Pham Ton’s Blog

Tháng Năm 11, 2024

Thư cô Bảy tôi

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 9:31 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 5 năm 2024.

THƯ CÔ BẢY TÔI

Phạm Tôn Tôn Thất Thành

Tôi yêu quí những người gần gũi với mình. Cho nên thường giữ lại những gì thể hiện tính cách của họ. Cách đây mấy năm, lục tài liệu cũ, bất ngờ thấy có lá thư viết từ năm 1958 của ba người thân là em trai Tôn Thất Thân viết lúc 15 tuổi, em gái Tôn Nữ Thanh Nhàn 13 tuổi ; kèm giữa phần hai em viết là cô Bảy tôi viết. Người nhận thư là anh Đại tôi. Hồi ấy, anh đi thực tập, lần đầu anh xa nhà, có địa chỉ là viết thư ngay về gia đình. Hai em tôi hồi ấy trong sáng lắm, là đội viên Thiếu niên Tiền Phong đeo khăn quàng đỏ, chữ viết tròn và rõ.

Tôi nhớ em Thân viết về từng người trong nhà, về tôi chỉ viết vẻn vẹn mấy chữ, đại ý : anh Thành đi đâu suốt ngày. Còn thư cô Bảy, đọc lại thư cô viết cách đây hơn 60 năm, tôi ngạc nhiên thấy cô viết rất gãy gọn, đủ ý muốn nói. Chữ viết rõ ràng, viết nghiêng như hầu hết những người đi học thời Pháp thuộc. Không sửa một chữ nào. Chữ ký cũng rõ ràng, đúng lệ viết thư.

Thu co bay Ton Nu Thi Loi

Em Thân viết đúng. Tôi đi suốt ngày, cố theo các anh Thép Mới, Văn Trọng và Đặng Phò để tổ chức ra Đội Thanh niên công tác phát hành báo Nhân Dân. Tối lại đi dạy kèm ba chị em nhà nọ vốn đang theo học lớp do anh Tôn Thất Đại tôi là sinh viên khoa kiến trúc Đại học Bách Khoa khoá 1 dạy. Anh đi thực tập, giới thiệu tôi dạy thay. Lớp học tại nhà ở mặt tiền phố Hàng Khay. Có ba chị em học lớp 10, 9 và 8 (Hồi ấy, tôi học cuối năm lớp 10 trường Chu Văn An !). Chỉ dạy một môn toán, sao cho các cô theo kịp chương trình ở trường. Suốt buổi học, ông bố ngồi bên bàn con gần bàn dài tôi dạy ba cô học. Trước khi vào học và giữa buổi, ông mời tôi uống nước cùng ông. Trên bàn có chuối, quít. Tôi chỉ uống trà.Con dau phu hieu doi ban bao va bo thanh

Tôi nghạc nhiên khi được đọc lại thư cô Bảy viết, bèn chia sẻ với nhà văn xứ Huế thân thiết với gia đình tôi. Hà Khánh Linh nhắn tin cho biết : Cô Bảy từng là cô giáo dạy kèm cho ba chị em Nguyễn Khoa Thị Hải, Nguyễn Khoa Thị Nhuận và cả Nguyễn Khoa Tịnh nữa là con bà chị bố tôi.

Thế mới biết ông nội Tôn Thất Cung tôi yêu quý và hy vọng rất nhiều vào cô con gái nhỏ nhắn ngoan ngoãn này.

Ông thương và lo xa cho cô, ông không thể ngờ được cuộc đời cô sau này sẽ gian truân vất vả trôi nổi lang thang nhiều nơi theo biến động của đất nước chìm đắm trong chiến tranh, chia cắt, rồi ra đi trong nghèo khó bệnh tật.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/3/2024.

PT.TTT.

Dừng đúng lúc, phúc dài lâu…

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 9:24 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 5 năm 2024.

DỪNG ĐÚNG LÚC, PHÚC DÀI LÂU…

Phạm Tôn – Tôn Thất Thành

Hà Nội giải phóng năm 1954, tôi vừa 14 tuổi. Vốn ham đọc từ khi được cậu Phạm Tuyên hơn tôi 10 tuổi dạy cho biết chữ, tôi say mê tìm đọc sách báo viết về chế độ mới độc lập, tự do, hạnh phúc. Chủ yếu là đọc sách dịch của Liên Xô, mà quyển đầu tiên là Thép đã tôi hồi ấy bày kín cửa hàng sách bên số lẻ phố Hàng Da của bà vợ nhà văn Vũ Bằng, mẹ anh Vũ Hoàng Tuấn, bạn trạc tuổi anh Đại tôi. Đọc sách Liên Xô, tôi nhặt được một câu đọc là nhớ, càng ngẫm càng thấy hay, xem đó là lý tưởng sống của mình. « Mỗi người sống trên đời là để làm cho cuộc sống của những người khác thêm tươi đẹp ».

Chẳng nhớ câu ấy ở sách nào nữa, nhưng nhất định là đọc trong sách xô viết.

Năm 18 tuổi, tốt nghiệp trung học, tôi thản nhiên khi bác sĩ khám sức khoẻ cho tôi ở phòng y tế học đường ghi nhận xét : Pignet (chiều cao cm – cân nặng kg) xấu, không đạt tiêu chuẩn thi đại học ! Tôi không có mục tiêu thi đại học. Việc này chỉ đẩy việc vào đời của tôi sớm hơn mà thôi.

Không hiểu sao, tôi thích làm báo. Từng làm báo tường Học Sinh mới ở trường Kiến Thiết. Rồi Bình Minh ở trường Chu Văn An. Năm ấy, tôi tham gia thành lập Đội Thanh niên Công tác phát hành báo Nhân Dân do sáng kiến của nhà báo Thép Mới phối hợp với thành đoàn Thanh niên Lao Động Hà Nội tổ chức. Tôi đi bán báo, sáng có mặt lúc 4 giờ ở nhà in báo Nhân Dân  phố Tràng Tiền để nhận báo. Sau làm nhân viên sửa bài ở nhà in này, làm việc theo ba ca, ca đêm làm từ 22 giờ cho đến khi lên xong trang báo cuối. Thường là 2,3 giờ có khi đến thẳng 6 giờ sáng hôm sau.

Rồi anh Thép Mới đi xe đạp đến cửa nhà gọi tôi xuống gặp. Anh bảo làm hồ sơ để anh nộp thi đại học y Hà Nội. Anh đang học trường Nguyễn Ái Quốc, sẽ trực tiếp đưa đơn choTon That thanh chup cung bac Tan (anh tach rieng) bí thư Đảng ủy trường y đang cùng học. Tôi tìm sách học các môn thi vào trường y khi chỉ còn hơn nửa tháng là đến ngày thi. Rồi được báo trúng tuyển vào Học viện Nông Lâm. Tôi vui vẻ nhập học, còn tham gia làm báo tường Thảo Nguyên, tổ chức dạy hát cho tốp ca nam, nữ của lớp. Đến đầu năm thứ ba thì ho ra máu, nhập viện Bạch Mai, khoa Lao.

Những ngày sống cùng gia đình, tôi đã sớm nhận ra sự sa sút của gia đình. Cả nhà chỉ có anh tôi và chị dâu có lương kỹ sư khởi điểm 60 đồng. Tôi đi bán báo phụ cấp chưa đến 30 đồng. Mẹ làm xã viên hợp tác xã may thu nhập không ổn định. Bà cô hơn mẹ hai tuổi đan len chỉ để có tiền tiêu vặt. Cô đi chợ và cùng bác già bằng tuổi ông ngoại tôi lo ba bữa ăn. Tôi lên kế hoạch gia đình sống theo sự đóng góp tuỳ tâm của mọi thành viên. Bà cô mua một lít ma gi đun với ba lít nước muối làm 4 lít nước chấm. Thịt ít thì người lớn chỉ ăn mỡ, thịt dành cho trẻ em. Chất đạm chủ yếu là đậu phụ. Đường cũng chủ yếu dành cho trẻ em, người lớn chỉ dùng đường khi làm thức ăn như kho cá, nấu canh. Anh tôi có nhiều tài, nhưng ít chú ý việc nhà. Tôi đứng ra lo cho mọi việc trong nhà ổn định. Chủ yếu là thực hành tiết kiệm, tránh cho mẹ tôi phải lo nghĩ. Mẹ lo nhiều rồi.

Tôi cứ tưởng mình lo cho cả nhà như vậy thì mọi người sẽ vui vẻ hơn. Đến khi nằm bẹp tại bệnh viện tôi mới thấy không hẳn như thế.

Một chủ nhật vợ chồng anh tôi đến thăm, đem theo một quả đu đủ chín. Chị dâu bổ ra trên tờ báo đặt Anh Dai Chi Thuy trengay trên bãi cỏ trong khuôn viên khoa Lao cách biệt với sân bệnh viện. Vừa ăn vừa trò chuyện. Anh chị vừa đưa em trai, em gái đi tắm biển Đồ Sơn. Cùng đi có em trai, em gái cô Hồng bạn tôi từ thuở ở Tràng Cát. Thế là có ba đôi. Anh tôi và chị dâu, em trai tôi và em gái út cô Hồng, em gái tôi và em trai cô Hồng. Đi chơi rất vui vẻ. Chuyện trò một lúc, anh tôi đắn đo mãi mới nói chuyện quan trọng, chị dâu bổ sung thêm chi tiết. Hoá ra đây mới là lý do chính anh chị đến thăm tôi, để bàn bạc chuyện tế nhị là lâu nay dân phố Hàng Da xầm xì nhiều chuyện về mẹ tôi và ông bạn Nam Bộ thường cùng nhau đi xem kịch, xem phim sóng đôi trước mắt bà con. Ông năng đến nhà hơn hồi tôi ở nhà. Anh chị muốn tôi khi nào về nhà được thì nói chuyện với mẹ. Tôi hiểu lý do hôm nay không có mặt hai em tôi.

Vắng tôi, cả nhà như vui hơn, mọi người được thả lỏng. Nhưng đi đến đâu thì chưa rõ.

Tôi nghe có người nhà nói tôi thích khổ. Thật ra, các biện pháp thắt chặt chi tiêu, chỉ để gia đình sống sót, không bị đứt bữa. Sống theo nền nếp chỉ để không xảy ra vụ gì đáng tiếc.

Tôi vẫn nhớ mẹ xa bố tôi từ tối 7/9/1945, mới 32 tuổi một mình lo cho các con, các em và những người mẹ cưu mang, khi đông nhất mẹ lo cho 20 người già trẻ lớn bé.

Cho nên, năm 1955, khi bác Nguyễn Học Sỹ tức nhà thơ Nam Trân người thân của đại gia đình Phạm Quỳnh tìm đến nhà thì tôi rất mừng. Bác thường nói Cụ (tức ông Ngoại tôi) coi tôi như con. Sau tôi biết chàng trai xứ Quảng ra Huế làm việc càng gắn bó với đại gia đình tôi hơn. Bác có biết mẹ tôi thời con gái, cũng biết mẹ lấy chồng xứ Huế, rồi bác cứ làm việc và làm thơ ở Huế cho đến Cách mạng Tháng 8 thì bác làm thư ký uỷ ban hành chính kháng chiến liên khu 5. Kháng chiến thành công, bác đứng trong hàng ngũ nhân sĩ tập kết ra Hà Nội làm việc tại Uỷ ban Bảo vệ Hoà Bình của Việt Nam trong Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Gặp lại mẹ tôi trong một buổi họp, bác mừng lắm. Tôi nhớ một ngày Tết, bác đến nhà. Mẹ tôi đưa ra mời bác bánh quế nhà làm. Ngồi cạnh thùng bánh quế có mặt kính, bác vừa ăn bánh uống trà vừa vui vẻ nói: Tôi ăn bánh quế như voi ăn lá tre. Mà bác giống voi thật. Vóc người cao lớn, da rám nắng, cặp mắt hiền hậu nằm sâu trong hốc mắt dưới vầng trán rộng. Năm ấy, mẹ tôi 43 tuổi, còn xuân sắc lắm. Hiệu ảnh ở đầu phố phóng to ảnh mẹ vấn tóc để trưng bày ở cửa hàng. Bác Sỹ sống nuôi hai con trai gái tên Tâm, Trí đã nhiều năm. Anh em tôi quí mến bác vì tính giản dị, chân thật, dễ thương. Chỉ có cô em út tôi tỏ thái độ khó chịu mỗi khi bác đến. Bác thường đi bộ từ góc đường Trần Hưng Đạo – Hàng Bài đến cho chúng tôi những vé mời dự lễ kỷ niệm danh nhân thế giới này nọ của uỷ ban. Vé có chú thích: sau lễ kỷ niệm có chiếu phim. Dần dà, chỉ có tôi đến chỗ bác sống hỏi về những vấn đề văn học thời bác làm thơ, gặp cả cụ Phan Võ, được nghe nói về Quan Hán Khanh nhà viết kịch cổ Trung Quốc, biết cả Chuyện Làng Nho do cụ Phan Võ dịch.

Em gái tôi lại thường cùng đi với mẹ và ông bạn Nam bộ khiến cả phố xì xào.

Năm ấy, em vừa tròn tuổi 17, một cô gái xinh xắn, khoẻ mạnh, đầy sức thanh xuân.Dong ho RaZ

Nhận rõ việc anh chị uỷ nhiệm cho là cấp bách cần kịp thời ngăn chặn, chủ nhật kế tiếp, sau khi tiêm Filatốp và nhận thuốc rimifon để uống trong ngày, tôi báo y tá Suốt phụ trách san L 12A ra tàu điện ngay trước bệnh viện về nhà 16 Hàng Da. Lựa lúc chỉ còn hai mẹ con ở nhà, tôi nói ngay với mẹ chuyện lớn. Mẹ bình tĩnh nghe, chỉ nói mẹ thấy bác ấy rất tốt với gia đình mình. Tôi nói ngay, với riêng con, càng thấy bác ấy quá tốt. Con chỉ muốn ghi nhớ mãi tấm lòng của bác ấy và kính trọng bác mãi mãi. Bác là người bạn đáng tin cậy của mẹ, có mặt, sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi gia đình mình có việc gì không giải quyết được.

Mong mẹ và bác dừng đúng lúc… Mẹ bình tĩnh nghe tôi rồi nói mẹ sẽ nói lại với bác ấy ý kiến của con.

Một tối cuối tháng 7/1965, ông bạn Nam Bộ của mẹ Hoàng Minh Viễn đến chơi, chủ yếu là tạm biệt mẹ đi sơ tán chẳng biết khi nào mới gặp lại.

Ông có ơn với tôi từ năm tôi mới 15 tuổi. Hồi ấy, tôi suốt ngày tham gia công tác đoàn thể, chủ nhật nào Huy Hieu Hoat dong bo thanhcũng đi họp ở ngõ Vọng Đức trụ sở thành đoàn. Rồi còn tham quan cải cách ruộng đất ở xã Đại Kim nửa tháng, đóng gạo và 15 đồng. Cùng ăn cùng ở cùng làm cùng dự đấu tố địa chủ với nông dân, tối nào cũng họp nghe bà con tố khổ đến khuya. Về đến nhà là đọc sách, vì thấy nhiều điều mình chưa biết quá.Sáng nào cũng chủ động dậy từ 4 giờ, có cái đồng hồ Jaz chuông reo rất to. Nhưng phải để xa giường nằm vì để gần, tiện tay nghe xong lại tắtTon That Thanh 1955 luôn. Cứ thế, chuyên đi bằng đầu. Sau sinh mất ngủ, mộng du. Năm 15 tuổi ấy, tôi ít khi ngủ thẳng giấc. Thường nửa đêm tỉnh dậy. Một đêm, chợt tỉnh dậy như thế,thấy trăng sáng đẹp quá soi vào giường mình đặt ngay dưới cửa sổ.Tôi vùng dậy, nắm lấy song sắt cửa sổ. Có lẽ động tác dậy đột ngột quá khiến mẹ tôi nằm giường gần tôi chú ý. Mẹ hỏi:Con làm gì thế? Tôi đáp: Mẹ thấy không, đêm nay trăng sáng đẹp quá. Con ngắm trăng thôi… Mẹ bảo: Dạo này mẹ thấy con khác lạ lắm, đêm hôm qua, nghe tiếng con nói rõ ràng, mẹ tưởng con muốn nhờ mẹ làm gì. Nhưng nghe kỹ thì con đang đọc một bài thơ, hình như của Vichto Huygô (Victor Hugo). Toàn tiếng Pháp. Hóa ra mẹ lo ngại về tôi từ lâu mà tôi không biết…Gia đình phải đưa đi khám ở bệnh viện Bạch Mai. Chồng dì Thức là bác sĩ Đặng Vũ Hỷ giới thiệu bác sĩ Nguyễn Quang Ánh, anh họ bác cả gái mới ở Pháp về, là chuyên gia về thần kinh tâm thần. Khám kỹ bằng cách hỏi những câu kỳ lạ như có mộng tinh không, tôi không hiểu, ông phải giải thích thì tôi đáp là không, rồi đọc những sách gì, điều này thì tôi trả lời ngay khiến ông gật gù như hiểu ra điều gì, rồi viết vào tờ giấy chú Hỷ đề nghị khám. Tôi nhớ rõ: Céphalée rebelle (Tiếng Pháp: chứng nhức đầu rối loạn) và câu chữ ta: Tôi sẽ báo cáo anh bằng lời nói. Ông lịch sự nhã nhặn tiễn tôi khỏi khoa tâm thần kinh. Tôi đưa chú Hỷ tờ giấy, rồi cũng chẳng bao giờ hỏi ông Ánh nói riêng gì với chú. Chỉ biết sau đó cậu Khuê kê đơn cho tôi mua thuốc Bellaspon, mỗi ngày uống ba viên chia ba lần sáng, chiều tốiSống nhung hat ngoc nhat banở nơi thoáng đãng, yên tĩnh. Thuốc mua thì dễ thôi, ra cửa hàng biệt dược đường Phủ Doãn là có ngay, cũng không đắt. Nhưng còn yêu cầu của cậu thì chưa biết làm sao. Ở nhà thì rõ ràng không được. Mẹ đành đi hỏi ông bạn Nam Bộ ở phố Quán Sứ ngay gần nhà. Ông có hai con trai cùng ra Bắc tập kết,  hiện đều học ở trường học sinh miền Nam. Vừa may, ông đang dự lớp cán bộ cao cấp học ở trường Đảng Nguyễn Ái Quốc là nơi xa thành phố, lại mát mẻ, thoáng đãng đúng lúc tôi nghỉ hè thì trường cũng nghỉ, các phòng trống nhiều chỗ, chỉ còn mấy cán bộ miền Nam như bác Viễn và vài cụ miền núi. Thế là ông cho tôi vào ở cùng buồng, ăn cùng bàn. Thời ấy mà ở tập thể như các ông là quá sang trọng. Hằng ngày, cứ tối đến là có nhân viên nhà ăn đến ghi món học viên yêu cầu. Tôi thấy bác ghi gà rán rau trộn mà không tin vào mắt mình! Thời ấy mà được ăn như  thế ư? Thế là tôi ở cùng ông, sáng dậy sớm tập thể dục, rồi xuống căng tin ăn phở, mì, bánh mì ba tê. Trưa lại đến đấy ăn món đã báo chiều hôm trước. Ăn xong ông đưa tôi ra ngoài cổng đi dạo, thăm công trường xây dựng trường mới là trường Đảng Nguyễn Ái Quốc to đẹp ngày nay. Trường mà tôi từng sống toàn nhà một tầng, quét vôi hồng. Về là ông lại đưa cho một viên thuốc cậu Khuê kê đơn. Cứ thế, một lát là tôi cảm thấy buồn ngủ, về buồng ngủ luôn. Thành ra tôi là thằng mọt sách, thư viện lại rất nhiều sách, mà ở đây suốt nửa tháng, tôi không đọc được một cuốn nào. Dù đã lên thư viện tìm mượn được tiểu thuyết đang nổi đương thời Xung Đột của Nguyễn Khải là nhà văn thần tượng của tôi hồi đó. Cách điều trị của chuyện gia Phạm Quang Ánh, chú Đặng Vũ Hỷ và cậu Phạm Khuê tôi thật độc đáo. Gần đây, con trai út Đoàn Di bạn cùng trường Chu Văn An với tôi còn nhắc chuyện tôi chấm rau muống vào dầu hỏa mà ăn ngon lành. Tôi nhớ hôm ấy mẹ đi chợ mua được món lòng ngon về bảo bác già lấy nước mắm, nhớ vắt chanh và ớt giã vào cho tôi ăn. Có lẽ mẹ thấy tôi chỉ còn da bọc xương nên cho ăn được cái gì tốt cái ấy. Tôi ngồi ăn một lát thì mẹ rảnh tay hỏi có ngon không, mẹ ăn một miếng. Khi đưa lên miệng, mẹ kêu lên con ăn lòng chấm dầu hỏa à! Thì ra bác già tốt bụng đã nhầm chai nước mắm với chai dầu hỏa để sẵn trong bếp phòng khi mất điện. Chuyện từ năm 1955 mà đến nay 2021 con trai bạn còn nhớ, chứng tỏ tôi là người được bạn quan tâm. Công lớn nhất phải ghi là công bác Viễn, vì ông ép tôi thực hiện đúng y lệnh kỳ lạ của ba vị chuyên gia. Cho nên hôm nay, bác đến để tiễn mẹ, cũng không quên có lời khuyên chân thành với người bác đã góp phần cứu khỏi bị kiệt quệ, nếu không muốn nói là bên bờ điên loạn. Bác ôn tồn bình tĩnh nói như đã suy nghĩ từ lâu, những lời tâm huyết không thể không nói vì không muốn sau này phải ân hận. Tôi ngã ngửa khi nghe ý kiến chủ yếu của bác là: Chú nên rời bỏ văn học, suốt đời chú sẽ chẳng làm được gì trong lĩnh vực này đâu. Ví như chú có làm được một cái gì đó, thì đến một lúc nào đó, họ cũng sẽ khuyên chú bỏ nghề thôi. Và suốt cuộc đời chú sẽ khổ. Chỉ phạm một sai lầm là sẽ sụp đổ tất cả. Chú sẽ bị truy tận gốc.

Rồi bác khuyên tôi đi lao động.

Tôi đau lòng nhưng im lặng vì cảm thấy ý kiến của bác thật chân thành và cố tình cảnh báo cho tôi một sự thật tàn nhẫn hiển nhiên tôi biết mà vẫn cố hy vọng dành cho mình một ngoại lệ! Vì tôi không nỡ rời bỏ văn học vốn đã sống trong máu tôi rồi. Thành cái nghiệp tôi phải mang như Đức Chúa phải vác Thánh Giá! Đó là định mệnh rồi. Tôi đánh đổi tất cả để được viết cho những người thân yêu của mình cho nhân dân!

Sau này, vào Sài Gòn công tác, tôi biết bác vẫn công tác bên Khối Mặt trận Tổ quốc. Tôi đem Ton That Thanh Hat Ngoc Nhat Banquyển Những hạt ngọc Nhật Bản mới xuất bản trong đó có một số truyện ngắn tôi dịch từ chữ Nhật đến tận nhà bác ở 105 Hòa Hưng. Nhà có mặt tiền rộng, bác sống với vợ và con trai trạc tuổi tôi, vốn thân thiết từ hồi ở Hà Nội, cùng con gái con rể. Ngoài cổng ghi biển nhỏ Room For Rent (Tiếng Anh: Có phòng cho thuê).

Con trai lớn học Liên Xô về, nay đã mất vì bệnh có vợ con. Hồi vợ chồng anh sinh con đầu lòng, mẹ tôi đã đến nhà mấy lần hướng dẫn vợ anh tắm cho bé sơ sinh thay bà nội còn ở miền Nam. Con trai thứ nằm phòng riêng, đang xem phim Paven Coócsaghin do Trung Quốc thực hiện thành phim truyền hình nhiều tập. Phòng hai cha con mỗi phòng có một bình oxy cao áp to bằng thép.

Khi tôi tặng sách, tay bác run run nhận mặc dù vẫn nằm xẹp trên ra giường trắng. Bác nói: Sắp sinh nhật 90 tuổi rồi, các con bảo sẽ cố làm thật to! Rồi cười buồn. Bác nằm bệnh viện từ giữa tháng 5/1999 đến 10/1/2000 mới về nhà, còn mệt lắm. Bà vợ tóc trắng cao gầy nhanh nhẹn chăm sóc cả hai bố con sau bao năm kẻ Bắc – người Nam đợi chờ. Không chỉ ông bố mà cả anh con Nguyễn Trương Thanh cũng cho biết: Chỉ sống thật sự giữa hai đợt cấp cứu!

Sau khi được giới thiệu tôi là con bà Phạm Thị Giá, trưởng nữ Cụ Phạm Quỳnh, bà vợ nói nhỏ nhẹ: Tui có được ổng nhắc nhiều là bà mẹ anh đã giúp ba cha con hồi ở Hà Nội rất nhiều.

Tôi nhớ có lần bác Viễn kể cho cả nhà tôi nghe hồi cưới hai bác có bắn pháo hoa bốn chữ Sắt cầm hoà hiệp. Nhưng đến chữ hi thì tắt. Cả hai họ lo. Bác vội nói: Sắt cầm hoà hỉ là tốt lắm rồi. Tôi mừng là bà đã biết là chồng có một bà bạn tốt là mẹ tôi. Và cảm thấy như mình cũng có chút đóng góp cho đôi bạn già sống trọn nghĩa với bạn, vẹn tình với vợ chồng mình. Nhờ đã biết dừng đúng lúc, phúc dài lâu…

Pham Thi Gia Nguyen Thanh Trung thu nam tran

Me tôi 86 tuổi Tây, 87 tuổi ta bị ngã gãy chân. Con tôi, đích tôn 17 tuổi đã xuống thăm bà tận giường ở Bạc Liêu. Ngày 1/1/2000 tôi viết thư báo tin. Bác dù mệt, vẫn nằm viết cho tôi thư trả lời. Bác viết: Có được thơ cháu chúc Tết và báo tin mẹ bị té – Thương quá nhưng còn biết làm sao? Cuối thư, bác tâm sự: Bác viết mấy chữ cho cháu lúc đang thở hồi hộp không ra hơi. Cháu thông cảm. Ngày 18/1/2000. (Ký tên). M.Viễn

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/4/2024.

(5 tháng 3 Giáp Thìn)

PT.TTT

Tháng Năm 6, 2024

CỤ CHỊ DÂU TÌM CỤ ÔNG EM HỌ CHỒNG

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 2:21 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 5 năm 2024

CỤ CHỊ DÂU TÌM CỤ ÔNG EM HỌ CHỒNG

Phạm Tôn Tôn Thất Thành

Một sáng cuối tháng 4 năm 2019 họa sĩ Phạm Thanh Tâm đột ngột gọi điện thoại cho tôi vội vã nói: Tôi phải báo anh ngay tin này: Chị Giang đã vào Sài Gòn, tôi đã báo chị biết địa chỉ của anh và cả số điện thoại nữa. Chị rất mong gặp anh. Bây giờ tôi báo anh địa chỉ và số điện thoại nơi chị đang ở đây. Anh lấy giấy bút ghi ngay đi! Tôi báo đã sẵn sàng, thì anh đọc rõ ràng cho tôi ghi. Anh còn bảo đọc lại cho anh nghe xem có đúng không. Xong anh bảo thế là tôi hết nhiệm vu… Tôi vội

nói xin hỏi thêm một chút. Anh bảo nói đi. Tôi thành thật thưa rằng: rất cảm ơn anh đã cho biết tin, nhưng tôi chưa biết chị Giang là ai, có phải người quen tôi không. Anh bảo: là vợ Phạm Vinh anh của anh chứ ai. Tôi hiểu anh muốn nói chị Vũ Thị Lương vợ anh Vinh anh họ tôi. Tôi cảm ơn anh lần nữa rồi gọi điện liên lạc ngay với chị Lương. Tôi chợt nhớ: anh Tâm sinh năm 1933 ở Hải Phòng, hơn tôi bảy tuổi. Chắc gì bảy năm nữa tôi còn được như anh…

Hơn một tiếng sau, tôi và con trai vừa đi siêu thị về thì chị báo đã đến cổng nhà 82 Lý Chính Thắng. Tôi nói sẽ ra tận xe đón chị. Vợ tôi đi làm, tôi bảo con dọn chỗ bác ngồi nói chuyện với bố (con trai thua bố 43 tuổi!).

Tôi chưa biết mặt chị dâu. Hôm anh Vinh cưới tôi cũng chỉ được nghe mẹ kể, vợ chồng đều là văn công, anh nhạc, chị múa ba lê. Chú rể nhảy qua một vầng trăng to bằng giấy, đón cô dâu như cô tiên trên cung trăng. Rồi cùng nhau tham gia vở ba lê Ngọn lửa Nghệ Tĩnh quay phim ở Trung Quốc, đem chiếu ở Mátxcơva Liên Xô. Dạo ấy cả nước ta hát vang bài ca Hà Nội – Bắc Kinh – Mạc Tư Khoa. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh ở Đoàn Văn công Trường Sơn nên vào Sài Gòn sớm nhất nhà. Tháng 9 năm 1975 tôi mới vào Sài Gòn, 1976 thì về ở biệt thự 82 Yên Đổ (sau này đổi tên thành Lý Chính Thắng) anh biết tin từ Hà Nội, có ghé thăm. Anh em ngồi sàn gạch uống trà giữa căn buồng nhỏ trống toang, quần áo và sách vở đều trong các hộp mì ăn liền để ở chân tường. Anh ra lô gia nhìn xuống vườn bảo: thế này là tốt rồi. Bằng cái buồng nhà em 10 người ở Hà Nội còn gì. Sau này, mẹ anh vào có đến nhà tôi. Bà bảo khi sắp vào, anh bảo mẹ vào cứ ở nhà Thành là tiện nhất. Bà cười: anh em cả đống, bà con cũng nhiều, ai cho! Rồi bà kể chỉ muốn tìm mấy quyển sách của ông cụ (đốc học Nguyễn Văn Ngọc) thì các em bảo chị cần gì, muốn gì chúng em cũng kiếm được biếu chị, nhưng sách của thầy thì chịu, xưa quá rồi, nay ai đọc mà người ta dám in. Tôi ra giá sách lấy hai quyển Cổ học Tinh hoa (tập 1 và 2) và toàn bộ Tục ngữ phong dao. Bác cảm động ôm lấy tôi, bồi hồi nhận ba quyển sách của cha. Bác bảo Vinh nó nói đúng: Đến cháu bác mới có cái mình muốn tìm.

Tôi ra đường, đến gần chiếc xe Mai Linh xanh lá có anh lái trẻ nói với về ghế sau: Cụ xem có phải không? Chị mở cửa bước một chân xuống xe, một tay còn vịn cửa xe, đúng dáng một vũ công ba lê. Tôi nói: Em chào chị Lương. Chị bước hẳn xuống xe. Hai chị em ôm lấy nhau, hai mái đầu đều bạc. Anh lái xe trẻ sơ mi trắng, cà vạt xanh lá bấm còi mấy tiếng: Thật trên đời mới có một lần thấy chị dâu vượt hơn hai nghìn cây số đi tìm gặp ông em họ chồng khi cả hai mái đầu đều bạc trắng. Hay thật. Khó tin thật!

Chị nhanh nhẹn duyên dáng lên cầu thang vào buồng gia đình tôi ở. Hai chị em uống trà. Mặc cho con trai tôi dùng cái lò mới mua chiên không dầu mỡ, và những thứ mua ở siêu thị về làm món đãi khách. Chị vui vẻ ăn nhỏ nhẹ mà ăn rất ít như thành thói quen của nghề vũ công. Chị cho quà là sấu non giầm và mứt me vì nghe nói ai ào Sài Gòn cũng mua hai thứ này làm quà.

Sau đó năm năm, cũng dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, chị lại vào. Lần này quen rồi chị cởi mở hơn. Tôi kể chuyện sau Hà Nội giải phóng năm 1954, biết bao người Hà Nội di cư vào Nam vậy mà anh Vinh tôi về là đến ngay nhà số 5 phố Hàng Da là nơi ở cũ của gia đình tôi. Anh lừng lững đi hết lối vào rồi lên cầu thang gỗ quen thuộc, cho đến khi có người cho biết gia đình tôi từ lâu đã chuyển sang ở ngay trước nhà này, là nhà số 16 Hàng Da. Anh cũng chính là người đưa gia đình tôi nối được liên lạc với bà Yên Bái em ruột bà ngoại li hương biệt quán từ thời trẻ. Nhờ bà mà tôi biết một phần tuổi trẻ ông ngoại Phạm Quỳnh, cho nên đã 11 lần lên sống và ăn Tết với bà và cô con gái cao tuổi. Chị còn kể ở đơn vị anh chị em đều gọi anh là bà Vinh vì anh chu đáo chăm lo cho họ như một người chị chứ không phải một cấp trên. Chị còn cười khi tôi nói ông tôi và cậu Phạm Tuyên cũng rất giàu nữ tính. Dịu dàng, không to tiếng bao giờ chứ đừng nói đến quát mắng. Cả hai đều hầu như không có râu, mà ông thì 16 người con, cậu Tuyên sinh đẻ theo kế hoạch cũng có hai gái. Chị cười anh Vinh cũng không có râu, không quát mắng, mà con thì trai gái đủ cả!

