Pham Ton’s Blog

Tháng Tám 31, 2012

Hội đồng Họ Phạm Thừa Thiên Huế giới thiệu sách Phạm Quỳnh một góc nhìn

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 11:59 chiều

Blog PhamTon năm thứ 3, tuần 2 tháng 9 năm 2012.

Hội đồng Họ Phạm Thừa Thiên Huế tổ chức giới thiệu sách

Phạm Quỳnh – một góc nhìn

Nhà báo Phạm Hữu Thanh Tùng

            Nhận dạng lại chân dung nhân vật lịch sử Phạm Quỳnh ngày càng có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá là khách quan và khoa học.

            Phạm Quỳnh – một góc nhìn là công trình nghiên cứu, biên khảo nghiêm túc của Tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan. Tác phẩm được Nhà xuất bản Công an Nhân dân cấp phép và ấn hành quý 3/2011. Cuốn sách khá dày dặn, gần 300 trang khổ 13×19, tư liệu phong phú, chân thực và khách quan, được đông đảo độc giả đón nhận, dư luận đánh giá cao. Đúng một năm sau, quý 3/2012, tác giả tiếp tục cho mắt tập 2, dày hơn 300 trang, cũng do Nhà xuất bản Công an Nhân dân cấp phép.

            Như một sự chia xẻ, và có cả lòng tri ân với tác giả Nguyễn Văn Khoan, được sự đồng thuận của Thường trực Hội đồng Họ Phạm Việt Nam, được sự hỗ trợ nhiệt thành của Trung tâm Du lịch Trải nghiệm Huế xưa – Huế nay, đêm 30-8-2012, tại Cồn Nón (một cồn nổi trên sông Hương, ở bên cạnh Đập Đá, thuộc phường Vỹ Dạ) Thường trực Hội đồng Họ Phạm tỉnh Thừa Thiên Huế và gia đình tác giả tổ chức ra mắt tác phẩm Phạm Quỳnh – một góc nhìn, tập 2.

            Đến dự buổi ra mắt tác phẩm có ông Phạm Minh Thông, đại diện Thường trực Hội đồng Họ Phạm Việt Nam; GS-TS Phạm Như Thế, Chủ tịch Hội đồng Họ Phạm tỉnh Thừa Thiên Huế và các vị trong Thường trực Hội đồng; Các vị đại diện Thường trực Hội đồng Nguyễn Phước tộc, Hội đồng họ Trần, họ Lê, họ Phan, họ Thân, họ Vũ – Võ. Vừa là con cháu trong dòng tộc, vừa là đại diện cho các cơ quan chức năng của tỉnh có ông Phạm Quốc Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; bà Phạm Thị Bích Thuỷ, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh.

            Đến dự buổi giới thiệu sách có đông đủ các vị đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin-Truyền thông, Sở Văn Hóa Thể Thao –Du Lịch, Trung tâm Bảo tồn Di Tích Cố đô Huế, Phòng Văn Hóa Thông Tin thành phố Huế; các nhà văn, nhà nghiên cứu văn hoá tiêu biểu của Huế.

            Đặc biệt có sự hiện diện của nhạc sĩ Phạm Tuyên, đại diện gia đình cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh.

          Các đài HVTV (Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế), TRT (Đài Phát thanh-Truyền hình Thừa Thiên Huế), VTV4, các báo Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết, Văn Hoá, Thừa Thiên Huế có phóng viến đến dự.

            Phạm Quỳnh là một nhân vật rất đặc biệt. Nhiều nhà trong một nhà: Là nhà báo, nhà văn, học giả, dịch giả xuất sắc. Nhờ có kiến thức uyên thâm ông được mời tham chính với các chức vụ Thượng thư Bộ Học, Thượng thư Bộ Lại, Tổng lý Ngự tiền văn phòng. Như tìm sự đồng thuận Ban tổ chức mời ông Nguyễn Xuân Hoa, một người từng làm báo, làm thơ, nghiên cứu văn hoá, và “tham chính” với các chức vụ Uỷ viên Thư ký Ủy ban Nhân dân thành phố Huế, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phát biểu đầu tiên. Ông Nguyễn Xuân Hoa tổng hợp tương đối đầy đủ các ý kiến đánh giá về năng lực, thành tựu của Phạm Quỳnh trên các lĩnh vực văn hoá, và bi kịch của Phạm Quỳnh trên con đường hoạt động chính trị.

   Nhà nghiên cứu Phan Thuận An gần đây tìm thấy hai tờ Châu bản triều Nguyễn liên quan đến chủ quyền của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa. Hai tờ Châu bản này do cụ Phạm Quỳnh làm tờ trình để vua Bảo Đại châu phê. Lần này, trong hàng ngàn cổ vật lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, Phan Thuận An đã nghiên cứu và giới thiệu về bức Trấn phong Thiên tử từ thần, một tư liệu quý, có giá trị văn bản học, một sự tôn vinh về cả tài năng và nhân cách của thuộc cấp, của những người bạn đồng liêu đối với cụ Phạm Quỳnh – một người rất giỏi về văn chương, có công lớn trong việc phò tá nhà vua về lĩnh vực này.

            Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trình bày sự tác động và ảnh hưởng rất lớn của cụ Phạm đối với bản thân mình trong quá trình nghiên cứu Huế, viết sách giới thiệu về Huế, đề xuất mô hình xây dựng Huế trở thành thành phố nhân văn.

             Nhà phê bình văn học, PGS-TS Hồ Thế Hà phân tích và đánh giá “ký văn học, ký văn hóa – một phẩm tính đem lại sự thành công và sức sống nhân văn bền vững cho những trang viết  giàu cảm xúc – trí tuệ – nghệ thuật của Phạm Quỳnh.

            Đọc bài của GS Nguyễn Đình Chú, nhà văn Hà Khánh Linh rất tâm đắc và rất cảm động khi thấy người tự nhận mình từng là “đối phương” của cụ Phạm đã có sự “đổi giọng” với lý do lịch sử cần được nhìn nhận lại. Hà Khánh Linh xem sự “đổi giọng” ấy là thái độ và vai trò của trí thức. Kẻ sĩ xưa nay vẫn tích cực góp phần minh định lại nhân cách của nhân vật lịch sử một thời bị nhìn nhận chưa đúng. Họ làm việc này vì triều đại mình đang sống, đang cống hiến, đang phụng sự. Và sự “đổi giọng” của GS Nguyễn Đình Chú hôm nay không ngoài lẽ ấy.

          Nhà văn Tô Nhuận Vỹ, người suốt 30 năm qua canh cánh một nỗi lòng với Vùng sâu.  Với cụ Phạm Quỳnh, anh Tô Nhuận Vỹ cũng có một niềm sâu thẳm

Ông đề nghị: Đã đến lúc Nhà nước cần kết luận và vinh danh chính thức sự đóng lớn lao cho Văn hóa dân tộc của cụ. Bởi đã có nhiều hội thảo, nhiều cuộc kỷ niệm về Phạm Quỳnh, nhiều Nhà xuất bản đã in lại nhiều tác phẩm của Phạm Quỳnh… khẳng định sự đóng góp to lớn của Phạm Quỳnh đối với sự gìn giữ, phát huy nền Quốc ngữ, nền văn học văn hóa dân tộc.

          Cùng mạch tư duy với nhà văn Tô Nhuận Vỹ, ý kiến của nhà văn Nguyễn Khắc Phê mở rộng vấn đề: Đây không còn là chuyện riêng của cụ Phạm Quỳnh.

            Chuyện riêng của cụ Phạm là gì?

Hiện tượng Phạm Quỳnh đã gây nên nhiều tranh luận với những ý kiến khác nhau. Theo tiến trình đổi mới, có một cách nhìn khác về những nhân vật từng bị đối xử không thấu tình đạt lý như trường hợp Phạm Quỳnh. Có thể xem đây là những quan điểm cởi mở, một nền tảng văn hóa mới để làm cơ sở hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Cũng cần phải nói thêm về nhân cách của cụ Phạm.

  Là quan đầu triều của chính quyền Bảo Đại nhưng cụ không hề khủng bố các chí sĩ yêu nước đương thời. Ngược lại, cụ coi họ là những người làm “quốc sự”, là thành phần khả kính, đứng trên ông một bậc, chấp nhận mỗi người một việc theo chí hướng riêng. Ví dụ như khi bị cụ Nghè Ngô Đức Kế “Luận cùng chánh học và tà thuyết”, cụ Phạm Quỳnh lời lẽ rất nhã nhặn và tôn kính: “Họ Ngô đối với tôi vốn không hiềm khích gì. Ông là người quốc sự phạm cũ, vì việc nước mà long đong chìm nổi trong bao năm, dẫu người không đồng tư tưởng, đồng chánh kiến với ông, cũng phải kính trọng cái thân thế của ông. Tôi cũng vậy, thủy chung vẫn coi ông như bậc đàn anh”.

Ngày Nhật đảo chánh Pháp (9.3.1945), Phạm Quỳnh và cả nội các bị thay thế, ông đã lui về sống cuộc đời của người ẩn sĩ trong ngôi biệt thự bên bờ sông Lợi Nông, không tham gia chính phủ thân Nhật của Trần Trọng Kim, không chạy theo người Pháp để được tỵ nạn, cũng không theo cách mạng.

