Pham Ton’s Blog

Tháng Ba 3, 2024

Công trình chỉnh trang tôn tạo khu lăng mộ nhà văn hóa Phạm Quỳnh

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 5:55 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 3 năm 2024.

CÔNG TRÌNH CHỈNH TRANG TÔN TẠO

KHU LĂNG MỘ NHÀ VĂN HÓA PHẠM QUỲNH

PGS. TS. KTS. Tôn Thất Đại

Lời dẫn của Phạm Tôn: Kiến trúc sư Tôn Thất Đại là trưởng nam của trưởng nữ học giả Phạm Quỳnh là bà Phạm Thị Giá và chồng là Giáo sư Tôn Thất Bình nguyên phó đốc giáo (như phó hiệu trưởng ngày nay) trường Thăng Long (Ngõ Trạm) Hà Nội nổi tiếng.

—o0o—

Khu mộ nhà văn hóa  Phạm Quỳnh tại Huế do hai con ông là Phạm Thị Hảo và Phạm Tuân đưa di cốt từ Hiền Sỹ về đầu năm 1956 ngay trước Tết Bính Thân mai táng ngay trong đêm tại khu đất lành vốn dành cho sư cụ chùa Vạn Phước trong khuôn viên chùa, nhưng cụ nhường cho. Mai táng xong, hai chị em về Sài Gòn vừa kịp chuẩn bị cúng giao thừa. Nhưng nửa tháng sau, mộ nằm trong vũng nước, nhà chùa cùng gia đình phải chuyển mộ ra ngoài cửa chùa, nơi khô ráo, đẹp đẽ. Do đó, khi chỉnh trang tôn tạo lại thì cả khu lăng mộ nằm trên đất phường Trường An thành phố Huế. Diện tích khu đất khoảng 120m2, trong đó có ba ngôi mộ là mộ Cụ Phạm và hai ngôi mộ nhỏ là hai nấm đất, chung quanh khu đất có hàng rào cao trên 1m.

Trước khi chỉnh trang, trong khu đất có chừng 8 cây, phần lớn là cây đại, trong đó có ba cây tương đối Tuong Pham Quynh 4lớn. Mặt đất là cỏ và có một rặng chè tàu chạy từ cổng song song với tường phía Đông như một bức tường rào thấp 80cm dẫn đến mộ Cụ Phạm ở trong cùng.

Cổng vào rộng 130cm, không có cánh cổng, ra vào tự do.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên trao trọng trách chỉnh trang tôn tạo cho chúng tôi là mấy cháu nội, cháu ngoại nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Điểm nhấn của lần chỉnh trang tôn tạo này là dựng một bức tượng bán thân Cụ Phạm Quỳnh để khu lăng mộ tăng thêm chất tưởng niệm. Bức tượng này thoạt đầu do một nhà điêu khắc ở Hà Nội đã làm xong công đoạn chính là nặn bằng đất sét dựa theo bức tượng đồng của một nhà điêu khắc nổi tiếng người Pháp làm theo đúng nguyên mẫu người thật là Cụ Phạm Quỳnh. Nhưng gặp khó khăn trong khi tiếp cận mẫu bằng đồng đành dùng ảnh chụp bức tượng này, cho nên đến nay chúng tôi nhận thấy khuôn mặt không giống Cụ, kèm theo một số lý do khác nữa khiến chúng tôi chuyển sang nhờ một nhà điêu khắc khác tạc thẳng vào đá dựa theo bức ảnh chân dung của Cụ Phạm hồi làm chủ bút báo Nam Phong năm 1930. Người tạc tượng này là, nhà điêu khắc Nguyễn Văn Trường ở Làng Đá chùa Trầm Hà Nội là người dẫn đầu một hiệp thợ lành nghề của làng đá chuyên đi khắc chạm các sản phẩm bằng đá ở nhiều nơi trong nước ta. Hàng làm tại Làng Đá chùa Trầm thường lấy gốc ở Thanh Hóa. Tượng và hai tấm đá khắc các câu nói nổi tiếng của Cụ Phạm để gắn vào các cuốn thư được chở vào Huế kèm theo thiết kế lắp đặt. Bà TS. Phạm Thị Thanh Tuyền trưởng nữ học giả Phạm Tuyên và em rể là họa sĩ Nguyễn Anh Tuấn lo liệu để đội chuyên vận chuyển của nhà điêu khắc Nguyễn Văn Trường chở tượng và những tấm đá lớn trên đến tận khu lăng mộ. Mọi việc thi công theo đúng thiết kế toàn bộ khu lăng mộ này là do ông thầu khoán Oánh trông coi thi công.  Ông thầu khoán Oánh chính là người năm 1956 đã được bà Phạm Thị Hảo dược sĩ, con gái Cụ Phạm mời lo việc thi công khu mộ Cụ Phạm Quỳnh. Và từ đó đến nay, ông vẫn là người chăm lo gìn giữ cho khu mộ này được nguyên trạng. Mặc dù năm nay tuổi đã rất cao nhưng ông vẫn làm chu đáo mọi việc.