Tôi cứ tiếc mãi là lần thứ nhất lỡ đã đành vì vội, lần thứ nhì nhiều thời gian, chị lại đi với một anh quay phim vậy mà không nghĩ r

a xin chụp với chị vài bức ảnh kỷ niệm.

Lần ấy họa sĩ Tâm nằm viện.Yếu lắm rồi. Nhưng chị kể được phỏng vấn nói vẫn hăng lắm. Cuối năm ấy anh Phạm Thanh Tâm mất tại thành phố Hồ Chí Minh.

Anh Tâm, nhờ chị mà thân với tôi. Từng cùng làm báo, người quen chung cũng nhiều. Anh kể: hồi đi Điện Biên Phủ, đội tôi có bốn cô múa ba lê. Chúng tôi phân công Phạm Vinh đặc trách lo liệu giúp đỡ cả bốn cô. Nhưng xem ra từ đầu anh Vinh (hơn tôi tám tuổi) chỉ chú ý giúp đỡ có một cô Lương, họ Vũ quê Hải Dương là quê ông nội mà Vinh là đích tôn! Bốn cô là diễn viên múa nhưng không có đạo cụ, chỉ toàn mặc đồ bộ đội, nữ cũng mặc quần như nam, chán chết. Chúng tôi lấy dù pháo sáng nhuộm cỏ cây các màu thành mấy giải lụa màu làm nên màn múa lụa trong hầm Điện Biên Phủ. Tôi thấy các cô múa đẹp quá, chiến sĩ trẻ dán mắt vào những đường nét duyên dáng, tôi vẽ luôn. Một bức tranh vẽ vội đầy sức trẻ. Người múa, người xem, người vẽ đều trẻ. Chúng tôi mới ngoài hai mươi, các chiến sĩ còn trẻ hơn, má phủ lông tơ. Rồi chúng tôi chia tay hầm pháo để sang biểu diễn cho các chiến sĩ cao xạ xem. Khi về, muốn ghé lại thăm các chiến sĩ hầm pháo Him Lam đã xem chúng tôi lần đầu tiên biểu diễn điệu múa lụa tự biên tự diễn. Nhưng không tìm thấy hầm ấy đâu. Hỏi ra mới biết pháo khai hỏa mở màn trận đánh thì địch phát hiện hầm pháo đã gọi máy bay dội bom. Pháo hỏng, các chiến sĩ hy sinh hết, không ai còn nguyên thi thể. Máu thịt các anh bám vào vách hầm. Như các anh đã bám trụ hầm pháo cho đến hơi thở cuối cùng.

Hôm tivi tường thuật lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi ở Sài Gòn xem, mới gọi điện thoại hỏi thăm có phải Thiếu tá Vũ Thị Lương là chị không, từ đó mới biết họa sĩ Phạm Thanh Tâm cũng ở Sài Gòn.

Chúng tôi đã đưa tin về bức tranh Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ lên Blog PhamTon và mau chóng được hơn 13.000 lượt người xem từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bức tranh cũng được đưa lên trang bìa tạp chí Hồn Việt của Hội Nhà văn Việt Nam số 81 tháng 5/2014.

Sáng 5/7/2014, tôi đi làm về, thấy một ông lão khuôn mặt tựa Raun Castrô ngồi ghế dựa gần lối vào cầu thang nhà tôi. Đó là lần đầu tôi gặp anh. Rồi hợp tính tình, anh thỉnh thoảng lại thăm tôi, có khi cho sách anh vẽ như các tập Điện Biên PhủTiến về Sài Gòn, hoặc tản văn anh viết như Dung dăng dung dẻ, Vượt Ngầm, Ngày về Sài Gòn, có khi đem cho tôi tập giấy một mặt trắng dành cho việc bố con tôi làm Blog PhamTon. Chúng tôi đều thích uống trà, cùng trò chuyện về những cảnh cũ, người cũ, có khi giúp nhau tư liệu. Một lần anh định tìm tư liệu thì nghĩ: cứ hỏi anh còn hơn là đi tìm. May thay lần ấy anh hỏi đúng cái tôi biết rất rành rẽ. Anh thích quá, bảo bận sau tôi cứ hỏi anh trước. Tôi phải nói ngay, anh đừng hy vọng nhiều: Tôi nhầm hàng chục năm là thường.

Một lần chị Vũ Thị Lương gọi tôi, than phiền là có nhiều bạn cũ biết chị là vợ đích tôn Thượng Chi Phạm Quỳnh cứ hỏi xin Mười ngày ở Huế. Bố con tôi liền gửi ngay cho chị một bản sao thật đẹp, hơn cả bản chính chúng tôi có.

Ngày 10 tháng 7 năm Nhâm Dần (2022) cô Tấm nhà tôi về trời, chị gửi đồ viếng sớm nhất. Con gái gọi hỏi lại đã nhận được chưa. Tôi thoáng thấy hình chị đứng một chân, một tay tì lưng ghế con gái, chân kia đưa lên căng màu váy xanh lá. Tôi nhắn tin cho chị: Em đã làm như lời chị dặn hôm chia tay: Cố sống để còn chăm sóc người yêu đến cuối cuộc đời.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 24/11/2022

PT.TTT

Tháng Tư 23, 2024

CHỮ HIẾU trĩu nặng vai năm chị em gái

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 1:28 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 5 năm 2024.

CH HIU

trĩu nặng vai năm chị em gái

Phạm Tôn – Tôn Thất Thành

Năm 1945, sinh viên trường Y Hà Nội Phạm Khuê về Huế nghỉ hè, vâng lời Thầy (tức Cha), cùng em Phạm Tuyên và những người giúp việc trẻ trong biệt thự Hoa Đường cầm cờ đỏ sao vàng cùng dân làng An Cựu tham gia cuộc mít tinh lớn ở sân vận động thành phố do Ủy ban Cách mạng Thừa Thiên – Huế tổ chức. Anh về đến nhà thì được em trai Phạm Tuân và các cháu Phạm Quý con anh cả Phạm Giao và anh em Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Quốc Cương con chị Phạm Thị Ngoạn chơi ở sân cho biết Thầy đã bị đưa đi rồi!

Kinh ngạc, giận dữ rồi bình tĩnh lại Phạm Khuê vào gặp em Phạm Thị Hoàn, chị Phạm Thị Ngoạn và chồng là Nguyễn Tiến Lãng hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện họ đã chứng kiến. Rồi bàn bạc với anh chị em và gấp rút lên tàu hỏa ra Hà Nội ngay chiều 23/8/1945 để báo tin dữ.

Đến nhà số 5 phố Hàng Da, chị cả Phạm Thị Giá cho người mời ngay vợ chồng em Phạm Thị Thức và bác sĩ Đặng Vũ Hỷ đến cùng bà và chồng là giáo sư Tôn Thất Bình, phó hiệu trưởng trường Thăng Long (ngõ Trạm) nghe cậu Khuê kể rõ sự việc rồi cùng bàn bạc xem nên làm gì vào lúc này. Năm anh chị em quyết định phải đi gặp Cụ Hồ. Vì em Khuê đã cho biết là sự việc xảy ra trái hẳn những gì mình được nghe Ủy ban Cách mạng nói với đông đảo đồng bào Huế tham dự mít tinh trưa hôm đó

Phạm Khuê được giao chấp bút bức thư kể rõ sự việc để trình lên Cụ Hồ

Vợ chồng chị Phạm Thị Giá và Tôn Thất Bình tìm gặp ông Phan Bôi là em ruột ông Phan Thanh quản lý của trường Thăng Long, nay lấy tên là Hoàng Hữu Nam phụ trách


nội vụ, gần gũi Cụ Hồ để nhờ xin gặp Cụ. Vài ngày sau, nhận được tin Cụ hẹn gặp vào hồi 11 giờ ngày thứ sáu 31/8 tại Bắc Bộ Phủ. Sáng ấy, đúng giờ trên hai chị em đến và được Cụ tiếp. Hai chị em nói lý do xin gặp và trình lá thư Phạm Khuê viết. Cụ nhận thư, nói sẽ đưa người phụ trách nội vụ nghiên cứu, rồi hỏi thăm tình hình gia đình, còn nói là trong lúc ban đầu, khó tránh khỏi những sự nhầm lẫn đáng tiếc, mong chị em cứ yên tâm tin ở Chính phủ. Sau đó, Cụ có khách là ông trưởng ban tổ chức lễ mít tinh tuyên bố độc lập ngày 2/9 và việc dựng lễ đài ở quảng trường Ba Đình.

Sau này, mẹ tôi kể lại tỉ mỉ cho tôi viết được bài Người nặng lòng với nước khởi viết từ 2001 và đăng trên tạp chí Xưa và Nay năm 2006. Dì Phạm Thị Thức tôi cũng viết bài Viết về Thầy tôi năm 1992, kể cho các em ở Pháp hiểu thêm về Thầy, cũng thuật chuyện gặp Cụ Hồ.

*

* *

Năm 1956, hai năm sau khi đất nước bị chia thành hai miền Nam Bắc, coi như hai nước, Tổng thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa tổ chức tìm nơi chôn anh ông là Ngô Đình Khôi và con ông ta là Ngô Đình Huân bị hạ sát đêm 1 tháng tám năm Ất Dậu 1945 tại khu Hiền Sĩ. Lần đó bắn ba người. Người đầu tiên là Phạm Quỳnh.

Dạo đó dinh tổng thống đang trang trí lại nội thất do bộ trưởng Bộ Kiến Thiết Sài Gòn Hoàng Hùng phụ trách. Biết chuyện tìm mộ này, ông Hùng gặp Ngô Đình Diệm xin cho các con Phạm Quỳnh là dược sĩ Phạm Thị Hảo và em là Phạm Tuân đi theo để tim di hài Cha, người có ơn với bộ trưởng đã cho ăn ở tại nhà số 5 phố Hàng Da suốt những năm ông theo học tại Hà Nội.

Nhờ vậy, hai chị em được đi theo đoàn tìm mộ của chính phủ, có cả lực lượng công binh mở đường và xe quân sự để di chuyển. Khi tìm được nơi chôn thì dễ nhận ra di hài Phạm Quỳnh vì thân dài, nằm dưới cùng và bên cạnh còn có cặp kính cận ông thường đeo.

Tìm được di hài, hai chị em đưa ngay trong đêm về chùa Vạn Phước Huế. Chùa này rất thân thiết với Phạm Quỳnh. Trong chùa có nhiều vật dụng do Phạm Quỳnh hiến tặng, sư trụ trì thường để sẵn cái ghế xích đu để những khi Ông đến chùa nghỉ ngơi di dưỡng tinh thần.

*

* *

Năm 1972, tôi được một bạn cùng học trường Chu Văn An nay làm ở báo Nhân Dân cho biết dì Phạm Thị Ngoạn tôi đã thành tiến sĩ đại học Sorbonne Paris với luận văn về Nam Phong tạp chí. Luận văn ấy, sau này được Phạm Trọng Nhân dịch ra tiếng Việt nhan đề Tìm hiểu Tạp chí Nam Phong. Sách này có 455 trang. Khi tặng tôi sách này, dì Ngoạn ghi:

Thân gửi tặng cháu Thành yêu quý món quà

“Cây nhà lá vườn”

Với tất cả tấm lòng thương nhớ

Cô Ngoạn (ký) YERRES 14/5/1993

*

* *

Người con gái thứ năm báo hiếu Cha là dì Phạm Thị Hoàn. Bà cũng định cư ở Pháp như bà Ngoạn. Hai chị em lo gìn giữ những trang viết Cha để lại. Năm 1992 kỷ niệm 100 năm


ngày sinh Thượng Chi Phạm Quỳnh hai bà đã tuyển chọn và xuất bản Phạm Quỳnh 1892-1992 tuyển tập và di cảo. Lần đầu công bố một số bài viết cuối đời của Cha. Bài cuối viết dở dang, còn đặt cây bút máy Waterman nằm ngang trên trang vở, như dự định chiều sẽ viết tiếp. Đó là trưa 23/8/1945, ông được hai sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến cao to mặc bộ đồ ca ki đẹp mời đến ủy ban làm việc. Con rể Nguyễn Tiến Lãng xin đi theo để hầu Thầy, nhưng không được, vì xe chật. Con gái Phạm Thị Hoàn xin chờ cô lên lầu lấy thuốc dạ dày, nhưng Thầy bảo không cần. Chiều Thầy về. Đó là bài Cô Kiều với tôi, một đề tài ruột của Ông, Đời cô Kiều như vận vào đời Ông. Bài viết vĩnh viễn dang dở… Tập vở Hoa Đường tùy bút, Kiến văn cảm tưởng ngoài bìa có ghi rõ con số I La mã, nhưng ngay quyển I ấy cũng viết chưa hết. Chẳng biết nếu được viết tiếp thì sẽ viết đến quyển thứ bao nhiêu. Vì ông từng viết là nay trở về với văn học tôi tin là ngòi bút sẽ sắc bén hơn xưa, dồi dào hơn xưa qua kinh nghiệm hơn mười năm phải sống trong quan trường với bao hiểm nguy rình rập.

Lần về thăm nước nhà năm 1993, dì Phạm Thị Hoàn đến thăm nhà tôi. Dì thổ lộ: Cứ nhìn những dòng chữ của Cha in trong tạp chí Nam Phong ố vàng vì thời gian mà đau lòng… Vì thế, dì cùng chị là Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn cùng lo xuất bản nhiều sách có ích cho đời sau như Phạm Quỳnh 1892- 1992 Tuyển tập và Di cảo Kỷ niệm 100 năm sinh Phạm Quỳnh, nhà xuất bản An Tiêm Paris (Pháp), Hành trình nhật ký gồm những du ký nổi tiếng như Mười ngày ở Huế, Một tháng ở Nam Kỳ Pháp du hành trình nhật ký xuất bản thành sách lần đầu tại Paris do bà Hoàn giữ bản quyền, nhà xuất bản Ý Việt (Pháp), sau đó tái bản tại San Jose (Mỹ) năm 2022, nhà xuất bản An Tiêm. Sách tiếng Pháp hai bà cho xuất bản ba tập tại Pháp, nhà xuất bản Ý Việt. Sau này, ba tập được nhà xuất bản Tri Thức Hà Nội tổ chức dịch và xuất bản thành một tập nhan đề Phạm Quỳnh tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 (Essais 1922-1932).

Hai chị em lo chuẩn bị bản thảo, đưa in rồi tự mình đeo kính dò lại bản dập kỹ từng chữ một. Khi sách ra đời, hai bà đến những cuộc hội họp kiều bào như Tết, ngày kỷ niệm này nọ, đem sách của Cha giới thiệu với bà con và phát hành tận tay những ai còn yêu tiếng ta, yêu nước ta dù ở xa. Cứ như thế, hai chị em sống những năm tháng tuổi già trong sáng đầy ý nghĩa, chỉ mong báo hiếu Cha được chút nào hay chút ấy.

*

* *

Chẳng biết chữ Hiếu có quá nặng với năm chị em gái con học giả Thượng Chi Phạm Quỳnh?…

Chị cả là mẹ tôi cụ Phạm Thị Giá sinh năm 1913, ngoài 80 tuổi còn viết một Hồi Ký kể cho các con biết những sự kiện của gia đình mà các con chưa biết. Dì Phạm Thị Thức tôi, sinh năm 1915 cũng viết một bài nhan đề Viết về Thầy tôi năm 1992 kể cho các em ở Pháp hiểu thêm về Cha.

Năm 2000, mẹ tôi ngã, gãy cẳng chân, chỉ nằm một chỗ ở nhà em gái tôi tận Bạc Liêu. Dì Thức biết tin, viết thư từ Hà Nội chia sẻ là dì nay cũng yếu chân, ngay đi lại trong nhà cũng khó. Từ sau khi qua tuổi 80, hai chị em tuổi sửu và tuổi mão sướng khổ khác nhau thường viết thư chia sẻ với nhau. Mẹ tôi mắt đeo kính dầy như đáy cốc, chữ viết hay mất nét lại lệch dòng. Chữ dì tôi vẫn đẹp và rõ ràng. Hai chị em thanh thản nhìn lại cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng vẫn đứng vững, không có gì ân hận, không gì cần làm và có thể làm mà không làm. Báo hiếu Cha, hai chị em đã lên gặp Cụ Hồ, sau này còn kể lại cho con cháu biết sự kiện đó. Rồi còn cùng chị dâu Nguyễn Thị Hy


cũng tuổi sửu họp nhau cố nhớ từng kỷ niệm về Cha, từ chiếc mũ ni, áo quần, đến những vật thường dùng như bút, giấy…Đặc biệt ba bà còn nhớ rõ việc Cha đã công khai bênh vực chí sĩ Phan Bội Châu năm 1925 đang bị giam ở nhà lao Hỏa Lò chờ ngày ra tòa đại hình đối mặt với án chung thân biệt xứ và tử hình. Phạm Quỳnh đã viết trên tạp chí tiếng Pháp France – Indochine (Chính xác là Indochine Française: Đông Dương thuộc Pháp – PT chú) phát hành cả ở Pháp và ở Đông Dương. Ông muốn tranh thủ dư luận người Pháp ở chính quốc và thuộc địa nhằm gây áp lực với những người Pháp sắp xét xử Phan Bội Châu. Kết quả là cùng với phong trào nhân dân trong nước đấu tranh đòi ân xá Phan Bội Châu, thực dân Pháp đã phải chùn tay. Chính toàn quyền Varenne đã tuyên bố tha bổng Phan Bội Châu. Bọn thực dân ở thuộc địa đành giam lỏng Phan Bội Châu ở xứ Huế. Sau này Phạm Quỳnh về Huế làm thượng thư bộ Quốc dân giáo dục còn nhiều dịp thăm nom chăm sóc ông già Bến Ngự những năm cuối đời.

Hai chi em còn thanh thản bàn về những ngày cuối đời…Mẹ tôi muốn hỏa thiêu ở Bạc Liêu, sau đem tro cốt lên an vị tại chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh để tôi là con và con tôi là đích tôn lo việc hương khói sau này. Chùa chỉ cách nhà chưa đến nửa cây số, mẹ đã đến thăm và rất ưng nơi ở cuối cùng.

Dì tôi muốn mai táng ở nghĩa trang Tiên Sơn làng Hành Thiện (Nam Định) đặt cạnh mộ chồng là bác sĩ Đặng Vũ Hỷ, mất năm 1972 tại Quảng Châu (Trung Quốc). 30 năm sau được con trai Đặng Vũ Minh đưa về đây.

Còn ba bà em ở nước ngoài thì sao?

Dược sĩ Phạm Thị Hảo vẫn “mạnh khỏe” ở tuổi ngoài 90. Con cái đến thăm, bà tiếp đón lịch sự, rồi hỏi là ai, đến nhà có việc gì. Em họ tôi Phùng Thị Mai kể cho tôi: Em đến nhà, cũng bị hỏi như thế, rồi bà lão vui vẻ đọc một hồi hàng mấy trăm câu Kiều, vừa đọc vừa hỏi có thấy hay không.

Dì Phạm Thị Lệ, chỉ trên hai em trai út và gái út, một năm về chơi Sài Gòn, đi chơi cùng tôi, vợ và con trai tôi và dì Lê Thị Trung con ông em út bà ngoại tôi. Chúng tôi cùng đi khu du lịch Đầm Sen, ăn xôi lúa, mì Quảng rất vui vẻ chân tình. Dì Lệ kể một hôm đến thăm dì Ngoạn. Dì Ngoạn nói ngay: Em đến vừa may hôm nay anh Lãng về. Vừa nói bà vừa chỉ vào con trai thứ là Nguyễn Quốc Cương đến chơi. Cương ra hiệu cho bà Lệ biết là mẹ lẫn. Dạo ấy Cương mặt gầy, cầm nhọn giống hệt cha là ông Nguyễn Tiến Lãng đã mất mấy năm rồi. Thế là dì Ngoạn pha trà cùng chồng tiếp em gái. Cương dè dặt uống trà, mỉm cười nhìn mẹ đầy trìu mến.

Dì Lệ còn kể hôm đưa tang nhạc sĩ Lương Ngọc Châu, dì mặc áo dài đen đến nhà dì Hoàn, giúp chị mặc tang phục rồi nhắc đi luôn kẻo trễ. Dì Hoàn hỏi nhỏ em gái: Hôm nay mình đi đưa đám ai đó em?… Dì Lệ muốn bật khóc trước vẻ ngơ ngác, thành khẩn của chị mà không dám, chỉ nhắc chị đi mau kẻo muộn.

Sau khi ba chị về Trời với Thầy, cậu Phạm Tuân tôi mà cả nhà thường quen gọi


chú Miềng, đứng ra

gánh vác những gì các chị để lại. Cậu liên lạc chặt chẽ với nhạc sĩ Phạm Tuyên, chuyển những tài liệu về Thượng Chi Phạm Quỳnh về nước… Cậu và vợ là bà Hoàng Hỷ Nguyên đã đóng góp tư liệu và cả tiền của nữa để xuất bản sách Giải oan lập một đàn tràng bao gồm những bài phát biểu trong Những ngày Phạm Quỳnh tại California Mỹ và giúp Viện Việt Học tại Mỹ (Institute of Vietnamese Studies, C.A. 92683.USA) hoàn thành trong sáu năm bộ DVD tạp chí Nam Phong có kèm cả Mục lục phân tích Nam Phong Tạp chí 1917-1934 của linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục Sài Gòn. Và tạp chí Nam Phong số Tết Mậu Ngọ 1918, số báo Tết đầu tiên của nước ta.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/3/2024 (18 tháng 2 năm Giáp Thìn)

PT.TTT

Tháng Ba 11, 2024

Phan Bội Châu và Phạm Quỳnh

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:32 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 3 năm 2024

PHAN BỘI CHÂU

PHẠM QUỲNH

Phạm Tôn – Tôn Thất Thành

Trong bài Ông quả là người nặng lòng với nước (khi đăng trên tạp chí Hồn Việt  số 15, tháng 9 năm 2008 họ đổi thành Ông Phạm Quỳnh quả là người nặng lòng với nước), chúng tôi đã viết: “Từ 1913, hai mươi tuổi, Phạm Quỳnh đã thử sức trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh với những bài khảo cứu, bình luận văn học nghệ thuật. Đến 1917, mới 24 tuổi nhưng đã có thâm niên 9 năm công tác nghiên cứu viết lách, ông chớp thời cơ nhận làm chủ bút phần quốc ngữ tạp chí Nam Phong, giành lấy cho mình và những người cùng chí hướng, yêu nước, đặc biệt yêu tha thiết tiếng ta, có chỗ để thi thố tài năng, góp sức xây dựng nền quốc học, mở mang dân trí, tăng tiềm lực cho đất nước sau này. Trên tạp chí Nam Phong, ngoài những việc không thể không làm trong một tờ báo mà thực tế là do người Pháp chi tiền và điều hành, ông đã khôn khéo đăng những bài văn yêu nước của người xưa và cả người đương thời, những bài về lịch sử chống ngoại xâm,v.v… làm nên cả một bộ bách khoa thư về lịch sử và đời sống Việt Nam phong phú. Cũng từ đó tập hợp được lực lượng yêu quốc văn, yêu quý lịch sử nước nhà, tạo điều kiện cho biết bao thanh niên nâng cao hiểu biết về nhiều mặt đời sống, vun bồi thêm lòng yêu nước sẵn có trong họ.

Năm 1925 Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc) rồi đưa về Hà Nội giam ở nhà tù Hỏa Lò, đem ra xét xử ở Hội đồng Đề hình là tòa án thực dân tàn bạo nhất thời ấy. Tất nhiên, kẻ đứng ra xét xử đều là người Pháp. Nhưng, dư luận người Pháp ở Đông Dương cũng như ở chính nước Pháp sẽ có tác động rất lớn, có thể nói là quyết định đối với vụ xử án này. Vì thế Phạm Quỳnh đã không phát biểu chính kiến trên Nam Phong, mà trên một tờ báo của Pháp có ảnh hướng rất lớn hồi bấy giờ. Hơn nữa viết trên báo tiếng Pháp thì tự do hơn, có thể trình bày hết ý mình, vì thời ấy báo tiếng Pháp không bị kiểm duyệt. Ông (…) lên tiếng công khai bênh vực Phan Bội Châu, yêu cầu khoan hồng cho nhà chí sĩ chỉ có “một tội” là “tội yêu nước như bất kỳ người Pháp nào yêu nước Pháp”. (…). Sáu tháng sau ngày bị bắt, 8 giờ 30 phút ngày 23-11-1925, Hội đồng Đề hình xử vụ Phan Bội Châu. “Hội đồng Đề hình Pháp cho là: trong 8 tội đó có 6 tội đáng phạt đi đầy, 1 tội đáng khổ sai chung thân và một tội đáng tử hình (theo Bùi Đình: Vụ án Phan Bội Châu, NXB Tiếng Việt, Hà Nội, 1950). Tuy vậy, có lẽ vì sợ hậu quả của vụ án mà tới lúc này họ chưa thể lường hết được nếu xử tử hình Phan, nên vào phút chót sau một ngày xét xử, hội đồng này đã tuyên án Phan khổ sai chung thân (Nguyễn Quang Tô: Sào Nam Phan Bội Châu con người và thi văn, tủ sách Văn học, bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh Niên, Sài Gòn 1974).

Năm 1932, Phạm Quỳnh nhận vào Huế tham gia quan trường với ý nghĩ ngây thơ là có điều kiện để những điều mà trước nay mình chỉ có thể luận bàn trên trang giấy và bằng lời nói thì nay có cơ thực hiện được. Mười ba năm ông làm quan thì có tới hơn chín năm làm Thượng thư Bộ Học. Ông kiên quyết chủ trương người Việt phải học tiếng Việt đã, chống lại chủ trương thịnh hành thời ấy là cho học ngay tiếng Pháp từ vỡ lòng “vì là thần dân của Đại Pháp thì học tiếng Pháp sớm ngày nào hay ngày nấy, dù sao rồi cũng ra làm việc cho Tây”. Ông cố gắng rất nhiều, nhưng mới chỉ thành công ở mức bắt buộc phải học tiếng Việt đạt bằng Sơ học yếu lược mới được thi tốt nghiệp tiểu học. Và (…) Ông Phạm Tuân con trai út Phạm Quỳnh sinh năm 1936, đến nay (2008) còn nhớ rất rõ và kể cho người viết bài này kỷ niệm khó quên thời thơ ấu, đặc biệt là những ấn tượng lạ lùng về những lần được thân phụ dẫn đi thăm “ông già điên” ở túp lều tranh bên bến Ngự. Năm ấy ông mới lên bốn.

Các buổi chiều, cơm nước xong, thường bác tài Mai hỏi: “Chú Miềng (chú mình, nói trại theo giọng miền Trung) có theo Cụ đi chơi không…Hôm nay Cụ lại đến “ông già điên đây”. Ông nhớ hồi đó không biết người ấy là ai nhưng gặp thì thấy hiền hậu, dễ thương, hay hỏi chuyện trẻ con dễ hiểu mà cũng dễ trả lời, nên ông thường bám xe đi theo cha luôn. Cha và ông già ăn mặc xuềnh xoàng, râu tóc dài, xơ xác thường vào trong nhà nhỏ to trò chuyện một lát rồi ra về. Vẻ thân mật lắm, nhất là lúc mới đến và khi sắp ra về. Cuối năm ấy ông già mất, ông Tuân mới nghe cha nói đó là Cụ Phan Bội Châu.

Ngày 24-12-1925, một tháng một ngày sau hôm xử án tại Hà Nội kết án khổ sai chung thân thì toàn quyền Va-ren (Varenne) vốn là Đảng viên Đảng Xã Hội Pháp ký quyết định “ân xá Phan Bội Châu.

Tuy “được ân xá”, nhưng, thật ra ông bị giam lỏng ở bến Ngự (Huế), bị mật thám theo dõi, kiềm chế mọi hoạt động. Ông dựng một túp lều ở bến Ngự và sống ở đấy suốt 15 năm cuối đời. Nơi đây biến thành nơi tập trung của thanh thiếu niên và học sinh Huế, tới để yết kiến, chiêm ngưỡng vị anh hùng dân tộc. Nơi đây cũng thường lui tới một số công chức còn nặng tình dân tộc, sùng bái các vị anh hùng, vĩ nhân đã hiến trọn cuộc đời cho đất nước (theo Nguyễn Quang Tô, sách đã dẫn).

Biết cảnh sống khó khăn của Phan Bội Châu, nhiều người đã gửi ngân phiếu nặc danh giúp ông tiền bạc, nhiều đến nỗi Phan Bội Châu bị phiền hà. Ông đã phải buộc lòng từ tạ bằng một bức thư với lời lẽ chân tình tha thiết. Trùm mật thám Trung kỳ Xô-nhi (Sogny) đã bủa một mạng lưới mật thám dày đặc bao vây túp lều bến Ngự. Mà hồi ấy, theo như chính lời Phan Bội Châu nói (do Lạc Nhân, nguyên thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân ghi lại đăng trên báo Tiếng Dân năm 1933) thì: “Tôi không hề kêu ca, nhưng trong nhà nhiều miệng ăn, nào là các đồng chí đi đầy về đã quá già, không biết làm gì để sống, cũng phải tới đây chung sống với tôi, nào con cháu các đồng chí, kẻ chết chém, người chết trong lao, tôi phải nuôi dưỡng vì không biết bỏ cho ai bây giờ”. Trong số đó có Phạm Công Nguyệt con trai độc nhất của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, chưa từng được biết mặt cha. Anh được Phan Bội Châu nuôi cho ăn học tại trường Khải Định Huế đến đỗ tú tài triết học. (theo Nguyễn Quang Tô, sách đã dẫn).

Ngày 29-10-1940, Phan Bội Châu mất, thọ 74 tuổi. Mai táng trong chiều ngày kế tiếp, theo đúng di chúc của Cụ. Ngoài những người thường ngày gần gũi bên cụ, không mấy ai dám lai vãng, sợ ty Liêm phóng theo dõi rầy rà. Theo Nguyễn Quang Tô: “hàng trăm, ngàn câu đối, văn tế được gửi trực tiếp đến nhà hoặc đăng báo, hay truyền tụng miệng cho nhau nghe… tạo thành một bầu không khí bi hùng tràn ngập khắp Trung Nam Bắc. Một số người còn gửi tiền về tòa soạn báo Tiếng Dân nhờ lo xây dựng phần mộ. Lại có những người thuộc hạng “tai to mặt lớn” đã phải lén lút chui lòn cửa sau nhà Phan để được tới trước bàn thờ Phan dâng điếu lễ và tấm lòng kính mộ.”

Không biết trong số những người “gửi ngân phiếu nặc danh”, “gửi tiền nhờ báo Tiếng Dân”, “lén lút chui lòn cửa sau” có Phạm Quỳnh không? Tôi nghĩ, công bằng mà nói, khó có thể trả lời dứt khoát là không.

Bởi, chỉ cần xua đi lớp bụi thành kiến kì thị dầy đặc đã chôn vùi cuộc đời ông suốt hơn nửa thế kỉ qua, ta thấy ngay ÔNG QUẢ LÀ NGƯỜI NẶNG LÒNG VỚI NƯỚC.

May mắn, tôi lại được ba thục nữ khuê các Hà Thành xưa giúp giải đáp những chuyện xưa mà ngày nay ít người còn nhớ. Nhất là việc tày trời: Vì sao Phan Bội Châu từng bị buộc tám tội, trong đó có 6 tội đáng bị phạt đi đầy, 1 tội đáng khổ sai chung thân và một tội đáng tử hình. Mà một tháng một ngày sau hôm xử án lại tại Hà Nội kết án khổ sai chung thân thì toàn quyền Va-ren (Varenne) vốn là Đảng viên Đảng Xã hội Pháp ký quyết định “Ân xá Phan Bội Châu”.

Tôi thắc mắc báo đó là báo nào mà dám bênh vực Phan Bội Châu.

Bà con ở Pháp và Mỹ không ai biết.

Ngày 25 tháng 5 năm 1988, mẹ tôi viết thư cho tôi: “Mấy hôm nay, cả mẹ, dì, bác cả gái (tức Cụ Phạm Thị Giá sinh năm 1913, cụ Phạm Thị Thức sinh năm 1915, hai con gái lớn và con dâu trưởng của Phạm Quỳnh cụ Nguyễn Thị Hy cũng sinh năm 1913 như mẹ tôi-PT chú) họp nhau lại cố nhớ xem có chuyện gì về ông thì góp ý cho nhau”.

Thư viết: “Sau này ông có chủ trương về giáo dục bắt buộc các học trò tiểu học phải thi sơ học yếu lược cho am hiểu chữ quốc ngữ và lịch sử nước nhà. Sau đỗ sơ học yếu lược mới được thi certificat (tốt nghiệp tiểu học – PT chú). Thời đó mẹ và dì đều phải đi thi sơ học yếu lược. Khi ấy, cũng có một số người phản đối, nói nên để cho thi certificat ngay, thi sơ học yếu lược mất thời giờ”.