Về tinh thần yêu nước, trong Phạm Quỳnh – một góc nhìn, tập 1, trang 178, TS Nguyễn Văn Khoan có dẫn bản phúc trình ngày 8-1-1945 của Khâm sứ Trung Kỳ Haelewyn gửi cho Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux. Tờ phúc trình nhấn mạnh một số điểm sau đây:

            Phạm Quỳnh lặp lại điệp khúc yêu cầu chúng ta hoàn trả Bắc Kỳ về cho Hoàng Triều như Pháp quốc đã hứa…

 Phạm Quỳnh đòi hỏi chúng ta trong một thời hạn ngắn nhất, cụ thể nhất, phải hợp thức hoá việc phục hồi chủ quyền của Vương triều trên lãnh thổ Bắc Kỳ và Nam Kỳ…

Bề ngoài Phạm Quỳnh tuy nhã nhặn, hoà hoãn, nhưng ông ta là một phần tử bất khả phân trong chủ trương giành độc lập cho Việt Nam và chúng ta đừng mong làm gì với lòng ái quốc chí thành, bất di bất dịch nơi ông ta…

Có một điều ai cũng phải thừa nhận, Phạm Quỳnh là mẫu người suốt đời cần mẫn với công việc, có nếp nhà thanh bạch. Từng giữ nhiều trọng trách trong triều nhưng không có tài liệu nào cho thấy ông là kẻ tham quan, lạm dụng chức quyền cho những mục đích cá nhân. Xét về phương diện này, cho đến hôm nay ông vẫn là một tấm gương soi đối với những người được gọi là “công bộc của dân”.

          Về lĩnh vực báo chí và văn học, vấn đề Phạm Quỳnh đã được nhận thức lại thỏa đáng, công bằng. Cũng có thể xem đây là một bài học chung để đánh giá lại những trường hợp có tình cảnh tương tự, kể cả trong và ngoài lĩnh vực văn học nghệ thuật, hay về mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị. Như nhà văn Nguyễn Khắc Phê khẳng định “Không phải là chuyện riêng của cụ Phạm Quỳnh”.

        Từ cuộc toạ đàm này cho thấy còn rất nhiều tư liệu mới, nhiều góc nhìn mới, trong đó có những góc nhìn riêng từ Huế về Phạm Quỳnh có thể gây cảm hứng cho tác giả Nguyễn Văn Khoan tiếp tục công trình biên khảo Phạm Quỳnh – một góc nhìn, tập 3.

                                                                               P.H.T.T.

Tháng Tám 30, 2012

Chỉ có thể kết luận được thế thôi chăng…?

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 12:59 sáng

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 2 tháng 9 năm 2012.

 

CHỈ CÓ THỂ KẾT LUẬN ĐƯỢC THẾ THÔI CHĂNG…?

Hương Giang

Lời dẫn của Phạm Tôn: Dịp kỷ niệm lần thứ 67 Cách Mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 năm nay, đầu tháng 8/2012, chúng tôi nhận được bài sau đây của bạn Hương Giang. Xin mời quí bạn đọc để thấy rõ hơn lịch sử đã có những bước đi quanh co thế nào?

—o0o—

Kho lưu trữ của Bảo tàng cách mạng Việt Nam Hà Nội, có sáu cuốn sổ tay khổ giấy học trò, ngoài bìa ghi Sổ tiếp khách. Đó là những cuốn sổ ghi hằng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp những người đã đến gặp Chủ tịch, từ ngày 4/9/1945 đến tháng 3/1946. Có lẽ còn nhiều cuốn sổ tiếp khách nữa, nhưng Bảo tàng không lưu trữ được, hoặc là mất, thất lạc, hoặc đến thời gian đó … do nhiều lý do mà không tiếp tục ghi.

Qua các Sổ tiếp khách này, người nghiên cứu có thể thấy điểm nổi bật:

1. Hầu như không ngày nào, kể cả vào ngày nghỉ, chủ nhật, Bác Hồ lại không tiếp khách, có ngày tới mười đoàn thể, có ngày 20, 30 vị khách.

2. Khách trong nước có đủ: già, trẻ, trai, gái, đồng bào Phật giáo, Công giáo… các nhà buôn, các điền chủ, các hội tương tế, Hướng đạo, các nhân sĩ, trí thức, nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ…

3. Khách nước ngoài có các vị quan chức Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch, các nhà ngoại giao, nhà báo quốc tế các nước Pháp, Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia…

Khách đến “yết kiến”, báo cáo, trao đổi, xin chỉ thị… Khách đến đây, không hạn chế là do Bác tự đề nghị, sẵn sàng “vui lòng tiếp đón, một ngày không quá mười đoàn, mỗi đoàn không quá mười người”.

Cuốn sổ đánh dấu số 5, ngày 15/1/1946, bên cạnh tên các vị khách, có dòng chữ “Cụ tiếp Ngô Đình Diệm”.

Sự kiện này, ban đầu, người biết được không nhiều. Đến năm 1990, đoàn cán bộ của Viện Mác – Lênin do GS. Đặng Xuân Kỳ giữ chức Viện trưởng, đến sưu tầm tư liệu để thực hiện Bộ Hồ Chí Minh-biên niên tiểu sử đã phát hiện được. Một thành viên trong đoàn, bấy giờ là P.TS Nguyễn Văn Khoan đã được phép ghi lại, báo cáo xin đưa vào Hồ Chí Minh – biên niên tiểu sử, tập 2, nhưng có nhiều ý kiến tranh luận.

Ít lâu sau, P.TS Nguyễn Văn Khoan có viết bài “giới thiệu” nhưng không báo nào đăng. Phải chờ cho đến năm cuối cùng của thế kỷ XX, sự kiện này mới được phép công bố công khai.

Một số tư liệu nước ngoài cũng có đề cập đến sự kiện này:

1. Đại sứ Ba Lan tại Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Giơnevơ năm 1954, kể lại trong hồi ký của mình rằng “cuối năm 1954, trước khi vào Sài Gòn, tôi tới chào Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi tiễn tôi ra cửa, Chủ tịch nói: “Nhờ đại sứ chuyển lời hỏi thăm của tôi tới Ông (chú ý: Chủ tịch không nói Tổng Thống – NV) Ngô Đình Diệm”. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Chủ tịch nói tiếp: Ông Diệm là người Việt Nam. Là người Việt Nam, ai cũng có lòng yêu nước. Ông ấy yêu nước theo cách của ông” (nguyên văn tiếng Pháp “à sa manière).

2. GS. Lê Xuân Khoa, trong Việt Nam 1945-1975, Nxb Tiên Rồng Hoa Kỳ, 2004, tr. 379, trong chương Sai lầm của Việt Nam cộng sản viết:

“Tháng 9/1945 (sau ngày 23/8/1945 – ngày Phạm Quỳnh bị “xử tử” (sự thật là bị bắt – PT chú) Ngô Đình Diệm bị Việt Minh bắt trên đường từ Sài Gòn ra Huế. Tại Huế, ông được (biết) anh ruột ông là Ngô Đình Khôi và con trai của ông Khôi là Ngô Đình Huân bị Việt Minh hạ sát (cùng với Phạm Quỳnh).

Sáu tháng sau (Lê Xuân Khoa nhầm: Ngô Đình Diệm gặp Bác vào tháng 1/1946), Hồ Chí Minh hạ lệnh đưa ông Diệm về Hà Nội với mục đích mời ông Diệm tham gia chính phủ liên hiệp. Stanley Karnow (tác giả sách Lịch sử Việt Nam (Viet Nam a history – New York, 1991 – NV) ghi lại câu chuyện này theo lời kể của ông Diệm.

“Ông Diệm: Ông muốn tôi làm gì?

Ông Hồ: Tôi muốn ông làm chuyện ông vẫn muốn tôi làm, tức là hợp tác để tranh đấu cho đất nước được độc lập. Chúng ta cùng theo đuổi một mục đích, chúng ta cần phải làm việc với nhau.

Ông Diệm: Ông có tội… ông đã bắt giam tôi.

Ông Hồ: Tôi xin lỗi về chuyện đáng tiếc đó. Khi dân chúng bị ức hiếp nổi dậy, lỗi lầm không thể tránh được và chuyện bi thảm xảy ra. Nhưng tôi vẫn luôn luôn tin rằng, hạnh phúc của nhân dân vượt lên trên những lỗi lầm đó. Ông có những điều oán hận chúng tôi, ta hãy nên quên đi.

Ông Diệm: Ông muốn tôi quên những người của ông đã giết chết anh tôi sao?

Ông Hồ: Tôi không biết gì về chuyện đó. Tôi không dính dấp gì đến cái chết của anh ông. Tôi cũng buồn phiền như ông về những chuyện quá đáng ấy. Làm sao tôi có thể làm một chuyện như thế khi tôi cho mời ông đến đây? Không những thế, … tôi muốn mời ông giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ.

Ông Diệm: Anh tôi và cháu trai tôi chỉ là hai người bị giết… Sao mà ông dám mời tôi làm việc với ông?

Ông Hồ: Đầu óc ông chỉ nghĩ đến chuyện đã qua, ông hãy nghĩ tới tương lai, chuyện giáo dục, chuyện cải thiện mức sống nhân dân.