Chúng tôi đưa ra hai phương án chỉnh trang, phương án thứ nhất là di dời hai ngôi mộ nhỏ đi, như vậy chỉ còn lại mộ Cụ Phạm nằm ở nửa trong khu đất. Nửa ngoài khu đất không còn hai nấm mộ nhỏ nên ở đây có một diện tích đất có thể làm nơi đặt ghế ngồi nghỉ, trò chuyện giao lưu cho khách đến thăm viếng. Tại đây sẽ dựng tượng bán thân Cụ Phạm.

Phương án hai là nếu không di dời được hai ngôi mộ nhỏ đi thì sân giao lưu sẽ bé, bố trí tượng và ghế đá sẽ khó khăn hơn.

Phương án một không thực hiện được, chúng tôi đành chuyển sang phương án hai. Vả lại Cụ Phạm đã cùng nằm trong miếng đất có hai ngôi mộ nhỏ hơn nửa thế kỷ rồi. Họ đã làm bạn với nhau từ lâu cho nên chúng tôi sửa sang lại hai ngôi mộ nhỏ để cùng tồn tại như cũ trong khuôn viên được chỉnh trang.

Một vấn đề nổi lên là tượng bán thân của Cụ Phạm sẽ đặt ở đâu, hướng nhìn về phía nào.

Tượng sẽ đặt trong khu đất sau mộ Cụ Phạm nằm gần hai ngôi mộ nhỏ cạnh đấy có hai ghế đá dài.

Nhưng tượng sẽ nhìn về hướng nào? Nếu tượng nhìn về hướng Nam tức nhìn ra cổng thì từ cổng đi vào khách sẽ nhìn thấy bức tượng ở thế chính diện. Đó là ưu điểm, nhưng khi đứng lễ trước mộ thì lại chỉ thấy lưng tượng, đó là nhược điểm của hướng này.

Nếu tượng đặt nhìn về hướng Đông, thì khi khách từ cổng vào sẽ nhìn thấy tượng rất rõ và đẹp. Nhưng cũng như trường hợp trên khi đứng lễ trước Mộ thì lại chỉ thấy mặt bên của tượng, rất không đẹp. Tượng quay về hướng Tây thì càng không đẹp chút nào vì tượng nhìn ra hàng rào, khi từ cổng vào chỉ thấy lưng tượng, lúc đứng lễ trước mộ cũng chỉ thấy tượng ở tư thế mặt bên.

Chỉ còn cách đặt tượng nhìn về hướng Bắc, tức là nhìn về phía lưng mộ. Ở tư thế này, cái nhược điểm lớn nhất là khi đi từ cổng vào khách chỉ nhìn thấy lưng tượng. Nhưng khi đứng trước bia mộ thì thấy chính diện tượng ở phía trước mặt rất nghiêm chỉnh, trong tổng thể có tính đối xứng.