Và quan trọng hơn, thư mẹ tôi còn viết: “Có lần ông tranh luận với một nhà báo Pháp ở báo France Indochine, cứ mỗi kỳ báo ấy ra là mọi người đổ xô nhau mua để xem, báo bán rất chạy”.

Vậy là ba bà thục nữ khuê các Hà Thành xưa ở tuổi 73 đến 75 đã nhớ ra tờ báo tiếng Pháp đó là tạp chí France Indochine (Nước Pháp Đông Dương) không phải là Indochine Républicaine (Đông Dương cộng hòa) như Chính Đạo đã viết trong Hồ Chí Minh con người huyền thoại, tập 2, 1925-1945 (Nhà xuất  bản Văn Hóa Houston Mỹ, trang 49, chú thích 8). Cũng không chỉ là một bài báo mà là cả một cuộc tranh luận tay đôi giữa hai nhà báo Pháp Việt một bên là Thượng Chi Phạm Quỳnh kiên quyết, kiên trì bênh vực nhà yêu nước Phan Bội Châu cho đến thoát án tử hình và lưu đầy biệt xứ.

Đó là năm 1925, Phạm Quỳnh mới 32 tuổi. Chỉ là một thanh niên.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày rằm tháng Giêng, Giáp Thìn (24/2/2024)

PT.TTT

Thợ in, Nhà báo uống trà

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:31 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 3 năm 2024.

THỢ IN, NHÀ BÁO UỐNG TRÀ…

Dã Thảo

Cho đến năm ngoài 30 tuổi, tôi vẫn chưa hề thích uống trà. Kể cả thời là sinh viên, phải thức khuya học thi, đến khi làm ở nhà in báo rồi viết báo bắt buộc phải thức đêm, thậm chí dược cấp trà và ca uống trà. Cho nên tôi hay chú ý đến chuyện uống trà của người khác và nhớ mãi mấy chuyện này.Pham Quynh 1930

Năm 1962, có dịp sống ở nhà an dưỡng Quảng Bá (Hà Nội) khoảng hai tháng, một sớm tôi vào phòng rửa mặt và chú ý thấy nhà báo Lưu Động, cao, tóc cắt ngắn cặm cụi rửa bộ ấm chén sứ trắng. Thấy tôi tò mò, ông cười nói “Chú em còn trẻ, chắc thấy mấy lão già thật phiền phức, lo làm việc vớ vẩn, vì chắc chắn là chú chưa biết uống trà rồi. Răng trắng thế kia…”

Phòng tôi ở lại có anh Kiên, thợ nhà máy in Tiến Bộ. Người nhỏ nhắn, da trắng xanh, mắt sâu. Sáng nào anh cũng dậy rất sớm. Tôi dậy lúc nào cũng thấy anh ngồi trên giường chân xếp bằng, mắt nhắm. Tôi nghĩ anh thiền, anh bảo không phải, tính anh hay dậy sớm, nó quen mắt đi rồi. Anh ở Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Sớm dậy là lo xuống bếp, nhóm bếp củi, đun siêu nước xong đem lên nhà pha trà uống cho đến 6 giờ rưỡi, rồi đạp xe đi làm. Không bao giờ ăn sáng.

Đáng nhớ nhất là anh phóng viên tôi gặp ở Yên Bái, hồi lên họp hội nghị của Tổng cục Thông tin do ông Nguyễn Minh Vỹ (tức Tôn Thất Vỹ) triệu tập. Tôi là người ít tuổi nhất trong sáu nhà báo ở cùng buồng, cho nên gặp từng anh, xin cho phiếu gạo và tiền để tôi đi báo cơm cho phòng. Đến lúc hỏi đàn anh Nam Bộ da đỏ au, cao, gầy nhưng rắn rỏi, thì ông xua tay và vỗ vào cái ba lô mà ông gọi là cái bòng căng đầy và nói một câu nghe rất lạ “Qua thì khỏi, qua có lương thực đây rồi. Hồi ở U Minh có khi cả tuần qua chỉ uống trà mà không ăn gì, vẫn khỏe re. Qua nhồi trà đầy bình mới châm nước vô. Kỳ này, họp có năm ngày nhằm nhò gì…” Đấy là lần đầu trong đời tôi tiếp xúc với dân U.T.Q. thứ thiệt! (Uống trà quạu).

Thế là thợ in, nhà báo, đều uống trà.

Vậy nhà báo Thượng Chi Phạm Quỳnh uống trà thế nào.

Cụ Phạm Thị Giá (1913-2000) trưởng nữ của nhà báo Phạm Quỳnh, là người hầu trà cho cha nhiều năm. Tháng 4/1988, (ở tuổi 75, cụ vẫn nhớ rất tỉ mỉ về những thói quen của cha và viết thư từ Hà Nội kể cho chúng tôi về chuyện cha bà uống trà như thế nào. Ông không uống rượu, hút xách như nhiều nhà báo thời ấy, chỉ có buổi trưa hoặc buổi tối uống một tách trà Ô Long hoặc Thiết Quan Âm, các trà khác như trà Liên Tâm mát, uống vào là đau bụng. Ông không uống trà bằng chén hạt mít, mắt trâu như các cụ ta mà dùng tách sứ to. Ông có một đèn cồn và một siêu đun nước nhỏ, mỗi khi pha trà cho cha bà đều cho trà vào ấm, nước sôi thật kỹ mới rót vào ấm, nhẩm đếm đến 20 thì rót ra tách có sẵn hai viên đường Hiệp Hòa.

Thế ra, nhà báo Thượng Chi Phạm Quỳnh uống trà theo kiểu Tây

Có lẽ thói quen này bắt nguồn từ năm 15 tuổi. Chàng thủ khoa Tây trường Bưởi được chuyển thẳng vào Trường Viễn Đông Bác Cổ, một viện nghiên cứu lớn nhất Đông Dương thời ấy. Hằng ngày làm việc với các nhà nghiên cứu bậc thầy người Pháp; lẽ tất nhiên, ở đây duy trì nhiều thói quen của người Pháp, trong đó có lối uống trà với đường như người Anh trong tea time buổi chiều.

Nhưng chính trong khi uống trà đường và làm việc với các thầy Pháp, chàng thanh niên hiếu học, lại nặng lòng với nước, với tiếng nói của ông cha đã trở thành một cây bút nghiên cứu văn hóa, lịch sử sâu sắc ngay từ tuổi 20 với những bài viết đầu tiên trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh, một đàn anh cùng học trường Thông Ngôn và một đồng chí trong cuộc đấu tranh cho tiếng nước ta ngày càng tiến tới. Cũng vì thế mà ông đã trở thành chủ bút phần quốc ngữ trên tạp chí Nam Phong năm mới 24 tuổi, rồi lần lượt là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ tạp chí mà ông là một trong những người sáng lập.

TP HCM 10/7/2018.

D.T.

Chuyện một người cháu ngoại- Cuộc chiến thầm lặng (P5)

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:30 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 3 năm 2024.

CHUYỆN MỘT NGƯỜI CHÁU NGOẠI

Phạm Tôn

5- Cuộc chiến thầm lặng (P5)

Trưa chủ nhật 11/12, em gái lên nhà. Chiều thứ ba 13, cậu Phạm Tuyên từ Hà Nội vào. Chiều thứ tư, nhà mình mời cả cậu và dì Phạm Thị Giễm (Diễm) cùng cô em tôi vàDi Giem va cau Tuyen con cả cô ăn cơm. Dì, cậu đều rất vui vẻ. Mẹ càng vui vì sự sum họp hiếm hoi này.

Me toi pham thi giaEm gái lên kỳ này kêu ca nhiều, than khổ, nên sáng thứ tư, mẹ lấy 10.000 đồng cô gửi biếu mẹ dạo nào, đưa lại cho cô. Cô nhận ngay trước mặt mình. Sáng thứ năm 15 cô về Bạc Liêu.

 Tối chủ nhật 17, con cả cô về, mình cho cháu biết chuyện này. Còn kể cả chuyện mẹ cháu đòi chú Vượng trả 70.000 đồng cô em chú cùng ở Bạc Liêu bị giật hụi làm cô em tôi gửi 200.000 cũng bị mất. Cô em chú Vượng đã trả 130.000 đền số bị mất. Chú Vượng nói ngay tôi không tán thành việc em tôi chơi hụi, bị giật hụi thì ai chơi nấy chịu sao lại đòi tôi.

19/12, đơn thuốc mới có sáu vị: mạch môn đông, tang bạch bì, mẫu đơn bì, bạc hà, bán hạ chế, can khương.

26/12, đơn thuốc mới gần như trước, chỉ bớt bạc hà vàTruong thin va bo thêm  ngưu tất. Sáu vị tất cả.

Ngày 1/1/1990, đơn mới như  trên nhưng bớt ngưu tất.

Chủ nhật 31/12/1989 đã nói với con cả cô em gái là khi nào mẹ cháu không gửi tiền lên thì mỗi tháng bác sẽ đưa cháu 30-35.000 đồng. Từ ngày nói thẳng nói thật hết, thấy cháu vui hẳn lên, bà cũng vui. Chuyện đòi chú Vượng tiền hụi làm mẹ bất ngờ, càng hiểu con gái. Cháu nói là đã hiểu từ lâu rồi, em cháu cũng giận lắm về nhiều chuyện.

Sáng chủ nhật 11/2 đã đưa Trương Thìn xem thư cậu Tuyên viết về việc phục hồi Ông về mặt văn học. Thìn sắp đi Liên Xô ba tuần cho nên cấp thuốc luôn 15 thang: Tang bạch bì, mạch môn đông, bạc hà, mẫu đơn bì, ngưu tất, cam thảo. Kèm thuốc viên Hương sa lục quân. Toàn nam dược.

Từ 20/2, bắt đầu học tiếng Nhật tại Trung tâm Văn hóa Việt – Nhật (Betonamu Nihon the hoc tieng nhatbunka senta) ở số 8 đường Nguyễn Trung Trực quận 1. Giáo viên Nhật dạy một tuần ba buổi thứ ba, năm, bảy từ 13:30-15:15 học lớp cùng nhân viên trung tâm cố tránh học tối hay bị mưa. Giáo viên nam là Makoto 24 tuổi nữ là Baba Yumiko 26 tuổi, cộng lại vừa bằng tuổi mình 50.

Cho đến thứ sáu 2/3, vẫn còn theo học thầy Fuji, thành ra dạo này ngày nào cũng học tiếng Nhật với người Nhật, lại nghe ca xét nhiều nên tiến bộ trông thấy.

Hôm qua, cô em lên học nghiệp vụ một tuần, đưa mình 100.000đ trả dì Giễm tiền mua tivi và tủ ngăn của dì

Ngày 2/4, đơn thuốc mới: Mạch môn đông, tang bạch bì, mẫu đơn bì, ngưu tất, xuyên khung. Năm vị và một lọ hương sa lục quân.

10/4, đơn thuốc mới bảy vị thêm bạch truật, trần bì và một lọ hương sa lục quân 30 viên x 3 lần/ngày. 15/4, đơn thuốc như cũ. Hai tuần qua, không có hương sa lục quân.Tu dien tieng nhat duoc tang

Thứ bảy 21/4, trả kết quả kiểm tra tiếng Nhật: nói được 45 điểm, viết được 49 điểm, cộng là 94/100, nhất lớp, được miễn học phí cả khóa và tặng một từ điển Nhật – Việt.

Ngày 7/5, đơn thuốc mới sáu vị vẫn thiếu hương sa lục quân. Toàn nam dược.

Anh Thép Mới đi Liên Xô về gửi cho ba lọ pantokrin, thường gọi là nhung Liên Xô. Sau gặp anh ở cơ quan, Đông đã cảm ơn.

16/5, đơn mới: lại bảy vị. Từ 8/5, uống pantokrin 20 giọt x 3 lần/ngày.

Tối 16/5, theo thư mợ Đỗ Thị An vợ cậu Khuê nhắn đã đến nhà anh Cường chồng cháu mợ là chị Hằng tại số 6 Công trường Quốc tế phòng D36 để cùngMo Do Thi An anh về nhà dì Giễm hiện do chị Mùi Con quản lý, đem hai tượng đồng ông bà ngoại về nhà anh để anh chở ra Bắc. Anh Cường đi xe honda nữ, mình đi xe đạp chở Ti. Sau khi anh cùng mình đem hai pho tượng xuống đường, thuê xe xích lô chở hai bọc đựng tượng, thì anh bảo: để tôi chở cháu về nhà trước, chuẩn bị đón anh. Ti ngoan ngoãn lên xe anh. Mình đi cạnh xe xích lô, vừa đi ba noi ben tuong 2 cuvừa nói chuyện vớ vẩn nhưng trong đầu đã đặt ra tình huống đêm chở đồ bị khám xét thì sao. Hồi ấy, nạn buôn đồng đen mà có người nói là quí như vàng, đang bị truy bắt ráo riết. Nếu bị khám thì mình sẽ cho họ xem và nói đây là tượng ông bà ngoại tôi, tôi đem đi nhờ người mang ra cho cậu tôi là nhạc sĩ Phạm Tuyên là con cụ chắc họ biết. Bản thân tôi là phóng viên báo Nhân Dân, thường trú ở Sài Gòn. Cứ thế, cho xem thẻ xong, chắc sẽ ổn. Mải nghĩ như thế thì nghe tiếng anh Cường gọi, rồi tiếng Ti kêu bố ơi rõ to. Gặp bố, con mừng quá. Con không chịu lên nhà mà đòi đứng dưới đường chờ bố. Sau đó, hai anh em mang hai tượng lên nhà vợ chồng Cường – Hằng. Tôi nhẹ cả người.

Hồi 1975, tôi mới vào đã có người anh họ là Vũ Trọng Bình (Bằng) đến bảo chú đã vào để tôi dẫn chú đến chùa rồi tìm cách đưa hai bức tượng về, để mãi trên chùa người ta dòm ngó. Tôi chỉ còn cách lên Đà Lạt, bàn với chú Nguyễn Văn An – dì Giễm rồi đưa hai tượng về nhà dì chú ở Sài Gòn. Hiện hai tượng đặt ở nhà em Phạm Thắng con trai cậu Phạm Khuê ở phố Vạn Bảo Ba Đình Hà Nội, nơi tập trung bà con mỗi khi giỗ cụ Phạm Quỳnh.Tuti 1990

Ngày 17/5, cùng Ti đi dự giỗ đầu Trần Văn Cảnh. Anh Trung là em rể Cảnh làm việc ở Ủy ban sông Mê Kông-một cơ quan của Liên Hiệp Quốc- đến muộn. Mang cúng 10 lon bia. Mà Cảnh cả đời không uống bia bao giờ.

Ngày thứ sáu, nhận tiền chị An gửi cho 200 đô la.

Trong thời gian nghỉ học tiếng Nhật chờ khóa mới, mình đọc toàn sách về Nhật Bản của các tác giả Nhật nổi tiếng: Tiểu thuyết của Yuki Nishima: Kim Các Tự, Khát vọng yêu đương, Sóng tình,  của Kuwabata: Ngàn cánh hạc, Kyoto. Sách của một tác giả Liên Xô Cành sakura, tập truyện cổ Nhật Bản. Một dân tộc kỳ lạ, có sức sống mãnh liệt.

Trưa 4/6, bắt đầu học lớp trung cấp 2.

18/6/1990, đọc thêm Người đàn bà trong cồn cát của Kôbê, và đọc lại Xứ tuyết của Kuwabata.

Đơn thuốc mới 18/6 có bảy vị hầu như toàn nam dược. Từ hôm qua đã dùng sang lọ pantokrin thứ hai. Tuti thì ăn gói cao ban long thứ ba, mỗi gói 40 gam. Từ ngày ăn cao này Ti khá hẳn ra, ăn khỏe, ngủ khỏe, đỡ hẳn tật nói mê, trời lạnh vẫn đi bơi bình thường.

28/6, đơn thuốc mới tám vị, kèm hương sa lục quân. Vẫn uống pantokrin. 30 giọt x 3 lần/ ngày.

Đọc gần hết tập 3 trong 4 tập Tướng quân của một tác giả Mỹ. Thật là một bộ bách khoa thư về đời sống Nhật Bản cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là linh hồn Nhật Bản (Yamato Damashi) bí quyết thành công của người Nhật xưa và cả nay.

Ti ăn sang gói cao thứ tư, dùng duy trì, bằng 1/3 lượng mọi khi. Khỏe mạnh và ham xem bóng đá Italia 90. 22:00 còn đòi ăn và ăn ngon lành đến hai bát cơm nguội với cá kèo mẹ kho.

27/6, đơn thuốc mới, gần như trước, toàn nam dược kèm hương sa lục quân 20 viên x 3 lần /ngày. Ngày 10 và 23/7 cũng đơn như vậy. Riêng 23/7 có thêm sa nhân, đẳng sâm.

Trưa chủ nhật, cháu Ánh Hồng vào cùng bảy bạn. Đưa đi chơi thảo cầm viên, chùa Vĩnh Anh HongNghiêm, trưa 22/7, mời cả nhóm ăn tươi ở nhà, phải kê cái đi văng làm bàn, khách ngồi trên sàn, có một bạn đau chân ngồi mà chân cứ phải duỗi thẳng ra ngoài, rất khó ăn. Nhưng ai cũng vui. Hôm thết các cháu ăn bún bò Yên Đổ nổi tiếng Sài Gòn, sắp ăn thì có cậu Nguyễn Huy Cận, em chị Thủy làm ở Công đoàn thành phố đi xe hơi đến cơ quan lướt qua, gọi Ánh Hồng, mời cậu nhập tiệc luôn.

Tối thứ ba 24/7, mình mệt quay lơ ra và người lạnh ngắt. Nghĩ mãi mới ra nguyên nhân là quá vui, tiếp khách quí quá nhiệt tình, quên là mình ốm nặng, bác sĩ Đặng Văn Chung đã sẵn sàng giới thiệu đi chữa bệnh ở nước ngoài… nếu có đủ tiêu chuẩn, ngoài tiêu chuẩn ốm rất nặng. Hay quên thế mới sống vui được.

Ngày 31/7, đơn thuốc mới gần như cũ, nhưng thêm huỳnh kỳ.

Chị Lê Thị Xuân cho mượn máy và băng có bốn buổi chữa bệnh (1-2-3-6) của Anatolie Mikhailovitch Kaspirovsky. Đã xem hai lần. Lần đầu cả bốn tập. Lần sau mỗi ngày một buổi. Đúng là có bệnh thì vái tứ phương, hết Tây lại Đông rồi lại Tây. Nhất là cách chữa mới bên nhà vợ mách là phải chấp nhận ngay, kẻo lại như muốn làm khổ con nhà người ta. Ngày 7/8, Trương Thìn đi họp, gửi dơn thuốc mới ở phòng thường trực. Vẫn có huỳnh kỳ.

12/8, kết quả thi tiếng Nhật tháng 7: viết 48, hội thoại 46, cao nhất lớp. Mặc dù nghỉ rất nhiều, nhất là trước khi thi, đã mệt, trời lại hay mưa.

14/8, đơn mới không có huỳnh kỳ, chỉ có đẳng sâm. 10/9, thuốc mới lại có huỳnh kỳ và chín vị nữa. 17/9, đơn mới ghi tên bệnh là Giãn phế quản – tì vị hư hàn vẫn có huỳnh kỳ và tám vị nữa. Chủ yếu là bệnh giãn phế quản. Mình biết rõ bệnh này dễ ho ra máu lắm nên rất cẩn thận giữ gìn.

Bắt đầu học Nhật ngữ khóa mới trung cấp 2. Sáng 16 đã lại thăm thầy Fuji ở lầu 3, phòng 4.A số 1 Phạm Ngọc Thạch cơ sở sinh hoạt của Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố. Thầy là dân Hirôsima, bị bệnh tim từ lâu, không chữa được. Thầy sang nước ta liên hệ với đoàn thanh niên và hiện vẫn tiếp tục dạy miễn phí cho độ bảy tám thanh niên tự nguyện theo học kiểu câu lạc bộ, tùy hứng giữa thầy trò. Thầy ở một phòng nhỏ, có một ca xét và nhiều băng sách học tiếng Nhật đem từ Nhật sang, còn có một máy chữ điện, hai bảng trắng viết bút dạ. Một con người kỳ lạ, tội nghiệp, hằng tuần tôi học ca trưa ở trung tâm thường thấy thầy đến Trung tâm văn hóa Việt Nhật, lên câu lạc bộ, chỉ dể ăn trưa một món duy nhất thầy thích là chyazưkê tức cơm nóng chan nước trà với đồ giầm. Cốt cho nguôi nỗi nhớ quê hương. Hằng ngày, thầy ăn bánh mì với cà phê sữa ở câu lạc bộ thanh niên. Mình cố ghé thăm thầy hằng tuần trước khi đi đến viện để châm cứu và lấy đơn thuốc mới.

Sáng 17/9, Ti mệt, suốt đêm sốt và ói. Con rất mừng khi nghe nói bố đi lấy thuốc về sẽ mua bánh bông lan ở cửa hàng Givral là món con hằng ao ước. Nhưng, khi về, con thấy bánh thì mừng, rồi chỉ ăn một miếng nhỏ. Mẹ cũng chiều con, mua cho bánh mì nhồi chà bông, con cũng chỉ ăn chút xíu. Đo nhiệt độ lúc 11:30 là 39o7, mình nhét ngay một viên febrectol vào hậu môn. Đỡ sốt liền. 14:15, chỉ còn 38o3. Con vui vẻ, vừa nói chuyện vừa ăn thêm một ít bánh mì. Sau đó ngủ một lát, nhưng mê mệt. 16:30, đo lại, đã lên đến 40o7. Mình nhét thêm một viên thuốc nữa vào hậu môn rồi hai vợ chồng đưa con đi bệnh viện Nhi Đồng 2, mẹ ôm con ngồi xích lô, bố đi xe đạp kèm bên. 15:00 bắt đầu khám mất 1.000 đồng. Sau đó thử máu, 2.000đ. Có kết quả là 19:00 con nhập viện, cân nặng chỉ còn 22kg, sút mất 1.5kg. Nhiệt độ vẫn 39o4. Hình như máu con có tới hơn 22.000 bạch cầu, và đó chính là lý do cho nhập viện ngay. Có thể là sốt xuất huyết, nhưng do mới sốt hơn một ngày nên xét nghiệm chưa thể cho kết quả chính xác. Mẹ ở lại viện với con, bố về nhà chuẩn bị mọi thứ hôm sau mang đi rồi yên tâm đi ngủ. Dự định là sáng sẽ vào viện thay Đông về nhà lo cơm nước rồi trưa chờ Đông vào thay sẽ về nhà ăn cơm, sắc thuốc rồi đi học tiếng Nhật. Chiều thứ tư 19/9, con được ra viện, hết sốt cũng không còn nghi sốt xuất huyết nữa. Nhưng vẫn phải uống kháng sinh, chống viêm nên con vẫn còn nghỉ. Đến khi con đi học lại, cô giáo bẹo má khen sao con nghỉ bệnh mà mập lên mau thế, đẹp trai quá. Đó là kết quả của việc dùng cortisol chống viêm liên tục khiến khuôn trăng đầy đặn đó thôi.

Thuốc lĩnh ở viện vẫn thế, nam dược trị nam nhân mà. Đơn cho ngày 1/10 mới thay hoàng kỳ bằng sa nhân, gồm chín vị.

Sáng 5/10, cô Nguyễn Thị Hiền vợ Trần Văn Cảnh đến báo tin vui: Cháu Tú đã đỗ vào đại học nha khoa kế nghiệp mẹ.

16/10, cậu Tuyên vào ghé nhà chơi cho biết mấy thông tin về Ông Ngoại đặc biệt là nhật ký của ông năm 1922 có ghi rõ: ngày 13/7 được Nguyễn Nhat ky 1922 tai phapÁi Quốc mời ăn cơm với Phan Văn Trường và ngày 15/7 mời lại Nguyễn Ái Quốc. Có một kiều bào lớn tuổi biết rõ ông đã đưa cậu đi tất cả những nơi Ông Ngoại đã đến năm đó và chụp ảnh cậu, nhưng từ chối chụp chung với cậu, tránh phiền cho cậu. Cũng nhận được thư cô Phạm Thị Hảo viết về cải táng ông năm 1956.

Chủ nhật, 4/11, Ti lại sốt. 5/11 khám bệnh, viêm amiđan có mủ. Cho thuốc uống, con vẫn đi học. Con thật ngoan, chịu khó uống sữa, ăn cháo cho đỡ đau họng.

Sáng thứ sáu 9/11, hai bố con đi xem triển lãm tranh Trương Thìn – Thân Trọng Ninh và Trần Hoài. Thìn trưng bày 20 bức Hốt nhiên 1-20. Đã có người đặt mua 12 bức. Toàn tranh siêu thực, mình chưa quen nên chưa thích. Sáng chủ nhật 11/11, sau hai tuần mới lại đến thăm thầy Fuji, và cũng như mọi khi, mình là người đến sớm nhất mà cũng về sớm nhất, vì còn sang viện lấy thuốc.

Sau ba tuần nghỉ thuốc, lại đến viện ngày 12/11, 19/11, 26/11, 3/12 đơn nào cũng chín, mười vị, hầu như toàn Nam dược. 23/12, Thìn khám lại, đo thấy huyết áp thấp 10/7, cho đơn mới tám vị, có đẳng sâm, sa nhân.

Tối 23/12, gia đình mình mời các cháu nhà 82 đem đồ chơi lên chơi chung với nhau. ti va cac ban xom 82Tường nhà treo đầy tranh các cháu vẽ suốt mấy tuần qua. Bà nội Ti làm bánh quế đãi các cháu. Vui chơi suốt một giờ, Tuti vui và tự hào vì được các bạn yêu quí, gia đình thương yêu.

Đầu năm 1991, tiếp tục sắc thuốc uống theo đơn cũ, áp huyết đã lên 125 trên 85. Đánh liều ghi tên tham gia phiên dịch đón đoàn khách Nhật trên tàu Peaceboat 91 đi hai ngày. Ngày 6/1, hoàn thành nhiệm vụ phiên dịch và hướng dẫn viên đưa đoàn khách Nhật Bản đến bệnh viện Từ Dũ thăm hai cháu Việt Đức được Trần Đông A mổ tách dạo nào, thăm địa đạo Củ Chi,chui hầm dài 50 mét chật hẹp và tham gia tuần hành cùng các bạn Nhật. Xong việc, cảm thấy mệt quá. Được 100.000 đồng, trừ lệ phí, còn 83.000 đồng. Lâu lắm mình mới lại kiếm được tiền đây. Cũng vui. May mà không đổ.the tour guide

Mẹ ốm từ 1/1- đến 12/1 vẫn nằm. Ngày 8/1, ông ngoại Ti từ Mỹ về hẳn. 15:00 hai bố con đến thăm, thì 18:00 ông bà ngoại đến thăm bà nội.

Chiều 10/1, bà Năm (Phạm Thị Thu, năm sinh 1914) hôn mê. Gia đình Cảnh Yên đưa vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương và 24:00 thì mất. Trưa 11/1 đã đưa đi hỏa táng ở Bình Hưng Hòa. Nhà mình chỉ có một mình Đông đi đưa cụ thôi.

Ngày 13/1, áp huyết 11/7.5. Thìn cho đơn tám vị có đảng sâm, sa nhân, 20/1, huyết áp 11/7, đơn như cũ. 27/1, huyết áp 12/7, đơn như cũ.

Chiều 26/1, Đông mang về thư của Quốc Vinh viết trên giấy có tiêu đề báo Nhân Dân. Ngoài phong bì có chữ Tấn Thọ ghi K/chuyển anh Tôn Thất Thành. Thư đề ngày 25/1/1991, từ Hà Nội. Tóm tắt như sau: – Ban biên tập cho nghỉ mất sức theo chế độ hiện hành, từ 1/4/91- Ban biên tập sẽ có trợ cấp với khả năng cho phép.

Thế là từ 1/4/91, mình sẽ được tự do… như một công dân Việt Nam. Vợ chồng mình chủ trương rút êm, cho nên Đông thản nhiên nhận và xem trước sự ngạc nhiên của mọi người trong cơ quan.

Một giai đoạn mới mà có khả năng là giai đoạn có ý nghĩa nhất trong cuộc đời mình sắp bắt đầu.

Các đơn thuốc cho ngày 3/2 và 10/2 đều chín vị, có đẳng sâm, sa nhân. Hôm 10/2 đến viện, tặng Trương Thìn hai con mèo tam thể và vàng đúng Ton That Thanh va Ton That Dai o san bay tan son nhatlúc viện đang khổ vì chuột. Nhà mình từ ngày ở Hà Nội bao giờ cũng nuôi mèo, hồi nuôi nhiều nhất đến chín con. Mèo đẻ là nuôi, ai xin mới cho, không bán bao giờ. Thìn thích quá, hai con đều sinh ngày 1/1/1990.

Suốt thời gian Tết, không uống thuốc sắc, ngày 24/2 vẫn còn một thang. Bắt đầu tạm nghỉ thuốc cho khỏi lờn thuốc. Tạm uống bát vị hoàn do viện sản xuất. Ngày hai lần, mỗi lần 15 viên. Cả mẹ, Đông và mình đều dùng thuốc này.

Thư em Thân gửi ngày 6/2 cho biết anh Đại đã về ngày 5/2. Gần hai chục ngày, chưa thấy anh và gia đình nói gì về chuyện này. Thật lạ. Trưa 25/2, anh vào. Sáng nay 28/2, cả nhà dậy từ 4 giờ để tiễn anh. Mình dùng solex chở anh ra sân bay Tân Sơn Nhất đúng 4:50 và 6:00 thì chia tay, kịp nói hết những việc cần nói để anh hiểu mọi chuyện gia đình. Trong thời gian ngắn ngủi anh ở Sài Gòn, Đông đã gọi điện về Bạc Liêu và chiều 26 em Nhàn lên, rồi tối đó đi báo cho con cả là Hải. Trưa 27 anh Đại cùng bố con mình đi chơi về thì gặp cả Hải và người yêu. Dùng máy Hàn Quốc của anh Đại chụp ảnh mẹ, mẹ anh và gia đình Nhàn, gia đình mình. Khoảng 10 tấm. Mẹ thích chụp ảnh nên rất vui.

Đang mệt vì chuyển mùa, thì ngày 31/3 lại phải cùng Đông, Ti dự cưới cháu Thủy con gái Bích – Hải đóng vai long trọng viên nhà gái. Mệt cả ngày.

Sáng ngày 2/4, cháu Tân đích tôn của cụ Nguyễn Văn Sán sang báo là cụ đã mất. Vội đạp solex (vì xe hỏng) sang Thủ Đức, ói mửa ở cuối cầu Sài Gòn, dừng lại uống thuốc dạ dày số 8 đem theo, đến 11:25 thì đến nhà cụ. Cụ nằm trên giường như một lão tướng nghỉ ngơi sau chiến trận. Các con mặc cho cụ quần áo của vị tướng, lưng thắt đai đỏ, quần chẽn đi hia đen. Đầu chít khăn đen. Thế này mới đúng là cụ Nguyễn Văn Sán, bao giờ cũng là người chỉ huy, ra lệnh. Oai phong lẫm liệt. Tôi chụp ảnh cụ, chụp cả lúc chưa nhập quan đến lúc nhập quan, chiều mới về. Sáng 4/4 lại cùng Ti đi xe buýt sang dự lễ tang, chị Yên xé cho hai bố con khăn trắng, bố con tôi để mặc họ chít khăn cho mình như mọi con cháu trong nhà. Chiều, hai bố con đi nhờ honda khách dự đám đưa về. Chụp hơn 20 tấm, được 18 tấm đẹp.

Thế là lại mất một người thân. Cụ Nguyễn Văn Sán, tuổi thân, thọ 73 tuổi mất hồi 18:23 ngày thứ hai 1/4 (17/2 Tân Mùi). Chôn tại nghĩa trang chùa Phúc Tường gần Chợ Nhỏ Thủ Đức hồi 14:00 ngày 4/4/1991 (tức 20/2 Tân Mùi). Tối 9/4, con rể cụ là Thắng và đích tôn Tân đã sang nhà mình nhận hết phim ảnh mình chụp.

Sáng chủ nhật 14/4, Trương Thìn cùng một lương y trong ban học thuật của viện cùng xem mạch kỹ cả hai tay, thảo luận rồi cho đơn mới, chỉ uống trong ba ngày, vẻn vẹn có ba vị: Bạch thược, sài hồ, đỗ trọng bắc. Mình là người ngoại đạo, chỉ nghe lõm bõm mấy từ quan mở, thận không nạp. Ngày 19/4, Thìn khám lại nói tốt. Cho đơn như cũ, nhưng sáu thang. Mình đã tặng Thìn một quyển sách về Kinh Dịch.

Đơn thuốc mới ngày 28/4 gồm bảy vị: Ngoài ba vị cũ, thêm: Trần bì, sa nhân, hương phụ và đẳng sâm. Tặng luôn Trương Thìn quyển nữa về Kinh Dịch. Mấy quyển này mình có là do em Nguyễn Thọ Tường đưa cho sau khi chú Nguyễn Thọ Dực mất ít lâu.