Ông Diệm: Tôi làm việc vì lợi ích của quốc gia nhưng không chịu áp lực. Tôi là một người tự do. Tôi sẽ luôn luôn là người tự do. Ông nhìn… tôi coi. Tôi có phải hạng người sợ áp bức hay sợ chết không?

Ông Hồ: Ông là một người tự do.

Và sau đó, Chính phủ Hồ Chí Minh đã trả tự do cho Ngô Đình Diệm.”

3. Ngày 7/5/2012, ông Ngô Trần Đức, một nhà nghiên cứu Việt Nam đã viết bài Cụ Hồ, con người và phong cách, tải lên mạng internet. Bài được in ra trên trang A4, dày tới 25 trang, trang 16 ông Ngô Trần Đức viết: “Cùng thời gian đó, vào cuối năm 1945, Ngô Bình Diệm bị quân dân ta bắt ở Nam Trung Bộ, giải ra Hà Nội. Biết việc này, với tư cách Chủ tịch Chính phủ… ngày 15/1/1946, Cụ tiếp riêng Ngô Đình Diệm tại Bắc Bộ phủ, thuyết phục ông Diệm đi với nhân dân, tham gia vào việc nước. Nhưng ông Diệm từ chối, tuyên bố “sẽ vẫn tiếp tục chống Pháp nhưng không thể đi với Việt Minh”. Nhiều cán bộ giúp việc quanh cụ, không đồng tình, cho rằng ông Diệm là người thân Nhật, rất nguy hiểm, Cụ Hồ nói: Nếu ông ta thân Nhật thì Nhật đã tan tành rồi, còn chỗ nào mà thân nữa. Còn ông ta nói vẫn còn chống Pháp, nhưng không đi với Việt Minh, thì cứ thả ông ra, để ông ấy chống Pháp theo kiểu của ông ấy!”

Ông Ngô Trần Đức viết tiếp: “Cuộc tiếp kiến đã để lại cho ông Diệm một ấn tượng sâu sắc. Có lẽ vì vậy mà con người chống cộng cực đoan này chưa một lần nào thất lễ với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, trong một cuộc trò chuyện thân mật với anh Hai Nhạ (cán bộ tình báo của Việt Nam) tại dinh Gia Long, ông Diệm vẫn nhớ lại hình ảnh mảnh dẻ, giản dị, phong sương của Cụ Hồ trong buổi tiếp. Cụ mặc quần “soóc”, chân đi dép cao su trắng với điếu thuốc lá trên môi, lời nói và cử chỉ rất mực lịch thiệp. Ông Diệm có thể thốt ra với Vũ Ngọc Nhạ một câu: “Cụ Hồ là bậc đại nghĩa, còn qua là người tiểu khí. Nhưng nếu qua nhận lời cộng tác với Cụ Hồ thì qua biết ăn nói thế nào với dòng họ Ngô về cái chết của anh qua và cháu qua bởi tay Việt Minh”. Câu chuyện này là do ông Trần Quốc Hương, tức Mười Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, người trực tiếp chỉ đạo mạng tình báo chiến lược ở miền Nam thời chống Mỹ, trong đó có Vũ Ngọc Nhạ, nói với ông Ngô Trần Đức, đầu năm 2004.

Qua một số tư liệu trên, bạn đọc có thể tìm ra được nhiều “kết luận”, ví dụ:

– Gia đình Phạm Quỳnh đã “đại khí” mà không “tiểu khí” như Ngô Đình Diệm. Dù ông, cha… là Phạm Quỳnh bị “xử lý” nhưng con, cháu vẫn đi theo Việt Minh, theo Cụ Hồ, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp giải phóng và phát triển đất nước.

– Cụ Hồ “không biết gì về chuyện” bắt và bắn Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân, Phạm Quỳnh và Cụ rất “buồn phiền” về những chuyện quá bi thảm ấy.

– Với Ngô Đình Diệm, Cụ Hồ còn có ý định “mời ông Diệm giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ” (như giáo dục, cải thiện mức sống nhân dân…) mặc dù ông Diệm “thân Nhật”, nhưng “chống Pháp”, dù đã làm đến Thượng Thư – như Phạm Quỳnh dưới triều Bảo Đại + thực dân Pháp như Phạm Quỳnh – nhưng chống Pháp như Phạm Quỳnh.

Phạm Quỳnh còn “hơn điểm” ở chỗ không thân Nhật mà chống Nhật, có thể nếu không bị “xử lý” cũng được mời “giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ Cụ Hồ?”

“Thật là không may cho Thượng Chi – Phạm Quỳnh, không may cho gia đình Cụ Phạm” (lời của Cụ Hồ) và cả dòng họ Phạm.

Chỉ có thể kết luận được thế thôi chăng…?

                                                                                  H.G.

*

*   *

Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 3) của nhà xuất bản Từ điển Bác khoa Hà Nội, 2003, trang 127-128 viết:

Ngô Đình Diệm (1901-63), tổng thống của Chính quyền Sài Gòn (1955-63). Quê: làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Xuất thân từ một gia đình quan lại cao cấp triều Nguyễn, theo đạo Thiên Chúa. Tốt nghiệp Trường Hậu bổ (1920), làm quan ở các tỉnh Miền Trung (Thừa Thiên, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận). Thượng thư Bộ Lại trong triều đình Bảo Đại (1933), đại thần Việt Cơ mật. Vì tranh chấp với Phạm Quỳnh nên đã từ chức thượng thư Bộ Lại (1934), gia nhập phe Cường Để. Không được Nhật chọn làm thủ tướng của chính phủ thân Nhật. Sau Cách mạng tháng Tám, bị lực lượng cách mạng bắt giữ; được phóng thích, về sống ẩn dật với Ngô Đình Nhu ở Đà Lạt. Sang Mĩ (1950), được đào tạo ở các chủng viện, ở Đại học Michigân (Michigan). Do áp lực của Mĩ, Ngô Đình Diệm được Bảo Đại đưa lên làm thủ tướng (7/1954) thay cho Bửu Lộc. Năm 1955, thực hiện cuộc “trưng cầu dân ý” giả hiệu để lật đổ Bảo Đại. Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống của Chính quyền Sài Gòn, ráo riết thực hiện mưu đồ chia rẽ lâu dài đất nước, chống phá cách mạng, thực hiện âm mưu của Mĩ biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam sang Đông Nam Á, làm bàn đạp tiến công Miền Bắc Việt Nam. Tuy vậy, Ngô Đình Diệm vẫn không đáp ứng được yêu cầu thực thi chính sách thực dân mới của Mĩ nên Mĩ đã đưa một số tay sai mới làm cuộc đảo chính (1.11.1963) giết chết anh em Diệm, Nhu.

Hai bức thư của nhà sử học Nguyễn Văn Khoan

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 12:53 sáng

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 2 tháng 9 năm 2012.

HAI BỨC THƯ CỦA NHÀ SỬ HỌC NGUYỄN VĂN KHOAN

 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Sau khi Phạm Quỳnh, một góc nhìn (tập 2) được xuất bản, nhà sử học Nguyễn Văn Khoan đã gửi cho chúng tôi hai bức thư, nhờ đăng để bạn đọc quan tâm đến hai tập sách Phạm Quỳnh, một góc nhìn tập 1 và tập 2 do ông tuyển chọn và biên tập có thêm tư liệu tham khảo, rộng đường dư luận hơn.

Bức thư thứ nhất, (ngày 5/5/2012) gửi các ông Hửu Thỉnh, Mai Quốc Liên và bức thư thứ hai (ngày 7/7/2012) gửi các ông Văn Thanh Mai, Quốc Liên, Hữu Thỉnh.

Toàn vàn hai bức thư ấy như sau, xin mời các bạn đọc.

*

*    *

Hà Nội ngày 5/5/2012

Kính gửi:

– Ông Hữu Thỉnh Chủ tịch Hội Nhà văn

– Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên Tổng biên tập Hồn Việt Cơ quan của Hội nhà văn.

Thưa các ông,

Tôi đã đọc bài của tác giả Văn Thanh trên Hồn Việt tháng 5/2012. Xin cám ơn các ông.

Để chuẩn bị cho một cuộc trao đổi có thể diễn ra vào tháng 6 (7) 2012, để rộng đường dư luận, xin hai ông cho biết:

–          Có đồng ý, đồng tình với nhận xét, kết luận của ông Văn Thanh trong bài viết của mình là Ban biên tập Nhà xuất bản Công An Nhân DânYếu kém về biên tập, về cả trình độ chuyên môn lẫn nhận thức chính trị” (trang 38, Hồn Việt, 5/2012) trong thực hiện sách Phạm Quỳnh – một góc nhìn.

