ họp mặt những ngày giỗ Tết, con cháu chắt đầy nhà cụ cũng bảo nhà ta cái gì không có thì thôi chứ cái chữ phúc thì bao giờ cũng có. Anh chị em đông, nhưng tôi nhận thấy ngoài lễ Tết, thì chỉ thăm nom tụ họp mỗi khi có người bị nạn, đi bệnh viện. Bình thường, khỏe mạnh cả thì ít ai thăm ai, còn lo buôn bán, công tác. Thế là khi người ta nằm viện, không ăn uống được, ngại nói năng vì mệt thì mới có nhiều người đến thăm, ai cũng hỏi những câu giống nhau như đau từ bao giờ, đau thế nào trong khi người bệnh thở còn khó nữa là nói. chi le thi xuanCòn đồ ăn thức uống thì đành cho đem về nhà để người khỏe dùng cho đỡ phí. Kiểu sum họp ấy thật đáng buồn. Thế là tôi bàn với chị Xuân là chị cả, cứ mỗi tháng họp một lần, bắt đầu là bốn gia đình Xuân Thu, Đông, Vinh. Họp ở nhà chị Xuân. Có cậu Vinh giỏi nấu ăn, mỗi kỳ họp nấu một món ba chị đều thích. Cùng nhau đi chợ mua thức ăn, cùng bàn cách nấu nướng, rồi mỗi người một tay cùng làm cùng ăn và cả khi làm lẫn khi ăn đều trò chuyện, nhắc lại những kỷ niệm xưa mà ai cũng lưu luyến. Được ăn, được nói được gói đem về. Vì khi họp mặt, nhà nào cũng mang theo đặc sản của nhà mình đến góp vui chung, thành ra chồng con ở nhà cũng được hưởng lộc. Cứ thế, kéo dài được một thời gian thì chính chị Xuân nêu ý kiến là mỗi tháng mới một kỳ sốt ruột quá, nay ai cũng già yếu bệnh nọ tật kia, biết ngày mai thế nào. Thế là mỗi tháng hai kỳ họp mặt từ 8 giờ sáng. Được một thời gian, có tuần chị báo người này đau, người kia mờ mắt nên nghỉ một kỳ. Sau nghĩ lại, vợ chồng tôi xin chị cứ giữ nguyên lệ cũ, già rồi ai chẳng có bệnh. Chị cứ xem thử từ đầu đến chân thể nào cũng có chỗ đau, không đau mắt thì nhức răng. Thôi thì ai thế nào không biết, vợ chồng em cứ giữ lệ cũ, không ai đến thì chúng em thăm anh chị không được sao. Chị Xuân nói với anh chị em khác, tiếp tục gặp nhau vui vẻ như trước.

Đến năm 2014, vợ tôi bị ngã từ đầu cầu thang đến cuối cầu thang lên nhà. Sau đó chuyển sang parkinson, rồi nằm liệt một chỗ, ăn uống vệ sinh đều do vợ chồng con trai lo. Nói cũng không nên lời, thi thoảng mới gọi được con, chồng một tiếng là cả nhà đã mừng rơn. Chị Xuân bệnh tim cũng mấy lần nằm viện, chị Thu mắt mờ đi cứ phải dò dẫm sợ ngã. Chỉ còn vợ chồng cậu Vinh là chưa bệnh tật gì. Chồng chị Xuân lắp hai cái bánh chè bằng i nốc, đi lại khó khăn, bệnh đường ruột cũng làm khổ anh. Tôi, cùng tuổi canh thìn với chị Xuân, cũng 80 chẵn rồi. Anh chồng chị còn hơn năm tuổi nữa, gần 90 rồi.

Thật là may, ngày ấy chúng tôi đã kiên trì tổ chức các buổi họp mặt gia đình vui vẻ, đầm ấm, động viên nhau rất nhiều. Tôi nghĩ, những ai chỉ thăm nom nhau, sum họp gia đình khi có người bị nạn cũng có thể tham khảo cái lệ của gia đình chúng tôi. Đừng chờ đến khi không ăn được mới cho ăn, không uống được mới cho uống, và cố hỏi chuyện khi người nghe không còn nói được. Hãy đi khi đi được kẻo sau lại tiếc. Vì không còn khi nào nữa.

Chuyện may mắn cuối cùng tôi muốn kể là chuyện về cụ bố vợ tôi. Cụ buồn quá rồi nghĩ quẩn, cụ theo người ta đi Mỹ đem theo hai con trai nhỏ. Qua thư nhà, cụ biết nhà đã được giải tỏa vẫn còn nguyên như cũ, công việc các con làm ăn phát đạt, đời sống cũng dễ chịu hơn. Hai con trai đã học xong, có công ăn việc làm, cụ quyết định về nhà, bỏ lại mấy cái phom giày và cả giấc mơ Mỹ. Cụ về sống với các con ở nhà cũ, vui vẻ nhất là những ngày giỗ Tết, trông đàn con cháu chắt, nay cụ không nhớ nổi tên lũ nhỏ nhưng thấy đứa nào cũng dễ thương, đúng là nhà có phúc. Chiều chiều cụ ra con đường trước mặt nhà đi dạo, cho trẻ nghèo tiền lẻ, lòng thư thái.

Dạo ấy, cô Lâm Huệ Nữ ở cơ quan báo Nhân Dân với vợ tôi liên hệ công ty Dona mua được sầu riêng cực ngon bóc múi to cho sẵn vào hộp xốp, mua về chỉ việc ăn. Nhà tôi ăn mấy lần thấy ngon quá lại nhờ cô mua cho hai hộp. Lần ấy mua được sầu riêng ngon vợ tôi mừng quá. Tôi bàn với vợ mình ăn cũng nhiều rồi, kỳ này bảo con mang xuống biếu ông ngoại, ông ăn thì ăn, cho thì cho, chẳng biết ông còn được trời cho bao nhiêu tuổi nữa. Con tôi đi ngay. Không ngờ, đó là lần cuối chúng tôi có quà ngon biếu cụ. Cụ dạo chơi vườn hoa gần nhà rồi ngã trên ghế công viên, đi luôn. Công an muốn nhờ pháp y can thiệp điều tra, chị Xuân thay mặt gia đình xin miễn cho cụ không được an lành khi ra đi. Cuộc đời với cụ cũng đủ ngọt bùi cay đắng rồi, nên để cụ yên bình ra đi.

Chúng tôi nghĩ thế là mình lại gặp may, được làm cụ vui lòng lần cuối trong cuộc đời truân chuyên vất vả nuôi cho khôn lớn cả một đàn con đông hơn một đội bóng đá.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/9/2020

P.T.

Gửi bình luận »

Không có bình luận

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.