Tối 30/4, mình bị một cơn lạnh ngắt khá lâu, mồ hôi lạnh toát ra đầm đìa cạo gió không me Dong dang nau anlên gì mấy, nhưng chóng mặt hơn hẳn mọi lần, Đông phải lấy máy sấy tóc hơ ấm một số huyệt, xoa cồn A.T. thì người có ấm lên nhưng vẫn không hết chóng mặt, phải nằm im, nhắm nghiền mắt lại mới dễ chịu. Không ăn gì hết, chỉ uống sữa. Sáng hôm sau, thấy trong người dễ chịu, bụng đói cồn cào. Đông cho ăn bát cháo thịt băm và mấy lát bánh mì.

Chiều 27/4, nhận thư chị dâu trả lời thư mình hỏi đã nhận được tiền chị An gửi cho chưa mà không báo cho chị ấy biết. Mình viết thư ngay cho em trai, nói gửi cho chị dâu tiền chị An cho chị hồi Tết (100 đô). Ngày 28, gửi thư chị dâu và ảnh cả gia đình cho chị An, báo luôn đã gửi thư nhắc em trai. Cứ đụng đến tiền là lại có chuyện lôi thôi.Chu long va Dung

Đơn thuốc ngày 6/5 có tám vị. Một vị mới là phục linh.

Ngày 5/5, Đông nấu cháo gà ngon quá, cả nhà ăn suốt cả ngày. Chiều, có cô Lê Thị Trung đến chơi cùng ăn.

Thứ bảy 11/5, nhận thư em trai nói đã đưa tiền chị An gửi cho chị dâu. Chiều 10/5, chú Long và con gái út là Dung từ Bạc Liêu lên, cùng em Nhàn và lái xe tên Hùng ăn cơm chiều rồi ngủ lại nhà mình để sáng hôm sau về Bạc Liêu. Nhà mình ở đâu cũng là cái trạm mà, quen quá rồi, thành nghề.

Từ 6 đến 11/5, tập trung đọc tập bản thảo của cụ Nguyễn Hiến Lê do Trương Thìn cho mượn: Dịch học- đạo của người quân tử. Từ sau 1975, cụ Lê viết sáu tập về triết học Trung Quốc, quyển này là cuối cùng. Viết xong năm 1979. Tất cả đều chưa in. Bản này Thìn chỉ cho mượn được một tuần. Đọc mà nhớ tiếc chú Tố Nguyên Nguyễn Thọ Dực. Hầu như mình chẳng học được gì từ chú cả. Chỉ vì sức khỏe quá kém, dưới mức bình thường, đảm nhiệm công việc được giao và lo việc nhà là đã oải rồi.

Đơn thuốc ngày 27/5 gồm chín vị. Ngoài những vị thường thấy trong các đơn trước, có hà thủ ô, ngũ vị tử và thương truật. Đơn thuốc ngày 10/6 tương tự kỳ trước, thêm hai chai Mộc hà thủy chống tiêu chảy ngày 3 lần x 20 giọt

11/6 Nguyễn Văn Chiên một bạn cùng sinh năm 1940 như mình, cùng học từ tiểu học ở trường tư Dũng Lạc cạnh nhà thờ lớn, đã chuyển công tác vào đây, dạo này hay lại chơi. Mừng là thêm một bạn đáng tin cậy. Chủ nhật trước, đi cùng Chiên đến cô Hiền vợ Cảnh chữa răng. Chiên bảo cần đi đâu cứ bảo tớ đưa đi, có xe mới tốt. Chiên vừa li dị vợ đã cùng có 2 con trai. May mà tính Chiên vô tư, việc xong thì thôi, không nghĩ nhiều.

Sau hai tuần chỉ dùng bát vị hoàn và Envina, lại lấy thuốc hai kỳ giống như trước. Vẫn chủ trương dùng nam dược trị nam nhân mà thấy dễ chịu. Kèm chai bát vị hoàn, ngày ba lần, mỗi lần 15 viên.

Nguyen Hoang HaiNgày 7/7, cháu Hải về báo đã đỗ tốt nghiệp.

5/8, thuốc mới tương tự, có chín vị và một chai bát vị. Ngày 12/8, mới nhận thư cháu Ngọc báo thì hai hôm sau đã có người bạn cháu Nguyễn Khánh Nhân đưa đến cho nhung và cao hổ cốt. Hai cháu thương mình quá, biết là chú hỏng từ căn bản vì là người lớn nhỏ nhất trong tập thể 20 người bà nội cưu mang thời tản cư năm 1946. Cho nên phải bồi bổ toàn bộ cơ thể thôi. Từ tối 11/8, bắt đầu uống cao hổ cốt (40 gam trong 1.000cc rượu). mong lần này là cao hổ cốt thật. Cứ uống tăng dần theo từng liều nhỏ. Con trai thứ ba của Nhàn lên chơi đã một tuần. Sau Hải đến đón về theo xe quen, cả gia đình mình nhẹ cả người. Cháu khác kiểu quá.

Đang ở viện thì nghe tin Goocbachốp đổ. Về nhà, mở rađiô buổi 17:30 đài thành phố Hồ Chí Minh có đưa tin nhưng không bình luận.

19/8, thuốc vẫn theo đơn như cũ Envina sẽ uống trước bữa ăn, thay vì trong bữa ăn như trước. Thìn nhận xét: Thượng tiêu nóng, còn trung tiêu, hạ tiêu đều lạnh. Sự phân nóng lạnh rất rõ ràng. Nhớ hồi đi thầy Tư Sấm, đã ấm đến đầu gối, nay lại lùi lên trên bụng.

Dạo này, sáng uống 10cc rượu sâm. trưa, chiều trước bữa cơm uống 10-15cc cao hổ. Đã ăn thử mấy lát nhung cho vào cháo, có vẻ ấm người lên. Sẽ dùng tiếp mấy lát nữa xem sao.

Thứ tư 21/8, bắt đầu học buổi đầu tiên lớp Trung cấp 4. Giáo viên là Yoiichi Hiruma và Phạm Hùng Sơn ở công ty du lịch.

Chiều nay, bắt đầu ăn cháo với 5 lát nhung, theo dõi một tuần xem sao. Chẳng ai dám chỉ bảo cách dùng, ngay cả Trương Thìn cũng ngại nói cụ thể. Đành tự dùng thử, tự chịu hậu quả thôi.

Sáng 22/8, đài Việt Nam đưa tin nhóm đảo chính ở Liên Xô có dấu hiệu thất bại. 9:45, tivi Liên Xô đưa tin vụ này, có cả những cảnh quay từ 19/8. 21:30, mọi sự đã rõ ràng. Tivi Việt Nam phát hình ảnh Goócbachốp đáp máy bay tới Matxcơva và trả lời phỏng vấn. Sáng 26, xem tivi Liên Xô, có cảnh hạ tượng Lênin, niêm phong trụ sở Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ chiều 26, không thu được tivi Liên Xô nữa.

Mẹ bị cảm, chóng mặt, không muốn ăn gì cả. Đông lại lo.

Đã một tuần nay, sáng nào hai bố con cũng ra công viên Lê Văn Tám gần nhà đi bộ và đánh cầu lông. Năm nay con tám tuổi rồi, phải cố Ti judogiúp con không phải trải qua những ngày sống khổ sở như bố chỉ vì không có sức khỏe, mấy lần thay đổi cả cuộc đời, bắt đầu lại từ con số không, thậm chí từ con số âm, khi sa sút nhất dưới cả mức người bình thường. Dạo này, tôi lo chữa bệnh lại cũng bận việc nhà cho nên nghe nói anh Thép Mới được cấp nhà cũng chẳng để ý. Thực lòng tôi không muốn đến nhà anh vì bọn người lúc nào cũng muốn hầu hạ cụ Thép vẫn thường lui tới đấy, có khi về còn khoe là cụ nói thế này thế nọ tôi cũng mặc. Thật ra trong lòng tôi dù thương anh tôi cũng vẫn còn giận anh về các điều anh nói về tôi trong các cuộc họp chi bộ. Thời ấy có một khái niệm rất lạ: những người là đảng viên nhưng mà tốt. Chính những người ấy đã nói cho tôi biết tất cả những gì anh nói trong chi bộ về tôi mà họ không tin, để tôi biết mà đề phòng. Tôi tự đặt ra một lệ là hễ gặp anh, dù ở đâu cũng không chào trước. Tôi chỉ chào sau khi nghe anh nói: Chào ông bạn, hoặc thấy tôi dắt theo con trai thì đến gần, cúi xuống giơ tay nói: Chào ông Thành con. Thành ra nhà anh ở đâu tôi cũng không biết. Gần đây, khoảng giữa tháng 4/2020 định viết về anh tôi mới gặp chú Vượng hỏi cho biết.

Tôi định khi nào anh hết chức tước, chỉ còn là nhà báo, tôi sẽ thăm anh, gần gũi anh như xưa.

Không ngờ…

11:00 ngày 28/8/1991, Đông vừa báo tin khủng khiếp: ANH THÉP MỚI ĐÃ MẤT.

Trưa hôm trước, ở cơ quan, anh nói chuyện với Tống Thế Gia. 21:00 còn trò chuyện với Dang Thi Thanh Hienem rể Mạnh Hồng và em gái Hà Thị Xuân ở 22 Tú Xương. Chị Đặng Thị Thanh Hiền vợ anh kể: 23:00 còn vui vẻ trò chuyện với vợ và hai con. Đến 8 giờ ngày hôm sau, 28/8, chị bảo con trai lên mời bố xuống ăn sáng. Cháu Quang gọi, không thấy bố trả lời. Lên tận nơi thì thấy bố mặc quần đùi, áo ba lỗ nằm trên cái võng Trường Sơn quen thuộc, nhưng đã mất rồi. Tối hôm trước, trời rất nóng, anh lên gác nằm võng ngủ rồi ra đi khi nào không ai biết.

Chú Lê Xuân Vượng đi làm ở nhà in về thường ghé nhà anh ở phường 7 quận 3 gần chợ Vườn Chuối. Khi thì giúp sửa chữa những đồ điện khi thì ngồi chơi uống nước, nói chuyện chân tình, tiện đâu nói đó. Chú Vượng thân thiết với tôi hơn anh em ruột, cho nên anh Thép Mới cũng cảm tình với chú. Hôm ấy, chú Vượng ghé nhà để xin lỗi đã hẹn từ trước mà hôm qua bận, không ghé được. Không ngờ không còn được trò chuyện với anh nữa. Chị Hiền kể với chú mọi chuyện tôi vừa thuật. Anh Thép Mới mãi đến gần đây mới được cấp nhà riêng. Nhà đất thành phố thấy khu biệt thự 173 Hai Bà Trưng nay chỉ còn là nơi một số gia đình cán bộ nhân viên công nhân ở, vì không còn ban đại diện báo Nhân Dân nữa, nên mới lấy lại và thu xếp cho những người ở đó có nơi ở mới. Lê Xuân Vượng và gia đình về lại 82 Lý Chính Thắng, Nguyễn Phan Toàn về quận 5 và anh Thép Mới và gia đình về nhà nơi anh sau này ra đi. Nhà ba tầng, trước kia là tiệm kim hoàn buôn bán và chế tác đồ trang sức. Trước khi anh dọn đến, phường tổ chức tổng vệ sinh. Những người đến dọn dẹp đều khỏe mạnh, tình nguyện làm không công. Chỉ xin khi quét dọn được phép mang hết đất mùn quét dọn được về nhà mình. Biết đâu có bụi vàng, làm được bông hồng vàng như Pauxốpxki kể trong truyện Bông Hồng Vàng nổi tiếng của ông.

Trước khi mất ít lâu, anh Thép Mới như trong cơn khủng hoảng tinh thần, nhiều khi ăn nói những điều rất lạ, không ai hiểu nổi. Rồi bình thường trở lại. Cái chết của anh khiến không ít người thắc mắc

Tối 29/8, truyền hình Việt Nam loan tin thông báo anh Thép Mới đã mất, sẽ an táng ngày 31/8 tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. 12:00 ngày 30/8, tôi cùng chú Vượng đến viếng anh Thép Mới quàn tại trụ sở Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Tôi gặp các anh Hồng Hà, Hữu Thọ, Hà Đăng và Phạm Duy Phùng đội trưởng đội Thanh niên công tác phát hành báo Nhân Dân năm xưa, nay là phó bí thư đảng bộ báo Nhân Dân. Anh Hồng Hà, em ruột anh Thép Mới, là bí thư Trung ương Đảng tiến đến bắt tay và hỏi thăm sức khỏe tôi. Anh nói: Nghe nói bệnh nặng… còn đứng vững được như thế này là tốt rồi. Những người khác không hỏi, tôi cũng không bắt tay, sợ thấy sang bắt quàng làm họ.

Ngày 31/8, đúng 9:00 tôi đến dự lễ truy điệu. Anh Hà Đăng đọc điếu văn. Tiếp đó, anh Hồng Hà thay mặt gia đình lên phát biểu, đại ý nói: Còn nhiều điều anh muốn làm mà chưa làm được. Còn nhiều điều anh muốn viết mà chưa viết được. Còn nhiều điều anh muốn nói mà chưa nói được. Đó là điều đau buồn của gia đình chúng tôi.

Chị Hiền vợ anh mặc quần áo đen sụp lạy trước quan tài anh, xin tha cho những lỗi lầm, thiếu sót khi chung sống….

Hong Ha Huu Tho Dang Ha Duy Phung

Tham dự lễ viếng, ban tổ chức đọc tên từng đoàn theo thứ tự vào đứng viếng trước linh cữu anh. Anh Trần Đĩnh viếng hai lượt, một trong nhóm công tác trong ban văn hóa văn nghệ báo Nhân Dân, một trong nhóm những người bạn Thep Moi khung xamvới các anh Lửa Mới, Ngô Văn Quỹ, Nguyễn Ngọc Lương… Anh bảo, tay này đáng phải nghiêng mình trước hắn hai lần. Rồi có nhóm những đội viên bán báo năm xưa. Tôi không tham gia nhóm nào trong buổi viếng nghi thức đó. Tôi ngồi bên Anh ngay cạnh cô trang điểm thi thể Anh, nhìn rõ Anh như đang ngủ qua khung kính hình chữ nhật ngay chỗ mặt anh hiền hậu, bình thản. Tôi giúp cô mở cửa kính để thấm hơi nước đang rịn ra và trang điểm lại những chỗ bị lem. Tôi hỏi cô cứ để thế này thì bao lâu thi thể anh mới rã được. Cô bảo ít ra cũng 15 năm, vì phải giữ thật tốt để pháp y còn làm việc được chính xác. Nhưng nghe nói chỉ là cái chết bình thường vì bệnh tật gì đó thôi, không phải án mạng. Tôi biết rõ nếp sống thói quen của anh còn biết là những người ngủ hay ngáy, lại hút thuốc nhiều thì dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rất dễ chết khi đang ngủ vì khó được cấp cứu kịp thời. Anh có đủ hai yếu tố ấy nên dẫn đến cái chết bất ngờ. Đúng 12:00 mới hạ huyệt. Chị Hiền khóc và nói là: Tôi phải nói lời cuối cùng… Những người có trách  nhiệm tại buổi lễ tang phải can nhưng chị vẫn nói: Tôi phải nói, vì đây là lời cuối cùng anh Thép Mới nói không phải lời của tôi. Anh ấy bảo tôi là phải cẩn thận, nhiều người quanh em nha van Nguyen Nguyenkhông trung hậu đâu, chúng ích kỷ lắm… Chị ta nói đi nói lại câu ấy ít nhất ba lần.

Trưa 2/9, anh Nguyễn Ngọc Lương ghé nhà tôi, cho nửa cân giò lụa Cô Tấm, uống một chén rượu rồi đi. Chiều, vợ chồng Nguyễn Đức Chính- Vũ Thị Phương và hai con trai Trỉnh, Nam và em Chính là Dũng đến chơi. Có lẽ nhớ kỷ niệm ngày cưới vợ chồng mình. Đến chiều 3/9, Chính đón cả đoàn về lại Biên Hòa.

Đã ăn cháo nấu với nhung lần thứ tư, còn hai lần nữa là hết một cái huyết nhung đầu tiên Ánh Ngọc gửi cho. Cơ thể chấp nhận có vẻ tốt.

25/9, mãi hôm nay mới đến viện được, lu bu nhiều chuyện quá. Hai bố con đến đúng lúc Trương Thìn đang tự châm cứu, vừa châm vừa theo dõi huyết áp cao quá: 18/11. Một lát sau, còn 17/11, mới nói chuyện được. Cấp thuốc như ngày 5/8, mười thang liền.

Chiều 28/9 Đông mang về công văn của vụ tổ chức báo Nhân Dân số 26 TCND ngày 26/9/091 gửi cơ quan trong này và minh. Vừa đúng một tháng sau khi anh Thép Mới mất. Nội dung yêu cầu mình chọn: 1/ về mất sức- tức là phải qua hội đồng giám định y khoa. Mà ở đó làm gì có ai giỏi hơn giáo sư Đặng Văn Chung- 2/ xin thôi việc. “Quá hạn một tháng mà đ/c Tôn Thất Thành không báo cáo thì ban biên tập sẽ ra quyết định cho đồng chí thôi việc từ 1/11/1991, giải quyết theo cách thứ hai nói trên.”Don xin thoi viec cua bo

Đọc công văn này thấy chẳng còn chút tình nào nữa, mình bèn đọc cho mẹ và vợ nghe. Nhận được sự đồng thuận của mẹ và vợ, tôi viết ngay báo cáo. Toàn văn như sau:

Kính gửi vụ tổ chức báo Nhân Dân,

Tôi xin tôi việc.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 9 năm 1991.

     (Ký tên)

Tôn Thất Thành

Bản này viết tay, nhưng có lưu một bản cacbon để làm kỷ niệm. Thế là xong một việc lớn, nhẹ cả người.

Từ nay có thể bình tâm tập trung nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Ông Ngoại Phạm Quỳnh. Kiếm sống thì đã có nghề chính là dạy tiếng Nhật và nghề phụ là nghề viết báo đã quen tay và cũng có đầu ra khá ổn định. Chỉ có điều, vẫn không thể xem nhẹ vấn đề sức khỏe đến nay vẫn còn là một ẩn số, ngay đến tên gọi chính xác của bệnh cũng chưa ai xác định được, chỉ thống nhất một nhận định là rất nặng, rất khó điều trị.

Thành phố Hồ Chí Minh mùa Covid

Tháng 4/2020.

P.T.

Tháng Ba 5, 2024

NGHỆ SĨ THU HƯƠNG PHẠM THỊ HOÀN

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 3:22 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 3  năm 2024.

NGHỆ SĨ THU HƯƠNG PHẠM THỊ HOÀN

Phạm Tôn Tôn Thất Thành

Thượng Chi Phạm Quỳnh ưa nghe nhạc dân tộc. Những khi có chút thời giờ nghỉ ngơi thư giãn ông thường nghe các điệu hát ả đào, các điệu hò mái nhì mái đẩy nam ai nam bằng…do con gái nhỏ Phạm Thị Hoàn thường quấn quít quanh ông mở máy hát chạy dây cót. Chính ông đã viết bài Văn chương trong lối hát ả đào mà đến những năm 1990 khi về ở hẳn quê hương Việt Nam, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê đã điện thoại cho tôi khẳng định cho đến nay chưa có bài viết nào sâu sắc và hay hơn thế về đề tài này. Giáo sư gọi cho tôi sau khi đọc bài tôi viết về Ông Ngoại trên tạp chí Xưa và Nay.

Gia đình Phạm Quỳnh thấm đẫm chất văn hóa nhưng đa dạng. Con trai cả Phạm Giao say mê ghi ta phím lõm. Con trai thứ Phạm Bích sành ghi ta cổ điển. Rồi Phạm Khuê mê đàn ác coóc, từng chỉ dạy những ngón đàn độc đáo cho em trai Phạm Tuyên, làm kinh ngạc bạn đồng nghiệp y khoa khi dự buổi tiếp tại nhà một giáo sư Hung-ga-ri nghe ông biểu diễn đàn. Nhưng chỉ có Phạm Tuyên là nhạc sĩ, một hội viên sáng lập hội nhạc sĩ Việt Nam năm 1957. Nhưng gia đình lớn này còn một người yêu nhạc nữa, mà đến nay còn có người nhớ và lưu giữ những đĩa nhạc thu giọng hát của bà. Đó là nghệ sĩ Thu Hương Phạm Thị Hoàn, chị của Phạm Tuyên.

Phạm Thị Hoàn trở thành nghệ sĩ Thu Hương đầu những năm 1950 thời gian sống tại nhà số 16 Phố Hàng Da Hà Nội nơi mẹ tôi là trưởng nữ của học giả Phạm Quỳnh sống cùng em gái và gia đình.

Những năm ấy, dì Hoàn tôi làm thư ký ở một công sở, chuyên đóng dòng chữ Sao y bản chính rồi trình trưởng phòng ký trước khi bà đóng dấu. Công việc tẻ nhạt, nhàm chán. Nhưng dì lại có đời sống văn hóa phong phú. Một tuần mấy buổi theo học lớp dạy tiếng Anh qua tiếng Pháp do một phụ nữ chính gốc Luân Đôn, vợ một người Việt dạy, thường gọi là lớp Bà Vượng nổi tiếng khắp Hà Nội. Tại đây, dì thân với bạn Trịnh Thị Ngọ, sau này nổi tiếng với biệt danh Ha na Hà Nội phát thanh viên của đài Tiếng nói Việt Nam được lính Mỹ đón nghe hằng đêm.  Bà Ngọ lấy chồng và đặt tên con gái là Thu Hương, nghệ danh của dì Hoàn tôi.

Đầu những năm 1950 ấy, Hà Nội xuất hiện hàng loại nhóm nhạc nhỏ, chuyên biểu diễn trước giờ chiếu phim khoảng nửa tiếng. Nổi bật lên là nhóm nhạc Đỗ Liên, chơi ghi ta Ha Oai kèm nhóm đàn đệm. Dì Hoàn cùng bạn Trịnh Thị Ngọ đi xem, rồi trò chuyện với nhóm nhạc, và được chơi thử, rồi mời tham gia.

Tối ấy, cả gia đình tôi ra rạp Ôlimpia  (Olympia) ngay trước chợ Hàng Da. Màn mở, dì Hoàn tôi ngồi giữa sân khấu, sau cây đàn ghi ta Ha Oai đặt trước mặt. Sau dì là một loạt trai đẹp, cầm những chiếc đàn như ghi ta nhỏ. Khán giả ồ lên ngạc nhiên khi thấy một cô gái dám ra biểu diễn. Thì nhạc sĩ Đỗ Liên áo đuôi tôm, mặt đen tròn, tóc xước ngược bóng mượt tiến ra giới thiệu Nghệ sĩ Thu Hương hôm nay sẽ biểu diễn buổi ra mắt. Dì tôi đứng dậy chào rồi ngồi xuống trước đàn. Theo nếp đã quen khi ở nhà, mỗi khi chơi đàn, dì kéo hai đầu vai áo lên cho thoải mái. Người xem lại ồ lên ngạc nhiên thích thú. Và còn vỗ tay nữa… Tiếng ồn ào chỉ bặt đi khi tiếng đàn du dương, thánh thót, say mê ngân lên tràn ngập rạp. Buổi ra mắt thành công mỹ mãn, khán giả vui vẻ đi vào buổi chiếu phim. Có lẽ dì cho chỉ là chơi thử thôi nên không nhận thù lao. Nhạc trưởng Đỗ Liên tự tay đem đến tận nhà trao tận tay một chiếc hộp đẹp, trong đặt trên nền nhung đỏ một chén sứ kiểu miệng nạm bạc, quai chén cũng bạc chạm trổ cùng kiểu chim phượng múa lượn.

Từ giàn nhạc Đỗ Liên, dì Hoàn tôi đặt chân đến Đài phát thanh ở Hà Nội. Nhạc trưởng Thẩm Oánh chỉ huy ban Việt nhạc chỉ gồm một số nhạc công. Còn những nhạc sĩ tài danh như Lương Ngọc Châu viôlông, Võ Đức Thu piano, ca sĩ như Ngọc Bảo, Hoàng Giác, Quách Đàm, Canh Thân, Thanh Hiếu…đều là người ngoài đài, thu nhập căn cứ sự tham gia. Vậy mà giàn nhạc đó dám biểu diễn cả bản nhạc nổi danh thế giới người Hà Nội ai cũng mê là Dòng sông xanh của G.Straoxơ (J.Strauss) do nhạc sĩ Lương Ngọc Châu khởi xướng và tự ra tay tổ chức thực hiện. Với giọng ca Thu Hương. Để giữ giọng trong, dì tôi thường xúc họng nước muối và nhai từng miếng bánh dầy nướng thường là loại bánh to nửa ký đưa kèm thiếp mời dự cưới. Giọng ca Thu Hương còn cuốn hút, làm say lòng người đến mức trên tạp chí hằng tháng Thế Kỷ nổi tiếng thời ấy, trong một tiểu thuyết, nhà văn Triều Đẩu đã viết gần một trang để miêu tả giọng hát mê hoặc của Thu Hương qua tâm trạng giằng xé bứt rứt của khách lữ hành nghe tiếng ca phát ra từ loa nơi bến xe. Nhà văn đã gửi biếu ca sĩ Thu Hương bản báo đó.

Gần nhau trong tình yêu nhạc, dần dà cảm nhau qua nhân cách cao thượng, trong sáng. Nhạc sĩ là cháu nội chí sĩ Lương Văn Can, người được chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong kính yêu và tôn sùng từ nhỏ, sau này quyết đưa tạp chí của mình theo con đường sáng Đông Kinh Nghĩa Thục đã vạch ra.

Rồi họ yêu nhau. Bà mẹ nhạc sĩ thương con đã gặp bà ngoại tôi xin cưới dì Hoàn cho nhạc sĩ. Việc không thành. Một bà em mẹ tôi, có uy và cũng có tiền được bà ngoại giao xử lý vụ này. Một tối, trước giờ lên sóng, bà chị ấy đã đến nhà 16 Hàng Da mắng té tát dì Hoàn, từ việc dám đi hát, lại yêu người đã có vợ, v.v…Tối ấy Thu Hương hát bài Hờn sóng gió của Võ Đức Thu, đầy uất ức, nghẹn ngào, ai nghe cũng khen hay. Dì nghe khen mà gạt nước mắt vội ra về.

Dì được bà chị nọ đưa sang Pháp du học. Nhạc sĩ sống bằng nghề dạy đàn tại nhà và chơi đàn tại đài phát thanh, lại còn vợ và hai con gái. Họ xa nhau từ đó.

Nhưng, chuyện lạ đã xảy ra như trong chuyện cổ tích. Quốc trưởng Bảo Đại Bắc du. Nhằm gây thanh thế cho cựu hoàng là người trọng tài đất Bắc, bèn trao giải thưởng văn học nghệ thuật. Văn thơ thì đã có Đồi thông hai mộ truyện thơ của một tín đồ đạo Cao Đài đang nổi như cồn . Báo Giang Sơn một tờ báo phát hành lớn nhất Hà Nội thời ấy có ngay bài mừng giải thưởng thơ với bài tứ tuyệt kết thúc bằng hai câu Đồi thông hai mộ năm ngàn bạc/ Mỗi mộ hai ngàn lẻ mấy trăm…Kèm bên đó là tranh mừng châm biếm.

Còn nhạc? Chẳng biết ai cố vấn, gợi ý mà chính nhạc sĩ Lương Ngọc Châu (tên thật là Lương Hàm Châu) đã được tài trợ đi Pari (Paris) học nâng cao tại nhạc viện. Thật là duyên trời. Họ gặp nhau. Và mau chóng thỏa thuận được với người vợ trước việc li dị. Dì tôi đẹp duyên cùng nhạc sĩ tài hoa, sống hạnh phúc bên nhau. Vợ chồng sinh một con trai, tự hào đặt tên là Lương Quốc Vinh, theo nghiệp bố, sống bằng nghề dạy nhạc tại Thụy Sĩ.

Năm đã ngoài 80, hai ông bà ghé nhà tôi rồi về Bạc Liêu thăm mẹ tôi, người từ những ngày ở 16 Hàng Da đã cố vun vén hạnh phúc cho hai em.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4/3/2024 (24 tháng Giêng Giáp Thìn)

PT.TTT

Tháng Ba 3, 2024

Quà 8/3

Filed under: Ý kiến,Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 11:02 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 3 năm 2024.

QUÀ 8/3

Phạm Tôn

Từ khi được cậu Phạm Tuyên dạy cho biết đọc, tôi thành con mọt sách từ rất nhỏ. Cứ thấy chỗ nào có chữ là đọc, cái gì không hiểu thì cứ nhớ mãi, gặp ai cũng hỏi, hoặc tự mò tìm lấy. Thí dụ như hai chữ vưu vật vừa lạ vừa bí hiểm, không biết tôi thấy chữ ấy ở đâu. Càng tò mò khi biết người mà ai cũng kính phục là Khổng Tử rất ghét vưu vật, do đó cả Nho gia đều không ưa vưu vật. Tất cả xã hội xưa đều không ưa vưu vật. Tôi càng ngạc nhiên khi một cụ túc nho cho biết: Vưu vật, ví như gái đẹp. Ai lại không thích gái đẹp. Nhưng cái giống đó nó hại lắm. Cho nên Đức thánh Khổng mới ghét. Thậm chí còn nói Phụ nhân nan hóa tức là Đàn bà khó dạy. Văn hào Lỗ Tấn khi dẫn câu này còn chú thích rõ Khổng Tử nói đàn bà là gồm cả mẹ ông ấy đấy! Tôi càng thắc mắc tệ. Nhưng chỉ để bụng, vì còn bao nhiêu việc cần đối phó hằng ngày. Vả lại vốn bản tính là người ngu lâu, mãi đến năm Covid-19 sắp thành bệnh cúm bình thường 2022 này, rộng thời giờ trong tiết tháng Giêng mới giở sách tra thử xem vưu vật là gì mà rắc rối vậy.

Giở quyển tư điển dày nhất tôi có ra mong tìm ra cái từ đó. May thay, trong Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của Giáo sư Nhà giáo Nhân Dân Nguyễn Lân (1906-2003) Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh in 2000 bộ năm 2006. Tái bản lần thứ nhất. Mà mãi đến cuối trang 2064 mới có mục Vưu vật. Nguyên văn như sau: “VƯU VẬT: dt (H:vưu: trội hơn cả, vật: đồ vật). Vật hiếm và quí, vẻ đẹp hơn người.

Vẻ vưu vật trăm chiều chải chuốt

Lòng quân vương chi chút trên tay (Cung oán ngâm khúc)”

Thế mới rõ lớp Chăn nuôi khóa 5 chúng tôi do không có vưu vật nên mọi việc hanh thông.

Nhưng tôi nhớ rõ là năm đầu tiên vào Học viện Nông lâm ấy, tôi rất sung sướng lần đầu được sống tập thể, ngủ giường tầng, ăn ở nhà ăn tập thể rộng. Nam ở một khu nhà ba tầng riêng. Nữ ở khu riêng. Lớp tôi cũng có một số bạn nữ, ở một buồng trong khu nhà tầng nữ.

Chúng tôi nhập học vào tháng 10 năm trước, cho nên ngày 8/3 năm sau, chúng tôi đã quen biết các bạn nữ rồi. Nhưng như đã kể trước, lớp tôi có các bạn nữ, nhưng không có vưu vật, thành ra hơn nửa năm yên ổn, không xảy ra vụ tranh giành bạn gái đấu đá nào. Nhưng vì không có vưu vật nên chùa của chị em cũng vắng kẻ đón người đưa, hơi tẻ nhạt.

Cứ cuối tuần, nhà trường cho ăn cơm chiều sớm để kịp lên tàu Hải Phòng về Hà Nội chỉ ghé ga Cổ Bi đúng một phút cho sinh viên về Hà Nội. Có một cô bạn hơi đậm người lần nào cũng hẹn tôi cùng mua vé, rồi lên toa ghế gỗ thường ngồi một ghế đôi, cùng trò chuyện. Có khi cô nhoài mình qua người tôi như muốn chỉ cho tôi một cái gì đó qua cửa sổ tàu khi trời xẩm tối. Đến ga Hàng Cỏ chúng tôi chia tay. Cho đến nay, tôi vẫn không biết nhà bạn ở đâu. Cứ xuống tàu là mỗi người một ngả. Cũng chẳng thăm nom nhau, vì tối chủ nhật đã lại gặp nhau ở trường.