–          Nếu các ông đồng ý (chắc là đồng ý nên Tổng Biên tập mới cho đăng, xin cho chúng tôi – Nhà Xuất bản Công An Nhân Dân – Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản, biên tập viên, biết cụ thể “yếu kém” ở đâu và nhất là “yếu kém” về nhận thức chính trị để rút kinh nghiệm

Xin cám ơn

 

 

Nguyễn Văn Khoan

Thư này sẽ:

–          Gửi tới các ông nêu trên

–          Nhà xuất bản Công An Nhân Dân

–          Ông Phùng Thiên Tân Đại tá Công An, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Công An Nhân Dân

–          Blog PhamTon

–          Một số cơ quan báo chí

Thư từ xin theo địa chỉ

Nguyễn Văn Khoan

Nhà 2, Ngõ 219/18 Nguyễn Ngọc Vũ, tổ 25, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

*

*    *

Hà Nội ngảy 7/7/2012

Kính gửi:

– Ông Văn Thanh tác giả bài viết Thư phản hồi… đăng trên Hồn Việt tháng 7/2012.

– Đồng kính gửi Giáo sư Tiến sĩ Mai Quốc Liên, Tổng biên tập tạp chí Hồn Việt

– Ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn, Cơ quan quản lý Hồn Việt.

 

Thưa các ông,

Tôi đã được đọc bài của tác giả Văn Thanh trên Hồn Việt tháng 7/2012. Xin cám ơn tác giả.

Vậy là, đã hai lần Hồn Việt đăng bài của Văn Thanh. Còn bạn đọc chưa được đọc toàn văn bài tôi gửi Hồn Việt, thư gửi ông Hữu Thỉnh, giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên.

Để cho được công bằng, công khai, dân chủ, xin trân trọng đề nghị các ông cho đăng toàn văn hai tài liệu của tôi – 1, Gửi Hồn Việt, 1, gửi ông Hữu Thỉnh, Mai Quốc Liên trên Hồn Việt, để bạn đọc rộng đường theo dõi, để tránh cái “có thể gọi là độc quyền của tạp chí”

Sau đó, tôi sẽ xin được trao đổi tiếp – cũng như ông Văn Thanh đã gợi ý “tập trung” vào một số vấn đề (ví dụ như ý ông Văn Thanh là “Tố Hữu là người làm nên lịch sử”, lịch sử gì? lĩnh vực nào?)

Xin trân trọng cám ơn

Nguyễn Văn Khoan

 

Tháng Tám 23, 2012

Cùng bạn đọc (tuần 1 tháng 9 năm 2012)

Filed under: Liên hệ — phamquynh @ 5:31 sáng

Chó cứ sủa, đoàn xe cứ tiến!

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 12:08 sáng

            Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 1 tháng 9 năm 2012.

CHÓ CỨ SỦA, ĐOÀN XE CỨ TIẾN!

Phương Đông

Lời dẫn của Phạm Tôn: Công cuộc đổi mới ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta đến nay đã hơn ¼ thế kỷ. Địa vị về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta trên trường quốc tế đã nâng cao rõ rệt, được thế giới công nhận.

Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói rõ sự thật, nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử đã được đánh giá lại đúng với sự thật lịch sử, vai trò của sự kiện, nhân vật trong lịch sử. Sự công minh lịch sử, công bằng xã hội đó đã đưa tới sự đồng thuận, đồng tâm và tăng cường đoàn kết dân tộc, được nhân dân hoan nghênh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít người không ưa đổi mới, họ cứ coi cái cũ là đúng, cấp trên đã nói là đúng, không thể thay đổi (như thời phong kiến, lời vua ban ra là “Nhất ngôn cửu đỉnh”). Cho nên họ quyết khư khư giữ lấy những gì xưa cũ, dù bất công, sai trái với cả tấm lòng trung (kiểu ngu trung).

Với “cảm hứng” từ những điều trông thấy, nghe thấy gần đây, bạn Phương Đông đã gửi cho chúng tôi bài tiểu phẩm mà các bạn đang có trước mắt đây.

—o0o—

“Chó cứ sủa, đoàn xe cứ tiến!”

Câu này là của nước Pháp. Nghĩa đen là ở thế kỷ XIV, XV, Pháp có các đoàn xe ngày đêm chở khách, đưa thư, do ngựa kéo. Đường xá có đoạn lởm chởm, xe lọc cọc, làm mất giấc ngủ của các con chó bên đường. Cậy gần nhà – chúng bèn sủa toáng lên! Cảnh cáo, đe dọa?… Nhưng xe thì cao, lại có cửa kín, chó chẳng làm gì được, cho nên chúng hậm hực, cứ đứng mà sủa liên hồi. Người phu xe nắm cương ngựa, khách trong xe, chẳng ai buồn “để tâm” đến lũ chó, nên xe cứ đi, đi theo con đường đã định sẵn…

Đó là câu chuyện theo nghĩa đen. Người ta chê lũ chó – thiếu thông tin, hiểu biết, không biết đó là các cỗ xe khách, xe thư đi trên đường cái quan, có “phạm” gì đến chúng đâu nữa mà cứ sủa inh ỏi? Xe đi rồi, chúng chẳng làm gì được, lại trở về với trạng thái cũ, ban đầu…

–          Đó là nghĩa đen!

–          Thế cái nghĩa bóng?

Nghĩa bóng thì bao la lắm! chẳng biết và cũng không nên “đi sâu”!

–          Thì thử nói một chút nghe coi!

–          Là… là ví dụ như nhiều nhà có chức sắc có uy tín… đã kết luận – dù chưa có công văn – về người này, người kia rồi, công luận đã tán thành, hoan nghênh, cả đến nhà “chức trách” cũng đã đồng tình.. mà vẫn còn có kẻ lên tiếng phản bác…

–          Cho ví dụ phản bác ai? Ăn tiền của ai chăng?

–          Như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Vĩnh, Lý Phương Đức, Nguyễn Sơn…

–          Còn ai nữa

–          Như Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán, Trần Dần, Phạm Quỳnh…

–          Thôi, thôi… Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!

Xe cứ tiến! Đã đi rồi!

“Thông cảm cho người ta”. Cô đơn và lạnh lẽo. Và “lạc lõng” nữa!

P.Đ.

Tháng Tám 17, 2012

Phạm Quỳnh trong bộ sách 10 thế kỷ bàn luận về văn chương

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 1:29 chiều

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 4 tháng 8 năm 2012.

PHẠM QUỲNH TRONG BỘ SÁCH

10 THẾ KỶ BÀN LUẬN VỀ VĂN CHƯƠNG

(NXB Giáo Dục, 2007)

Lời dẫn của Phạm Tôn: Bộ sách đồ sộ, 3 tập (839 trang, 1091 trang và 1123 trang) 10 thế kỷ bàn luận về văn chương (Từ thế kỷ X đến nửa đầu thé kỷ XX) các nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Vũ Thanh và Trần Nho Thìn sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu do Nhà Xuất Bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.

Từ trang 350 đến trang 512 trong tập Một bộ sách này có giới thiệu về Phạm Quỳnh với lời giới thiệu như sau:

“PHẠM QUỲNH

Hiệu Thượng Chi, Hồng Nhân, sinh năm 1892 tại Hà Nội, quê ở làng Thượng Hồng, Bình Giang, tỉnh Hải Dương, tốt nghiệp trường Thông ngôn (1908), ra làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ. Năm 1917, chủ trì tạp chí Nam Phong cùng với Nguyễn Bá Trác (phụ trách phần chữ Hán), sau đó dạy trường Cao đẳng Hà Nội rồi vào làm Đổng lý văn phòng Ngự tiền cho vua Bảo Đại. Từ 1933, làm Thượng thư Bộ Học rồi Thượng thư Bộ Lại. Khi Nhật tiến hành đảo chính 9/3/1945, Phạm Quỳnh và cả nội các cũ bị thay thế. Ông mất tháng 8/1945.

Tạp chí Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trì đã có vai trò nhất định hồi đầu thế kỷ XX ở nước ta, tồn tại từ 7/1917 đến 12/1934. Mục đích của tờ tạp chí là phổ thông tư tưởng, học thuật Âu Á, truyền bá những tinh hoa tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đồng thời giới thiệu cả những di sản văn hóa của Việt Nam như đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão, ca dao tục ngữ và những áng văn chương cổ điển quý giá của dân tộc và luyện tập quốc văn theo phương hướng được chính quyền thực dân ủng hộ. Nhiều trí thức cũ, mới đã hợp tác với tạp chí này, giới thiệu, dịch thuật nhiều tài liệu của nền văn học Việt Nam và thế giới.

Phạm Quỳnh là một học giả uyên tâm cả cổ kim, Đông Tây, ông có một khối lượng công trình biên soạn khá đồ sộ, phần lớn đăng báo, sau in lại trong bộ Nam Phong tùng thưThượng Chi văn tập. Ông cung cấp cho bạn đọc Việt Nam những khái niệm bước đầu về mỹ học nói chung, cũng như những tri thức mới về thơ, kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học… Ông giới thiệu, dịch thuật các tác phẩm và tác giả văn học, văn hóa, triết học Pháp và cũng có nhiều bài bình luận chính trị, thời sự, văn chương (cả tiếng Việt và tiếng Pháp). Những công trình nghiên cứu lý luận, phê bình văn học của ông đều có giá trị, nhất là trong giai đoạn bắt đầu của một nền văn học nghệ thuật mới. Tuy nhiên, bên cạnh việc cổ súy cho giá trị tiếng Việt, cho nền quốc văn, ông cũng bị các chí sĩ yêu nước lúc bấy giờ công kích mạnh mẽ vì cho rằng việc làm của ông là để ủng hộ những thủ đoạn của thực dân Pháp nhằm đánh lạc hướng thanh niên, trí thức.