Cuối cùng chọn hướng Bắc, tượng dựng ở phía sau mộ, nhìn về lưng cuốn thư nhỏ của mộ. Khi đứng trước bia mộ, ta thấy ở xa là chính diện bức tượng bán thân rồi đến cuốn thư, đến phần mộ và đầu bia cùng lư hương, cảnh quan này đẹp và hoàn chỉnh nhất.

Tuong Pham Quynh 1

Hai cuốn thư xây sẵn từ lâu. Nay chỉnh trang lại cho đẹp đẽ. Cuốn thư thứ nhất, nhỏ, đặt ngay sau mộ. Trên cuốn thư này gắn 1 tấm đá đen kích thước 1.000mm x 500mm, trên khắc câu của Cụ Phạm với chính bút tích của Người: “Tiếng là nước, có tiếng mới có nước, có quốc văn mới có quốc gia”. Dưới có chữ ký của Cụ Phạm. Câu chữ được khắc sâu vào đá đen và tô màu trắng.

Cuốn thư thứ hai to hơn cũng được xây dựng từ trước áp vào tường cuối cùng của khu mộ. Cuốn thư này được sửa sang lại và loại bỏ một bệ nhỏ cao 80cm ở phía trước. Trên cuốn thư này gắn 1 tấm đá đen kích thước 2.100mm x 1.000mm. Tảng đá lớn này rất nặng, chở từ Làng Đá chùa Trầm Hà Nội vào là một công việc rất khó khăn, ngay cả khi đưa vào vị trí trong khu đất lăKTS Ton Dai voi Cuon Thung mộ cũng phải phá một đoạn tường mới đưa được vào. Tấm đá to lớn rất dễ bị nứt vỡ khi vận chuyển và đưa lên gắn vào cuốn thư. Trên tấm đá có khắc câu nói nổi tiếng của Cụ Phạm

Truyện Kiều còn tiếng ta còn,

Tiếng ta còn, nước ta còn

Câu này được khắc bằng chữ Nôm, dưới chữ Nôm là chữ quốc ngữ. Bởi chính câu này đã được khắc trên hai trụ cổng vào nhưng vì chỉ khắc chữ Nôm nên hầu như không mấy ai đọc được. Hàng chữ ở hai trụ cổng đã được khắc trên sáu chục năm nay.

Tại hai trụ cổng từ khi xây dựng không hề làm cánh cổng, để mọi người ra vào thăm viếng tự do. Nay làm hai cánh cổng sắt đẹp, có thể khép cổng kín đáo nhưng không có khóa, mọi người vẫn tự do mở để vào thăm viếng và khi ra về thì khép lại.Tuong Pham Quynh 3

Toàn bộ sân khu lăng mộ đều được lát gạch, bỏ đi một số cây nhỏ ít giá trị, chuyển 1 cây ra trồng sát cổng và bỏ hàng rào chè Tàu, như vậy sân rộng hơn, sạch sẽ hơn.

Khu lăng mộ nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã được chỉnh trang lại một cách giản dị sạch đẹp, vẫn giữ nguyên cảnh quan và cây cối vẫn như xưa, ngay cả hai ngôi mộ nhỏ vô danh vẫn để nguyên và được sửa sang lại cho đẹp hơn.

Sáng ngày 28/6/2016 tại khu lăng mộ nhà văn hóa Phạm Quỳnh trong khuôn viên chùa Vạn Phước thành phố Huế đã diễn ra lễ khánh thành trọng thể khu lăng mộ đã được chỉnh trang. Buổi lễ long trọng đã diễn ra với sự tham gia của các sư thầy chùa Vạn Phước, đông đảo quan khách, các chi hội họ Phạm ở một số địa phương trong nước và đông đảo con cháu gia đình Cụ Phạm.

KTS. T.T.Đ.

Gửi bình luận »

Không có bình luận

RSS feed for comments on this post. TrackBack URI

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.