Tôi đi đâu cũng làm báo tường, năm ấy còn được chi đoàn giao phụ trách báo của lớp tên là Thảo Nguyên. Dịp ấy, kỷ niệm thành lập Đảng, tôi vẽ chân dung Võ Thị Sáu bằng bút sáp dán lên báo tường. Vũ Văn Chỉ 18 tuổi cảm động viết một bài nhan đề gợi cảm Cũng vào lứa tuổi ấy…ý tự phê là cùng lứa tuổi mà chị lập được bao công trạng, còn mình đến học cũng không xong. Cô bạn cùng đi tàu xin tôi bức tranh đó khi tôi đang gỡ để dán số báo mới. Tôi đưa ngay. Nhưng cô bảo cho tVu Van Chi nhin nganghì phải đề tặng chứ. Tôi cầm bút viết: “Tặng các bạn gái bức chân dung này, tôi bỗng nhớ là Chị Sáu đã hy sinh vào lứa tuổi như chúng ta sau khi đã lập biết bao chiến công”. Đại loại tôi viết thế; quan trọng là ghi rõ tặng các bạn gái. Rồi ký rõ cả họ tên và đề ngày tặng

Tôi là tổ trưởng tổ 5, gợi ý mãi mà chẳng thấy ai lên tiếng ủng hộ ngày 8/3. Bác Nguyễn Xuân Lai bộ đội xuất ngũ bí thư chi bộ 36 tuổi thấy tôi lải nhải hoài thì nói: Cậu chỉ hay vẽ vời, ai muốn làm gì thì làm, kệ họ… Tôi biết không được ủng hộ, lại tối đến nơi rồi, sắp hết ngày 8/3, bèn đứng giữa buồng hỏi có anh nào muốn cùng chúng tôi đi thăm các bạn nữ không. Nguyễn Thế Hiền tổ phó chỉ cao bằng vai tôi, Nguyen Huu Ly Ton That Thannhưng đậm người gấp đôi tôi nói: Tôi đi. Rồi Nguyễn Hữu Lý bạn cùng giường nhưng nằm tầng một, tôi nằm tầng trên, rụt rè đỏ cả mặt mới nói lắp bắp được mấy câu: Tôi … Tôi đi. Cuối cùng là Nguyễn Văn Hùng thường gọi là Hùng khảo cổ cùng tầng trên kế giường tôi, nói dứt khoát: Tôi đi và lấy cái mũ cát két mềm đội ngay lên đầu, tụt xuống sàn, sẵn sàng ra đi. Anh mến tôi, tò mò xem tôi định làm gì…

Bọn tôi ra khỏi buồng, Thế Hiền cầm đèn pin soi đường, tôi cùng Lý, Hùng ra vườn rau tăng gia của tổ. Bấy giờ tôi mới nói rõ tiêu chuẩn chọn quà: Một củ xu hào to nhất, tặng bạn Ngọc tồ, củ mập kém hơn tặng cô bạn đi tàu, rồi cứ thế chọn đến hai củ xu hào cuối cùng, cả hai đều nhỏ, nhưng nhỏ mà tròn lẳn thì tặng bạn Nhu, củ nhỏ mà lẻo khoẻo tặng chị Sương gầy yếu xanh xao lại khép kín vì tự ti mình là Vu Tuan Hungngười theo Đạo. Cả bốn bạn cùng cười hào hứng chọn, rồi bình, và tuyển ra một rổ đội tuyển hình mẫu do Thế Hiền trịnh trọng bưng lên buồng các bạn nữ.

Hồi ấy mọi chuyện còn vui vẻ, chi bộ chọn tổ 5 tôi là tổ điển hình, mời sáu tổ bạn đến nghe tôi báo cáo rút kinh nghiệm. Các bạn nữ hồ hởi xâm nhập hợp pháp khu trại chúng tôi để khám phá bí mật. Sau hôm đó, Nhu gặp tôi bảo bọn tôi ai cũng muốn là người tổ 5 vì được coi trọng.

Tối rồi mà lại còn có người gõ cửa dồn dập, chuyện gì vậy. Các bạn nữ vội vã thu dọn. Khi chúng tôi được mở cửa cho vào thì các bạn cười ồ: Các ông làm chúng tôi hoảng quá! Có chuyện gì vậy. Tôi trịnh trọng lên tiếng: Hôm nay 8/3, chúng tôi có chút quà mọn cây nhà lá vườn tặng các bạn đây! Rồi Thế Hiền, Lý, Hùng đưa quà cho từng người. Quà mọn của chúng tôi rõ ràng làm các bạn xúc động vì quá bất ngờ. Tất cả im lặng chẳng biết nói sao… Bỗng Nguyễn Thị Nhu cô bạn nhỏ Selfie Giang Van Anh Ton That Thanhtròn lẳn, mặt thoáng nét rỗ hoa lên tiếng và xông đến đấm tôi thùm thụp vào lưng: Cái trò này chỉ do ông quái quỉ này bầy ra thôi! Mọi người nhìn mà xem, họ giễu chúng ta đấy. Nhưng dù sao cũng cám ơn đã làm chúng tôi vui.

Nhu thân với tôi vì cô và Vũ Tuấn Hùng từng học trường Nguyễn Gia Thiều Gia Lâm. Mà Hùng với tôi là cặp bài trùng.

Bắt đầu trò chuyện vui vẻ. Tôi thấy chân dung chị Sáu treo trên tường, bèn tự ý lấy xuống xem, lật ngay mặt sau thấy chữ CÁC tôi cố ý gài vào để tránh hiểu lầm đã bị xóa rất khéo. Chữ tôi viết thành ra là: Tặng bạn gái…

Nhac si van caoChuyện cũ từ năm 1961, bây giờ tiết lộ chắc cũng chẳng làm CÁC CỤ BÀ mất lòng. Chỉ còn là một kỷ niệm đẹp thời người sống với người chưa phải để yêu nhau. Bấy giờ chưa phải Mùa Xuân đầu tiên như nhạc sĩ Văn Cao viết: Từ đây ngươi biết yêu người. Đấy là năm 1976, còn chuyện của chúng tôi là năm 1961 trước đó những 15 năm trời.

Nhưng ngay từ hồi ấy chúng tôi cũng đã biết yêu người rồi! Tự hào được góp phần làm nên những kỷ niệm đẹp một thời thanh xuân đã xa.

Ngày 18/2/2022, Thành phố Hồ Chí Minh đã là vùng xanh,

thành  phố lớn nhất nước đang sống lại và vươn lên,

giành lại những gì đã mất và còn đòi lấy cả lãi nữa.

P.T.

—o0o—

Viết thêm ngày 9 tháng Giêng Giáp Thìn (18/2/2024)

Phạm Tôn – Tôn Thất Thành

Nhân tìm thư cũ các bạn mấy chục năm trước, tôi tìm được thư của hai cô bạn, mỗi người một vẻ.

Thư thứ nhất của bạn Hoàng Thị Lan, thời ấy các bạn gái thường bỏ chữ Thị ở giữa, nên tên thường ghi Hoàng Lan. Thư bạn gấp thành hình chữ nhật, vừa bằng mặt bao diêm Thống Nhất thời ấy. Mặt thư ghi: Gửi đ/c Thành, và dòng dưới là: Nhờ Lý chuyểnHoang Lan dau thu

Hồi ấy tôi đang an dưỡng ở khu nghỉ dưỡng Quảng Bá. Bạn bè đến thăm chỉ có Nguyễn Hữu Lý, bạn cùng giường đôi với tôi, Lý nằm tầng dưới, tôi nằm tầng trên. Nhưng Lý đến thì đèo luôn cô người yêu cùng lớp, nên tôi có hai bạn thăm.

Hoàng Lan viết thư cho tôi là do tôi đã viết thư báo cáo bí thư chi đoàn tôi đang đi an dưỡng. Tình bạn của tôi với Hoàng Lan cũng lạ, thân vì chúng tôi đều ham mê…triết học. Cứ mỗi chủ nhật về nhà là thứ hai Hoang Lan cuoi thuđến lớp gặp nhau lại khoe sách mới tìm được. Tất nhiên đều là sách triết học và về các nhà triết học. Tôi hầu như không nghĩ bạn là một cô gái. Gặp nhau là chỉ nói chuyện triết học, không gì khác. Tôi có đến nhà bạn ở đường Cột Cờ. Tôi còn quí bạn ở chỗ khi nào ghi lý lịch, cũng chỉ ghi bố là bộ đội. Trong khi ông là Đại tá Hoàng Đạo Thúy nổi tiếng.

Thư bạn viết: Thành thân, (…) Bây giờ ở trú xá Tây Hồ phải không? Sức khỏe tốt hẳn chưa? Vẫn béo như hồi ở bệnh viện chứ? (Hồi nằm khoa Lao bệnh viện Bạch Mai, tôi vẫn cao 1 mét 76, nhưng chỉ nặng có 46 ký!) (…) Thành còn ở trú xá đến bao giờ? Nói chơi thôi Trú xá Tây Hồ đấy cứ yên tâm nghỉ cho khỏe nhé. Thôi vội quá. Chúc Thành chóng khỏe nhé. Xin gửi lời chào chân trọng.

6/10/62 (ký) HLan

Bạn đùa cũng chỉ có thế : nói tôi béo khi gầy trơ xương. Và chào thì chân trọng.

Thư thứ hai là của Nguyệt Thị Nhu, bạn cùng trường Nguyễn Gia Thiều Gia Lâm với Vũ Tuấn Hùng. Nên tôi thân với Hùng thì thân luôn với Nhu, cô bạn bé hạt tiêu có đôi mắt sáng.

Thư Nhu viết ngày 9/9 năm 1963. Sau khi tôi xin thôi học ở nhà dưỡng bệnh một năm. Chữ nhỏ tròn rõ ràng, viết kín hai trang; trang sau, phải ghi xéo viết: Bạn lùn và ký. Thư mở đầu: Nghe lời Thành, mình chờ mãi một ngày một buổi nào đó mà không bận một chút việc gì để viết thư cho Thành, đến nay sốt ruột quá, nên lúc này mới đi ăn cơm trưa về xong, vừa nghe đọc báo vừa viết thư cho Thành đây! Nói vậy chứ, ngày 2/9 vừa rồi, mình dự định đến nhà Thành đấy, còn nghĩ rằng may ra hôm đó cái Nhàn về chăng (Em Nhàn tôi mới xung phong đi Mộc Châu) (…) Thành thân mến, ông bạn cao kều của mình, ở nhà giờ này đang làm gì thế, chắc lại đọc sách hoặc đùa vui với cháu bé (là cháu Ánh Ngọc mới sinh năm 1962). Một năm rồi đã học được thêm ở sách bao nhiêu điều, ở đời bao nhiêu điều sâu sắc? Còn mình, được Thành khen là đã biết tranh thủ thời gian, cũng thú vị (…) Những ngày hè vừa qua, mình ở lại trường, học tiếng Nga, tập dịch các sách Liên Xô về chăn nuôi. Nay đã khá thành thạo, mặc dù còn phải tra từ điển nhiều. (…) Mình đã viết thư cho Nhàn trước ngày 2/9 hơn mười hôm rồi mà chưa thấy nó trả lời. Chúc ông bạn cao thật khỏe nhé! Bạn lùn (ký)

Thu Nguyen Thi Nhu

Tháng Hai 15, 2024

Kỷ niệm về người cha

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 9:34 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 2 năm 2024.

KỶ NIỆM VỀ NGƯỜI CHA

Đặng Vũ Minh

Lời dẫn của Phạm Tôn: Dưới đây là những đoạn trích trong bài viết cùng nhan đề của Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Khoa học Đặng Vũ Minh in trong các trang từ 120 đến 137 sách Đặng Vũ Hỷ Cuộc đời và Sự nghiệp của Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, năm 2009.

—o0o—

(…) Cha tôi kể lại rằng, đầu tháng 12 năm 1946, tình hình ở Hà Nội đã căng thẳng lắm rồi. Ngoài đường, xe chở lính Pháp chạy ầm ầm, thỉnh thoảng lại nghe tiếng súng nổ. Cha tôi quyết định đưa cả gia đình tản cư về nhà ông bà nội tôi ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chẳng bao lâu sau, tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Vào một đêm mùa đông lạnh lẽo, cha tôi từ biệt vợ và ba con nhỏ, đứa lớn nhất mới 11 tuổi, đứa nhỏ nhất mới biết lẫy, vai khoác chiếc túi vải đựng quần áo, tay xách bộ dụng cụ phẫu thuật theo người liên lạc đi về phía thành phố Nam Định, nơi đang vọng lại những tiếng súng nổ. Đêm hôm đó, trời tối đen như mực. Đi dọc theo bờ đê sông Ninh Cơ dưới làn gió lạnh như cắt, cha tôi nhớ lại một buổi chiều mùa hè năm 1937, sau khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú tại bệnh viện Xanh La-da ở thủ đô Pa-ri, cha tôi ngồi trên chiếc tàu chở khách rời cảng Mác-xây trên bờ biển Địa Trung Hải để trở về nước sum họp với gia đình sau mấy năm xa cách. Lúc đó, cha tôi đâu ngờ rằng gần mười năm sau, ông lại phải rời khỏi gia đình êm ấm, gác lại một bên những nỗi riêng tư để dấn than vào cuộc kháng chiến đầy gian lao và thử thách của cả dân tộc.

Dang Vu Hy con nguoi va su nghiep

Đến thị trấn Cổ Lễ, cha tôi gia nhập Vệ quốc đoàn và được phân công phụ trách một trạm quân y tiền phương. Chiến đấu ở mặt trận Nam Định ngày ấy là những người chiến sĩ hôm trước còn là nông dân, thợ thủ công, học sinh và cả những nhà sư vừa cởi bỏ áo tu hành để cầm súng bảo vệ nền độc lập non trẻ của Tổ quốc. Ở trạm quân y tiền phương, cha tôi thấy cả những phụ nữ có số phận đáng thương ở “xóm cô đầu” dám gạt đi mọi mặc cảm, tình nguyện xin đi tải thương và chăm sóc thương binh. Lúc đó, vũ khí, đạn dược, thuốc men và cả kinh nghiệm chiến đấu của ta đều thiếu nhưng tinh thần yêu nước của bộ đội và nhân dân rất cao. Nhân dân nhường cả nhà cửa, đình chùa để đặt trạm quân y làm chỗ cấp cứu thương binh. Cha tôi đã chứng kiến cảnh tiễn đưa những đội cảm tử lên đường làm nhiệm vụ mà “nào có mong chi đến khi trở về”. Cái không khí bi hùng của những ngầy ấy đã theo cha tôi đến tận cuối đời.

Chiến sẽ diễn ra ác liệt. Trạm quân y phải hoạt động hầu như suốt ngày đêm để cứu chữa thương binh. Có lần cha tôi đang mổ cho một thương binh bị thương vào bụng thì nghe tiếng súng nổ gần. Một du kích địa phương hốt hoảng chạy đến báo tin địch đang tiến về phía trạm quân y. Biết rõ nếu ngừng mổ thì khó lòng cứu sống được thương binh, cha tôi kiên nhẫn khâu nối những mũi cuối cùng. Ông vừa cùng mọi người chuyển thương binh về đến nơi an toàn thì địch cũng ập đến chỗ trạm quân y vừa đóng.

Một hôm, người ta chuyển đến trạm quân y đóng ở xã Thanh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình một em liên lạc chừng 11, 12 tuổi, quần áo dính đầy bùn đất, một tay bị dập nát vì đạn giặc. Không kịp tiến hành phẫu thuật, cha tôi vội cầm máu, rửa vết thương rồi băng bó để chuyển về tuyến sau. Nhìn em liên lạc nằm im lặng, mặt tái đi vì đau và mất máu, cha tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé của em còn dính những vết máu khô:

  • Tây nó bắn như vậy, em có sợ không?

Em liên lạc nghiến răng, cố nén đau và lắc đầu.

(…)

Cuối năm 1994, tại một hội thảo về phát triển giáo dục miền núi tổ chức ở thị trấn Tam Đảo, Vĩnh Phúc, trong giờ nghỉ, đồng chí Trịnh Ngọc Trình, Giám đốc Tổ chức Hỗ trợ và Phát triển giáo dục miền núi, gặp tôi và kể lại:

  • Hồi kháng chiến chống Pháp, cha anh là bác sĩ Đặng Vũ Hỷ đã cứu chữa cho tôi khi tôi bị thương ở mặt trận Ninh Bình.

(…)

Năm 1958, gia đình tôi trở về Hà Nội đã được 4 năm. Xế của nhà tôi có một người đàn ông mắc bệnh nan y. Một đêm, cả nhà tôi thức dậy vì tiếng ồn ào trong căn nhà xế cửa. Có tiếng người khóc thút thít rồi tiếng kêu hốt hoảng:

  • Có người treo cổ tự tử!

Những người ở cùng nhà sợ quá bỏ chạy ra đứng ở hè phố. Nghe tiếng kêu, cha tôi chạy sang. Mấy người đứng gần cửa chỉ tay vào một thân người treo lủng lẳng ở góc bếp. Dưới ánh sáng mờ mờ của chiếc bóng điện mắc ở tận ngoài hành lang, cha tôi tiến lại gần và nhận ra người đàn ông mắc bệnh nan y đã treo cổ tự tử. Sờ tay vào người ông ta, cha tôi vẫn còn thấy ấm. Nếu gỡ xuống làm hô hấp nhân tạo ngay, biết đâu có thể cứu được – cha tôi nghĩ như vậy. Sợ người chết, những người đứng gần đấy không ai dám giúp cha tôi gỡ người treo cổ xuống. Một mình cha tôi kê ghế, gỡ sợ dây treo cổ, đặt nạn nhân nằm xuống đấy rồi hô hấp nhân tạo. Năm phút rồi mười phút trôi qua. Muộn mất rồi, nạn nhân đã chết.

(…) Sau này, có người hỏi cha tôi tại sao lại làm như vậy, ông bình thản trả lời:

  • Tôi là thầy thuốc. Chừng nào còn hy vọng cứu chữa thì không thể bỏ nạn nhân.

(…)

Năm 1969, một hôm ở Bệnh viện Bạch Mai, người ta đề nghị cha tôi khám một bệnh nhân là cán bộ của một cơ quan và xác định ông ta có bị bệnh lâu không? Hồi ấy, cha tôi bị bệnh liệt rung nên viết rất khó khăn. Từ bệnh viện trở về nhà, cha tôi đọc cho tôi ghi lại biên bản khám bệnh. Sau khi mô tả các triệu chứng, cha tôi kết luận:

  • Bệnh nhân bị mắc bệnh lậu do quan hệ nam nữ với người mắc bệnh lậu – cha tôi băn khoan suy nghĩ khá lâu rồi đọc tiếp – hoặc dùng chung đồ dùng với người mắc bệnh lậu.

Tôi ngước nhìn cha tôi, thắc mắc:

  • Tại sao ba lại thêm đoạn sau vào biên bản?
  • Bệnh lậu có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ dùng chung – ông giải thích – Mặc dầu khả năng lây qua đồ dùng chung không cao, nhưng vẫn phải đưa vào biên bản cho đầy đủ. Khẳng định ngay là do lây trực tiếp, nhỡ oan cho người ta thì sao?

(…)

Năm 1971, cha tôi bị ốm nặng và được Bộ Y tế đưa sang điều trị ở Quảng Châu, Trung Quốc. Một buổi chiều tôi đi làm về thì gặp người bạn cũ của cha tôi là bác sĩ Nguyễn Văn Tín, Thứ trưởng Bộ Y tế. Bác sĩ Nguyễn Văn Tín báo tin:

  • Bộ vừa nhận được điện báo tin bệnh tình của ba cháu nặng lắm rồi. Cháu làm ngay các thủ tục để sang Quảng Châu thăm ba cháu.

Dạo ấy, tình hình căng thẳng lắm, may bay Mỹ đang đánh phá Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của các bác, các chú ở Bộ Y tế, chỉ mấy ngay sau tôi nhận được hộ chiếu và vé tàu hỏa đi Trung Quốc. Tàu đến thành phố Quảng Châu vào một đêm mưa như trút nước. Từ nhà ga, tôi được đưa lên xe đi thẳng về bệnh viện tỉnh Quảng Đông. Đồng chí Tổng Lãnh sự Việt Nam và các bác sĩ, y tá Trung Quốc đã đợi sẵn ở đấy, dẫn tôi vào phòng cấp cứu hồi sức. Cha tôi nằm đó, thiêm thiếp trên giường bệnh. Tôi quỳ xuống bên giường, nắm lấy bàn tay khô và lạnh ngắt của cha tôi, nghẹn ngào:

  • Ba ơi, con đã sang đây với ba đây. Ba có nhận ra con không?

Cha tôi mở mắt nhìn tôi. Những giọt nước mắt lăn trên gò má nhăn nheo. Cha tôi ghé sát vào tai tôi, dặn dò:

  • Con…cố…đưa ba…về nước.

Đấy là những lời cuối cùng của cha tôi. Trong số giấy tờ, thư từ cha tôi để lại, tôi vô cùng xúc động khi tìm thấy bức thư viết dở dang gửi Thủ tướng Chính phủ. Trong thư, với những nét chữ run run, cha tôi đề nghị Chính phủ chú ý đến việc phòng và chữa các bệnh hoa liễu đang có chiều hướng gia tăng ở miền Bắc từ cuối những năm 60, nhằm kịp thời ngăn chặn ảnh hưởng lâu dài tới nòi giống của dân tộc. Cho đến ngày cuối cùng của đời mình, vật lộn với bệnh tật ở nơi đất khách quê người cha tôi vẫn nhớ đến Tổ quốc thân yêu, trăn trở với những gì mà ông đã gắn bó cả cuộc đời.

Cha tôi mất ở Trung Quốc ngày 4 tháng 10 năm 1972. Lúc bấy giờ, do hoàn cảnh chiến tranh không thể đưa thi hài về nước, cha tôi được mai táng trên một ngọn đồi ở ngoại ô thành phố Quảng Châu. Những người Việt Nam dự lễ tang lúc ấy giờ cũng chỉ nhớ địa điểm chôn cất thuộc một nghĩa trang tên có mấy chữ cuối là “Cách mạng Liệt sĩ Công mộ”. Đến cuối những năm 70, do những biến động trong quan hệ Việt – Trung, gia đình tôi không thể sang Trung Quốc để đưa di hài cha tôi về nước được. Mãi đến năm 1992, sau khi Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Châu bắt đầu hoạt động trở lại, tôi nhờ đồng chí Dương Danh Dy, lúc đó là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, giúp đỡ tìm mộ cha tôi thì mới biết là ở Quảng Châu có đến mấy nghĩa trang tên đều có mấy chữ cuối là “Cách mạng Liệt sĩ Công mộ” với hàng vạn ngôi mộ.

(…)

Thế rồi, một lần nhân dịp Tết Nguyên đán, Tổng Lãnh sự quán tại Quảng Châu tổ chức gặp mặt với bà con Việt kiều. Trong buổi gặp gỡ, đồng chí Tổng Lãnh sự hỏi thăm các Việt kiều xem có ai biết tin tức về nơi chôn cất cha tôi không. Thật bất ngờ, một phụ nữ Việt kiều bị bán sang Trung Quốc từ năm 10 tuổi cho biết nhiều năm về trước, một lần đi ngang qua nghĩa trang Ngân Hà Cách mạng Công mộ, bà nhìn thấy một ngôi mộ đã lâu không ai thăm viếng nằm dưới một bụi trúc ở góc nghĩa trang. Trên mộ có tấm bia khắc tên một giáo sư bằng chữ Việt Nam. Thương cảm người đồng hương không quen biết, từ đó cứ vào dịp Tết Nguyên đán và Tết Thanh minh bà đều đến thắp hương trên ngôi mộ ông giáo sư Việt Nam. Đồng chí Tổng Lãnh sự thông báo ngay cho tôi biết tên nghĩa trang nơi đặt phần mộ của cha tôi. Nhận được bức điện báo tin, tôi không sao cầm được nước mắt.

(…)

Mùa xuân năm 2003, tôi lại đến thành phố Quảng Châu. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, chỉ sau vài giờ tôi đã làm xong mọi thủ tục, bốc mộ và đưa di hài cha tôi ra sân bay để chuyển về nước. Hôm ấy, chiếc máy bay của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào một buổi chiều u ám. Tôi ôm chiếc lọ sứ đựng di hài của cha tôi, cẩn thận bước xuống từng bậc thang máy bay. Trước mắt tôi, cuối đường băng là cánh đồng lúa xanh bát ngát, xa xa là dãy núi Tam Đảo mờ mờ sau làn mưa bụi – hình ảnh của đất nước thân yêu mà cha tôi hằng mong nhớ. Tôi ghì chặt chiếc lọ sứ vào ngực, thầm nói với cha tôi:

  • Ba ơi, sau 31 năm con đã thực hiện được ước nguyện cuối cùng của ba: đưa ba trở về với quê hương, với gia đình.

Đ.V.M

Sống Tết

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 7:56 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 2 năm 2024.

SỐNG TẾT

Phạm Tôn-Tôn Thất Thành

Tôi sinh năm Canh Thìn 1940, năm nay là năm tuổi của tôi. Tôi gửi lời đến các bạn đọc của Blog, tất nhiên hầu hết là bà con, bạn bè…

CHÚC BẠN SỐNG TẾT AN LÀNH, HẠNH PHÚC!

Các bạn cũng chúc lại, nhưng không ai nhắc đến hai chữ SỐNG TẾT mà chỉ là ĂN TẾT, CHƠI TẾT, THƯỞNG TẾT…

ĂN TẾT thì dĩ nhiên rồi. Tôi nhớ các cụ nhà nho xưa chẳng dạy Dân, dĩ thực vi thiên (Dân coi ăn là trời) đó sao. Rồi còn nhớ thầy bói làng đoán số cô chẳng giàu thì nghèo. Ba mươi Tết có thịt treo trong nhà. Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Tôi cứ nghĩ thê thảm nhất là câu: Nếu không chết mất thì thôi, Sống thời có lúc NO XÔI CHÁN CHÈ! Vẫn quanh quẩn chuyện ĂN. Mấy năm gần đây, nhất là từ sau đại dịch Covid, những người SỐNG SÓT đua nhau CHƠI TẾT, THƯỞNG TẾT. Cho ĂN xuống hàng thứ yếu… Nhưng cũng chưa thấy ai muốn SỐNG TẾT

Vậy mà từ mùa Xuân năm 1975, ở nước ta, đã có người viết SỐNG TẾT. Đó là nhà báo nhà văn Thép Mới, viết trong Thời dựng Đảng, thuật lại tâm trạng háo hức của lớp thanh niên cách mạng nước ta khi đón tin vui Đảng ta đã thành lập ngày 3 tháng 2. Họ sống giữa đồng bào, giữa mùa Xuân đất nước, thưởng thức hương vị quê nhà đón chờ tương lai sáng tươi cho đất nước.

Gần 50 năm sau, tôi lặp lại chữ của Thép Mới, mới thấy Anh có tầm nhìn sâu và xa biết chừng nào.

*

*    *

Năm 1954, Hà Nội mới giải phóng, Thép Mới được người bạn cùng chiến đấu ở Điện Biên Phủ, người dẫn đầu đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô, Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị ghé tòa soạn, gọi ra ngồi ghế bên Bờ Hồ, giở sổ tay, cẩn thận đọc cho nghe từng chữ  câu nói của Hồ Chủ tịch với Đại đoàn quân Tiên Phong tại đền Hùng trước khi vào tiếp quản Thủ Đô ngày 10 tháng 10 năm 1954.

CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC; BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ LẤY NƯỚC!

Câu nói ấy, ngày nay chúng ta hầu như ai cũng thuộc lòng, lại được nghe báo đài nhắc hằng ngày. Nhưng chẳng biết có mấy ai biết là câu đó đã được chính nhà báo nhà văn Thép Mới đã nhạy bén nhận ra tầm vóc của lời Bác Hồ nói đó, và đưa lên trang báo.

*

*    *

Rồi những ngày hòa bình hạnh phúc vui vẻ Tết năm nay, chắc chẳng ai quên những ngày B52 Mỹ quần đảo quyết đưa Hà Nội yêu quý của chúng ta thành một đống đổ nát, khiến dân ta trở về thời kỳ đồ đá, thì một trận ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG đã dẹp tan ảo vọng đó, đem lại hòa bình cho cả nước ta. Chính nhà báo lão thành Hà Đăng, nguyên trưởng ban tuyên giáo trung ương, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân  đã xác nhận, người đặt tên cho chiến dịch đánh trả và đánh thắng giặc Mỹ năm ấy chính vẫn là nhà báo nhà văn Thép Mới. Con người nhạy với cái mới và có cái nhìn sâu và xa về tầm vóc lịch sử của những gì đang xảy ra trong đời sống hằng ngày mà anh hùng của nhân dân ta. Chỉ có Anh mới nhìn ra những tầm vóc lịch sử của những sự kiện đó.

Thành phố Hồ Chí Minh, Mồng 6 Tết Giáp Thìn (15/2/2024)

PT.TTT

Tháng Hai 13, 2024

Đã mười năm Valentine 2014

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 1:16 sáng

Đã mười năm

VALENTINE 2014

Valentine 2014, một năm sau khi Cô Tấm bắt đầu bệnh parkinson, mở ra cuộc kháng chiến chín năm chống parkinson (2013-2022) của cả gia đình Tôn Thất Thành – Lê Thị Đông gồm chồng, con trai, con dâu và hai cháu nội

Tháng Hai 6, 2024

Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:25 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 2 năm 2024.

Kỷ niệm 100 năm ngày tạp chí Nam Phong đăng bài “Văn Quốc ngữ

YÊU NƯỚC TRƯỚC HẾT LÀ YÊU TIẾNG MẸ ĐẺ

        Nguyễn Hải Hoành

Lời dẫn của Phạm Tôn: Nhà nghiên cứu Nguyễn Hải Hoành vừa gửi cho chúng tôi bài này đã đăng trên Văn hóa Nghệ An số 343 (25/6/2017) và mạng nghiencuuquocte.org 28/7/2017

—o0o—

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy chúng ta xiết bao ngạc nhiên thấy tác giả thật là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm [1]. Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc ta hồi đó, nhưng không thể phủ nhận ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà.

Có điều Phạm Quỳnh yêu nước ở một tầm cao văn hóa khác người: yêu quý và suốt đời lo gìn giữ tiếng nói của dân tộc, lo xây dựng nền học thuật riêng cho nước mình. Tiếc thay, vì những người cùng thời không hiểu được điều đó nên rốt cuộc ông phải hứng chịu một kết cục cay đắng. Nhưng chắc rằng lịch sử cuối cùng sẽ đánh giá đúng về ông.

XÂY DỰNG NỀN QUỐC HỌC VIỆT NAM

Quốc học là nền văn hóa và học thuật truyền thống của một quốc gia-dân tộc, được xây dựng trên nền tảng quốc văn, tức nền văn học của quốc gia. Một nước văn hiến mấy nghìn năm như Việt Nam đã có nền Quốc học của mình hay chưa ?

Phạm Quỳnh có lẽ là người đầu tiên thấy rằng nước ta cho tới đầu thế kỷ XX vẫn chưa có quốc văn, do đó chưa có nền Quốc học của mình, và vì thế đất nước chưa thể phát triển. Nỗi đau này khiến ông day dứt khi đặt câu hỏi: Một nước muốn mưu sự sinh tồn, tìm đường phát đạt, có thể đời đời học mướn viết nhờ mãi được không ? [2] Tuy chưa nói thẳng ra nhưng có thể thấy ông trả lời là không, và vạch ra căn nguyên khiến nước ta chưa có quốc văn của mình : Đó là do người Việt Nam xưa nay đều học và dùng học thuật của người Hán cũng như viết bằng chữ mượn của họ.

Tình trạng học mướn viết nhờ ấy là một thực tế lịch sử chua xót. Dân tộc ta thời xưa không có chữ viết, suốt hai nghìn năm trong và sau thời Bắc thuộc đều phải dùng chữ Hán, chỉ một thời gian rất ngắn dùng chữ Nôm. Phạm Quỳnh nhận xét : Không một nước châu Âu nào trong hai nghìn năm chỉ chuyên học chữ Hy Lạp hay chữ La Mã như nước ta chuyên học chữ HánHán văn tự nhiên trở thành quốc văn của nước ta, còn “Nôm” là lời tục trong dân gian, của những kẻ không biết “chữ”.

Đúng vậy, nền văn học Việt Nam mấy nghìn năm viết bằng chữ Hán chỉ là Hán văn, không phải Việt văn, là thứ văn bác học của tầng lớp thượng lưu, người dân thường chỉ có thể hiểu được qua bản dịch. Nền học thuật của nước ta cũng chủ yếu sao chép phần Nho học của Quốc học Trung Hoa. Cho tới kỳ thi quốc gia cuối cùng (1919), toàn bộ nội dung học tập và quy chế thi cử của thí sinh đều bắt chước Trung Quốc (TQ). Học giả Ngô Đức Kế (1878-1929) nói: Nước Việt Nam ta mấy nghìn năm nay học chữ Hán, theo đạo Khổng. Hán văn tức là quốc văn, Khổng học tức là Quốc học.[3]

Chính người TQ nói vì chữ Hán khó học nên hầu hết dân TQ mù chữ, ngu dốt, đất nước lạc hậu hèn yếu. Ngoài ra, mặt tiêu cực của Khổng học (tức Nho giáo) đã kìm hãm sự phát triển của xã hội TQ và Việt Nam. Nhà ngôn ngữ học TQ Tiền Huyền Đồng nói Muốn phế bỏ Khổng học, không thể không trước tiên phế bỏ chữ Hán. Năm 1907, Phan Châu Trinh kêu gọi Không bỏ chữ Hán thì không cứu được nước Nam ! Ngót ba chục năm sau Lỗ Tấn trăng trối Không diệt chữ Hán thì Trung Quốc sẽ mất nước !