Với tư cách là cuốn sách tư liệu, ở đây chúng tôi xin tuyển chọn một vài bài của Phạm Quỳnh để bạn đọc tham khảo, trong đó có cả bài diễn thuyết về Truyện Kiều đã châm ngòi cho cuộc đấu tranh tư tưởng của các chí sĩ cách mạng.”

Bộ sách đã tuyển chọn 11 bài của Phạm Quỳnh như sau:

  1. Thơ ta thơ tây
  2. Đẹp là gì?
  3. Pháp văn tiểu thuyết bình luận.
  4. Giới thiệu “Sống chết mặc bay”
  5. Truyện Kiều
  6. Bàn về tiểu thuyết (Tiểu thuyết là gì và phép làm tiểu thuyết như thế nào?)
  7. Tục ngữ ca dao
  8. Thơ là gì?
  9. Khảo về diễn kịch
  10. Văn chương Pháp
  11. Bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông Phạm Quỳnh (Nhân lễ kỷ niệm cụ Tiên Điền)

Tháng Tám 10, 2012

Cứ như “Chiếc búa của chánh án toàn án nhân dân, lịch sử” đã gõ xuống bàn”

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 1:00 sáng

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 3 tháng 8 năm 2012.

CỨ NHƯ “CHIẾC BÚA CỦA CHÁNH ÁN TOÀN ÁN NHÂN DÂN, LỊCH SỬ” ĐÃ GÕ XUỐNG BÀN

Vi Dân.

Lời dẫn của Pham Tôn: Huế là nơi Thượng Chi – Phạm Quỳnh đã gửi thịt xương và từng sống 13 năm cuối đời. Mùa hạ năm 1945, ông viết những trang văn đứt ruột và dịch sơ bộ 51 bài thơ Đỗ Phủ. Đầu tháng 8/2012 chúng tôi nhận được từ Huế bài viết ngắn sau đây Cứ như “Chiếc búa của chánh án Tòa án Nhân dân, Lịch sử” đã gõ xuống bàn của bạn Vi Dân, một bạn đọc từng theo dõi Blog PhamTon lâu nay.

—o0o—

Nhà xuất bản Công An Nhân Dân – một cơ quan văn hóa đầy uy tín – vừa cho ra mắt bạn đọc trong và ngoài nước tập 2 sách Phạm Quỳnh – một góc nhìn. Tập 2 này, thực ra là tập hợp “nhiều góc nhìn khác nhau: đúng, nhầm, sai…” Nhưng cuối cùng một góc nhìn chủ đạo, quang minh chính đại… của Lịch sử, của Nhân dân, Dân tộc, Đất nước đã nhìn ra Phạm Quỳnh là một nhà văn hóa lớn – như kết luận của Tỉnh Đảng bộ Hải Dương – quê Phạm Quỳnh, cách đây đã hai năm…

Cứ như là chiếc búa của Chánh án Tòa án Nhân dân, Lịch sử gõ xuống bàn. Một tiếng động va chạm nhỏ của búa, nhưng có tiếng vang lớn, khắp bốn biển năm châu! Đó không phải là “lộng ngôn” quá lời!

Và như vậy, “lịch sử vụ án Phạm Quỳnh” đã sang trang mới, minh bạch như “thanh thiên” – trời xanh không gợn mây, “bạch nhật” – ngày sáng, không còn bóng tối che khuất nữa…

Như vậy là, những ai còn vướng vất trong đầu óc, trong tâm tư… về Thượng Chi vẫn có thể đứng trong bóng tối của ngày không xanh! Và có thể dừng bớt đi những “tranh cãi” điều này, việc nọ, nào là “gia tài bị tịch thu”, nào là “bốn chặng đời của Thượng Chi” cũng như “bốn chặng đường lịch sử của Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế”, v.v…

“Phạm Quỳnh đã thật sự cống hiến cho văn học, nghệ thuật Huế” – đó là câu của nhà thơ Huế Nguyễn Khoa Điềm. Nhưng, Nguyễn Khoa Điềm còn có một “vai” khác nữa: từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tưởng có thể xin phép nhà thơ cho bổ sung thêm: “ … cho văn học, nghệ thuật Huế và cả nước ta

8/2012

V.D.

(Huế)

 

Con người Phạm Quỳnh

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 12:55 sáng

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 3 tháng 8 năm 2012.

 

CON NGƯỜI PHẠM QUỲNH

Khúc Hà Linh

Lời dẫn của Phạm Tôn: Đây là phần trích trong sách Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hoá dân tộc của Khúc Hà Linh (NXB Thanh Niên, 2012) các trang 123-132. Đầu đề là của chúng tôi.

—o0o—

Mộ ông được đặt trong chùa Vạn Phước – Huế. Chùa Vạn Phước nằm trên đường Điện Biên Phủ (xưa là đường Nam Giao) bên phải chùa Từ Đàm. Khi còn sống, Phạm Quỳnh thường lui tới chùa này đọc sách, nghỉ ngơi hoặc suy ngẫm nên rất thân tình với Hoà thượng trụ trì. Nhà chùa dành cho ông một gian nhỏ để làm thư phòng. Ông thích nghiên cứu đạo Phật và đã viết cuốn Phật giáo lược khảo. Sát ngay cổng ngoài của chùa về phía trái là mộ được cải táng của Phạm Thượng Chi. Hai trụ cổng vào mộ có hai hàng chữ Nôm khắc trên đá hoa cương “Truyện Kiều còn tiếng ta còn” bên phải, và “Tiếng ta còn, nước ta còn” bên trái, do con cháu ông trùng tu năm 1992. Mộ ông nằm dưới một tán cây râm mát. Tấm bia đá bên trong ghi chính giữa dòng chữ Hán “Nam Phong chủ bút Phạm Quỳnh Thượng Chi di thể” (Thân thể còn lại của chủ bút báo Nam Phong tức Phạm Quỳnh hiệu Thượng Chi). Nghĩa là chức vị, họ tên và bút hiệu thường dùng của một nhà báo. Chẳng hề liên quan gì đến ông quan đại thần. Bên phải là dòng chữ “Ất Mùi niên thập nhị nguyệt thập bát nhật” (ngày 18/12 năm Ất Mùi) tức ngày cải táng ông từ làng Hiền Sĩ, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế vào Huế. Bên trái trên bia là hàng chữ “Nam, Phạm Bích đồng đệ muội đẳng cung chí” (Con trai Phạm Bích cùng em trai, em gái cung kính ghi).

Cái chết của Phạm Quỳnh nói theo duy tâm như một số người vẫn suy luận là do số phận, định mệnh đã sắp bày. (…)

Bây giờ ở góc đồi xóm Bình An, ngoại ô Huế còn ngôi mộ Phạm Quỳnh. Dưới vòm lá xanh hàng cây muối, mộ ông yên lặng rung rinh hoa nắng. Trước cửa vào mộ là đôi hàng chữ Nôm, người đời sau sắp xếp lại câu nói của ông trong đêm kỷ niệm ngày mất thi hào Nguyễn Du tại trụ sở Hội Khai Trí Tiến Đức năm 1924, giống như hai vế đối:

  • Truyện Kiều còn, tiếng ta còn.
  • Tiếng ta còn, nước ta còn

Đã có lần nhạc sĩ Phạm Tuyên, con thứ chín của ông, bàn với gia đình ý nguyện đưa ông về Lương Ngọc – Hoa Đường tỉnh Hải Dương, để bên cạnh người cha là tú tài Phạm Hữu Điển, để con, cháu, chắt, tiện bề hương khói. Nhưng có người kính yêu Phạm Quỳnh khuyên, nên cứ để ông ở lại chốn này. Tấc đất Phạm Quỳnh đang yên nghỉ có thế đất thiêng. Ở đây ông thi thố tài năng, đem kiến văn sức lực hiến dâng cho quốc dân đồng bào, sự nghiệp quốc học, sự nghiệp tôn vinh tiếng mẹ đẻ, mà bạn bè trong nước và ngoài nước từng biết đến vẫn luôn ngưỡng mộ. Mấy chục năm sau, có bao nhiêu biến đổi, nhiều khách nước ngoài tới Huế, còn nhớ và tìm đến đây thắp hương tưởng niệm ông Chủ bút tạp chí Nam Phong.

Có nhà hoạ sĩ sinh sông ở nước ngoài trở lại Huế, nhìn bến sông An Cựu, nghe dân chúng nhắc đến tên Bến Cụ Phạm, đã xúc động vẽ bức tranh về bến nước này và trưng bày triển lãm. Thực ra bến nước còn đây, cây sung ngày xưa xoà ra mặt nước chỉ còn trong ký ức thời gian. Ngôi biệt thự Hoa Đường sau những ngày tao loạn, chiến tranh nay không còn nữa, chỉ là một xóm nhỏ của những cư dân mới đến sau này. Riêng cái tháp nước thì vẫn còn trơ trơ cùng tuế nguyệt.