Nền văn học chữ Hán của nước ta dập khuôn nền văn học Trung Hoa, toàn bộ dùng từ ngữ Hán-Việt, không phản ảnh ngôn ngữ mẹ đẻ đời thường của dân ta, cho nên tuy vẫn là một bộ phận của quốc văn nhưng không làm nên nền học thuật truyền thống của nước ta. Đặng Thái Mai, Hoài Thanh … coi nền văn học ấy không thuộc văn học Việt Nam mà thuộc vào văn học TQ. [4] Cũng vì thế nền học thuật chữ Hán của tổ tiên ta tuy có góp phần xây dựng nền văn minh Việt Nam nhưng không thể gọi là Quốc học của nước ta.

Tất cả là do chữ Hán không ghi âm được tiếng Việt ! Song không phải ai cũng hiểu ra cái lẽ đơn giản ấy. Chữ Hán là loại chữ ghi ý, không ghi âm. Việt Nam, Nhật, bán đảo Triều Tiên đều mượn dùng chữ Hán, văn học chữ Hán của ba dân tộc này đều không thể hiện được lời văn của tiếng mẹ đẻ, vì thế cuối cùng họ đều phải sáng tạo ra loại chữ ghi âm riêng của mình : Nhật làm ra chữ Kana, Triều/Hàn – chữ Hangul, Việt Nam – chữ Nôm.

Sáng tạo chữ Nôm – loại chữ ghi âm được tiếng Việt, đã dẫn đến sự ra đời một nền văn học dân tộc với đại diện ưu tú là Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,… Tiếc thay, do chữ Nôm khó học, quá ít người biết dùng, lại chưa hoàn thiện và thời gian dùng làm chữ viết chính thức quá ít nên văn học chữ Nôm tuy đã lóe sáng rực rỡ trong thời gian ngắn ngủi đó song vẫn chưa trở thành quốc văn của nước ta.

May sao các nhà truyền đạo Ki Tô đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, món quà vô giá của văn minh phương Tây trao cho dân tộc ta. Chữ Quốc ngữ trội hơn hẳn chữ Hán và chữ Nôm ở chỗ ghi được toàn bộ ngữ âm tiếng Việt, lại dễ học dễ viết dễ nhớ, có thể phổ cập toàn dân. Phạm Quỳnh đánh giá rất đúng đây là công cụ kỳ diệu để giải phóng trí tuệ [5]. Ông đã dẫn đầu tiến hành sự nghiệp dùng chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học. Bài « Văn quốc ngữ » viết :

Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ. Vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mong mỏi được. Đến ngày chữ Quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới có thể thâu thái các khoa học mới mà gây thành một nền học [tức Quốc học] thích hợp với trình độ, với tính cách dân ta…  Nói rút lại, văn quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, mối tư tưởng mới mở mang được, quốc dân ta không đến nỗi chung kiếp đi học mướn viết nhờ như từ xưa đến nay vậy.Ta chẳng nên oán gì các cụ ta ngày xưa vì say đắm chữ Tàu nên lãng bỏ tiếng Nôm, để cho con cháu ngày nay khổ vì có nước mà không có văn, có người mà không có cách nói cho nhau nghe ngoài những câu nhật dụng thường đàm… Chữ Quốc ngữ chính là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy.

Sau khi phê phán giới học giả nước ta không lưu tâm đến văn Quốc ngữ, ông kiến nghị :  Đời trước đã lầm, đời nay phải biết tránh vết xe cũ mà đừng đi… Các cụ đã xao lãng, bọn ta phải chăm chú… Trước ta không có ai làm văn bằng Nôm, ta không thể lấy người trước làm gương làm mẫu được…. Xin đồng bào ta chớ lãng bỏ, chớ khinh rẻ văn quốc ngữ. Tương lai nước nhà chính ở đó.

Người xưa xao lãng văn Nôm vì chữ Nôm đã chưa hoàn thiện lại khó học, biết chữ Hán mới học được chữ Nôm (có chuyên gia Hán-Nôm nói khó gấp 5 lần chữ Hán), trong khi tổ tiên ta giỏi Hán văn, như Khương Công Phụ người Thanh Hóa từng đỗ Trạng nguyên ở cả Việt Nam và TQ, được vua Đường Đức Tôn phong làm Tể tướng triều nhà Đường.

Trước Phạm Quỳnh khá lâu, các sĩ phu phong trào Duy Tân (1904) và Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT, 1907) đã nhận thấy vai trò quan trọng của chữ Quốc ngữ. « Bài ca khuyên học chữ Quốc ngữ » của ĐKNT có câu Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước/ Phải đem ra tính trước dân ta/ Sách các nước, sách Chi-na (TQ)/ Chữ nào chữ ấy dịch ra tỏ tường.  ĐKNT đả phá “cựu học”, tức nền học thuật Nho học, chủ trương xây dựng nền học thuật mới (tân học) trên cơ sở dùng chữ Quốc ngữ và tiếp thu các giá trị tiên tiến của văn minh phương Tây. Nhưng hai phong trào cách mạng nói trên đều sớm bị thực dân Pháp bóp chết.

Phạm Quỳnh không chỉ tiếp tục đề cao chữ Quốc ngữ mà còn đặt mục tiêu phát triển tiếng Việt : phải sáng tạo dựng đặt ra, từ chữ dùng cho đến phép đặt câu. Đó là vì vốn từ ngữ tiếng Việt thời ấy còn rất nghèo, hầu hết phải dùng các từ chữ Hán đọc âm Việt du nhập từ Nhật và TQ khi họ chuyển thành chữ Hán các khái niệm mới của văn minh phương Tây. Ngay Phạm Quỳnh cũng còn dùng kiểu hành văn cũ và nhiều từ cổ như bất nhược (chẳng bằng), mang nhiên (không biết gì)…

Ông phản đối việc dùng tiếng Pháp thay cho tiếng ta trong giảng dạy và trong đời sống và cho rằng sự « đổi não » [sự tư duy bằng ngoại ngữ] ấy theo lẽ tự nhiên là không thể nào thành công. Mà dù có làm được đi nữa cũng chẳng nên làm.

Khi diễn thuyết tại Viện Hàn lâm Pháp ở Paris (1922), ông đã phê bình việc chính quyền Pháp buộc các trường Pháp-Việt ở ta học tiếng Pháp ngay từ bậc tiểu học mà không học tiếng Việt : Nếu dân Việt Nam là một dân tộc chưa có lịch sử thì quý quốc cứ việc dạy cho học chữ Tây hết cả… Nhưng dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì cũng được, mà là một tập giấy đã có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi, nếu bây giờ viết đè một thứ chữ mới lên trên thì e thành giấy lộn mất… Bây giờ dạy khắp chữ Tây cho dân chúng tôi từ nhỏ đến lớn như ở các trường Pháp-Việt hiện nay, kết quả chỉ làm cho người Việt Nam mất giống Việt Nam

Đứng giữa thủ đô Paris tố cáo chính quyền Pháp mưu toan khiến dân tộc ta một lần nữa bị nước ngoài đồng hóa tới mất giống Việt Nam, tức bị tiêu diệt – điều đó chứng tỏ Phạm Quỳnh là một nhà yêu nước ở tầm cao tri thức hiếm thấy. Không chỉ nói, mà sau khi nhậm chức Thượng thư Bộ Học ở triều đình Huế (1932), ông đã đòi được từ chính quyền Pháp quyền quản trị bậc tiểu học rồi ban hành lệnh dạy chữ Quốc ngữ ở bậc tiểu học trong cả nước.

Phạm Quỳnh cũng dẫn đầu phong trào viết văn Quốc ngữ, hồi đó còn rất ít người tham gia. GS Dương Quảng Hàm đánh giá các bài viết của ông đã luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới. [6] Như vậy ông đã đóng vai trò một nhà khai sáng của nước ta.

NHẬN THỨC VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ

Phạm Quỳnh đặc biệt yêu quý tiếng Việt, ông nói: Tôi đây chính là một người nhiệt thành thương tiếng nước nhà, lâu nay đã tự nguyện cúc cung tận tụy một đời để gây dựng cho tiếng ấy thành văn chương, cho nước ta có một nền quốc văn đứng riêng được một cõi, cho người mình khỏi phải cái cực chung thân cùng kiếp đi học mướn viết thuê.

Ngày nay được đọc được ngâm những mảnh thơ Nôm, văn Nôm của các bậc tiền bối còn sót lại đến giờ, trong lòng có cái cảm vô hạn. Tưởng như hồn xưa của đất Việt ta còn phảng phất đâu ở trong mảnh thơ tàn văn vụn ấy mà vẳng đưa đến tai ta những giọng vui sầu của người thủa trước. Cùng một tiếng khóc, cùng một giọng cười mà sao giọng cười tiếng khóc bằng cái lời họ Hàn [Hàn Thuyên, ông tổ chữ Nôm] kia, nó cảm ta như thế ? Là bởi trời sanh ta để nói cái tiếng ấy, trời sanh ra cái tiếng để ta nói, ta có nói bằng tiếng ấy mới nói được lòng ta, nói bằng tiếng khác là nói những chuyện không đâu cả. Trong trời đất chỉ có tiếng nói ấy với ta, ta với tiếng nói ấy, là sẵn có duyên nợ với nhau vậy.

Đó là tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam, gắn chặt với vận mệnh dân tộc ta, được Phạm Quỳnh coi là hồn của đất nước. Với suy nghĩ ấy, ông đã dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp gìn giữ và đề cao tiếng Việt trong tình hình rối ren khi văn hóa phương Tây ồ ạt tràn vào, nền học thuật cũ dựa trên Hán học và chữ Nho đang bị loại bỏ, chữ Quốc ngữ thì vẫn còn bị coi khinh.

Tuy rất giỏi cả chữ Hán và tiếng Pháp nhưng Phạm Quỳnh chủ trương Quốc văn một nước phải dùng tiếng gốc của dân nước ấy, không thể dùng chữ Hán hoặc tiếng Pháp làm văn nước Nam. Ông sáng suốt hiểu rằng Tiếng nói là phần cốt yếu làm thành ra một dân một nước. Cho nên xưa nay nước nào dân nào cũng có một thứ tiếng riêng ; có dân có nước bờ cõi đã mất, quốc thể không còn mà còn giữ được quốc âm cũng không đến nỗi tiêu diệt đi được.

Đúng vậy, ngôn ngữ quyết định sự hình thành và tồn tại của một dân tộc, là tiêu chí chủ yếu để phân biệt các dân tộc. Một dân tộc để mất tiếng mẹ đẻ thì có nguy cơ bị tiêu diệt theo nghĩa bị đồng hóa, tan biến vào một nền văn hóa khác. Nhưng nếu giữ được tiếng mẹ đẻ thì dù nước mình bị kẻ ngoại xâm chiếm mất nhưng dân tộc đó vẫn không bị tiêu diệt. Người Do Thái mất nước, 2000 năm phiêu bạt khắp thế giới nhưng nhờ giữ được tiếng Hebrew nên dân tộc này vẫn tồn tại, cuối cùng lập nên quốc gia Israel hùng mạnh.

Phạm Quỳnh rất quan tâm tới chữ Nho, tức chữ Hán đã Việt Nam hóa phần ngữ âm, và đưa ra quan điểm hợp với thời đó, khi vốn từ Quốc ngữ còn rất nghèo, hầu hết từ ngữ có tính học thuật đều dùng chữ Nho, tức từ Hán-Việt. Ông nêu ví dụ : Nếu nói « Nhà vua Việt Nam đi chơi Bắc Kỳ, nay đã về Kinh rồi » thì nghe sống sượng quá, không trang trọng bằng nói « Hoàng thượng ngự giá Bắc Kỳ, nay đã hồi loan ». Những từ Hán-Việt ngự giá, hồi loan này thời ấy rất quen dùng nhưng ngày nay hầu như biến mất.

Ông nói ta phải học và dùng chữ Nho, nhưng chỉ nên học những chữ cần dùng: Xưa học chữ Nho là vì chữ Nho, nay học chữ Nho là vì quốc văn ; mục đích đã khác thì phương pháp cũng khác ; xưa học trăm phần nay chỉ học một phần thôi, nhưng là cái phần rất cần nhằm để đọc hiểu thơ văn người xưa, chứ không phải học để mà viết văn làm thơ bằng chữ Nho.

Dĩ nhiên quan điểm trên chỉ hợp với tình hình 100 năm trước. Ngày nay tiếng Việt đã hoàn thiện, nhiều từ Hán-Việt nhập tịch, biến thành từ Việt. Mặt khác người Việt cũng tự tạo ra nhiều từ ngữ mới khác từ ngữ Hán. Với vốn từ phong phú, tiếng Việt có thể diễn đạt mọi ý tưởng, khái niệm mà không cần dùng chữ Hán (Nhật và Hàn Quốc vẫn cần dùng). Bởi vậy ngày nay người Việt Nam không cần học chữ Hán ở bậc phổ thông. Riêng sinh viên khoa học xã hội-nhân văn thì cần học chữ Nho hoặc tiếng Hán để đọc hiểu các thư tịch tổ tiên để lại.

Tình yêu tiếng Việt của Phạm Quỳnh thể hiện rõ nhất khi ông ra sức đề cao giá trị văn chương của Truyện Kiều, bất chấp việc bị giới học giả yêu nước đương thời đả kích: Truyện Kiều quả là một nền văn chương tuyệt bút, có lẽ văn Tàu cũng không có gì bằng… có thể sánh với những sách thật hay trong văn chương các nước khác… Suốt truyện không một câu nào đặt non đặt ép… lời văn luyện cho đến nỗi tưởng không ai có tài nào đặt hơn được nữa… Nhiều câu trong Truyện Kiều đã trở thành lời cách ngôn thiên cổ.

Thời ấy một số học giả yêu nước nhưng còn vương vấn tư tưởng phong kiến vẫn coi Truyện Kiều là « dâm thư », coi việc Phạm Quỳnh suy tôn Truyện Kiều là thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp nhằm mê hoặc thanh niên ta, khiến họ sao lãng nhiệm vụ cứu nước. Ngày nay chúng ta đề cao Truyện Kiều và đánh giá Phạm Quỳnh trên mặt tích cực, mặt yêu nước là chính.

Trong lễ kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Du năm 1924, Phạm Quỳnh trịnh trọng thề: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn ; tiếng ta còn, nước ta còn! Nói cách khác, ông thề gìn giữ tổ quốc ta trường tồn trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Tiếng ta còn, nước ta còn! – chân lý bất hủ ấy đã được người Việt Nam chứng minh một cách hùng hồn nhất. Trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, nước ta bị biến thành một quận của Trung Hoa, tổ tiên ta buộc phải dùng chữ Hán, nhưng nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ mà dân tộc ta không bị đồng hóa, tổ quốc ta vẫn tồn tại tới ngày nay.

Thượng Chi Phạm Quỳnh đi đầu hiểu được và suốt đời phấn đấu thực hiện chân lý nói trên. Ông thực sự là một học giả yêu nước và uyên bác hiếm có của dân tộc Việt Nam.

Ghi chú :

[1] Phạm Quỳnh 15 tuổi làm phụ tá ở Viện Viễn đông Bác cổ, cơ quan nghiên cứu khoa học cao nhất của Pháp ở Đông Dương ; 21 tuổi dịch các bài văn học, triết học và đăng trên Đông Dương tạp chí.

[2] Những chữ in ngả trong bài này nếu không có ghi chú đều là lời Phạm Quỳnh, trích dẫn từ Thượng Chi Văn tập.

[3] Trương Chính : Bàn thêm về cuộc tranh luận chung quanh Truyện Kiều khoảng năm 1924.

[4] Thông báo Hán Nôm học 2001, tr.528-540.

[5]  Nguyễn Văn Huyên : Văn minh Việt Nam (chương XII).

[6]  Dương Quảng Hàm : Việt Nam văn học sử yếu, 1941

Càng tìm hiểu, càng kinh ngạc và thêm khâm phục Thượng Chi Phạm Quỳnh

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:25 sáng

Blog Phamton năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 2 năm 2024.

Càng tìm hiểu, càng kinh ngạc và thêm khâm phục

Thượng Chi  Phạm Quỳnh

Phạm Tôn Tôn Thất Thành

Ngày 22 tháng 2 năm 2009, Nguyễn Thành Trung con trai tôi đã tặng quà sinh nhật bố là Blog PhamTon mà con được một bạn cùng học giúp sức lập nên, để có một kênh chính thức viết về Thượng Chi Phạm Quỳnh-Ông ngoại tôi. Địa chỉ blog là phamquynh.wordpress.com. Vì Thượng Chi Phạm Quỳnh thì dân ta ai cũng biết, dễ tìm đến Blog PhamTon.

Tôi báo ngay cho một chú em thân thiết không cùng cha mẹ tin vui này. Chú nhắn lại: Thế là anh bắt đầu một sự nghiệp đấy

Thật tình, chưa bao giờ tôi có ý định lập một sự nghiệp gì. Chỉ cố hết sức làm việc mình phải làm.

Vì thế bút danh chỉ ghi là Phạm Tôn, tức cháu cụ Phạm. Mãi gần đây, mới dùng bút danh Phạm Tôn Tôn Thất Thành. Vì nhiều bài viết về người thân: cô tôi, dì tôi, em tôi, anh tôi…không thể không ghi tên thật. Trước tên thật, vẫn ghi PT, tức Phạm Tôn, cháu Cụ Phạm, đó là cái tước của tôi như người ta hay ghi VS, GS, PGS, TS, Ths..

Thấm thoát đã tròn 15 năm, vừa bằng thời gian Ông tôi làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong. Và đang bước sang năm thứ 16. Vậy mà vẫn chưa đi đến đâu…

Blog PhamTon ra đời và sống nổi 15 năm qua là nhờ có chỗ dựa vững chắc, có ngọn cờ quy tụ những người có lòng tưởng nhớ và biết ơn Thượng Chi Phạm Quỳnh, là nhạc sĩ Phạm Tuyên người con thứ chín của học giả. Ngay trước khi ra đời và suốt 15 năm qua tư liệu gửi đến nhạc sĩ rất nhiều. Từ thơ Vũ Đình Liên viết về người đồng hương Phạm Quỳnh, trường ca của nhà thơ Đan Mạch Erik Stinius viết về cái chết oan khuất của Thượng Chi Phạm Quỳnh do nhà thơ Phạm Tiến Duật đem từ Đan Mạch về, các tư liệu của cụ Hoàng Đạo Thúy về gia đình họ hàng Phạm Quỳnh và cả nơi ở của tam đại đồng đường số 1 phố Hàng Trống. Những bài viết quan trọng như Người nặng lòng với nước, Vì sao Phạm Khuê viết ngay được bức thư gửi Cụ Hồ năm 1945, đều có sự tham gia biên tập của nhạc sĩ. Nhạc sĩ cũng viết những bài quan trọng về Giáo sư Văn Tạo, người đầu tiên yêu cầu đánh giá lại Phạm Quỳnh, linh mục Trương Bá Cần chủ nhiệm tạp chí Công Giáo và Dân Tộc đăng bài Phạm Quỳnh người nặng lòng với nước, nhà thơ Phạm Tiến Duật, người thơ yêu nhạc…

Nhạc sĩ ra đời trước tôi 10 năm, bao giờ tôi cũng theo sau cậu. Những bước ngoặt đời tôi đều có sự tham gia của cậu. Tôi được cậu chỉ bảo và khi cần thì giúp đỡ cả về vật chất. Năm tôi 15 tuổi, cậu từ Trung Quốc về dẫn đoàn Văn công Khu học xá trung ương toàn học trò lớn bé, tham dự Đại hội Văn công toàn quốc mừng miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Đêm trước khi về Trung Quốc, cậu dự buổi chia tay với bạn bè đến khuya mới về. Tôi đang ngủ thì cậu lay dậy và lần đầu tiên cậu nói với tôi về Ông Ngoại. Từ ấy, Ông khi nào cũng sống trong tôi. Những ký ức thuở nhỏ 2-4 tuổi ở Huế cũng sống dậy. Và cứ thế, Ông sống mãi trong tôi, chi phối cuộc đời tôi.

Gần đây, cứ mở tivi ra, xem bất cứ kênh nào trong nước cũng nghe nhắc đến cụm từ Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Rồi các vị lãnh đạo ta ra nước ngoài như Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại bà con kiều bào ta ở Đai học Harvard Kennedy Nam Carolina cũng nhắc bà con ráng cho con cháu học tiếng Việt, vì tiếng ta còn, nước ta còn. Càng thấy phải cố gắng nhiều hơn, để tiếp tục tìm hiểu và cùng mọi người Việt Nam thêm tin con đường Ông tôi đã hiến cả đời mình vì tiếng ta. Đó là trung với nước, hiếu với dân như ông tôi đã nêu gương

Tôi mong Blog PhamTon trở thành kho tư liệu về Phạm Quỳnh, để ai muốn tìm hiểu về Phạm Quỳnh thì cứ mở Blog PhamTon ra là có.

Đầu tiên, tôi tìm hiểu vì sao mới 29 tuổi đầu Phạm Quỳnh đã đăng đàn diễn thuyết tại Viện Hàn Lâm Pháp để nói cho giới tinh hoa Pháp biết về đất nước và tiếng nói của dân tộc mình

Hóa ra câu trả lời có ngay trong Pháp du hành trình nhật ký. Từ nhiều năm trước, ở Hà Nội ông có một anh bạn người Pháp năng lui tới nhà số 5 phố Hàng Da nơi ông ở cũng là tòa soạn tạp chí Nam Phong. Anh ta cho biết lần nào về Pháp cũng kể cho bố mẹ nghe về Việt Nam và người bạn Việt Nam, khiến cả hai cụ đều mong có ngày được gặp Phạm Quỳnh tại Paris. Nhân dịp sang Pháp dự hội chợ đấu xảo Đông Dương năm 1922, Phạm Quỳnh tìm đến gặp bạn tại nhà, lại được hai cụ tay bắt mặt mừng. Từ đấy, nhiều lần được hai cụ mời dùng bữa với gia đình để được nghe nói về Việt Nam, khác hẳn những gì các cụ đọc trên báo nghe trên rađiô. Rồi chính hai cụ nhờ bạn bè tìm cách để Phạm Quỳnh được lên diễn đàn Viện Hàn Lâm Pháp phiên họp cuối trước khi nghỉ hè. Hai cụ còn mời bạn là một vị tướng tới nhà để nghe Phạm Quỳnh và góp ý. Khi chắc chắn sẽ được phát biểu trước Viện Hàn Lâm Pháp trong 20 phút cả hai cụ cùng bạn bè sẵn sàng nghe và góp ý cho bài nói của Phạm Quỳnh được đúng văn phong đương thời ở Paris, cố gắng kết thúc trong 18 phút để không bị cắt khi nói chưa hết mà đã hết giờ

Đã xong phần nội dung. Còn trang phục thì sao? Trước khi đi Pháp Phạm Quỳnh nói với Phạm Duy Tốn là ta đi để xem người, không phải để người xem ta. Do đó mới cắt cái búi tó củ hành. Và khi đến Pháp thì đi may ngay đồ Tây. Nhưng ông vẫn mang theo mấy bộ áo dài khăn đóng nghiêm chỉnh cất trong rương. Lần này, cơ hội hiếm có để giới thiệu tiếng Việt là quốc hồn, tưởng cũng nên mặc quốc phục cho xứng. Thế là hôm ấy, ông đi bộ đến Viện Hàn Lâm. Thấy người ta trầm trồ, chỉ trỏ. Ông tươi tỉnh vững bước. Quả nhiên, cử tọa toàn viện cũng ngỡ ngàng khi thấy chàng trai nho nhã, da trắng xanh, môi đỏ lên diễn đàn với lưng tôm, mặc áo the đen, khăn đóng. Nhưng khi cất tiếng thì là một giọng Paris chuẩn, trình bày rõ ràng một vấn đề kỳ lạ nhưng đầy thuyết phục. Rồi tất cả đứng lên vỗ tay không ngớt, một chuyện mà khi Phạm Quỳnh kể lại cho ông bà thân sinh anh bạn thì hai cụ ngạc nhiên bảo chuyện này chưa từng xảy ra, vì ở đấy, ai cũng là tinh hoa của nước Pháp. Rồi báo chí vào cuộc, xin ban tổ hức bài diễn văn kỳ lạ. Còn xin ảnh. Ông thiếu gì ảnh mặc đồ Tây mới may, thiếu gì ảnh chụp với Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn còn cầm cả can. Vậy mà ông đưa cho báo chí bức ảnh bà vợ mới gửi sang là bức ông bế bé Phạm Thị Ngoạn mới đầy năm Ông mặc áo dài gấm. Sàu này bà Ngoạn tặng tôi bức ảnh đó với lời đề tặng Cô tặng cháu bức ảnh mà cô rất quí. Trên ảnh còn dòng chữ bà ghi đã lâu, nhạt màu bằng tiếng Pháp Tôi đã có mặt trên báo chí Paris từ năm 1922.

Chỉ một chuyện Ông đăng đàn diễn thuyết ở Viện Hàn Lâm Pháp cũng đã khiến tôi kinh ngạc và khâm phục ông rồi.

Nhiều năm sau, đã ngoài 80 tuổi, lại hơn 20 năm phát hiện đái tháo đường, mổ ung thư đại tràng 13,14 năm, người lúc nào cũng mệt mỏi, lại cùng con trai con dâu và hai cháu nội nhỏ mới học cấp 1, cấp 2 chăm sóc vợ bị păckinsơn chín năm trời mà vẫn đều kỳ ra blog PhamTon về Ông ngoại.

Cô em họ hơn tôi một tuổi Đặng Nguyệt Bính từ Hà Nội vào thăm, bảo “Anh cứ yên tâm. Anh bao giờ cũng được Ông phù hộ. Việc chưa xong, anh còn phải sống chứ.”

Đến đây, xin mời quý bạn đọc đọc bài viết về chuyện này, cũng mới lên Blog PhamTon gần đây.

—o0o—

“ANH ĐƯỢC ÔNG PHÙ HỘ”

Phạm Tôn Tôn Thất Thành

Nguyệt Bính là em, nhưng hơn tôi một tuổi, sinh năm Kỷ Mão 1939; còn tôi Canh Thìn 1940. Em là con gái dì Phạm Thị Thức em kế mẹ tôi Phạm Thị Giá trưởng nữ của học giả Thượng Chi Phạm Quỳnh.

Là anh em họ nhưng chúng tôi thân thiết, luôn quan tâm đến nhau.

Năm em sinh con gái đầu lòng Diệu Hoa, tôi đạp xe đến thăm. Vừa kịp chúc mừng em thì em đã hỏi về tình hình sức khỏe tôi, hỏi kỹ càng đúng như một bác sĩ khám bệnh. Em là bác sĩ nhi khoa. Sau khi biết hết mọi nỗi lo của tôi về bệnh tật em nhắc nhở: bệnh lao của anh thật ra không đáng sợ, anh biết cách giữ gìn rồi. Nhưng bệnh đáng quan tâm chính là huyết áp cao. Anh bị huyết áp cao quá sớm, mới 22 tuổi.

Lần gần đây nhất, em đến thăm tôi là tối hôm vợ tôi mất lúc hơn bốn giờ sáng ngày 10 tháng bảy ta (7 tháng 8 năm 2022).

Em vào Sài Gòn lần nào cũng gọi điện cho tôi ngay, sau đó thường  đến thăm, cho quà. Già cậy con, con chưa thu xếp đưa đi được thì đành chịu. Lần này, em đến nhà mà không gặp được vợ tôi! Cẩn thận mang theo cả cây gậy chống bốn chân. Cũng thế, tôi có cây gậy ba chân. Gặp nhau trò chuyện thể nào cũng nhắc đến Ông Ngoại chúng tôi. Tôi kể những chuyện mới biết về Ông, chia sẻ tình cảm với nhau, thì mấy lần em nói: “Anh bao giờ cũng lo nghĩ về Ông, tìm tòi mọi mặt về cuộc đời và sự nghiệp của Ông, mong giúp mọi người, nhất là người nhà thêm hiểu và kính yêu Ông, cho nên dù anh có nhiều lần bị bệnh hiểm nghèo, hai lần cận kề cái chết, nhưng rồi vẫn vượt qua, lại đọc sách báo và viết về Ông. Đó là do anh được Ông phù hộ đấy! Em tin là như thế. Ông thương anh lắm. Anh yên tâm sống và làm việc vì Ông, vì cả họ nhà ta”.

Thú thật, trước đây tôi cứ lầm lũi tìm hiểu về Ông, đi lên Yên Bái hàng chục lần chỉ mong được nghe bà Nhỡ (Lê Thị Hợp) kể cho nghe về Ông thời trẻ và bắt đầu làm báo Nam Phong. Tôi gặp nhiều may mắn trong công việc khổ sai mình tự nhận làm này, mà chưa bao giờ nghĩ là mình gặp may mắn, tai qua nạn khỏi là do được Ông phù hộ. Bạn bè cùng lứa học Học viện Nông Lâm khóa 5 khoa chăn nuôi thú y  nay cứ rơi rụng dần, còn tôi người ốm yếu nhất, phải bỏ học vì không đủ sức khỏe, nay vẫn làm việc được. Nghĩ lại, tôi thấy em Nguyệt Bính tôi nói đúng. Tôi được Ông phù hộ mà sống được và may mắn tìm được không ít tư liệu quí về Ông.

Tôi không bao giờ quên bạn Đoàn Di đã tìm ra con đường để tôi khỏi phải nộp giấy khám sức khỏe đủ sức làm việc khi xin việc. Tôi được khu đoàn Hai Bà Trưng giới thiệu nhận công tác tại xí nghiệp Cảng sông Hà Nội năm 1965. Sau khi tôi cùng 50 thanh niên bốc xếp xung phong đi Quảng Bình phục vụ chiến dịch VT5 chi viện tiền tuyến năm 1978-1979 thì được trở lại làm công tác bổ túc văn hóa và văn hóa quần chúng. Tôi lập tủ sách công đoàn, tự đi mua sách, giới thiệu sách trên loa xí nghiệp, làm luôn thủ thư cho công nhân viên mượn sách. Một sáng năm 1972 ấy, tôi đi mua sách. Đến một hiệu sách Nhân Dân ở khu Hai Bà Trưng, thấy quyển Đời viết văn của tôi của Nguyễn Công Hoan thì mua ngay một quyển cùng một số sách khác. Về văn phòng công đoàn bên bờ sông Hồng, tôi đọc lướt ngay sách Nguyễn Công Hoan. Giật mình thấy có tên Ông mình trong đó. Đọc kỹ cả mấy trang viết là nhà văn viết nên kiệt tác Kép Tư Bền là do thương cảnh ông tôi phải ra làm quan hòng giúp dân giúp nước.

Tôi vội ra ngay hiệu sách nọ nói cho mua năm cuốn sách của Nguyễn Công Hoan. Chị bán sách nói nhỏ: Hết rồi anh ạ. Tôi nói vừa mua cách đây chưa đến một giờ mà. Chị lại nói nhỏ: Trên công ty cho thu hết rồi. Không còn cuốn nào!

Bây giờ nghĩ lại,  tôi thấy đúng là Ông phù hộ, dẫn dắt tôi sáng hôm ấy, đúng giờ ấy, đến hiệu sách ấy mà mua được sách có bài bênh vực Ông. Tôi giữ luôn quyển sách đó bên mình. Sau này vào thành phố Hồ Chí Minh năm 1992, tôi phô tô bài ấy gửi cho dì Phạm Thị Ngoạn, vừa may đúng dịp các dì bên Pháp in sách kỷ niệm 100 năm sinh của Ông liền đưa vào. Ai đọc cũng mừng.

Nhiều năm sau, do bố con tôi tìm cuốn sách 1575 Thành ngữ tục ngữ cần bàn thêm của Lê Gia mới đến Nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM. Nhân viên cho biết nhà xuất bản đang chuyển địa điểm nên dẹp cửa hàng sách rồi, đang thanh lý sách tồn kho, giá rẻ, các anh có vào xem không. Chị dẫn chúng tôi đến một kho tối, còn nhiều giá sách, lơ thơ mỗi ngăn mươi quyển phủ bụi. Tôi len vào giữa các kệ cao, chợt thấy ngăn cuối một kệ chỏng trơ một cuốn sách nằm nghiêng. Không ngờ, không tìm mà thấy báu vật: Đời viết văn của tôi của Nguyễn Công Hoan, in có 500 bản, từ năm 1996. Nay nghĩ lại, đúng là Ông dẫn đường cho bố con tôi đi. Bản duy nhất còn lại. Giá thanh lý rẻ như cho không!

Gần đây nhất là sau khi chuẩn bị xong xuôi bài vở cho số Blog PhamTon kỳ 1 tháng 9 năm 2023, tôi thư thái lấy báo Tuổi Trẻ cuối tuần ra xem. Thật tình là tôi muốn tìm đưa con tôi đọc bài Có một cuộc “suy thoái” tình bạn của Phan Bảo và các bài kèm theo trong mục Câu chuyện cuộc sống như Tình bạn thay đổi theo tuổi tác thế nào của D Kim Thoa, Chế độ “close friends” và quan niệm bạn thân của người trẻ của Trọng Nam và Bạn của ta, thuốc của ta của Hồng Vân. Tôi đọc lướt rồi, thấy cần giới thiệu với con trai kém tôi 43 tuổi.

Không ngờ nhà có trẻ nhỏ, vô ý đánh đổ nước vào tạp chí. Tạp chí này chữ in sắc nét, rõ ràng, ảnh màu đẹp như ảnh chụp. Không mất chữ mất hình. Tôi đã cẩn thận vẩy nước đi, rồi đem treo lên giây thép, dùng mắc áo nhỏ hong chỗ nắng nhẹ lại có gió. Thế mà bây giờ khi mở ra đọc vẫn khó. Gần như khôi phục được tập tạp chí. Tôi chờ con về để đưa. Lướt các trang còn lại, thấy có bài Mộc Châu, những ký ức về một loài cây mất ngủ của tác giả Trung Sỹ. Bài viết về chè Mộc Châu. Về già tôi mới mê uống chè, hầu như suốt ngày uống chè. Mộc Châu lại là nơi em gái tôi năm 18 tuổi đã tham gia đội thanh niên xung phong của Thành đoàn Hà Nội tổ chức lên khai thác Tây Bắc chính tại nông trường Mộc Châu này. Thế là tôi bắt đầu đọc. Bài dài ba trang, có ảnh màu đẹp minh họa. Nhưng, vừa đọc xong cột I trang 30, tôi giật mình, như bắt được của báu tìm kiếm suốt gần hai mươi năm nay! Từ khi dì tôi là Phạm Thị Ngoạn tác giả luận án tiến sĩ Sorbonne Tìm hiểu tạp chí Nam Phong gửi từ Pháp về cho bản sao bức thư dài bốn trang chữ chính tay Ông Ngoại tôi viết rất rõ ràng. Thư tay ông viết ngày 18/1/1933 trên giấy viết thư của Ngự tiền văn phòng. Như vậy là ngồi chưa ấm chỗ trong quan trường nhiều nghi kỵ, hiềm khích bởi ông là người Bắc, lại từ chân trắng vọt lên, mà ông đã viết thư cho Lu-y Mac-ty (Louis Marty) giám đốc chính trị tùng sự tại Phủ Toàn quyền Đông Dương là “bạn cũ” đồng sáng lập tạp chí Nam Phong yêu cầu bênh vực một chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi tên là Nguyễn Công Nghi bị bắt ở Kiến An vì một vụ “âm mưu cộng sản”. Anh này bị kết án tù chung thân, hiện đang giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội sắp bị đầy đi Côn Đảo, thậm chí đầy đi  ngoài xứ Đông Dương. Anh là em ông Nguyễn Công Kính, chủ hãng thuốc lào Giang Ký danh tiếng ở Hà Nội. Thư ông viết kín bốn trang, đến nỗi chữ ký cuối thư còn phải viết sát mép dưới trang giấy. Vậy mà còn viết thêm là mọi chi tiết về vụ này, người đưa thư là em vợ ông ông Lê Xuân sẽ nói rõ hơn.

Từ ngày được dì gửi cho bản sao thư Ông, tôi cố nhờ bà con ở nước ngoài và tự tìm tòi trong nước nhưng không sao biết được việc can thiệp ấy có kết quả thế nào. Thì may thay, hôm nay tôi đọc thấy trong bài của tác giả Trung Sỹ viết rõ ràng: “Quốc lộ số 6 từ Hà Nội lên Sơn La với tôi chẳng xa lạ gì bởi nó gắn với nhiều kỷ niệm bi tráng của gia đình (…) Chiếc xe Ford Transit 16 chỗ lăn êm trên con đường xưa đế quốc thực dân Pháp phát vãng ông ngoại tôi lên Sơn La, lúc đó còn có tên là Văn Bú. Ông tôi là em ruột ông Chánh, chủ hãng thuốc lào Giang Ký nổi tiếng toàn cõi Đông Dương. Lòng yêu nước chẳng kể giàu nghèo, ông xuất dương sang Quảng Châu, dự các khóa huấn luyện của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1929, ông bị mật thám bắt, tòa đại hình thực dân khép án khổ sai chung thân”.

Thế là sự can thiệp của Ông Ngoại tôi đã có kết quả. Giúp được người cộng sản ấy thoát khoải án đầy biệt xứ.

Thượng Chi Phạm Quỳnh là người theo thuyết trung dung, không chọn phe phái, cứ thấy việc phải là làm không hề nghĩ đến làm việc đó có hại gì cho bản thân không. Ông quả là một sĩ phu Bắc Hà chân chính.

Em Nguyệt Bính tôi đã nói đúng: Tôi là cháu ngoại có lòng nên đã được Ông phù hộ cho được sống mà tìm được những chứng cứ vinh danh ông.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/9/2023.

PT.TTT

Ba thục nữ khuê các Hà Thành xưa và … tôi

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:25 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 2 tháng 2 năm 2024

Chuyện một người cháu ngoại – Phụ lục

Ba thục nữ khuê các Hà Thành xưa và …tôi

Phạm Tôn

Tôi may mắn có được bức ảnh ba thiếu nữ xinh đẹp của Hà Nội xưa này. Mẹ tôi Phạm Thị Giá (bên trái) và chị dâu Nguyễn Thị Hy (ở giữa) đều tuổi quí sửu, còn dì tôi Phạm Thị Thức (bên phải) tuổi mão. Hai bà tuổi Sửu cùng tuổi vua Bảo Đại sinh năm 1913 suốt đời vất vả; chỉ có dì tôi tuổi mão là sung sướng. Ba bà là ba người đầu tiên tôi được gặp trên đời. Tất nhiên cũng là những người thấy mặt tôi đầu tiên. Trong đời mình, tôi cũng được ba bà thương yêu chăm sóc, giúp đỡ nhiều.

anh ba ba da chinh sua

Mẹ tôi kể, năm ấy là năm canh thìn (1940).

Ai cũng bảo: Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng. Thế là ba chị em mẹ tôi dì kế mẹ tôi và bà chị dâu cả rủ nhau đến nhà bố mẹ tôi ở số 5 phố Hàng Da ngủ để sáng hôm sau là đúng ngày rằm tháng giêng thì đi lễ, kẻo mẹ tôi bụng đã to lắm rồi, đẻ lúc nào không biết lại không đi lễ được. Ba chị em mà như là ba người bạn thân, hợp tính nhau lắm, cứ ai có chuyện gì là cũng nói cho nhau biết và cùng nhau giúp đỡ, chia vui, sẻ buồn bao giờ cũng có nhau.

Nói là đến nhà mẹ tôi ngủ nhưng có ai ngủ đâu chuyện trò râm ran suốt đêm. Thêm nữa, nằm trong bụng mẹ chắc là tôi hóng chuyện, khi vui, khi lo cho nên cựa quậy luôn làm mẹ tôi hay phải trở mình, được bác và dì tôi đỡ cho dễ nằm. Năm ấy, mẹ tôi mới 27 tuổi. Dì tôi kém mẹ hai tuổi.

Khoảng ba giờ sáng thì mẹ tôi đau bụng, bác và dì bảo có lẽ trở dạ, phải dậy chuẩn bị ngay kẻo không kịp. Nhưng mẹ tôi lên cơn đau dữ dội, cứ quặn cả bụng lại liên hồi không sao chịu nổi, phải cố lắm mới không kêu lên. Thế là ba bà lên xe nhà, tài xế lái ngay đến bệnh viện Đặng Vũ Lạc ở đường gần nhà ga Hàng Cỏ, sau này gọi là đường Trần Hưng Đạo, bệnh viện thì thành bệnh viện Việt Nam – Cu ba. Ba giờ rưỡi sáng, tôi ra đời. Cô y tá vui vẻ bế tôi lên xem xét và vui mừng báo với ba chị em, còn dứ dứ phần dưới thân tôi đến ngay trước mắt mẹ tôi như để khoe thành tích của cô ấy và nói to Con trai, ba ký rưỡi. Nhưng cô chưng hửng trước vẻ dửng dưng của mẹ tôi. Mẹ nói Giai gái gì cũng được cô ạ, cám ơn cô, rồi quay mặt vào trong. Dì tôi và bác tôi vội đón lấy đứa bé nựng và đưa mẹ tôi cho bú.

Cô y tá không biết nên có phật ý, nhưng dì và bác tôi thì biết rõ mẹ tôi nói thật lòng. Mẹ tôi cưới năm 18 tuổi, năm 19 có con gái đầu lòng, rồi sau đó lại hai con gái nữa. Ông bà ngoại không nói gì, chỉ có bên nội ở Huế thì có người lớn nói là thế này thì phải lấy vợ lẽ cho bố tôi, vì bố là con trưởng không thể không có con trai nối dõi. Mà lấy là lấy thôi, không sao đâu, lấy rồi thì chính mẹ tôi sẽ đẻ con trai ngay mà, không phải e ngại chi mô. Mẹ tôi nghe nói buồn lắm, chỉ biết chia sẻ nỗi lòng với dì và bác tôi, cùng nhau lên chùa, đi xem bói… Rồi nghe nói bố tôi cũng ngả theo ý bên nội, chấm một cô tân thời xinh xắn, cao mà lại biết đi xe đạp. Đó là cô Nga, thường gọi là Nga Thiên Hương, em vợ ông họa sĩ Nguyễn Cát Tường Lemur, nhà đối diện nhà chúng tôi, ông cùng dạy trường Thăng Long (Ngõ Trạm) với bố tôi, lại mở quán kem Thiên Hương, đề xướng lối sống Âu hóa, vì ông cũng là người trong nhóm Phong Hóa – Ngày nay.

Mẹ tôi buồn mất mấy năm, nhưng đến tháng 1 năm 1937 thì sinh anh tôi, cứu tinh đời mẹ. Ai cũng mừng. Không phải lấy vợ lẽ cho chồng mà vẫn sinh con trai. Bạn bè mừng có con trai tặng một cái chén bạc, kèm thìa bạc và đĩa bạc rất xinh, mẹ tôi bảo ai ngờ là bộ đồ mừng sinh con trai ấy chỉ để pha thuốc cho anh tôi uống từng thìa nhỏ. Vì anh ốm yếu từ khi sinh. Có lẽ do mẹ tôi quá lo âu khi mang thai anh.

Có anh, mẹ tôi trút được gánh nặng lần này không sinh con trai thì để anh ấy lấy vợ lẽ… Mọi tình thương yêu đều trút vào anh, đứa con đã cứu đời mẹ. Bac Dai luc 4 tuoi.jpgVì thế, mẹ tôi mới dửng dưng khi nghe cô y tá báo tin sinh con trai. Chỉ là sinh con trai thôi, không có ý nghĩa gì khác.

Nói thế, chứ không phải mẹ không yêu thương tôi.

Tôi còn nhớ phòng khách ở nhà số 5 phố Hàng Da có treo trên tường chỗ dễ thấy nhất một khung ảnh to, chụp tôi hồi sơ sinh đang nằm sấp, đầu ngẩng lên, mắt to đen láy, lông mi dày. Cho đến trước khi tản cư tháng 12/1946 vẫn còn. Chứng cớ nữa là tôi vừa được mấy ngày bộ ba (tức mẹ, dì và bác tôi) đã kéo nhau đi xem bói, thầy nói thế nào là làm đúng như thế. Mẹ cho tôi vào một cái khăn len, đặt trong cái làn mây, ra trước rạp chiếu bóng Olympia ngay trước chợ Hàng Da thì đặt xuống vệ hè rồi vội vã đi ngay về nhà để dì tôi đến  xách cái làn mây có tôi nằm ngơ ngác mà thích thú trong đó đem về nhà mẹ. Gặp mẹ thì dì nói là tôi tình cờ đi chợ Hàng Da, thấy có thằng bé bụ bẫm ai bỏ ở vệ hè, không khóc, chỉ cười đáng yêu quá, tôi xách về dây, chị có thích thì tôi biếu chị, không thì tôi đem về tôi nuôi. Sau đó, còn sợ tôi số khó nuôi, đem đi xin làm con Đức Thánh Trần xin cả bùa bắt tôi đeo. Tôi nhớ u Thành, vú nuôi tôi khi nào tắm tôi cũng nhấc cái bùa hình chữ nhật bằng đồng lên trước mặt tôi dặn là bao giờ cũng phải đeo mới mạnh khỏe và tránh được rủi ro. Chuyện bỏ giỏ mây và đeo bùa chứng tỏ mẹ tôi cũng yêu quí tôi, nhưng bà chỉ giữ trong lòng. Đến năm 1998, tôi đã 58 tuổi, sau một lần tôi chết hụt mẹ mới viết thư kể chuyện đem con bỏ giỏ này.

Đến bây giờ , gần 80 tuổi rồi, tôi vẫn không hiểu vì sao dì thương yêu tôi hơn các anh chị Ba noi be boem khác trong nhà tôi. Khi có tôi, dì đã sinh Tứ, Bính, một trai một gái vậy mà dì vẫn hay đến nhà, dẫn tôi đi chơi. Dạo nhỏ, mẹ tôi kể, tôi mới nói được vài tiếng, nhưng là những tiếng rất khôn . Đi chơi thấy cái gì hay hay cũng hỏi Chái gì, được dì trả lời thì lại nói ngay Cho Chành. Thế là dì mua cho. Tôi vẫn nhớ lần vào cửa hàng Vĩnh Long chuyên may y phục trẻ em ở phố Hàng Gai, tôi hỏi và xin thì dì mua cho một bộ áo sơ mi sa tanh trắng có nổi hình mặt trăng mặc với quần và gi lê sa tanh đen. Về nhà, ai cũng khen là đẹp quá. Dì bảo nó chọn nên tôi mới mua cho. Có lần đến nhà chơi, thế nào tôi bị mèo nhà dì cào đau phát khóc lên thì chú bỏ cả việc đang làm, ra dỗ, tiện tay lấy một quyển sổ nhỏ bìa đen cho tôi. Dì thì lo cho uống nước và xoa xoa vết xước. Sau này, tôi bị lao phổi, khi nằm bệnh viện Bạch Mai, chú xuống thăm, khi an dưỡng ở tận Quảng Bá chú cũng đạp xe lên thăm, còn dạy cho tôi cách vung hai tay theo kiểu người  Pháp phát cỏ để luyện phổi thở cho tốt. Động tác ấy, hằng sáng tôi vẫn thực hành.

Hồi tôi làm chuyên trách bổ túc văn hóa ở Cảng Hà Nội, dì đã dùng sổ mua hàng dành cho cấp bộ trưởng của chú rể tôi giúp tôi biến thù lao mọn của anh em giáo viên thành những món hàng sang trọng chỉ cấp bộ trưởng mới được cung cấp: nào là sô cô la, thuốc lá thơm, xà phòng ngoại… Cái tình dì cháu có lẽ bắt đầu từ khi dì ra chợ Hàng Da nhặt tôi về trong cái làn mây như mẹ tôi kể.

Còn bác Cả gái, thì tôi nhớ nhất là khi đầu tóc bác đã bạc phơ vẫn hay lên chơi nhà. Bác vừa cười vừa kể: Thằng con trai tôi út nó cứ nhắc sao dạo này mẹ ít lên nhà cô thế. Tôi biết nó muốn lên chơi với con trai cô. Anh em chênh nhau đến hơn 10 tuổi mà cứ gặp nhau là không rời, không biết có chuyện gì mà nói lắm thế. Còn đưa sách cho nhau. Năm 1975, bác đến nhà chơi, bảo đưa ra ban công bác muốn hỏi cháu làm sao trồng nhài hoa nhiều và to thế. Ra tới nơi, bác nói nhỏ: con cả bác đi bộ đội Trường Sơn, vào Sài Gòn đầu tiên là đến sân bay Tân Sơn Nhất hỏi thăm có đại tá Đệ không thì được biết là đại tá Đệ đã lên chuyến trực thăng cuối rời sân bay, bị lính dưới quyền bắn chết rồi. Anh rể tôi cũng tên là Đệ, nhưng không phải người bị bắn chết. Lần bác vào Sài Gòn, đến thăm tôi tại 82 Lý Chính Thắng. Anh con cả bảo mẹ vào đấy cứ ở nhà em nó. Mặc dù hồi ấy tôi mới về đây ở, cái buồng trống không, quần áo sách đều để trong các thùng đựng mì ăn liền. Bác bảo vào đây, chị em bà con nhiều, ai cũng giành mời đến nhà, bác chỉ đến cháu chơi thôi. Hỏi sách của thầy (tức nhà văn Nguyễn Văn Ngọc) thì họ bảo sách thầy xưa rồi, ai đọc mà người ta in, chán quá. Tôi biếu ngay bác cuốn Tục ngữ phong dao toàn bộ của nhà xuất bản Mặc Lâm và hai tập Cổ học tinh hoa của cụ. Bác cười, con cả bác nó nói đúng, ở với cháu mà hơn. Họ khác mình quá, mặc dù họ hàng thật. Cái mình quí, họ chẳng coi ra gì. Tôi vẫn nhớ mãi bác có gặp mắt rất tươi, khuôn mặt thật đẹp nền nã, nhưng dù cười vẫn đượm vẻ buồn.

Còn mẹ tôi, tôi biết nói thêm gì bây giờ khi đã viết cả một bài mấy trang Trưởng nữ của học giả Phạm Quỳnh. Mẹ tôi bảo u Thành nuôi tôi nói với mẹ là u nuôi em chỉ mong em sau này học hành giỏi giang em ra làm quan cho u được nhờ. Nhưng thấy em lớn lên chỉ thích có món nước rau muống luộc ăn với cà thì u buồn lắm. Mà cho ăn thế là em ăn rất nhiều cơm. Hồi đó tôi còn đeo cái bùa bằng đồng xin ở đền Trần tận Nam Định. Sau này đánh mất lúc nào tôi cũng chẳng biết nữa. Có lẽ mê ăn nước rau muống và mất cái bùa đồng mà tôi thành ra thế này. Cả đời không có danh, cũng chẳng có lợi, phát hiện đái tháo đường hơn hai mươi năm, mổ ung thư vừa mười năm, kỳ khám thường kỳ năm 2019 bác sĩ Tương Anh vui vẻ bảo: thế này là coi như bác khỏi ung thư. Nhưng đấy là nói về con này mổ từ năm 2009, còn bao giờ nó mọc ra con khác thì ta lại tiếp tục điều trị. Tóm lại là bây giờ cứ vui đi…

Ngày 25/5/1988, mẹ tôi gửi từ Hà Nội thư có những đoạn sau:

Mấy hôm nay, cả me, dì và bác cả gái (tức cụ Phạm Thị Giá, cụ Phạm Thị Thức – hai con gái lớn và con dâu trưởng của Phạm Quỳnh cụ Nguyễn Thị Hy – PT ghi chú) họp nhau lại cố nhớ xem có chuyện gì thuộc về ông thì góp ý cho nhau.

…Cụ nuôi ông tức Phạm Quỳnh ăn học, đến năm ông mười lăm tuổi thì thi Diplôme (tức trung học phổ thông  – PT ghi chú) đỗ  thủ  khoa nên được nhà trường thưởng cho rất nhiều sách, ông phải thuê một xe cút kít chở sách về còn ông thì đi bộ theo sau.

…Sau này ông có chủ trương về giáo dục bắt buộc các học trò tiểu học phải thi sơ học yếu lược cho am hiểu chữ quốc ngữ và lịch sử nước nhà. Sau đỗ yếu lược mới được thi Certificat (tốt nghiệp tiểu học – PT ghi chú). Thời đó me và dì đều phải đi thi sơ học yếu lược. Khi ấy cũng có một số người phản đối, nói nên để cho thi Certificat ngay, thi sơ học yếu lược mất thời giờ.

…Ông không nghiện một thứ gì. Ông có tiền là chỉ mua sách để nghiên cứu, thứ nào cũng mua toàn bộ như La Grande Encyclopédie (Đại từ điển bách khoa), sau đó thì mua đồ cổ.

…Cái mũ ni bằng len ông thường đội là do bác cả gái đan. Vì ông thường làm việc khuya, ở Huế thời tiết mưa và lạnh nên đội cho ấm.

…Có lần ông tranh luận với một nhà báo Pháp ở báo France Indochine, cứ mỗi kì báo ra là mọi người đổ xô nhau mua để xem, báo bán rất chạy.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/7/2019

P.T.

Xem lại và bổ sung phần cuối 1 tháng 2 năm 2024

Tháng Hai 3, 2024

Mấy lời tâm sự cùng các con yêu quý

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 5:48 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười sáu, kỳ 1 tháng 3 năm 2024.

Mấy lời tâm sự cùng các con yêu quý

Phạm Thị Giá

Lời dẫn của Phạm Tôn: Từ năm 1983 sinh cháu đích tôn Thành Trung, mẹ tôi vui vẻ về sống với gia đình tôi tại nhà số 82 Lý Chính Thắng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 22/2/1992, tôi nhớ rất rõ vì là kỷ niệm ngày sinh của tôi năm thứ 52, tôi tiễn mẹ về Bạc Liêu theo yêu cầu của mẹ để giải quyết một vấn đề mẹ cần làm rõ với em gái tôi. Mẹ tuổi đã cao (sinh năm 1913) lại thêm có bệnh về huyết áp, tôi xin mẹ viết cho một bản như là di chúc để khi mẹ về với ông bà nội ngoại và cha chúng tôi thì anh chị em dễ xử lý việc tang lễ không tranh cãi để bị người ngoài hiểu là tranh giành gia sản gì chăng. Mẹ chấp nhận và khi còn minh mẫn mẹ đã viết những dòng sau đây. Xin mời quí bạn đọc xem để hiểu rõ tấm lòng của mẹ chúng tôi.

—o0o—

Đệ  An, Đại Thủy, Thành Đông, Thân Trang, Nhàn Long, Thái Đảnh (năm cặp đầu là vợ chồng con đẻ của mẹ. Cặp cuối cùng, chị Vũ Bích Thái là con nuôi mẹ – PT chú)

Tạo hóa sinh ra muôn loài vạn vật ở trên đời, cùng với cái nghiệp “Sinh, lão, bệnh tử”. Còn đối với con người thì có câu “Sinh ký tử qui” “Sống gửi thác về”, cho dù có không chết về bệnh tật, tai nạn thì mãn số cũng sẽ về nơi thế giới khác.

Mẹ nay đã ngoài 80 tuổi (Mẹ sinh năm 1913 tại Hà Nội – PT chú), cuộc sống như vậy cũng là thọ rồi. Cuộc đời mẹ ngọt bùi đã trải, và đắng cay cũng đã từng!

Nhất sinh trong đời mẹ không gì quí bằng các con. Nghĩ khi gia đình ta bị cơn tai biến, ông Ngoại và Ba (Ông ngoại là Phạm Quỳnh, Ba là Tôn Thất Bình, cha chúng tôi – PT chú) các con ra đi không có ngày về! Lòng mẹ đau đớn tưởng chừng như chết đi được! Nhưng nhìn lại các con, các con là tài sản của mẹ, là nguồn vui sống của mẹ, là nhiệm vụ, là bổn phận mẹ phải thay Ba các con, nuôi dưỡng các con, cho học hành cho đến nơi đến chốn, sau này sẽ trở thành những người hữu ích cho xã hội!

Các con đã được hưởng di sản những cái tinh hoa của hai bên Nội Ngoại là : Thông minh, hiếu học, chân chính, trung thực và rất là hiếu thảo. Các con đã trưởng thành, đem những trí tuệ và học hỏi trong bao năm ở nhà trường, đem hết sức mình và nhiệt tình ra đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc xây dựng đất nước, các con đã có một địa vị trong xã hội.

Các con đã lập gia đình, với tình yêu trong sáng, chân chính và thủy chung nên gia đình các con đều được êm đềm hạnh phúc, điều đó mẹ rất vui lòng.

Mẹ lúc nào cũng hết lòng thương yêu các con, ở với con nào cũng thương con, quí cháu! Nhưng hạnh phúc đâu có ở cùng ta mãi mãi! Một ngày kia mẹ  sẽ phải xa các con, qui luật của tạo hóa là như vậy!

Mẹ biết khi đó các con sẽ đau khổ, tiếc thương một người mẹ hiền đã hết lòng thương yêu các con! Nhưng các con đã rất hiếu nghĩa đối với mẹ, các con luôn làm cho mẹ được vui lòng, không còn phải ân hận gì nữa! Lúc tuổi già mẹ được sống đầy đủ giữa tình thương yêu quí mến của các con, các cháu đã hết lòng chăm sóc mẹ!

Nghĩ đến ngày mẹ sẽ phải xa các con, cháu, mẹ coi như là một giấc ngủ dài, mẹ sẽ gặp được những người trong gia đình đã về trước, trong lòng thanh thản không chút ân hận gì, vì mẹ đã làm tròn nhiệm vụ với các con.

Nguyện vọng của mẹ là khi mãn số sẽ đưa đi hỏa táng và đem cốt về thờ ở nhà em Nhàn. Việc này Long Nhàn và các cháu đã nhất trí: “Mẹ sống ở với chúng con thì khi mẹ mãn số gia đình chúng con sẽ thờ cúng Bà suốt đời! Hằng ngày thắp nén hương tưởng niệm Bà nó ấm cúng và giữ mãi được lòng hiếu thảo đối với Bà, không phải đưa đi đâu cho phiền phức nữa!

Vậy các con cứ theo như vậy cho mẹ được thỏa mãn!

Vĩnh biệt các con, các cháu!!!

Mẹ

*

*        *

Sau khi mẹ mất các con đừng làm cáo phó, mà chỉ báo cho các người thân trong gia đình biết thôi. Cuộc đời mẹ mấy chục năm trời, sống âm thầm, buồn tủi, không muốn ai biết đến tông tích gia đình mình cả! Thì nay lúc mất đi cũng để cho mọi người quên đi còn hơn!!

Sau khi hỏa táng cốt sẽ đem về để ở nhà em Nhàn, em sẽ lo cúng tuần tiết, và sau một năm anh Đại có về ở hẳn nước nhà, (Hồi mẹ viết Di chúc, anh Đại công tác tại Ănggôla-PT chú) sẽ đem cốt mẹ ra thờ cúng cho đúng thủ tục, “danh chính ngôn thuận” con trai trưởng giữ giỗ Tết gia tiên.

Bạc Liêu, ngày 20/3/1995.

Mẹ

—o0o—

Tôn Thất Thành ghi thêm:

Trích thư ngày 28/10/1997 của cụ Phạm Thị Giá

Ngày 28/10/1997, mẹ viết thư cho gia đình tôi kể chuyện sinh nhật hôm trước tại Bạc Liêu. Trong thư mẹ viết: Nay theo như mẹ suy nghĩ thì khi mẹ mất đi không cáo phó, ai đến thì cảm ơn thôi. Hỏa táng thì mẹ đã suy nghĩ kỹ âm dương cách biệt, không nên để cốt ở nhà anh Đại mà sẽ đưa lên thành phố Hồ Chí Minh, gửi vào chùa Vĩnh Nghiêm để mẹ hằng ngày được nấp bóng Đức Phật nghe kinh kệ cho thoải mái vong linh. Chùa to cảnh đẹp lại ở trung tâm thành phố đông đúc vui vẻ. Nhất là gia đình con chắc là vẫn ở thành phố Hồ Chí Minh. Đích tôn của bà cũng sẽ lại thăm chùa lễ Phật. Mẹ nói điện thoại, chị An cũng đồng ý và rất vui. Việc này mẹ đã suy nghĩ kỹ và vui nếu mọi việc diễn ra đúng theo nguyện vọng của mẹ là hỏa táng rồi đưa lên chùa Vĩnh Nghiêm là tốt đẹp hơn cả. Nay mẹ khỏe mạnh và vui lắm, chỉ có hai chân hơi yếu và lưng mỏi thôi.

Trước khi mẹ chúng tôi mất mấy ngày, anh cả Tôn Thất Đại đã xuống Bạc Liêu cùng em gái là con út bàn bạc. Ai cũng đã có và đọc “Di chúc” cả rồi, nói chung thực hiện theo dúng di nguyện của mẹ. Riêng về việc hỏa thiêu ngay sau khi mất, thì khi gia đình chúng tôi xuống Bạc Liêu buổi trưa, mẹ mất ngay tối đó, anh cả cho biết em út không tán thành hỏa thiêu vì như thế nóng khổ mẹ lắm. Anh không tranh cãi và chúng tôi là phận con thứ, cũng không phản đối. Vì thế năm 2000 ấy, mẹ tôi chưa hỏa táng mà chôn trong áo quan gỗ tốt, có trà khô và nhiều chất hút ẩm để xung quanh. Chị An ở Mỹ biết chuyện rất không hài lòng. Mãi đến năm 2006, em út mới báo các anh về Bạc Liêu để cải táng mẹ. Vì chủ đất muốn lấy lại đất để bán. Và đưa linh cữu đến một chùa đồng bào Khơ me có lò thiêu.

Vì thế sáu năm sau khi mẹ mất chúng tôi mới hỏa thiêu và đưa tro cốt mẹ về đặt ở chùa Vĩnh Nghiêm thành phố Hồ Chí Minh. Việc này do anh cả và tôi quyết định. Anh về nước, tôi đưa anh đến thăm chùa này và kể lại chuyện mẹ đã đến thăm cả tháp cốt, ngỏ ý muốn gửi cốt tại đây. Mẹ nói nay mẹ còn thì các em và các con từ xa có về thể nào cũng đến thăm, nhưng khi chỉ còn nấm mộ thì chắc khó có ai từ xa về chịu lặn lội về viếng. Còn mẹ ở đây, hằng ngày được nghe kinh kệ, ngày Tết ngày giỗ thì có con, sau này còn có đích tôn của bà lo hương khói. Ai ghé Sài Gòn cũng dễ viếng thăm. Hai anh em tôi thống nhất ý kiến như vậy và gặp ngay ban quản trị chùa vừa may có một chỗ đặt hũ cốt trống, có một gia đình xin lĩnh lại đem về quê. Chúng tôi làm ngay giấy đóng tiền cho chắc chắn. Nên năm 2006 cải táng đưa lên chùa đã có sẵn chỗ rồi, chỉ còn làm lễ an vị thôi.

Sau này chùa mở rộng và hiện đại hóa khu đặt tro cốt, con trai tôi tức là đích tôn của bà đã đặt luôn ba ô tủ để cốt: mẹ tôi và vợ chồng tôi sẽ luôn ở gần bên nhau.

Ngày mồng một Tết, ngày rằm tháng bảy và ngày giỗ mẹ, chúng tôi đều đến chùa Vĩnh Nghiêm trước khi cúng ở nhà riêng.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/9/2020.

T.T.T.

Tháng Một 25, 2024

Số ăn mày – Phụ Lục

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 10:00 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 1 tháng 2 năm 2024.

SỐ ĂN MÀY

Phạm Tôn

Tôi phải nhận là mình có số, số ăn mày. Mà tệ hơn ăn mày một chút. Ăn mày chỉ vì đói cơm rách áo hóa ra ăn mày như trong bài thơ hồi nhỏ tôi được học; còn tôi có làm ra cũng không được hưởng. Mà lỗi tại tôi mới đau chứ.

Chuyện đầu tiên là năm 1958, thi tốt nghiệp xong, việc làm tờ báo tường Bình Minh cuối khóa cũng xong, tôi chia tay chi đoàn 10 Chu Văn An về quê… một bạn học cấp hai ở Thẩm (Thái Bình). Lòng vui phơi phới, lại gặp trên xe một chuyện xúc động. Một cụ già rất yếu được một thanh niên còn trẻ nhưng mệt mỏi giúp đỡ mọi việc, họ cư xử với nhau như hai bố con suốt dọc đường. Về đến nhà là bắt tay ngay vào sáng tác truyện ngắn Hai bố con. Trong đó lặp lại đến mấy lần điệp khúc: “Ông cụ nhìn ra ngoài khung cửa sổ, hướng về phía xa xăm, như nhìn về quá khứ.” Tự cho là rất có nghệ thuật mà nghệ thuật cao nữa là khác! Do không học cấp một, nên tôi chữ xấu, phải nhờ em Thân chép lại cho rồi mới gửi báo Văn Nghệ. Dạo ấy báo có mở một mục nhan đề Cuộc sống mới, con người mới. Gửi xong tôi mua báo Văn Nghệ chăm chú đọc hằng tuần. Mãi chẳng thấy đăng tác phẩm yêu quí. Thế là bắt đầu suy nghĩ chê đoạn Ton That Thanh 1958.jpgnày không hay, chữ kia không chuẩn, cả cái câu rất nghệ thuật nhắc đi nhắc lại mấy lần cũng thấy vô duyên, cho là họ không đăng là phải, vì chất lượng kém, vấn đề nêu ra nhỏ bé quá. Rồi cũng chẳng mua hay xem ké báo Văn Nghệ nữa, quên hẳn tác phẩm văn học đầu đời đi.