Thật ra hiếm có một người nặng lòng với cố hương như Phạm Quỳnh. Tổ tiên sinh ra từ đất Hoa Đường, sau đó di cư đến nơi khác sinh sống. Đối với mảnh đất quê cha đất tổ, bao giờ cũng trĩu nặng trong trái tim ông. Phòng làm việc của Phạm Quỳnh luôn treo bức tranh có hai tại tự Trung Hiếu, như nhắc ông luôn nhớ bổn phận với Tổ quốc và gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã có ý thức đặt bàn học tập ở gần gian thờ tổ tiên để luôn nhớ cội nguồn mà phấn đấu vươn lên. Khi dọn nhà từ phố Hàng Trống sang phố Hàng Da, ông cũng mang theo bài vị tổ tiên và kê bàn ghế gần đúng như chỗ cũ.

Làm văn, viết bao, ngoài tên thật, ông còn bút hiệu Thượng Chi, Hồng Nhân, Phạm Quỳnh còn có bút danh Hoa Đường. Mỗi lần cầm ngòi bút ký Hoa Đường, dường như ông nhớ về nơi nguồn cội, nhớ về cái mảnh đất phong thổ, có hơn mười vị tiên hiền đại khoa. Nhớ về tiên liệt đã bỏ máu xương, xây đắp. Ngày vào Huế đem tấc lòng báo đáp ý nguyện mở mang quốc văn quốc học, ông vẫn đau đáu nghĩ về làng xưa. Với vị thế của ông, Phạm Quỳnh đã về cố hương cho lập trường Tổng sư ngay trên bản quán. Ở kinh thanh Huế vàng son, nhưng Phạm Quỳnh vẫn nhớ tới cố hương. Đó là làng Hoa Đường bên sông Cửu An, thuộc phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương miền Bắc. Còn ở đây, bên dòng sông An Cựu, trên trụ cổng biệt thự ông cho đắp hai chữ Hoa Đường, để khuya sớm hàng ngày đi đi về về sống với vợ con, ngước nhìn lên hai chữ thiêng liêng ấy, ông có cảm giác quê hương như ở bên mình. Ông không thể và chẳng bao giờ dám quên mảnh đất tổ tiên. Ở đấy tuy không phải nơi ông chôn nhau cắt rốn, nhưng có mộ phần của thân phụ ông – cụ tú Phạm Hữu Điển, một sợi dây vô hình, níu ông lại để không bị quên lãng cội nguồn.

Những tháng ngày từ nhiệm chức quan, nằm trong ngôi biệt thự dịch thơ Đỗ Phủ và viết bút ký, ông vẫn không quên Hoa Đường, và vì thế mới có Hoa Đường tùy bút- Kiến văn cảm tưởng I. Phạm Quỳnh nghĩ tới người cha một đời vất vả, nằm trên đất cố hương Hoa Đường, mà vì việc nước lâu lâu ông mới có dịp về viếng thăm.

Thế là cha ở Hoa Đường xứ Bắc và con ở Hoa Đường phương Nam. Vậy là hai chữ ấy cứ bám riết lấy cuộc đời Phạm Quỳnh cho đến khi ông về với đất.

(…)

Những năm gần đây, bình tĩnh nhìn lại quá khứ, người ta đã có lối nhìn toàn diện, khoa học và nhận định về con người, sự nghiệp của Phạm Quỳnh khách quan hơn. Từ điển văn học bộ mới – 2004 của Nhà nước ta có những dòng viết về ông khá xác đáng và trung thực: “Ông là người có tinh thần dân tộc, ôm ấp chủ nghĩa quốc gia theo xu hướng ôn hoà lấy việc canh tân văn hoá để làm sống lại hồn nước”. Cũng từ năm 2000 đến nay, ở Việt Nam đã liên tiếp xuất bản những tác phẩm của Phạm Quỳnh, như: Mười ngày ở Huế, Luận giải văn học và triết học, Du ký Việt Nam, Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp… Đặc biệt năm 2006, bộ sách Thượng Chi văn tập vừa được tái bản sau lần xuất bản đầu tiên 1943. Cách đây 63 năm, Nhà xuất bản Alexandre de Rhodes đã in 5 quyển, lần này Nhà xuất bản Văn học in trọn bộ vào một tập dày tới 1.129 trang, sách bao gồm các bài Triết học, Khái niệm làm báo, Tư tưởng Đông Tây, Văn hoá Việt Nam, Ngôn ngữ Việt Nam, Một số câu chuyện cá nhân…

(…)

Phạm Quỳnh là người yêu nước, trân trọng nền văn hoá dân tộc đặc biệt là tiếng Việt, thể hiện qua việc tôn vinh áng thơ bất hủ Truyện Kiều. Thời kỳ làm quan, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, ông chống Pháp một cách không khoan nhượng, theo kiểu của trí thức Nho học bấy giờ. Ông dám trách cứ Pháp trưng dụng lúa gạo để cung cấp cho Nhật, và đòi Pháp trả quyền cai trị Bắc Kỳ cho Nam triều. Ông bị tên cáo gìa thực dân theo dõi, liệt vào đối tượng đối địch bất khả quy.

Có thể coi Phạm Quỳnh là con người có tầm tư tưởng khác với xu thế chung thời bấy giờ. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ trước, ông đã có một quan niệm chấp kinh tòng quyền, mà đến bây giờ khi đọc lên, ta tưởng là quan niệm của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Ông viết: “Chúng ta hãy khép lại quá khé, và bởi vì chúng ta phải chung sống, nên chúng ta hãy tránh những cuộc va chạm vô ích và hãy tổ chức cuộc sống chung của chúng ta dưới một khẩu hiệu một cuộc sống thực sự tôn trọng lẫn nhau”. Có lẽ với ý tưởng này mà Phạm Quỳnh bị coi là tay sai, là thoả hiệp không dám đấu tranh, là đề huề với Pháp?

Đã có nhiều học giả để tâm nghiên cứu về Phạm Quỳnh với nhiều tình cảm khác nhau. Tác giả bài thơ Ông đồ vang bóng thời gian, nhà thơ Vũ Đình Liên đồng hương Bình Giang với ông vẫn có tình thắm thiết qua bài thơ cảm xúc:

                   Cụ Phạm Quỳnh ơi, cụ Thượng ơi!

Tài hoa như cụ có đâu hai

Truyện Kiều còn mất – dân còn mất

Ngọn gió Nam Phong mát đất trời

Lưỡng quốc trạng nguyên xưa đã có

Tam bang uyên bác bây giờ ai

Lương Đường, Mộ Trạch và Chu Xá

Phạm, Vũ công danh sự nghiệp đời.

28/8-3/9/1992

Một nhà thơ Đan Mạch từng nhiều lần sang Việt Nam và nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, đã có một bản trường ca Phạm Quỳnh và câu chuyện còn tiếp tục. Bài thơ dài hơn 300 câu viết về Phạm Quỳnh. Tháng 7 năm 1997, nhà thơ Phạm Tiến Duật đi công tác Đan Mạch về có tặng cho nhạc sĩ Phạm Tuyên bài thơ ấy. Câu mở đầu thật ấn tượng: “Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta đã sai lầm với Phạm Quỳnh, chúng ta không nên gọi ông là kẻ phản bội như trên những tờ truyền đơn hoặc bích chương. Xin hãy quan sát việc làm của ông ta như nhận xét công việc của chính bản thân mình”.

Thật vậy, đánh giá công bằng và khoa học về một nhà văn hoá lớn Phạm Quỳnh là trách nhiệm của lịch sử. Giáo sư Văn Tạo viết về Phạm Quỳnh đã từng nói: “Đối với quê Hải Dương tôi, nếu làm rõ được sự kiện này (tức cái chết của Phạm Quỳnh – KHL chú) cũng có lợi cho việc thực hiện tính công minh lịch sử nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội, đúng với mục tiêu mà các Đại hội Đảng đã đề ra là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

K.H.L.

Tháng Tám 2, 2012

Thư bạn đọc: Tấm lòng của vợ chồng nhà giáo hưu trí

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 3:22 chiều

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 2 tháng 8 năm 2012.

THƯ BẠN ĐỌC: Tấm lòng của vợ chồng nhà giáo hưu trí

 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Đầu tháng 5/2012, vợ chồng nhà giáo hưu trí Kiều Đức Hoàng đã đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên tại nhà riêng. Sau khi trò chuyện chân tình, thân mật, trước khi khách ra về, nhạc sĩ có tặng một số sách, trong đó có mấy tập viết về thân phụ nhạc sĩ: Nhà văn hóa Phạm Quỳnh.

Bất ngờ, ít hôm sau, nhạc sĩ nhận được bức thư hai trang, với chữ viết chân phương, rõ ràng của nhà giáo. Toàn văn thư sau, xin mời các bạn cùng chia sẻ.

*

*    *

Nhạc sĩ Phạm Tuyên kính mến!

Thưa nhạc sĩ, hôm ở nhà nhạc sĩ ra về, vợ chồng tôi cứ bùi ngùi, băn khoăn, và không sao hiểu nổi. Một nhạc sĩ có tài, một cây đại thụ về âm nhạc đã cống hiến hết mình cho dân tộc mà lại ở và làm việc trong căn hộ chung cư đang xuống cấp. Trong khi đó, rất nhiều người có hàng mấy biệt thự. Và lần gặp nhạc sĩ đầu tiên này vợ chồng tôi thấy nhạc sĩ rất gần gũi, thân quen như người thân vậy. Một cây cao, bóng cả mà như một nhà hiền triết, một lão gia hiền hòa. Chính điều này làm vợ chồng tôi càng cảm mến và kính trọng. Chính điều này đã khắc họa bức chân dung hoàn hảo về một con người, một tài năng, một nhân cách.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên kính mến! Tôi vô cùng xúc động được nhạc sĩ tặng sách cho tôi. Lần đầu tiên trong đời được tác giả tặng sáu cuốn sách. Khi về tôi chưa kịp cảm ơn nhạc sĩ. Nhạc sĩ thứ lỗi cho tôi nhé! Tuy nhiên hình ảnh về nhạc sĩ lúc nào cũng canh cánh trong lòng tôi. Nhất là khi nhìn thấy nhạc sĩ xuất hiện trên màn hình là tôi lại gọi vợ tôi ra cùng xem…

Thưa nhạc sĩ! Những cuốn sách viết về Cụ Phạm Quỳnh làm tôi vô cùng xúc động, cảm phục và ngưỡng mộ. Qua các bài viết tôi được biết cụ là “người nặng lòng với dân, với nước”. Là “một nhà viết báo, viết văn, một người vào bậc thượng lưu trí thức”. Cụ là lớp người “khổng lồ của thế kỷ 20”, là con người của “văn hóa”. Cụ “có một trí tuệ uyên thâm” và các nhà nghiên cứu đã khẳng định “Cụ là một nhân cách văn hóa lớn, một người tha thiết yêu dân tộc, ưu tư cho sự phát triển của dân tộc”. Chỉ bằng sự đánh giá đó đủ làm tôi nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn cụ. Đúng vậy, Cụ là “người của lịch sử” – Hồ Chí Minh. Lịch sử mãi mãi ghi tên cụ. Cụ sống mãi với lịch sử dân tộc, với nhân dân Việt Nam, đặc biệt với trí thức Việt Nam. Và chỉ cần xem bức ảnh Cụ khăn áo chỉnh tề ngồi làm việc dưới bức trướng lớn với hai chữ “Trung Hiếu” đã đủ hiểu được tâm hồn Cụ, nhân cách Cụ, phẩm giá và cốt cách Cụ, tâm gan Cụ với dân, với nước. Nhìn bức ảnh mà thấy được tâm hồn Cụ đang tỏa rạng, trí tuệ Cụ mênh mông.  Đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió Việt Nam. Bức ảnh thật độc đáo, đậm nét trong tâm hồn tôi, thưa nhạc sĩ. Chính vì Cụ sống và làm việc theo mục đích và phương châm sống cao cả Trung Hiếu, mà cụ qua đời đã để lại cho đời sau phải tốn nhiều giấy mực viết về Cụ. Và để lại một tài sản trí tuệ vô giá cho xã hội, cho dân tộc, đó là những người con trai, gái, dâu, rể, cháu, chắt cống hiến hết mình cho dân tộc Việt Nam, tạo nên một danh gia, vọng tộc hiển vinh cho đất nước. Đúng vậy “Gia đình ông không chỉ lan quế sum vầy… mà còn sum suê trí tuệ, phong phú nghĩa nhân văn”. Vậy thì nhất định nhân dân Việt Nam không bao giờ quên công lao, đức độ… của Cụ.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên kính mến! Một vài suy nghĩ tự đáy lòng tôi, không có gì là hoa mĩ, mong nhạc sĩ thông cảm.

Xin chúc nhạc sĩ mạnh khỏe, vững vàng cây bút sáng tác, mặc dù tuổi đã cao. Chúc gia đình nhà ta hạnh phúc và vạn sự tốt lành.

Xin được nghiêng mình trước anh linh Cụ Phạm Quỳnh.

Kính chào nhạc sĩ.

Xin gửi nhạc sĩ hai tấm ảnh                                                                                                                (Ký)

làm kỉ niệm                                                                                                                              Kiều Đức Hoàng

74 Nhuệ Giang, Hà Đông

ĐT: 04-33825194

 

Ẩn Tình

Filed under: Ý kiến — phamquynh @ 3:11 chiều

Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 2 tháng 8 năm 2012.

ẨN TÌNH

Khúc Hà Linh

Lời dẫn của Phạm Tôn: Đây là phần trích trong chương 8 sách Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hoá dân tộc của Khúc Hà Linh (NXB Thanh Niên, 2012).

—o0o—

Dẫu là người hết lòng vì công việc, lý tưởng; chân thành với người thân đến mức có thể giãi bày gan ruột… nhưng từ sâu thẳm đáy lòng, Phạm Quỳnh vẫn có ẩn tình mà ông giấu kín…

Sinh thời Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh có mối quan hệ gắn bó đặc biệt trên con đường canh tân văn hoá, phát triển chữ quốc ngữ và sự nghiệp báo chí.

Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh cùng học trường Thông ngôn, nhưng mỗi người tốt nghiệp mỗi khoá khác nhau. Từ năm 1913, khi Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút Đông Dương tạp chí, tuần báo xuất bản vào thứ năm, thì Phạm Quỳnh mới 21 tuổi, đã trở thành một trong 11 biên tập viên có danh phận của tạp chí. Tuy hơn Phạm Quỳnh 10 tuổi, nhưng Nguyễn Văn Vĩnh vẫn coi ông là một người cộng sự tin cậy có tài năng sánh vai với các bậc đàn anh như Tản Đà, Nguyễn Văn Tố…

Năm 1922, họ cùng nhau có duyên may đi tham dự Hội chợ Quốc tế (đấu xảo) ở Marseille (Pháp). Trong chuyến này Nguyễn Văn Vĩnh đã lái xe ô tô cho Phạm Quỳnh đi thăm nhiều nơi trong nội thành và ngoại vi đất Pháp, tạo cho ông điều kiện thâm nhập đời sống thực tế, để sau này có những bài Pháp du hành trình nhật ký đăng tải trên Nam Phong rất sinh động (trên Nam Phong số 23 tháng 7/1922, Phạm Quỳnh đã nói việc này).

Năm 1932, Nguyễn Văn Vĩnh gặp rủi ro nghề nghiệp. Ông bị vỡ nợ trong vụ vay tiền dựng toà soạn báo An Nam Nouveau (Nước An Nam mới). Ông phải phiêu bạt sang Lào đào vàng…

Năm 1936, sau khi vào Huế làm quan được 4 năm, biết tin Nguyễn Văn Vĩnh chết đột ngột bên sông giáp biên giới Việt – Lào, Phạm Quỳnh thương tiếc làm thơ khóc bạn.

Tháng 9 năm 2009, Giáo sư Nguyễn Đình Chú gửi cho Phạm Tuyên con trai Phạm Quỳnh một bài viết ngắn. Bài viết với hàng tít: Cụ Quỳnh khóc cụ Vĩnh, bên dưới có dòng chữ nhỏ: Về một bài thơ bây giờ mới được biết.

Bài viết có đoạn: “Quỳnh, Vĩnh, Tốn, Tố (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố) một thời được dư luận xã hội tôn là bốn học giả sáng giá nhất của đất nước. Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút Đông Dương tạp chí, Phạm Quỳnh chủ bút Nam Phong tạp chí. Cuộc đời hai Cụ mỗi người một vẻ, nhưng số phận lại có chỗ na ná nhau, với người đời, kẻ đặt lên cao, người hạ xuống thấp. Có điều là thời gian xem ra đang ủng hộ hai cụ. Chẳng biết sinh thời hai cụ gắn bó với nhau tới đâu nhưng căn cứ vào bài thơ Cụ Quỳnh khóc cụ Vĩnh năm 1936 thì tình bạn của hai cụ chắc là thắm thiết lắm. Bài thơ này còn giữ được đến hôm nay là do cụ Nguyễn Đình Khang quê Nghi Lộc, Nghệ An làm thư viện ở Huế trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 và từng tham gia việc biên tịch gia sản Cụ Quỳnh hồi tháng 8 năm 1945 tại Huế, nhân đó mà thấy bài thơ trong tập bản thảo của Cụ Quỳnh, nay đọc lại cho chép (Chúng tôi nhấn mạnh – KHL). Bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường Khóc Nguyễn Văn Vĩnh của ông nghe xót xa, mà như có chứa cả ẩn ức nỗi niềm:

Vừa mới nghe tin vội giật mình

Thôi thôi thôi cũng kiếp phôi sinh

Trăm năm sự nghiệp bàn tay trắng

Bảy thước tang bồng nắm cỏ xanh

Sống lại như tôi là sống nhục

Chết đi như bác chết là vinh

Suối vàng bác có dư dòng lệ

Khóc hộ cho tôi nỗi bất bình”.

Quả là một bài thơ mới tìm thấy! Bởi chỉ có người biết thuộc nhập tâm đọc lại chép ra thì người ngoài mới biết. Nếu không nó vẫn nằm trong yên lặng mà thôi. Cứ như bài thơ này, người đời mới càng hiểu thêm về nỗi lòng cụ Phạm.