Bỗng một hôm em Thân, người chép hộ tôi cái truyện ngắn đầu tay ấy đi đâu về, gọi tôi Le Dang Quang va Thanh Trunggấp và đưa ra tờ báo Văn Nghệ, trong mục Cuộc sống mới, con người mới có đăng truyện của tôi. Nhưng cái nhan đề tâm huyết của tôi Hai bố con thì được chuyển thành một cái nhan đề vô hồn là Trên một chuyến ô tô. Dưới vẫn có tên tác giả tôi đề là Lê Đăng Thành, vì hồi đó chúng tôi thân nhau như anh em, mà tôi kém Lê Đăng Quang hai tuổi. Tờ báo ấy tôi đem tặng Lê Đăng Quang. Nay Quang mất rồi, chắc tờ báo cũng mất theo. Và đến nay, tôi vẫn chưa nhận được nhuận bút, mặc dù cuối bài có ghi rõ địa chỉ liên lạc 16 Hàng Da và tên tôi Tôn Thất Thành. Hồi ấy, chị Thanh Vân là nhà nghiên cứu văn học mà tôi coi như chị, bảo phải đòi. Tôi thì không muốn nhận mình là tác giả truyện ngắn tuổi mới lớn đó. Nên không kiện cáo gì hết.

Hồi kiếm sống ở ven Sông Hồng tôi có nhiều bạn đi bộ đội. Các bạn bảo rất mong thư tôi, nhất là những thư có kèm mấy mẩu chuyện vui vui. Tôi viết thử mấy mẩu gửi các bạn Nguyễn Xuân An, Ngô Tiến Thái. An kể nhận thư mày, cả đơn vị vui, cùng đọc sau lại truyền nhau đọc. Cười vỡ bụng, hết cả mệt vì nắng gió thao trường, hành quân vất vả. Thế nào mà sau đó ít lâu anh Đại tôi bảo có bạn kể anh  nghe một chuyện họ cho là rất hay đăng trên báo Văn Nghệ. Hóa ra đó là chuyện Cái sân bay tôi viết lưu hành nội bộ, nên anh em trong nhà đều biết. Tất nhiên tôi có được xu nhuận bút nào đâu. Vì họ biết tác giả là ai mà trả…

Chuyện to nhất là năm 1978, tôi đọc báo Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh thấy đăng Ton That Thanh 1982trọn hai trang kỷ niệm cách mạng tháng mười Nga bài Hồi ức về Baben của Pautốpxki do tôi dịch, một bản cho Hà Khánh Linh, một bản cho Lê Minh Khuê coi như quà nghèo tiễn hai chị em ra chiến trường. Không hiểu sao nó lại đến báo này. Năm 1982, thành lập hội Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh ở Khách sạn Rex, tôi cũng được mời như phóng viên văn hóa văn nghệ các báo. Tình cờ gặp anh Hoài Anh thư ký tòa soạn báo Văn Nghệ thành phố hồi ấy, tôi hỏi vì sao anh có bản thảo ấy. Anh vò đầu bứt tai: tôi cũng chẳng biết nữa. Hôm đó đang bí bài kỷ niệm, tôi lục đống bài chưa Duoc La Dua.jpgdùng thì thấy bài này. Đọc thấy hay quá, tôi cho lên khuôn luôn. Anh Lê Điệp hồi ấy làm ở đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam II góp chuyện. Tôi đọc, thấy hay quá, lại biết là sếp tôi Lê Khánh Căn rất mê Pautốpxky chắc sẽ duyệt cho phát thôi. Và đúng như thế. Báo đăng, đài phát, ai cũng thấy hay, các cấp cũng chẳng ai có ý kiến gì. Mặc dù không ít người biết Baben chết trong trại tập trung của Stalin từ những năm 1930. Tôi nói với anh Hoài Anh không có nhuận bút cũng được, nhưng chí ít anh cũng cho tôi vài tờ báo chứ. Anh nhận lời rồi mấy hôm sau đến đưa cho tôi quyển Đuốc Lá Dừa anh viết về Nguyễn Đình Chiểu. Anh bảo lâu quá rồi, cả tòa soạn không còn lấy một bản, nếu còn một bản tôi cũng biếu anh. Bài này tặng bạn, tôi không ghi tên người dịch.

Xem đến đây, các bạn có thấy số tôi đúng là số tệ hơn ăn mày không?

Nhưng chưa hết, tôi xin kể một dẫn chứng nữa, ngoài văn chương.

Hồi 1968-1969 tôi đi Quảng Bình cùng 50 công nhân bốc xếp Cảng Hà Nội. Sắp đến Tết Kỷ Dậu. Trong khi ở Hà Nội, đội 5 nơi tôi làm kế toán kiêm thống kê – kiêm y tá; chị Vương Thị Tửu vẫn chăm sóc con lợn tăng gia của văn phòng đội, cuối năm chia thịt, không ai quên người duy nhất trong đội đi xa là tôi. Thế là chia thịt. Cụ đội trưởng Nguyễn Văn Sán đạp xe năm sáu cây số lên nhà tôi 16 Hàng Da báo cho anh Đại tôi đến cảng lấy thịt Tết. Anh tôi nhận lời, rồi thu xếp đi ngay. Nhưng đến cảng mênh mông rộng lớn anh không biết gặp ai, cứ lúng túng rồi lại về. Đến trưa thì cụ Sán lại đạp xe đến nhà tôi, gọi anh tôi xuống, cụ cho anh một trận, rồi dỡ thúng thịt xương xuống đất bảo anh tôi nhận. Anh xin lỗi cụ là có đến cảng mà tìm không ra lại để cụ phải đưa đến tận nơi thế này phiền cho cụ quá. Anh lấy bút, giấy ra hỏi cụ cho biết thúng thịt xương này chia cho những ai để anh ghi lại rồi đưa đến tận nơi. Cụ Sán nổi nóng: Cái ông này chỉ hỏi vớ vẩn, tôi đã bảo của ông Thành thì là của ông Thành tất cả chứ còn chia cho ai nữa.

Nhà tôi chưa bao giờ Tết có nhiều thịt như thế.

Còn tôi, ở Quảng Bình …được đúng một lạng thịt lợn.

Các bạn đã thấy số tôi đúng là số … tệ hơn ăn mày chưa…

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/11/2019

P.T.

Số May Mắn

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 9:59 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 1 tháng 2 năm 2024.

SỐ MAY MẮN

Phạm Tôn

Tôi đã bắt quí bạn phải đọc bài Số ăn mày thảm thương quá. Nay nghĩ lại, mình cũng có số may mắn, nhiều lần gặp may mắn…

Chiều 17/10/1979, tôi đi họp về đến cơ quan, thấy tổ trưởng tổ phóng viên Đặng Minh Dang Minh PhuongPhương viết trên bảng: Thành chuẩn bị đi học nghị quyết 6.15:30 đã có trong túi cái vé máy bay khứ hồi Sài Gòn-Hà Nội. Sáng thứ bảy 20/10 anh Phan Văn Quyền lái xe đưa chú Vượng theo lệ đi tiễn và tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất, đi sớm một chút để tránh trục trặc. Đến nơi thì biết chuyến bay 8 giờ của tôi bị hoãn không biết đến bao giờ. Tại đường băng, chuyến bay đưa khách quốc tế 7:30 còn lại một chỗ. Anh soát vé nói giọng Hà Nội với khách đang chen đến: Ai có giấy hoặc thẻ gì dặc biệt thì đưa ra. Một anh giơ thẻ thương bình, một anh đưa thẻ cảnh sát hình sự. Tôi nói to, tất nhiên bằng giọng Hà Nội: Tôi có thẻ nhà báo. Thế là tôi được lên ngay máy bay. Chưa bao giờ may đến như thế.Ton That Dai Pham Thanh Dao Tien Ich

Còn những chuyện may mắn tôi kể sau đây là chuyện lớn, nhưng là chuyện của gia đình, liên quan đến tôi.

Hôm anh Phạm Thanh bí thư chi bộ và anh Đào Tiến Ích thư ký công đoàn Cơ quan thường trực báo Nhân Dân tại thành phố Hồ Chí Minh cùng anh Tôn Thất Đại là anh ruột tôi thay mặt nhà trai đến nhà 302 Đường Thành Thái xin hỏi cưới Cu Le Van Nghiemcô Lê Thị Đông cho tôi. Anh Phạm Thanh hỏi: Nhà ta được bao nhiêu anh chị em, thì cụ Lê Văn Nghiêm là thân phụ cô Đông dí dỏm trả lời: Tôi theo kiểu Tây kiêng con số 13 nên sinh 14 cháu. Bao giờ họp mặt những ngày giỗ Tết, con cháu chắt đầy nhà cụ cũng bảo nhà ta cái gì không có thì thôi chứ cái chữ phúc thì bao giờ cũng có. Anh chị em đông, nhưng tôi nhận thấy ngoài lễ Tết, thì chỉ thăm nom tụ họp mỗi khi có người bị nạn, đi bệnh viện. Bình thường, khỏe mạnh cả thì ít ai thăm ai, còn lo buôn bán, công tác. Thế là khi người ta nằm viện, không ăn uống được, ngại nói năng vì mệt thì mới có nhiều người đến thăm, ai cũng hỏi những câu giống nhau như đau từ bao giờ, đau thế nào trong khi người bệnh thở còn khó nữa là nói. chi le thi xuanCòn đồ ăn thức uống thì đành cho đem về nhà để người khỏe dùng cho đỡ phí. Kiểu sum họp ấy thật đáng buồn. Thế là tôi bàn với chị Xuân là chị cả, cứ mỗi tháng họp một lần, bắt đầu là bốn gia đình Xuân Thu, Đông, Vinh. Họp ở nhà chị Xuân. Có cậu Vinh giỏi nấu ăn, mỗi kỳ họp nấu một món ba chị đều thích. Cùng nhau đi chợ mua thức ăn, cùng bàn cách nấu nướng, rồi mỗi người một tay cùng làm cùng ăn và cả khi làm lẫn khi ăn đều trò chuyện, nhắc lại những kỷ niệm xưa mà ai cũng lưu luyến. Được ăn, được nói được gói đem về. Vì khi họp mặt, nhà nào cũng mang theo đặc sản của nhà mình đến góp vui chung, thành ra chồng con ở nhà cũng được hưởng lộc. Cứ thế, kéo dài được một thời gian thì chính chị Xuân nêu ý kiến là mỗi tháng mới một kỳ sốt ruột quá, nay ai cũng già yếu bệnh nọ tật kia, biết ngày mai thế nào. Thế là mỗi tháng hai kỳ họp mặt từ 8 giờ sáng. Được một thời gian, có tuần chị báo người này đau, người kia mờ mắt nên nghỉ một kỳ. Sau nghĩ lại, vợ chồng tôi xin chị cứ giữ nguyên lệ cũ, già rồi ai chẳng có bệnh. Chị cứ xem thử từ đầu đến chân thể nào cũng có chỗ đau, không đau mắt thì nhức răng. Thôi thì ai thế nào không biết, vợ chồng em cứ giữ lệ cũ, không ai đến thì chúng em thăm anh chị không được sao. Chị Xuân nói với anh chị em khác, tiếp tục gặp nhau vui vẻ như trước.

Đến năm 2014, vợ tôi bị ngã từ đầu cầu thang đến cuối cầu thang lên nhà. Sau đó chuyển sang parkinson, rồi nằm liệt một chỗ, ăn uống vệ sinh đều do vợ chồng con trai lo. Nói cũng không nên lời, thi thoảng mới gọi được con, chồng một tiếng là cả nhà đã mừng rơn. Chị Xuân bệnh tim cũng mấy lần nằm viện, chị Thu mắt mờ đi cứ phải dò dẫm sợ ngã. Chỉ còn vợ chồng cậu Vinh là chưa bệnh tật gì. Chồng chị Xuân lắp hai cái bánh chè bằng i nốc, đi lại khó khăn, bệnh đường ruột cũng làm khổ anh. Tôi, cùng tuổi canh thìn với chị Xuân, cũng 80 chẵn rồi. Anh chồng chị còn hơn năm tuổi nữa, gần 90 rồi.

Thật là may, ngày ấy chúng tôi đã kiên trì tổ chức các buổi họp mặt gia đình vui vẻ, đầm ấm, động viên nhau rất nhiều. Tôi nghĩ, những ai chỉ thăm nom nhau, sum họp gia đình khi có người bị nạn cũng có thể tham khảo cái lệ của gia đình chúng tôi. Đừng chờ đến khi không ăn được mới cho ăn, không uống được mới cho uống, và cố hỏi chuyện khi người nghe không còn nói được. Hãy đi khi đi được kẻo sau lại tiếc. Vì không còn khi nào nữa.

Chuyện may mắn cuối cùng tôi muốn kể là chuyện về cụ bố vợ tôi. Cụ buồn quá rồi nghĩ quẩn, cụ theo người ta đi Mỹ đem theo hai con trai nhỏ. Qua thư nhà, cụ biết nhà đã được giải tỏa vẫn còn nguyên như cũ, công việc các con làm ăn phát đạt, đời sống cũng dễ chịu hơn. Hai con trai đã học xong, có công ăn việc làm, cụ quyết định về nhà, bỏ lại mấy cái phom giày và cả giấc mơ Mỹ. Cụ về sống với các con ở nhà cũ, vui vẻ nhất là những ngày giỗ Tết, trông đàn con cháu chắt, nay cụ không nhớ nổi tên lũ nhỏ nhưng thấy đứa nào cũng dễ thương, đúng là nhà có phúc. Chiều chiều cụ ra con đường trước mặt nhà đi dạo, cho trẻ nghèo tiền lẻ, lòng thư thái.

Dạo ấy, cô Lâm Huệ Nữ ở cơ quan báo Nhân Dân với vợ tôi liên hệ công ty Dona mua được sầu riêng cực ngon bóc múi to cho sẵn vào hộp xốp, mua về chỉ việc ăn. Nhà tôi ăn mấy lần thấy ngon quá lại nhờ cô mua cho hai hộp. Lần ấy mua được sầu riêng ngon vợ tôi mừng quá. Tôi bàn với vợ mình ăn cũng nhiều rồi, kỳ này bảo con mang xuống biếu ông ngoại, ông ăn thì ăn, cho thì cho, chẳng biết ông còn được trời cho bao nhiêu tuổi nữa. Con tôi đi ngay. Không ngờ, đó là lần cuối chúng tôi có quà ngon biếu cụ. Cụ dạo chơi vườn hoa gần nhà rồi ngã trên ghế công viên, đi luôn. Công an muốn nhờ pháp y can thiệp điều tra, chị Xuân thay mặt gia đình xin miễn cho cụ không được an lành khi ra đi. Cuộc đời với cụ cũng đủ ngọt bùi cay đắng rồi, nên để cụ yên bình ra đi.

Chúng tôi nghĩ thế là mình lại gặp may, được làm cụ vui lòng lần cuối trong cuộc đời truân chuyên vất vả nuôi cho khôn lớn cả một đàn con đông hơn một đội bóng đá.

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/9/2020

P.T.

Tháng Một 18, 2024

Khay quả Tết NHÂM DẦN: CẦU DỪA ĐỦ XÀI

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 2:22 chiều

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 1 tháng 2 năm 2024.

CHUYỆN MỘT NGƯỜI CHÁU NGOẠI – PHỤ LỤC 1:

KHAY QUẢ TẾT NHÂM DẦN: CẦU DỪA ĐỦ XÀI

Tôn Thất Thành

Tôi sinh vào giờ Dần ngày rằm tháng giêng năm Canh Thìn (1940) tại bệnh viện Đặng Vũ Lạc (nay là Việt Nam – Cu Ba) đường Trần Hưng Đạo Hà Nội. Thế nên tôi thường tự nhận là người Hà Nội. Nhưng lại họ Tôn Thất. Bố tôi là người Huế, bị đuổi học ở Trường Quốc Học vì tham gia tổ chức bãi khóa, biểu tình để tang Phan Châu Trinh và đòi ân xá Phan Bội Châu. Ông ra Hà Nội học rồi dạy ở trường tư Gia Long. Ông cưới mẹ tôi là trưởng nữ nhà báo Phạm Quỳnh. Thế là tôi gốc Huế, dù chỉ sống ở Huế trong nhà ông nội, ông ngoại mỗi năm vài tháng hè khoảng những năm 1942-1944 và ghé Huế vài giờ năm 1975.

Ton That Thanh 1976

Tôi vào Sài Gòn giải phóng làm phóng viên thường trú. Tết Bính Thìn (1976) đi chơi chợ Tết. Hết sức ngạc nhiên thấy trong chợ hoa xuân, bên muôn hoa khoe sắc, hàng nào cũng dành một khoang trang trọng bầy mấy thứ quả nhỏ bé, xấu xí, màu sắc nhợt nhạt, nhưng được người tìm mua rất đông. Đó là khoang bày bán khay quả Tết. Khác hẳn mâm ngũ quả của Hà Nội đẹp đẽ, nhiều màu sắc. Ở đây chỉ bán hai bộ. Một bộ sáu món là một quả mãng cầu xiêm bé có gai, chùm sung nhỏ tím tái, chùm quất cũng nhỏ xanh vàng, một trái dừa điếc bé xíu, bên trái đu đủ nhỏ. Được người bán thương tình dân Hà Nội chẳng hiểu biết gì giải thích: Coi vậy mà ý nghĩa hay lắm chú nghe. Mãng cầu là CẦU, sung là SUNG, trái quất trong này kêu là trái tắc, đọc trại thành TÚC, dừa là VỪA, thu đủ là ĐỦ, trái xoài là XÀI. Thế là thành: SUNG TÚC VỪA ĐỦ XÀI. Hay không nghen. còn bốn món thì thành: CẦU VỪA ĐỦ XÀI. Hóa ra bà con trong Nam không cầu hình thức mỹ miều mà cầu cái ý nghĩa mộc mạc chân tình thâm thúy mà đơn giản.

chuc mung nam moi chuu phuc treo o nha

Tôi biết thế thôi, chứ gia đinh to, gia đình nhỏ tôi chưa bao giờ bày trên bàn thờ cái khay quả 4 món, 6 món này. Vì xấu quá.

Đến Tết Nhâm Dần này, sáng mùng 1, con trai ra chùa Vĩnh Nghiêm

Ca chua va me
nơi mẹ tôi để di cốt ở đó thắp hương thỉnh mẹ về, còn tôi chỉ ở nhà trông vợ bệnh nằm liệt giường. Mọi việc Tết do con cháu lo. Tôi chỉ dặn con trai mua hai chậu cúc đại đóa chưng cho sáng gian nhà nhỏ lại tối.

Cháu nội thứ hai sáu tuổi, chuẩn bị vào lớp một lon ton theo mẹ đi mua rau hoa quả. Tôi thấy một túi ni lông đỏ đựng mấy trái cây xấu xí. Mở xem thì mẹ cháu bảo nó chọn đấy. Hóa ra là bốn món bày bàn thờ: CẦU DỪA ĐỦ XÀI. Đúng ý tôi quá! Tôi xếp trên một đĩa vuông, dặn con trai bày bàn thờ thì để đĩa này. Tối, tôi lên lầu (gác) xem lại, thấy có đặt một trái thanh long xanh đỏ rất đẹp lên trên nền bốn trái xấu xí. Tôi nhặt bỏ ra ngay.

Thế là Tết năm nay, lần đầu từ khi tôi nhập tịch Sài Gòn, gia đình mới bày khay quả giàu ý nghĩa ấy.

Mam cung to tien Nham Dan

*

* *

Chuyện này làm tôi nhớ lại cũng năm Bính Thìn 1976 ấy lần đầu tôi được nghe câu hát của một công nhân bốc vác ở chợ Cầu Muối, nghe một lần là nhớ ngay. Vì như có lần tôi đã viết là trong tôi bao giờ cũng có một công nhân bốc xếp ngấm vào hồn sau gần mười năm sống chết cùng họ ở Cảng Phà Đen Hà Nội. Mấy câu ấy như sau:

Sáng ăn cơm sườn (thì mới có sức mà vác chứ) Chiều chan nước tương (vì dân cửu vạn thì cứ ráo mồ hôi là hết tiền). Và hai câu cuối vẽ rõ ra chất dân lao động Sài Gòn: Tối leo lên giường, Nằm nghe cải lương! Thật ung dung tự tại, thoải mái trước giấc ngủ tái tạo sức cho một ngày lao động mới.

Tôi gửi hình ảnh bàn thờ nhà tôi Tết này cho anh họ Phạm Dũng ở Hà Nội. Với lời ghi Em thành người Sài Gòn rồi! Cả hai anh em nhà đều có thờ ông nội, ông ngoại chúng tôi là Phạm Quỳnh. Bất ngờ anh nhắn lại: Chúc cả nhà người Sài Gòn mạnh giỏi, ăn Tết vui vẻ nhé!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày mồng 2 Tết Nhâm Dần,

khi cả thành phố đã thành Vùng Xanh, thành phố lớn nhất nước đã sống lại rồi.

T.T.T.

Tháng Mười Hai 31, 2023

GS Viện sĩ Đặng Vũ Minh, một nhà khoa họ lớn và tâm huyết với vận mệnh đất nước

Filed under: Chuyện một người cháu ngoại — phamquynh @ 1:47 sáng

Blog PhamTon năm thứ mười lăm, kỳ 2 tháng 1 năm 2024.

Người Hành Thiện quê tôi :

GS VIỆN SĨ ĐẶNG VŨ MINH, MỘT NHÀ KHOA HỌC LỚN VÀ TÂM HUYẾT VỚI VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC

Hữu Hưng

Một nhà báo viết về GS.VS.TSKH Đặng Vũ Minh như sau: “Tiếp xúc với ông, mọi người đều có cảm nhận Chan dung giao su dang vu minhchung, rằng ông là người điềm đạm, ân cần, chu đáo và tôn trọng những người đối thoại với mình”. Tôi nghĩ, đây là một nhận xét tinh tế và chính xác.

Có lần tôi tới thăm một nhà vật lý lão thành thì được ông cho xem bức thư tay chữ viết nắn nót của GS.VS Đặng Vũ Minh bày tỏ sự trọng thị đối với ý tưởng do ông đề xuất về dự án xây dựng nhà chiếu hình vũ trụ tại Thủ đô. Nhà khoa học này tâm sự: Tuy mình chưa thực hiện được ý nguyện bấy lâu nay song sự quan tâm, chia sẻ của vị Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học , Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đã động viên mình khác nào được nghe những lời tri kỷ.

GS.VS Đặng Vũ Minh là vậy. Trong ứng xử hằng ngày ông luôn coi trọng chữ Tín và đồng cảm, giúp đỡ mọi người. Tôi cho rằng, bản chất tử tế trong ông là kết quả bẩm thụ từ sự giáo dục của một gia đình trí thức có bề dày văn hoá.

Thuở ấu thơ, khi Đặng Vũ Minh mới chưa đầy một năm tuổi, tháng 12 năm 1946, Toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, thân phụ ông là giáo sư Đặng Vũ Hỷ, người từng giành được tấm bằng bác sĩ nội trú sáng giá ở Trường đại học Y Paris, trở về nước đã sớm gia nhập Vệ quốc đoàn và được cử phụ trách Trạm quân y tiền phương ở Cổ Lễ, Nam Định; sau đó phụ trách Viện Quân y đóng ở Thư Điền, Ninh Bình.

Trong hồi ký GS. Phạm Khuê nhớ lại hình ảnh người anh rể của mình trong những ngày đầu kháng chiến: “Đóng ở nhà dân tại thôn Thư Điền, tối nào hai anh em cũng thắp đèn dầu học đến tận khuya mặc dầu cả ngày đã làm việc mệt lử…. Hình ảnh người thầy thuốc bận áo quần xanh – công nhân, chống gậy, xách cái hòm cấp cứu, na ná như hòm thợ cạo, đi khắp hang cùng ngõ hẻm để cứu chữa người bệnh và huấn luyện cho các “thầy thuốc chân đất” rất quen thuộc với đồng bào địa phương…”.

Chắc hẳn nhiều người đã biết, cố giáo sư bác sĩ Đặng Vũ Hỷ là chuyên gia đầu tiên của Việt Nam về bệnh phong và bệnh da liễu, Chủ nhiệm bộ môn Da liễu Bệnh viện Bạch Mai, giáo sư Trường Đại học Y Hà Nội, nhà khoa học đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên, năm 1996, và được dựng tượng tưởng niệm ở Trại phong Quy Hoà (Bình Định). Dưới chân tượng có khắc dòng chữ: “Cuộc đời tận tuỵ vì người bệnh, y đức trong sáng của GS Đặng Vũ Hỷ để lại những nét sâu đậm trong lòng người mắc bệnh phong và những thầy thuốc chuyên khoa”.

Xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, Đặng Vũ Minh được giáo dục đào tạo thấu đáo, lại có trí thông minh, nên liên tiếp đạt được các thành tựu khoa học xuất sắc. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Mátxcơva năm 1968, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ năm 1978, rồi luận án Tiến sĩ khoa học năm 1984 tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Công trình khoa học của Đặng Vũ Minh được các nhà khoa học Liên Xô lúc bấy giờ đánh giá là một phát minh xứng đáng mang tên ông. GS Lep Conxtantinnovich Lepxki ở Trường đại học Tổng hợp Xanh Pêterbua nhận xét: “Công trình khoa học của Đặng Vũ Minh mở ra một trang mới trong nghiên cứu phản ứng phân hạch của u-ra-ni trong thiên nhiên. Tác giả công trình đã phân tích một cách hệ thống và kỹ lưỡng các sản phẩm phân hạch dây chuyền của u-ra-ni xảy ra cách đây 2 tỷ năm tại một mỏ u-ra-ni lớn ở Ga-bông ( Châu Phi) song còn để lại dấu vết trên Trái Đất. Đặng Vũ Minh đã làm sáng tỏ rất nhiều đặc tính quan trọng của một số sản phảm phân hạch dây chuyền của u-ra-ni trong thiên nhiên; đặc biệt là việc khí xê-non đã được tạo thành trong quá trình phân hạch có thành phần đồng vị không giống như thành phần đồng vị quan sát thấy trong các lò phản ứng hạt nhân hiện đại. Sau rất nhiều thực nghiệm, tác giả đã đưa ra một số giả thuyết giải thích nguồn gốc khí xê-non có thành phần đồng vị bất bình thường trong sản phẩm của phản ứng phân hạch dây chuyền của u-ra-ni xảy ra trong thiên nhiên 2 tỷ năm về trước, trong đó có giả thuyết khí xê-non này có thể là sản phẩm phân hạch của một nguyên tố hoá học nặng hơn urani”.

GS.TSKH Iuri Alếchxanđrơvich Xucôlicôp, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực địa hoá đồng vị và cũng là người thầy trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu sinh Đặng Vũ Minh hoàn thành bản luận án thì nhìn nhận học trò của mình dưới góc độ nhân văn: “Đặng Vũ Minh có trí thông minh và óc suy tưởng bẩm sinh, có lòng vị tha, với phông văn hoá rộng. Anh yêu văn học Việt, văn học Nga, nói thạo bốn ngoại ngữ. Với kết quả nghiên cứu xuất sắc của anh, tôi tin tưởng Đặng Vũ Minh khi trở về Tổ quốc sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu lớn”.

Không phụ lòng tin của thầy, trở về Việt Nam trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn của đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, Đặng Vũ Minh đã tập trung nghiên cứu về các nguyên tố đất hiếm – một nguồn nguyên liệu quý và có trữ lượng đáng kể ở nước ta. Có thể nói, đất hiếm chỉ có giá trị lớn khi được tách chiết và làm sạch tới độ tinh khiết cao. Trong hàng chục công trình nghiên cứu về đất hiếm tiến hành cùng với các cộng sự, GS. Đặng Vũ Minh đã nghiên cứu tỷ mỉ và có hệ thống các phương pháp tách chiết và làm sạch các nguyên tố đất hiếm. Lần đầu tiên ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của ông đã áp dụng thành công phương pháp chiết xuất nhiều bậc để tách các nguyên tố đất hiếm. Các đề tài cấp Nhà nước do GS. Đặng Vũ Minh chủ trì đã được đánh giá xuất sắc, một số kết quả nghiên cứu đã được triển khai vào sản xuất và đời sống. Mùa hè năm 1999, tại phiên họp toàn thể của Viện hàn lâm Khoa học Nga được tổ chức tại Mát-xcơ-va, GS Đặng Vũ Minh được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện hàn lâm Khoa học Nga. Năm 2005, cùng với bốn đồng tác giả, ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ về những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng đất hiếm.

Từ năm 1994 đến 2004, ông làm Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia . Từ 2004 đến 2008, ông làm Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ( nay là Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ VIệt Nam).

VS Đặng Vũ Minh được tín nhiệm giữ những chức vụ Đảng và chính quyền không chỉ vì ông giàu tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp, giàu tài năng sáng tạo mà còn ở thái độ chân thành trong đối xử, giúp đỡ mọi người, lôi cuốn đồng nghiệp bằng sự gương mẫu, chí công vô tư. Nhiều cán bộ khoa học đã từng làm việc ở đấy vẫn còn nhớ lãnh đạo của Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia lúc bấy giờ do ông đứng đầu đã công khai việc phân bổ kinh phí của Nhà nước; khuyến khích cán bộ học tập để nâng cao trình độ; áp dụng quy chế để lựa chọn và bổ nhiệm những cán bộ có đức, có tài, ưu tiên dành biên chế thu nhận cán bộ trẻ có năng lực; tăng cường đáng kể trang thiết bị nghiên cứu khoa học cho các viện…

GS.VS Đặng Vũ Minh nguyên là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( 3 khoá liền), nguyên Uỷ viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Tại Đại hội VI Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ông được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam và giữ cương vị này cho đến cách đây 3 năm ông mới nghỉ và làm Chủ tịch Danh dự của Hội .

Trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên Bản tin KCP số 4/2010 trước thềm Đại hội VI của Liên hiệp hội Việt Nam, với nhan đề “Mỗi nhà khoa học phải có Tổ quốc của mình”, GS.VS Đặng Vũ Minh tâm sự: “Từ tất cả những gì mà tôi đã trải nghiệm trong những năm làm việc, tôi nhận thức sâu sắc rằng: đại đa số trí thức Việt Nam có lòng yêu nước, yêu dân tộc, có truyền thống hy sinh cho cách mạng, gắn bó với đất nước từ những năm tháng khó khăn nhất và đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đổi mới. Đấy là tài sản vô giá của dân tộc… Cần hiểu biết, đồng cảm với trí thức Việt Nam và chính sách nhằm khuyến khích và tạo ra môi trường, không gian sáng tạo…”.

Nói về việc đào tạo – giáo dục thế hệ trẻ và tạo dựng sự nghiệp khoa học, GS. VS Đặng Vũ Minh rất lấy làm tâm đắc với những dòng ghi chép ở chiến khu Việt Bắc của cố giáo sư Hồ Đắc Di, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, vốn là bạn đồng nghiệp của thân phụ ông:

– Nếu cuộc đời mà từng giây phút trôi qua đều có ý nghĩa thì đó là cuộc đời cống hiến cho tương lai con em chúng ta;

– Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật;

– Tinh thần học thuật không có chỗ cho việc lạm dụng quyền hạn. Chỉ khi đó, thông qua mối quan hệ không áp đặt, năng lực phán xét mới có thể nở rộ – đó là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa trí tuệ nhân loại, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khoa học;

– Khi học thì phải biết nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin;

– Trong khoa học, sự tiến bộ gắn liền với sự kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu và giảng dạy…;

Dang vu hy dang vu minh dang kim chi

Chú thích ảnh :

Con gái Giáo sư Hỷ là Giáo sư, tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Đặng Kim Chi, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội). Bà cũng đã được Giải thưởng Kô-va-lep-skai-a. Các con ông đã tiếp nối truyền thống của cha, nhiều người làm bác sĩ. Ba cha con Giáo sư Hỷ cùng là giáo sư đã liên tục đóng góp cho nền khoa học nước nhà trên các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Con trai GS BS Đặng Vũ Hỷ là Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học-Kỹ thuật Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 8, 9, 10, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Ủy viên thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khoá 12. Ông cũng đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ và được bầu là Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga.

– Nghiên cứu khoa học tạo nên sự nhiệt tình cho những người trẻ tuổi. Và thực sự chúng ta mang ơn họ vì rất nhiều phát minh quan trọng từ các nhà khoa học trẻ;

– Chỉ sau khi học hỏi từ những nhà tiền bối, chúng ta mới có thể đứng trên vai họ để nhìn qua bên bức tường, nơi cất giấu những điều chưa biết…

Nhắc lại những lời nêu trên của GS Hồ Đắc Di, GS.VS Đặng Vũ Minh muốn nhấn mạnh đến công tác tập hợp, phát huy trí thức trẻ của Liên hiệp Các Hội KHKT Việt Nam trong thời gian tới. Song ông cũng không quên nói về vai trò của các nhà khoa học lão thành, đặc biệt là đối với các ngành khoa học xã hội – nhân văn, ở độ tuổi 70 vẫn là độ tuổi có cống hiến to lớn.

Ông tin rằng, trong thời gian tới, Liên hiệp hội Việt Nam sẽ là tổ chức chính trị – xã hội vững mạnh của trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước , đó là nhân tố quan trọng góp phần đưa khoa học – công nghệ trở thành động lực phát triển bền vững của đất nước.

Trang sau »

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.