Từ khi Nguyễn Văn Vĩnh mất, 9 năm sau nhà họ Phạm mới xảy ra chuyện gia biến, nhưng hình như có linh cảm mà Phạm Quỳnh khóc bạn vẫn phảng phất nỗi niềm ẩn ức riêng minh. Hết sức bình sinh đem tài năng ra phụng sự cho một nền văn hoá, giữ gìn tiếng mẹ đẻ, nâng cao vị thế vậy mà vẫn bị mỉa mai, châm chọc. Người đời đâu có biết ông đang đi dưới hai làn đạn. Một làn là sự soi mói rình mò của kẻ ngoại bang, và một làn là miệng lưỡi nhân gian, có khi lại còn ác độc hiểm nguy hơn nhiều. Nỗi bất mình ấy, Phạm Quỳnh nín nhịn, và chịu đựng nỗi khổ tâm, dày vò cho đến sau cái ngày 13 tháng 3 năm 1945, khi Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật đã thành lập được, ông về ở Hoa Đường, suy ngẫm thế cuộc, suy ngẫm thế thái nhân tình. Nhưng đó là chuyện sau… Bây giờ khóc bạn cũng là giải toả nỗi cay đắng trong lòng.

Cả đến khi thất sủng, về ở ẩn, ông vẫn đau đáu khôn nguôi về kỷ cương xã hội. Trong bài Chỉ buộc chân voi, Phạm Quỳnh còn da diết: “Tục ngữ có câu “Chỉ buộc chân voi”. Chỉ mà buộc được chân voi, một cái hãm rất mong manh mà cầm được một cái sức rất to mạnh… Nền nếp gia đình, trật tự trong xã hội, kỷ luật của cá nhân phần nhiều cũng chỉ căn cứ ở mấy sợi chỉ vô hình do đạo đức tôn giáo đời đời dùng để ngăn chặn cái thị dục vô nhai (không bến bờ – KHL chú) của người ta, ngăn sự ngu xuẩn vô ý của quần chúng. Nếu sợi chỉ ấy mà chùng, mà đứt thời có nguy hiểm đến văn minh loài người.”

Có lẽ vì thế mà sau này có lần Phạm Quỳnh tự vấn: “Tôi là một người của buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông. Tôi là giao điểm giữa Đông và Tây, giữa quá khứ và tương lai (…) Là một người ái quốc Việt Nam, tôi yêu nước tôi với tất cả tâm hồn tôi, thế mà người ta buộc tội, bảo tôi là phản quốc, đã cộng tác với kẻ xâm lược và phụng sự chúng!… Là một thân hữu chân thành của nước Pháp, một đằng khác, người Pháp trách cứ tôi đã che đậy một tinh thần quốc gia cực đoan chống Pháp dưới một bề ngoài thân Pháp!”.

Những đoạn trích trên đây thật bất ngờ được trích từ một thư riêng của Ngự tiền Văn phòng đại nội Phạm Quỳnh gửi ông Louis Marty, Giám đốc chính trị vụ Phủ toàn quyền Đông Dương. Thư đề ngày 30/12/1933. Thư được giữ trong gia đình Louis Marty, do bà quả phụ Marty gửi cho bà Phạm Thị Ngoạn con gái Phạm Quỳnh để sao y năm 1960. Lúc đó bà Marty sống tại Cahors, Département du Lot (theo tài liệu của gia đình Phạm Tuyên).

Phạm Quỳnh là người yêu nước, trân trọng nền văn hoá dân tộc, đặc biệt là tiếng Việt. Thời kỳ làm quan, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, ông chống Pháp một cách không khoan nhượng, theo kiểu của trí thức Nho học bấy giờ. Ông dám trách cứ Pháp trưng dụng lúc gạo để cung cấp cho Nhật, đòi Pháp trả quyền cai trị Bắc Kỳ cho Nam triều. Ông bị tên cáo già thực dân theo dõi, liệt vào đối tượng đối địch bất khả quy.

Theo một số tài liệu mật ở  Bảo tàng Pháp Aix-en-Provence được công bố, ngày mồng 8 tháng Giêng năm 1945, trong báo cáo gửi Đô đốc Decoux và cho Tổng đại diện Mordant, Thống sứ Trung kỳ khi ấy là Healewyn đã viết về Phạm Quỳnh như sau: “Vị thượng thư này vốn đã chiến đấu suốt cuộc đời mình bằng ngòi bút và bàng lời nói, không bao giờ bằng vũ khí chống sự bảo trợ của Pháp và cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) và cho việc người Việt Nam nắm trong tay vận mệnh của chính mình… Những yêu sách của Phạm Quỳnh đòi trở lại việc chấp thuận một chế độ tự trị hoàn toàn cho hai xứ bảo hộ (Trung Kỳ và Bắc Kỳ) khước từ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ và thành lập một quốc gia Việt Nam. Tôi xin lưu ý ngài một điều là, dưới vẻ bề ngoài nhã nhặn và thận trọng, con người đó là một chiến sĩ không lay chuyển nổi cho nền độc lập của Việt Nam và đừng hòng có thể làm dịu những tình cảm yêu nước chân thành và kiên định của ông ta bằng cách bổ nhiệm ông ta vào một cương vị danh dự hoặc trả lương một cách hậu hĩ. Cho tới nay đó là một địch thủ thận trọng nhưng cương quyết chống lại sự đô hộ của nước Pháp và ông ta có thể sớm trở thành một kẻ thù không khoan nhượng”.

(…) Trong mật thư của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương Đơcu, có đoạn: “Ông Phạm Quỳnh trách cứ Pháp trưng dụng lúc gạo để cung cấp cho Nhật, và đòi Pháp trả quyền cai trị Bắc Kỳ cho Nam triều.

“Phạm Quỳnh có thể sẽ trở thành kẻ đối địch bất khả quy của chúng ta” (tức Pháp – KHL chú).

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Phạm Quỳnh từ nhiệm về ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường, không tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật, cũng không chạy theo Pháp. Ông để tâm đến văn học mà mấy chục năm ông say mê tâm huyết. Có nhà báo phỏng vấn ông, rằng sắp tới ông làm gì, ông trả lời: “Một đời tôi hoạt động văn học, nay tôi trở lại văn học”. Nhưng trớ trêu thay, một cái chết đến với ông trong những ngày đầu cuộc khởi nghĩa Tháng Tám. (…) nhà thơ Huy Cận kể chuyện Phạm Quỳnh với Hồ Chủ tịch. Nghe xong, Người đã nói với Huy Cận: “Việc đã lỡ rất rồi”.

Khi tìm hiểu về Phạm Quỳnh, không ít người đặt câu hỏi: Vì sao nhà văn hoá lớn đầy uy tín và nhiệt tâm như Phạm Quỳnh lại nhận lời làm quan cho triều đình Huế, một triều đình thực chất bị thao túng của thực dân Pháp?

Phạm Quỳnh mất năm 1945, sau đấy 26 năm nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có lời chia sẻ: “… Bấy giờ Phạm Quỳnh vào Huế làm quan không phải vì danh. Quốc dân biết tên Phạm Quỳnh hơn nhiều Thượng thư Nam triều. Mà cũng chẳng phải vì lợi. Đơn cử làm chủ bút Nam Phong, Phạm Quỳnh được cấp 600 đồng một tháng. Món này to hơn lương Thượng thư. Phạm Quỳnh ra làm quan chỉ để lấy danh nghĩa Chính phủ Nam triều đòi Pháp trở lại Hiệp ước 1884 (nghĩa là Pháp chỉ đóng vai trò bảo hộ còn công việc trong nước thì để vua quan người Nam tự đảm nhiệm lấy. Trên thực tế Pháp đã lấn quá sâu vào nội bộ triều đình Huế – KHL). Vậy là một người yêu nước như Phạm Quỳnh sở dĩ phải có mặt trên sân khấu chính trị chẳng qua là một việc miễn cưỡng trái với ý mình để khuyến khích bạn đồng nghiệp làm việc cho tốt hơn chứ thực lòng một người dân mất nước ai không đau đớn, ai không khóc thầm. Thế là tôi nghĩ ra được truyện Kép Tư Bền tả một anh kép nổi tiếng về bông lơn đã phải vì giữ tín nhiệm với khán giả mà lên sân khấu nhà hát làm trò cười ngay cái tối cha mình đang hấp hối (Đời viết văn của tôi – NXB Văn học Hà Nội, năm 1971).

(…)

Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, trong bài Phạm Quỳnh-Chủ bút báo Nam Phong, đăng trên tạp chí Khoa học và ứng dụng Hải Dương, số tháng 2 năm 2005, có đoạn: “Còn xét về hành động, Phạm Quỳnh không có hành vi nào tàn ác với nhân dân, không đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân như nhiều quan lại thời Nguyễn, không ra lệnh bắt bớ tù đầy các nhà yêu nước (…) Nhưng mặt khác ông lại có công chuyển tải văn hoá Đông – Tây trên văn đàn, báo giới Việt Nam, góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hoá dân tộc Việt Nam thời đầu thế kỷ XX, công lao đó đáng được ghi nhận. Nếu không xảy ra việc ông qua đời năm 1945 thì có thể ngày nay chúng ta dễ dàng đánh giá ông hơn”.

K.H.L.

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.